Cám ơn các bạn và một chút tâm sự về cuộc sống
Chào các anh chị và các bạn FB.Hơn một tháng nay tôi rất bận nên ít có thời gian vào FB. Hôm qua 10/11, 5h sáng dậy đến trường để dạy 5 tiết, chiều họp với viện nghiên cứu nơi tôi làm viện phó, tối đến Hacom 43 Thái Hà nhờ kỹ thuật viên xem lại một chút cho chiếc máy tính tôi mới mua ở đó tối hôm kia; 9h tối về cắt bánh sinh nhật liên hoan với gia đình rồi đi ngủ. Sáng nay 11/11, 4h30 dậy đến Câu lạc bộ Ba Đình chơi thể thao... Giờ về xem FB và Zalo thấy sốc vì nhiều tin nhắn quá.
Trong Zalo có hơn 300 nhắn tin chúc mừng sinh nhật 10/11; trên FB thì có 40 bạn viết chúc mừng, còn có nhiều bạn viết chúc mừng trong phần bình luận ở dưới. Lại còn cả chúc mừng qua email nữa; cả bạn ở nước ngoài cũng gửi thư chúc mừng. Có lẽ chỉ những năm 2017-2019 khi tôi dẫn đầu các cuộc tuần hành phản đối Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung và Tổng công ty xây dựng Hà Nội (HANCOR) điều chỉnh quy hoạch khu Đoàn ngoại giao nơi tôi đang sống, thì tôi mới nhận được nhiều nhắn tin chúc mừng như vậy.
Tôi định viết mấy câu cám ơn các anh chị và các bạn nhưng thấy nhiều thế này thì làm sao viết xuể được. Thậm chí cũng không thể có thời gian mở hết ngần ấy tin nhắn để xem mọi người chúc gì. Đành phải viết lời cám ơn chung lên đây vậy. Các anh chị và các bạn tốt bụng quá, ít nhất là vẫn dành thời gian bấm ảnh chúc mừng tôi. Tôi xin chân thành cám ơn sự quan tâm, ủng hộ của các anh chị và các bạn. Tôi cũng chúc các anh chị, các bạn và gia đình luôn luôn khỏe mạnh, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.
Tôi rất ngạc nhiên vì tôi quan hệ xã hội rất hạn chế, không có nhiều bè bạn, mỗi bài viết trên FB cũng chỉ có vài người bấm like..., mà sao vẫn nhận được nhiều chúc mừng sinh nhật như vậy. Vậy thì những người có quan hệ rộng sẽ nhận được bao nhiêu nhắn tin chúc mừng sinh nhật ? Chẳng lẽ hàng nghìn, hàng vạn ? Nghĩ đến thôi đã thấy khiếp.
Từ bé tôi đã có thói quen chăm lao động. Mỗi ngày làm việc 4 ca. Ca 1 từ 4h30-5h sáng tới 7h sáng. Ca 2 đến trường học hay đến cơ quan làm việc từ 8h đến 11h30. Ca 3 từ 13h đến 17h. Và ca 4 từ 20h tới 22h. Đến cơ quan là tôi làm việc ngay vì lúc nào tôi cũng có việc; cơ quan không có việc thì tôi tự nghĩ ra việc cho bản thân mình.
Nhớ lại hồi mới đi làm ở Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) những năm 1982-1985, hầu hết anh em cán bộ trẻ và trung niên sáng đến cơ quan là quây quần bên bàn nước để nghe một vài con cháu, con dâu con rể của mấy quan chức cao cấp kể chuyện bố mẹ "tao" hôm qua họp Bộ chính trị, Ban bí thư, Chính phủ về kể chuyện gì... Tôi chẳng bao giờ tham gia, đến nơi là làm việc ngay, nên trong vài cuộc họp kiểm điểm cuối năm đã bị nhận xét là xa rời anh em, là không chan hòa với anh em. Nhưng tôi mặc kệ.
Đối với xã hội cũng vậy, thấy chỗ nào đông người là tôi tránh. Tôi thường nói vui với mọi người là tôi sợ mùi mồ hôi và mùi rắm của người khác, mà ở đám đông thì bao giờ cũng có. Nếu bắt buộc phải tham gia với đám đông thì tôi luôn luôn tìm cách rút ra được càng nhanh càng tốt. Do vậy, tôi tự đánh giá bản thân là người cô đơn, hôm nay 11/11 (toàn số 1) là ngày Quốc tế những Người cô đơn, thì chính là ngày của tôi.
Tôi quan niệm không cần anh em, họ hàng, bạn bè nhiều, chỉ cần quen và thân một số ít là đủ. Chất lượng quan trọng hơn số lượng; quan hệ bạn bè phải mang lại hiệu quả. Tôi chỉ kết bạn với ai hợp với mình, còn với người khác chỉ cần quan hệ xã giao bình thường. Do đó, tôi không tham gia bất cứ một hội nhóm nào, từ hội lớp phổ thông, đại học, nghiên cứu sinh, hội lớp chính trị và hành chính trung cấp rồi cao cấp, hội cán bộ đã từng công tác ở Pháp, ở Mỹ hay ở Thụy Sĩ,... đến các hội lăng nhăng như hội chơi bi a, hội bóng bàn... ở Câu lạc bộ Ba Đình. Ở VN đã vào hội là đóng tiền quỹ; đóng đủ là đi liên hoan nhậu nhẹt để chém gió cho oai; tôi rất chán. Không chỉ với bạn bè trong nước, cả với bạn học và đồng nghiệp người nước ngoài, học xong, hội thảo xong người ta ríu rít ghi chép địa chỉ liên lạc của nhau, tôi thì kiếu từ luôn, xóa luôn tên họ ra khỏi bộ nhớ, vì tôi biết sẽ chẳng bao giờ có cơ hội gặp lại nhau nữa, thư từ giao lưu chỉ mất thời gian chứ chẳng mang lại lợi ích gì thì thư từ làm gì.
Nghỉ hưu trong cơ quan nhà nước rồi nhưng tôi vẫn làm việc. Ngoài giảng dạy cơ hữu ở trường đại học Thăng Long, tôi còn làm việc thường xuyên cho mấy nơi. Thậm chí tôi còn làm trưởng ban quản trị tòa nhà hay làm phó bí thư chi bộ nhiều khóa liên tiếp, vẫn dự nhiều cuộc họp Đảng. Giờ cũng đang bận làm các tài liệu tổng kết công tác đảng cuối năm cho cả chi bộ. Nhiều người khuyên tôi già rồi, tiền không thiếu, tốt nhất nên nghỉ ngơi hưởng thụ, hoặc có làm thêm thì tìm việc nhẹ nhàng thôi. Những việc như quản trị tòa nhà hay công tác đảng là thứ vớ vẩn, làm chỉ là hầu hạ người khác, làm làm gì...
Từ bé tôi đã đọc sách Pháp và rất thích nền văn hóa và văn học Pháp, lớn lên đi thực tập, đi làm thạc sĩ, tiến sĩ và nâng cao... đều ở bên Pháp. Sau này sang Mỹ, rồi ở 8 năm bên Thụy Sĩ, càng củng cố thêm yêu thích của tôi với nền văn hóa và văn học Pháp. Người Pháp và người Thụy Sĩ dạy cho tôi biết đã là con người thì học càng nhiều càng tốt, lao động càng nhiều càng tốt và chơi thể thao càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, cần phải chọn sách để đọc, chọn việc để lao động và chọn môn thể thao để chơi sao cho có hiệu quả cao nhất, và phải cân đối giữa ba việc này. Họ cũng dạy cho tôi biết người sống lâu, sống khỏe là người chăm lao động và lao động suốt đời. Tôi luôn luôn dạy cho sinh viên của tôi như thế.
Chính vì nhận thức trên mà tôi luôn luôn cố gắng học tập, lao động và vận động theo đúng khả năng của mình. Tôi đọc và viết những gì tôi thấy có lợi cho tôi và cho xã hội. Tôi chưa bao giờ dừng lao động, kể cả những năm chủ động nghỉ làm nhận trợ cấp thất nghiệp khi sống ở nước ngoài, và bây giờ khi đã về hưu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Những việc giảng dạy, nghiên cứu dự án hay công tác đảng như trên không gây áp lực với tôi, khi làm tôi vẫn thấy cơ thể thoải mái, nên học tập theo người Thụy Sĩ, tôi vẫn tích cực làm.
Lao động của tôi gồm cả lao động trí óc và chân tay. Chắc các bạn không biết, lúc nhỏ tôi có thể tự xây nhà, đóng tủ gường bàn ghế, đào ao, nuôi lợn nuôi cá; còn việc sửa chữa điện nước, dụng cụ sinh hoạt trong gia đình, may vá quần áo thì quá bình thường đối với tôi. Đồ đạc nhà tôi hầu như không bao giờ phải mua mới vì cứ hỏng là tôi tự sửa lại dùng tiếp. Mỗi bộ quần áo, mỗi đôi giày, đôi dép, nồi cơm điện... tôi có thể dùng tới 10-20 năm. Tôi chỉ thay thế chúng nếu vợ con đề nghị. Tôi không thiếu tiền, nhà riêng có ở cả 4 góc Hà Nội, các con đều định cư ở Thụy Sĩ, có công ăn việc làm của chúng tốt, tôi không phải giúp gì; nhưng tôi quen với cuộc sống khó khăn của thời bao cấp rồi nên không muốn thay đổi.
Tôi cũng thường xuyên đi bộ và chơi thể thao. Có thể nói gần như cả cuộc đời tôi là đi bộ, dù trong nhà lúc nào cũng có đủ bộ ô tô, xe máy, xe máy điện, xe đạp, ở VN cũng như ở nước ngoài. Đối với tôi, đi bộ là môn thể thao tốt nhất cho cơ thể vì cơ thể chúng ta tiến hóa từ động vật 4 chân lên lom khom như vượn rồi thẳng đứng thành người là để đi bộ. Tôi đi học, đi làm, đi dạy, đi chợ, đi thể thao... tất cả gần như đều đi bộ, trừ khi khoảng cách đến nơi quá xa hay cần mang vác nặng. Tôi cũng khuyên sinh viên lên tầng bằng thang bộ chứ không nên dùng thang máy; bản thân tôi cũng thường xuyên đi thang bộ. Tôi không bao giờ quên lần đi bộ đường trường đầu tiên của tôi năm 1972 khi tôi 13 tuổi. Năm đó tôi sơ tán ở xã Vân Phúc, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây, cách nhà tôi 36 km. Một buổi sáng bố đi tỉnh khác dạy học, tôi ở nhà một mình buồn buồn nhớ mẹ nên đã đi bộ 36 km từ đó về nhà làm mẹ tôi và họ hàng sửng sốt.
Bây giờ già rồi, ngoài đi bộ và leo núi, tôi chọn những môn chơi thể thao nhẹ nhàng như bơi, bi a, yoga và thể dục dụng cụ. Nhiều bác cùng tập thể thao với tôi cứ chê những môn này tập quá nhẹ, khuyên tôi nên chơi tennis, bóng bàn, cầu lông, nâng tạ... Tôi không chơi những môn này vì cường độ có thể quá mạnh đối với tôi, và vì tôi đã nghe nói nhiều đồng nghiệp và bạn bè của tôi đã đột quỵ khi đang chơi chúng.
Định viết vài dòng cám ơn các anh chị và các bạn FB và Zalo đã nhắn tin chúc mừng sinh nhật, hóa ra tôi lại cảm hứng viết dài dòng tâm sự về cuộc sống. Cám ơn các anh chị và các bạn FB đã chịu khó đọc bài này. Một lần nữa, xin chân thành cám ơn sự quan tâm, ủng hộ của các anh chị và các bạn.
Tôi định viết mấy câu cám ơn các anh chị và các bạn nhưng thấy nhiều thế này thì làm sao viết xuể được. Thậm chí cũng không thể có thời gian mở hết ngần ấy tin nhắn để xem mọi người chúc gì. Đành phải viết lời cám ơn chung lên đây vậy. Các anh chị và các bạn tốt bụng quá, ít nhất là vẫn dành thời gian bấm ảnh chúc mừng tôi. Tôi xin chân thành cám ơn sự quan tâm, ủng hộ của các anh chị và các bạn. Tôi cũng chúc các anh chị, các bạn và gia đình luôn luôn khỏe mạnh, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.
Tôi rất ngạc nhiên vì tôi quan hệ xã hội rất hạn chế, không có nhiều bè bạn, mỗi bài viết trên FB cũng chỉ có vài người bấm like..., mà sao vẫn nhận được nhiều chúc mừng sinh nhật như vậy. Vậy thì những người có quan hệ rộng sẽ nhận được bao nhiêu nhắn tin chúc mừng sinh nhật ? Chẳng lẽ hàng nghìn, hàng vạn ? Nghĩ đến thôi đã thấy khiếp.
Từ bé tôi đã có thói quen chăm lao động. Mỗi ngày làm việc 4 ca. Ca 1 từ 4h30-5h sáng tới 7h sáng. Ca 2 đến trường học hay đến cơ quan làm việc từ 8h đến 11h30. Ca 3 từ 13h đến 17h. Và ca 4 từ 20h tới 22h. Đến cơ quan là tôi làm việc ngay vì lúc nào tôi cũng có việc; cơ quan không có việc thì tôi tự nghĩ ra việc cho bản thân mình.
Nhớ lại hồi mới đi làm ở Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) những năm 1982-1985, hầu hết anh em cán bộ trẻ và trung niên sáng đến cơ quan là quây quần bên bàn nước để nghe một vài con cháu, con dâu con rể của mấy quan chức cao cấp kể chuyện bố mẹ "tao" hôm qua họp Bộ chính trị, Ban bí thư, Chính phủ về kể chuyện gì... Tôi chẳng bao giờ tham gia, đến nơi là làm việc ngay, nên trong vài cuộc họp kiểm điểm cuối năm đã bị nhận xét là xa rời anh em, là không chan hòa với anh em. Nhưng tôi mặc kệ.
Đối với xã hội cũng vậy, thấy chỗ nào đông người là tôi tránh. Tôi thường nói vui với mọi người là tôi sợ mùi mồ hôi và mùi rắm của người khác, mà ở đám đông thì bao giờ cũng có. Nếu bắt buộc phải tham gia với đám đông thì tôi luôn luôn tìm cách rút ra được càng nhanh càng tốt. Do vậy, tôi tự đánh giá bản thân là người cô đơn, hôm nay 11/11 (toàn số 1) là ngày Quốc tế những Người cô đơn, thì chính là ngày của tôi.
Tôi quan niệm không cần anh em, họ hàng, bạn bè nhiều, chỉ cần quen và thân một số ít là đủ. Chất lượng quan trọng hơn số lượng; quan hệ bạn bè phải mang lại hiệu quả. Tôi chỉ kết bạn với ai hợp với mình, còn với người khác chỉ cần quan hệ xã giao bình thường. Do đó, tôi không tham gia bất cứ một hội nhóm nào, từ hội lớp phổ thông, đại học, nghiên cứu sinh, hội lớp chính trị và hành chính trung cấp rồi cao cấp, hội cán bộ đã từng công tác ở Pháp, ở Mỹ hay ở Thụy Sĩ,... đến các hội lăng nhăng như hội chơi bi a, hội bóng bàn... ở Câu lạc bộ Ba Đình. Ở VN đã vào hội là đóng tiền quỹ; đóng đủ là đi liên hoan nhậu nhẹt để chém gió cho oai; tôi rất chán. Không chỉ với bạn bè trong nước, cả với bạn học và đồng nghiệp người nước ngoài, học xong, hội thảo xong người ta ríu rít ghi chép địa chỉ liên lạc của nhau, tôi thì kiếu từ luôn, xóa luôn tên họ ra khỏi bộ nhớ, vì tôi biết sẽ chẳng bao giờ có cơ hội gặp lại nhau nữa, thư từ giao lưu chỉ mất thời gian chứ chẳng mang lại lợi ích gì thì thư từ làm gì.
Nghỉ hưu trong cơ quan nhà nước rồi nhưng tôi vẫn làm việc. Ngoài giảng dạy cơ hữu ở trường đại học Thăng Long, tôi còn làm việc thường xuyên cho mấy nơi. Thậm chí tôi còn làm trưởng ban quản trị tòa nhà hay làm phó bí thư chi bộ nhiều khóa liên tiếp, vẫn dự nhiều cuộc họp Đảng. Giờ cũng đang bận làm các tài liệu tổng kết công tác đảng cuối năm cho cả chi bộ. Nhiều người khuyên tôi già rồi, tiền không thiếu, tốt nhất nên nghỉ ngơi hưởng thụ, hoặc có làm thêm thì tìm việc nhẹ nhàng thôi. Những việc như quản trị tòa nhà hay công tác đảng là thứ vớ vẩn, làm chỉ là hầu hạ người khác, làm làm gì...
Từ bé tôi đã đọc sách Pháp và rất thích nền văn hóa và văn học Pháp, lớn lên đi thực tập, đi làm thạc sĩ, tiến sĩ và nâng cao... đều ở bên Pháp. Sau này sang Mỹ, rồi ở 8 năm bên Thụy Sĩ, càng củng cố thêm yêu thích của tôi với nền văn hóa và văn học Pháp. Người Pháp và người Thụy Sĩ dạy cho tôi biết đã là con người thì học càng nhiều càng tốt, lao động càng nhiều càng tốt và chơi thể thao càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, cần phải chọn sách để đọc, chọn việc để lao động và chọn môn thể thao để chơi sao cho có hiệu quả cao nhất, và phải cân đối giữa ba việc này. Họ cũng dạy cho tôi biết người sống lâu, sống khỏe là người chăm lao động và lao động suốt đời. Tôi luôn luôn dạy cho sinh viên của tôi như thế.
Chính vì nhận thức trên mà tôi luôn luôn cố gắng học tập, lao động và vận động theo đúng khả năng của mình. Tôi đọc và viết những gì tôi thấy có lợi cho tôi và cho xã hội. Tôi chưa bao giờ dừng lao động, kể cả những năm chủ động nghỉ làm nhận trợ cấp thất nghiệp khi sống ở nước ngoài, và bây giờ khi đã về hưu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Những việc giảng dạy, nghiên cứu dự án hay công tác đảng như trên không gây áp lực với tôi, khi làm tôi vẫn thấy cơ thể thoải mái, nên học tập theo người Thụy Sĩ, tôi vẫn tích cực làm.
Lao động của tôi gồm cả lao động trí óc và chân tay. Chắc các bạn không biết, lúc nhỏ tôi có thể tự xây nhà, đóng tủ gường bàn ghế, đào ao, nuôi lợn nuôi cá; còn việc sửa chữa điện nước, dụng cụ sinh hoạt trong gia đình, may vá quần áo thì quá bình thường đối với tôi. Đồ đạc nhà tôi hầu như không bao giờ phải mua mới vì cứ hỏng là tôi tự sửa lại dùng tiếp. Mỗi bộ quần áo, mỗi đôi giày, đôi dép, nồi cơm điện... tôi có thể dùng tới 10-20 năm. Tôi chỉ thay thế chúng nếu vợ con đề nghị. Tôi không thiếu tiền, nhà riêng có ở cả 4 góc Hà Nội, các con đều định cư ở Thụy Sĩ, có công ăn việc làm của chúng tốt, tôi không phải giúp gì; nhưng tôi quen với cuộc sống khó khăn của thời bao cấp rồi nên không muốn thay đổi.
Tôi cũng thường xuyên đi bộ và chơi thể thao. Có thể nói gần như cả cuộc đời tôi là đi bộ, dù trong nhà lúc nào cũng có đủ bộ ô tô, xe máy, xe máy điện, xe đạp, ở VN cũng như ở nước ngoài. Đối với tôi, đi bộ là môn thể thao tốt nhất cho cơ thể vì cơ thể chúng ta tiến hóa từ động vật 4 chân lên lom khom như vượn rồi thẳng đứng thành người là để đi bộ. Tôi đi học, đi làm, đi dạy, đi chợ, đi thể thao... tất cả gần như đều đi bộ, trừ khi khoảng cách đến nơi quá xa hay cần mang vác nặng. Tôi cũng khuyên sinh viên lên tầng bằng thang bộ chứ không nên dùng thang máy; bản thân tôi cũng thường xuyên đi thang bộ. Tôi không bao giờ quên lần đi bộ đường trường đầu tiên của tôi năm 1972 khi tôi 13 tuổi. Năm đó tôi sơ tán ở xã Vân Phúc, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây, cách nhà tôi 36 km. Một buổi sáng bố đi tỉnh khác dạy học, tôi ở nhà một mình buồn buồn nhớ mẹ nên đã đi bộ 36 km từ đó về nhà làm mẹ tôi và họ hàng sửng sốt.
Bây giờ già rồi, ngoài đi bộ và leo núi, tôi chọn những môn chơi thể thao nhẹ nhàng như bơi, bi a, yoga và thể dục dụng cụ. Nhiều bác cùng tập thể thao với tôi cứ chê những môn này tập quá nhẹ, khuyên tôi nên chơi tennis, bóng bàn, cầu lông, nâng tạ... Tôi không chơi những môn này vì cường độ có thể quá mạnh đối với tôi, và vì tôi đã nghe nói nhiều đồng nghiệp và bạn bè của tôi đã đột quỵ khi đang chơi chúng.
Định viết vài dòng cám ơn các anh chị và các bạn FB và Zalo đã nhắn tin chúc mừng sinh nhật, hóa ra tôi lại cảm hứng viết dài dòng tâm sự về cuộc sống. Cám ơn các anh chị và các bạn FB đã chịu khó đọc bài này. Một lần nữa, xin chân thành cám ơn sự quan tâm, ủng hộ của các anh chị và các bạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét