Những người thầy tâm huyết với nền giáo dục nước nhà
19/11/2022 GS Hoàng Tụy và GS Huỳnh Như Phương là những nhà giáo kỳ cựu có nhiều đóng góp cho nền giáo dục Việt Nam. Thông qua hai cuốn sách Xin được nói thẳng (GS Hoàng Tụy) và Ước vọng cho học đường (GS Huỳnh Như Phương), chúng ta thấy được những quan điểm, suy nghĩ và những trăn trở của hai ông về tương lai nền giáo dục nước nhà.
Xin được nói thẳng
GS Hoàng Tụy (1927-2019) là người tiên phong trong việc xây dựng ngành Toán học Việt Nam và được coi là cha đẻ của lĩnh vực Tối ưu hóa toàn cục (Global Optimization).
Cuốn sách Xin được nói thẳng là tập hợp những tiếng nói tâm huyết của ông viết trong suốt hơn 20 năm cuối đời, kèm theo ý kiến thể hiện tình cảm và sự đánh giá từ các trí thức, bạn bè thân thiết dành cho ông.
Sách gồm 49 bài viết về ba chủ để chính: Đổi mới cơ chế quản lý trọng dụng nhân tài, chấn hưng giáo dục - mệnh lệnh cuộc sống, quản lý khoa học: hướng tới các chuẩn mực quốc tế.
Trong cuốn sách, bằng những hiểu biết về ngành khoa học và giáo dục, kinh nghiệm trong nghiên cứu, giảng dạy và quản lý trực tiếp, cùng tấm lòng tha thiết muốn điều tốt đẹp nhất cho nền khoa học - giáo dục Việt Nam, ông đã không ngừng đóng góp ý kiến về các vấn đề này.
Trong bài Năm mới chuyện cũ, viết năm 2007, tác giả đã nêu hai chính kiến của 2 chính khách Việt Nam và Singapore với hy vọng “sẽ làm thức tỉnh quan chức ở mọi ngành để quyết tâm hơn, góp phần vào chấn hưng giáo dục của đất nước. Theo đó chính khách Việt thừa nhận Việt Nam chưa thực sự thành công trên lĩnh vực giáo dục và khoa học. Còn ý kiến của chính khách Singapore thì lại là lời nhắc nhở “Thắng trong giáo dục thì sẽ thắng trong kinh tế”.
Giáo sư cho rằng “muốn vực giáo dục - khoa học”, chúng ta cần một tầm nhìn chiến lược (có mục tiêu trước mắt, lâu dài, có đường lối tổng quát, cách làm, cách quản lý hiệu quả). Bên cạnh đó cần giải quyết một lỗi hệ thống cần sửa đó là lương/thu nhập. Đây là yếu tố then chốt đảm bảo cần, kiệm, liêm, chính trong giáo dục - khoa học. Ngoài ra chúng ta phải coi trọng đặc biệt vấn đề thu hút nhân tài, có tư duy toàn cầu (hiểu luật chơi chung) và tư duy tốc độ (để theo kịp thời đại).
Bên cạnh những bài viết đề cập đến vấn đề mang tính vĩ mô, phản ánh chính sách, đường lối về giáo dục, Hoàng Tụy còn đi sâu bàn về những chuyện cụ thể như cải cách việc thi cử, dạy thêm, sách giáo khoa; dạy toán trong trường phổ thông; tích hợp hay không tích hợp môn lịch sử.
Trong bài Mấy giải pháp cấp bách về giáo dục, giáo sư đã chỉ ra ba vấn đề là lực cản khiến giáo dục tiến lên chậm chạp: Thi cử thì nặng nề quá mức cần thiết, gây nên áp lực tâm lý và vật chất không thể chấp nhận được; Dạy thêm, luyện thi tràn lan, ảnh hưởng tệ hại đến uy tín nghề giáo và chất lượng giáo dục; Mỗi năm đều in mới sách giáo khoa, rất tốn kém mà không có điều kiện cải tiến nội dung và hình thức.
Để giải quyết những lực cản trên, ông đề nghị cải cách thi cử, giảm bớt số kỳ thi, phân tán tổ chức thi (thi tuyển đại học không tập trung ở một số thành phố lớn mà tổ chức thi ở các địa phương), thu hẹp diện thi tuyển; Trả mức lương đàng hoàng cho giáo viên để họ không phải kiếm sống bằng dạy thêm; In ấn sách như thế nào để phân phối đủ cho các trường và đầu học sinh có thể thuê một bộ sách với giá rẻ, cuối năm để lại dùng cho học sinh năm sau; nghiên cứu xây dựng một bộ chương trình sách giáo khoa có thể dùng ổn định trong khoảng 10 năm…
Ước vọng cho học đường
GS Huỳnh Như Phương là nhà giáo chuyên giảng dạy lý thuyết văn học, đồng thời là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu, phê bình văn học. Với tư cách một nhà giáo dạy văn, ông luôn ưu tư về nền giáo dục nước nhà, không ngừng trăn trở về văn học và nghề dạy học của bản thân. Trong hơn 40 năm làm việc, ông đã viết hàng trăm bài báo nhằm đóng góp ý kiến nâng cao chất lượng dạy và học.
Trong cuốn Ước vọng cho học đường, để những vấn đề được đề cập trong cuốn sách giữ được tính thời sự, tác giả đã chủ ý chọn ra 20 bài khoảng hai thập niên đầu thế kỷ XXI. Có thể kể đến như: Những tiếng nói kiểm thảo giáo dục; Vấn đề con người trong trường Đại học; Giáo dục đại học Việt Nam bước vào những năm 2020; Phương án nào cho sách giáo khoa; Tuyển sinh đại học: hiệu quả và tiết kiệm; Áp lực trên vai nhà giáo…
GS Huỳnh Như Phương chia sẻ “Càng ngày người ta càng thấy rõ ràng rằng nếu không giải quyết được bài toán chất lượng giáo dục, thì không không thể có một thành tựu nào thật sự bền vững. […] Nếu giáo dục còn bê bết, thì đừng hy vọng gì những lĩnh vực khác của kinh tế, xã hội, văn hóa sẽ được cải thiện. Nhận thức được như vậy, giáo dục cần có những tiếng nói góp ý của nhiều người, nhiều giới. Giáo dục phải kiểm thảo thường xuyên mới có cơ hội vươn lên”.
Trong cuốn sách, ông không chỉ bàn về triết lý và đường hướng giáo dục, về sứ mệnh của nhà trường, về nội dung và phương pháp dạy học, mà còn nêu ra những vấn đề mà dư luận quan tâm như chương trình giáo dục, biên soạn sách giáo khoa, tổ chức thi cử cho học sinh, tuyển dụng giáo viên, thu học phí, xưng hô trong môi trường giáo dục...
Bên cạnh đó, ông cũng bày tỏ sự cảm thông trước những áp lực đối với lao động nhà giáo; quan tâm đến thái độ, bản lĩnh và đạo đức của nhà giáo trong ứng xử nghề nghiệp…
Có thể nói những trăn trở, chia sẻ của ông trong cuốn sách cũng là những gợi mở cho hướng giải quyết những điều còn vướng mắc trong giáo dục hiện nay.
https://zingnews.vn/nhung-nguoi-thay-tam-huyet-voi-nen-giao-duc-nuoc-nha-post1376538.html
Xin được nói thẳng
GS Hoàng Tụy (1927-2019) là người tiên phong trong việc xây dựng ngành Toán học Việt Nam và được coi là cha đẻ của lĩnh vực Tối ưu hóa toàn cục (Global Optimization).
Cuốn sách Xin được nói thẳng là tập hợp những tiếng nói tâm huyết của ông viết trong suốt hơn 20 năm cuối đời, kèm theo ý kiến thể hiện tình cảm và sự đánh giá từ các trí thức, bạn bè thân thiết dành cho ông.
Sách gồm 49 bài viết về ba chủ để chính: Đổi mới cơ chế quản lý trọng dụng nhân tài, chấn hưng giáo dục - mệnh lệnh cuộc sống, quản lý khoa học: hướng tới các chuẩn mực quốc tế.
Trong cuốn sách, bằng những hiểu biết về ngành khoa học và giáo dục, kinh nghiệm trong nghiên cứu, giảng dạy và quản lý trực tiếp, cùng tấm lòng tha thiết muốn điều tốt đẹp nhất cho nền khoa học - giáo dục Việt Nam, ông đã không ngừng đóng góp ý kiến về các vấn đề này.
Trong bài Năm mới chuyện cũ, viết năm 2007, tác giả đã nêu hai chính kiến của 2 chính khách Việt Nam và Singapore với hy vọng “sẽ làm thức tỉnh quan chức ở mọi ngành để quyết tâm hơn, góp phần vào chấn hưng giáo dục của đất nước. Theo đó chính khách Việt thừa nhận Việt Nam chưa thực sự thành công trên lĩnh vực giáo dục và khoa học. Còn ý kiến của chính khách Singapore thì lại là lời nhắc nhở “Thắng trong giáo dục thì sẽ thắng trong kinh tế”.
Giáo sư cho rằng “muốn vực giáo dục - khoa học”, chúng ta cần một tầm nhìn chiến lược (có mục tiêu trước mắt, lâu dài, có đường lối tổng quát, cách làm, cách quản lý hiệu quả). Bên cạnh đó cần giải quyết một lỗi hệ thống cần sửa đó là lương/thu nhập. Đây là yếu tố then chốt đảm bảo cần, kiệm, liêm, chính trong giáo dục - khoa học. Ngoài ra chúng ta phải coi trọng đặc biệt vấn đề thu hút nhân tài, có tư duy toàn cầu (hiểu luật chơi chung) và tư duy tốc độ (để theo kịp thời đại).
Bên cạnh những bài viết đề cập đến vấn đề mang tính vĩ mô, phản ánh chính sách, đường lối về giáo dục, Hoàng Tụy còn đi sâu bàn về những chuyện cụ thể như cải cách việc thi cử, dạy thêm, sách giáo khoa; dạy toán trong trường phổ thông; tích hợp hay không tích hợp môn lịch sử.
Trong bài Mấy giải pháp cấp bách về giáo dục, giáo sư đã chỉ ra ba vấn đề là lực cản khiến giáo dục tiến lên chậm chạp: Thi cử thì nặng nề quá mức cần thiết, gây nên áp lực tâm lý và vật chất không thể chấp nhận được; Dạy thêm, luyện thi tràn lan, ảnh hưởng tệ hại đến uy tín nghề giáo và chất lượng giáo dục; Mỗi năm đều in mới sách giáo khoa, rất tốn kém mà không có điều kiện cải tiến nội dung và hình thức.
Để giải quyết những lực cản trên, ông đề nghị cải cách thi cử, giảm bớt số kỳ thi, phân tán tổ chức thi (thi tuyển đại học không tập trung ở một số thành phố lớn mà tổ chức thi ở các địa phương), thu hẹp diện thi tuyển; Trả mức lương đàng hoàng cho giáo viên để họ không phải kiếm sống bằng dạy thêm; In ấn sách như thế nào để phân phối đủ cho các trường và đầu học sinh có thể thuê một bộ sách với giá rẻ, cuối năm để lại dùng cho học sinh năm sau; nghiên cứu xây dựng một bộ chương trình sách giáo khoa có thể dùng ổn định trong khoảng 10 năm…
Ước vọng cho học đường
GS Huỳnh Như Phương là nhà giáo chuyên giảng dạy lý thuyết văn học, đồng thời là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu, phê bình văn học. Với tư cách một nhà giáo dạy văn, ông luôn ưu tư về nền giáo dục nước nhà, không ngừng trăn trở về văn học và nghề dạy học của bản thân. Trong hơn 40 năm làm việc, ông đã viết hàng trăm bài báo nhằm đóng góp ý kiến nâng cao chất lượng dạy và học.
Trong cuốn Ước vọng cho học đường, để những vấn đề được đề cập trong cuốn sách giữ được tính thời sự, tác giả đã chủ ý chọn ra 20 bài khoảng hai thập niên đầu thế kỷ XXI. Có thể kể đến như: Những tiếng nói kiểm thảo giáo dục; Vấn đề con người trong trường Đại học; Giáo dục đại học Việt Nam bước vào những năm 2020; Phương án nào cho sách giáo khoa; Tuyển sinh đại học: hiệu quả và tiết kiệm; Áp lực trên vai nhà giáo…
GS Huỳnh Như Phương chia sẻ “Càng ngày người ta càng thấy rõ ràng rằng nếu không giải quyết được bài toán chất lượng giáo dục, thì không không thể có một thành tựu nào thật sự bền vững. […] Nếu giáo dục còn bê bết, thì đừng hy vọng gì những lĩnh vực khác của kinh tế, xã hội, văn hóa sẽ được cải thiện. Nhận thức được như vậy, giáo dục cần có những tiếng nói góp ý của nhiều người, nhiều giới. Giáo dục phải kiểm thảo thường xuyên mới có cơ hội vươn lên”.
Trong cuốn sách, ông không chỉ bàn về triết lý và đường hướng giáo dục, về sứ mệnh của nhà trường, về nội dung và phương pháp dạy học, mà còn nêu ra những vấn đề mà dư luận quan tâm như chương trình giáo dục, biên soạn sách giáo khoa, tổ chức thi cử cho học sinh, tuyển dụng giáo viên, thu học phí, xưng hô trong môi trường giáo dục...
Bên cạnh đó, ông cũng bày tỏ sự cảm thông trước những áp lực đối với lao động nhà giáo; quan tâm đến thái độ, bản lĩnh và đạo đức của nhà giáo trong ứng xử nghề nghiệp…
Có thể nói những trăn trở, chia sẻ của ông trong cuốn sách cũng là những gợi mở cho hướng giải quyết những điều còn vướng mắc trong giáo dục hiện nay.
https://zingnews.vn/nhung-nguoi-thay-tam-huyet-voi-nen-giao-duc-nuoc-nha-post1376538.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét