Cạn tiền, thiếu đơn hàng mới, doanh nghiệp Việt đang hết hơi ?
Mấy hôm nay bận nhiều việc quá nên mình không có thời gian đọc báo mạng. Bây giờ đọc lướt qua thấy tình hình kinh tế nước ta có vẻ đang rất xấu. Đặc biệt, nền kinh tế nước ta đang rất xấu lại có độ mở quá lớn nên càng chông chênh hơn bao giờ hết trong cơn bão 'nợ - đình - lạm' (nợ kỷ lục, tăng trưởng đình trệ, lạm phát cao) không chỉ ở nước ta mà còn đang diễn ra trên khắp toàn cầu. VOV.VN Doanh nghiệp ở TP.HCM dự kiến cắt giảm gần 1.500 lao động
Thêm một đòn đau nữa là nhiều doanh nghiệp Việt, nhất là các doanh nghiệp may mặc, cho biết họ đang thiếu đơn hàng trong nước và từ nước ngoài gối đầu cho 6 tháng tới. Doanh nghiệp cạn tiền khi không thể tiếp cận được vốn vay từ các ngân hàng thương mại do 'room' tín dụng trong khi tình trạng nợ đọng lẫn nhau quá lớn có thể thúc đẩy chuỗi đổ vỡ domino mới trong hệ thống ngân hàng.
Theo các chuyên gia kinh tế, từ quý 4 năm nay đến hết năm 2023, nền kinh tế nước ta sẽ rất khó khăn. Suy thoái kinh tế thế giới đã rất rõ, lạm phát gia tăng đã và đang đẩy nền kinh tế thế giới rơi vào nguy cơ trì trệ. Điều đó làm cho chuỗi cung ứng toàn cầu bị gãy đổ, chi phí logistics tiếp tục tăng cao.
Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ trong nước đang gây khó khăn cho doanh nghiệp khi lãi suất ngân hàng ngày càng tăng lên rất cao, 'room' tăng trưởng dư nợ tín dụng ở các ngân hàng cạn kiệt trong khi thị trường vốn dài hạn là trái phiếu doanh nghiệp bị người dân tẩy chay, làn sóng tháo chạy khỏi trái phiếu đang ngày một mạnh mẽ, thể hiện ở phong trào người dân đòi thanh toán trái phiếu trước hạn.
Đại diện một số doanh nghiệp cho biết, đơn hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp đã bắt đầu giảm từ cuối quý 3. Đáng lo lắng hơn là đến quý 4 rất ít doanh nghiệp nhận được đơn hàng mới cho năm 2023, trong khi những năm trước, thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã nhận được đơn hàng cho quý 1, quý 2 năm sau.
Ví dụ điển hình là Công ty CP May 10, một doanh nghiệp may mặc lớn, có thị trường xuất khẩu là các nền kinh tế lớn và khó tính nhất ở Mỹ và châu Âu. Doanh nghiệp này cho biết họ không nhận được đơn hàng mới cho 6 tháng tới. Lãnh đạo của công ty cho biết đây là tình trạng bất thường cho thấy các nền kinh tế lớn lâm vào suy thoái trầm trọng, cầu tiêu dùng của người dân suy giảm mạnh. Tình trạng không có đơn hàng này ảnh hưởng tới thu nhập, đời sống thậm chí là việc làm của hàng ngàn công nhân của công ty.
Hiện có nhiều doanh nghiệp TP.HCM đang cắt giảm lao động. Cụ thể như: Công ty Tỷ Hùng ở quận Bình Tân cho 1.200 lao động nghỉ việc; Công ty TNHH Việt Nam Samho (huyện Củ Chi) cho 1.500 lao động nghỉ việc; hay 51 doanh nghiệp trong khu Chế xuất và Khu Công nghiệp giảm đơn hàng khiến gần 6.000 công nhân, lao động bị ảnh hưởng. Một giải pháp khác là doanh nghiệp giảm số giờ làm và bố trí luân phiên làm việc, có thể người này bộ phận này làm việc tuần này thì tuần sau nghỉ để bộ phận khác làm, làm sao để người lao động luôn luôn có việc làm và có thu nhập để tồn tại.
Không chỉ vậy, một doanh nghiệp khó khăn cũng lây lan rủi ro sang các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng của nó. TS. Lê Xuân Nghĩa, Nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia, thành viên Ban Cố vấn kinh tế, cũng đặc biệt nhấn mạnh tình trạng thiếu thanh khoản ở khu vực doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Biểu hiện là chiếm dụng vốn lẫn nhau, dòng tiền âm. Chiếm dụng vốn ở doanh nghiệp biểu hiện ở khoản nợ phải thu tăng vọt. TS. Lê Xuân Nghĩa đưa ra số liệu đáng kinh ngạc: "riêng 6 tập đoàn lớn số vốn chiếm dụng lẫn nhau lên tới 200.000 tỷ đồng. Đáng nói, phần lớn vốn chiếm dụng này có nguồn gốc từ ngân hàng". Tức là, các doanh nghiệp lớn này đều sử dụng đòn bảy cao ở các NHTM. Việc chiếm dụng vốn và không thể thanh toán cho nhau sẽ thúc đẩy nợ xấu ở các NHTM trước tiên.
Bây giờ lại phát sinh chuyện Ngân hàng Nhà nước không chịu tìm kiếm các giải pháp khơi thông nguồn vốn cho các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp, ngược lại, lại chỉ đạo, tức là bắt các ngân hàng còn dư địa tín dụng phải tăng cường cho vay. Trong cơn khát thanh khoản của toàn nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành văn bản gửi tới tất cả các ngân hàng thương mại (NHTM) yêu cầu tăng cường giải ngân cho khu vực kinh tế thực. Nhưng NHNN không nhắc gì tới bất kỳ chính sách nào có thể khơi thông dòng vốn tắc nghẽn cũng như khả năng cung tiền lành mạnh của các NHTM cho nền kinh tế theo nguyên tắc thị trường.
Ví dụ điển hình là Công ty CP May 10, một doanh nghiệp may mặc lớn, có thị trường xuất khẩu là các nền kinh tế lớn và khó tính nhất ở Mỹ và châu Âu. Doanh nghiệp này cho biết họ không nhận được đơn hàng mới cho 6 tháng tới. Lãnh đạo của công ty cho biết đây là tình trạng bất thường cho thấy các nền kinh tế lớn lâm vào suy thoái trầm trọng, cầu tiêu dùng của người dân suy giảm mạnh. Tình trạng không có đơn hàng này ảnh hưởng tới thu nhập, đời sống thậm chí là việc làm của hàng ngàn công nhân của công ty.
Hiện có nhiều doanh nghiệp TP.HCM đang cắt giảm lao động. Cụ thể như: Công ty Tỷ Hùng ở quận Bình Tân cho 1.200 lao động nghỉ việc; Công ty TNHH Việt Nam Samho (huyện Củ Chi) cho 1.500 lao động nghỉ việc; hay 51 doanh nghiệp trong khu Chế xuất và Khu Công nghiệp giảm đơn hàng khiến gần 6.000 công nhân, lao động bị ảnh hưởng. Một giải pháp khác là doanh nghiệp giảm số giờ làm và bố trí luân phiên làm việc, có thể người này bộ phận này làm việc tuần này thì tuần sau nghỉ để bộ phận khác làm, làm sao để người lao động luôn luôn có việc làm và có thu nhập để tồn tại.
Không chỉ vậy, một doanh nghiệp khó khăn cũng lây lan rủi ro sang các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng của nó. TS. Lê Xuân Nghĩa, Nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia, thành viên Ban Cố vấn kinh tế, cũng đặc biệt nhấn mạnh tình trạng thiếu thanh khoản ở khu vực doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Biểu hiện là chiếm dụng vốn lẫn nhau, dòng tiền âm. Chiếm dụng vốn ở doanh nghiệp biểu hiện ở khoản nợ phải thu tăng vọt. TS. Lê Xuân Nghĩa đưa ra số liệu đáng kinh ngạc: "riêng 6 tập đoàn lớn số vốn chiếm dụng lẫn nhau lên tới 200.000 tỷ đồng. Đáng nói, phần lớn vốn chiếm dụng này có nguồn gốc từ ngân hàng". Tức là, các doanh nghiệp lớn này đều sử dụng đòn bảy cao ở các NHTM. Việc chiếm dụng vốn và không thể thanh toán cho nhau sẽ thúc đẩy nợ xấu ở các NHTM trước tiên.
Bây giờ lại phát sinh chuyện Ngân hàng Nhà nước không chịu tìm kiếm các giải pháp khơi thông nguồn vốn cho các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp, ngược lại, lại chỉ đạo, tức là bắt các ngân hàng còn dư địa tín dụng phải tăng cường cho vay. Trong cơn khát thanh khoản của toàn nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành văn bản gửi tới tất cả các ngân hàng thương mại (NHTM) yêu cầu tăng cường giải ngân cho khu vực kinh tế thực. Nhưng NHNN không nhắc gì tới bất kỳ chính sách nào có thể khơi thông dòng vốn tắc nghẽn cũng như khả năng cung tiền lành mạnh của các NHTM cho nền kinh tế theo nguyên tắc thị trường.
Yêu cầu các ngân hàng thương mại tăng cường giải ngân cho vay nhưng NHNN không quên yêu cầu các tổ chức tín dụng vẫn phải đảm bảo thanh khoản ổn định, an toàn hoạt động, kiểm soát chặt chẽ tín dụng với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
Tuy nhiên, đa số NHTM không còn tiền để cho vay. Thiếu nguồn đầu vào, một số NHTM được nới room tín dụng đã lập tức phải tăng lãi suất huy động tới những mức cao ngất ngưởng, cao nhất trong vòng 10 năm qua. Đã có NHTM chào mời lãi suất huy động tới 10% cho kỳ hạn trên 6 tháng; một mức xu hướng và mức lãi suất gợi nhớ tới giai đoạn khủng hoảng ngân hàng 2011-2012.
Nếu cách đây 3 tháng, vấn đề của thị trường là thiếu room tín dụng thì hiện tại tình trạng thị trường huy động vốn đã tệ hơn rất nhiều; vấn đề đã trở thành suy kiệt thanh khoản, tức là các NHTM hết tiền.
Trả lời phỏng vấn trên trang Dân Việt trong một bài báo đăng ngày 14/11/2022, TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho biết toàn hệ thống có trên 20 NHTM có tỷ lệ cho vay trên huy động (thị trường dân cư) trên 90%. Tệ hơn, có tới 4 NHTM có tỷ lệ cho vay/huy động lên tới trên 100%. Tức là 20 ngân hàng trong số 35 NHTM CP hiện có đã cho vay rủi ro quá mức huy động của họ. Những tổ chức này về nguyên tắc đã mất khả năng thanh khoản.
Tỷ lệ cho vay/huy động thường bị kiểm soát bởi các tiêu chuẩn an toàn quốc tế của Basel II, III ở mức 80% - 85%. Với mức cho vay lên tới 90% thậm chí 100% huy động cho thấy NHTM đã vi phạm nghiêm trọng các tiêu chuẩn an toàn của ngành, cho thấy tình trạng khan vốn, thiếu huy động và hệ thống ngân hàng đang lâm nguy.
Chưa biết mệnh lệnh hành chính của NHNN bắt các NHTM tăng cường giải ngân cho vay có thể tháo gỡ được các khó khăn trong bối cảnh cạn kiệt thanh khoản kết hợp với hết dư địa tín dụng tại các NHTM hay không, nhưng chắc chắn một mệnh lệnh hành chính như vậy vừa phản cơ chế kinh tế thị trường, vừa không giải quyết được khó khăn lớn nhất của hệ thống NHTM và các doanh nghiệp hiện nay là vừa cạn tiền, vừa thiếu đơn hàng mới.
Thị trường lúc này cần phản ứng chính sách cụ thể và nhắm trúng nút thắt chứ không phải các mệnh lệnh hành chính. Thắt nút hiện nay là hệ thống NHTM không thể huy động được tiền trong khi các DN cũng không thể bán được trái phiếu để vay tiền. Nguyên nhân là người dân đang mất niềm tin trầm trọng vào hệ thống ngân hàng (vụ khủng hoảng Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn SCB là một minh chứng) và các doanh nghiệp (thị trường chứng khoán đang liên tiếp rơi tự do).
Lý thuyết kinh tế cho thấy một khi thị trường tắc nghẽn về thanh khoản thì cần phải giải quyết từ gốc, tức là phải có các giải pháp khơi thông các nguồn vốn huy động và đưa chúng vào các khu vực kinh tế thực để tạo ra giá trị gia tăng thực cho nền kinh tế. Đáng tiếc việc bắt các NHTM cho vay chỉ là giải quyết phần ngọn; vì vậy, mệnh lệnh bắt NHTM phải cho vay thực sự sẽ không có bao nhiêu tác dụng.
Viết mãi mà tình hình không thay đổi cũng chán; tôi xin dừng ở đây.
Chúc các bạn một buổi tối tốt lành.
https://vov.vn/kinh-te/doanh-nghiep-o-tphcm-du-kien-cat-giam-gan-1500-lao-dong-post982089.vov
ổi tối tốt lành.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét