Trung Quốc “ve vãn” ASEAN, Việt Nam chọn hướng nào?
Giang Văn Minh 2021-05-17 - Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục cố gắng “đu dây”, chứ không thể hiện rõ quan điểm. Chuyên gia Grossman nhận định rằng chỉ khi nào phá bỏ chính sách “4 không” thì Việt Nam mới có thể xem xét lại mối quan hệ của mình và liên kết nhiều hơn với Bộ tứ. Và khi đó, Việt Nam mới có thể “đoạn tuyệt” được với Trung Quốc.Dương Khiết Trì, người đứng đầu Uỷ ban Đối ngoại Trung ương ĐCS Trung Quốc phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm ASEAN Trung Quốc ở Nam Ninh hôm 27/11/2020.
Trung Quốc đang đề xuất tổ chức một hội nghị cấp ngoại trưởng với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 thành viên vào tháng tới - một hội nghị thượng đỉnh sẽ giúp mở rộng và củng cố cuộc "tấn công" ngoại giao gần đây của Trung Quốc ở Đông Nam Á.
Năm nay là năm kỷ niệm 30 năm quan hệ đối thoại Trung Quốc-ASEAN, điều đó có nghĩa là năm 2021 sẽ là một năm quan trọng trong quan hệ Trung Quốc-ASEAN. Nếu hội nghị mà Trung Quốc đề xuất được tiến hành, nó cũng sẽ đánh dấu thời kỳ gắn bó sâu sắc hơn của Trung Quốc với Đông Nam Á trong bối cảnh Mỹ đang tăng cường nỗ lực tập hợp một liên minh khu vực để chống lại sự đe doạ của Trung Quốc.
Việc Trung Quốc đề xuất tổ chức một hội nghị cấp ngoại trưởng vào tháng tới một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của Đông Nam Á đối với các lợi ích kinh tế và chiến lược của Trung Quốc. Khu vực này có các tuyến đường biển quan trọng, là cửa ngõ giúp Trung Quốc tiếp cận thị trường toàn cầu, trong đó có hoạt động nhập khẩu dầu từ Trung Đông có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Trung Quốc. Gắn bó với Trung Quốc về mặt kinh tế, các quốc gia tương đối nhỏ trong khu vực cũng mang lại nhiều cơ hội để Bắc Kinh tăng cường ảnh hưởng và làm suy yếu cái mà các chiến lược gia Trung Quốc coi là "một chuỗi bao vây" do Mỹ thiết kế xung quanh Trung Quốc đại lục.
Chắc chắn, trong bất kỳ hội nghị thượng đỉnh nào, Trung Quốc sẽ tập trung mô tả Trung Quốc là một đối tác không thể thiếu và không thể tránh khỏi của Đông Nam Á trong cuộc chiến chống COVID-19 và kéo các nền kinh tế của khu vực thoát khỏi đại dịch này. Những "củ cà rốt" này có khả năng được triển khai để "lấp liếm" cho những lần Trung Quốc phô trương sức mạnh gần đây ở Biển Đông. Kể từ cuối tháng 3 vừa qua, quan hệ Trung Quốc và Philippines đã xảy ra những căng thẳng khi Trung Quốc triển khai hàng trăm tàu xung quanh Đá Ba Đầu ở khu vực Trường Sa. Ngày 12/5, Philippines cho biết thông qua các cuộc tuần tra, nước này đã phát hiện gần 300 tàu đánh cá và tàu dân quân biển của Trung Quốc tiếp tục ẩn nấp trong và xung quanh EEZ của Philippines, khiến căng thẳng song phương tiếp tục căng thẳng.
Hình minh hoạ. Tàu cá Trung Quốc ở đá Ba Đầu, quần đảo Trường Sa hôm 27/3/2021. AFP
Ngoài việc tiếp cận ngoại giao, có khả năng Trung Quốc cũng có thể sử dụng hội nghị thượng đỉnh (mà Bắc Kinh đề xuất nói trên) để tổ chức các cuộc đàm phán cấp chuyên viên nhằm bàn về cuộc khủng hoảng chính trị ở Myanmar. Sự ủng hộ của Trung Quốc được đông đảo dư luận coi là trọng tâm của bất kỳ tiến trình đàm phán nào ở Myanmar và có khả năng xây dựng dựa trên “sự đồng thuận 5 điểm” đã được thống nhất trong cuộc họp đặc biệt của ASEAN ngày 24/4. Tuy nhiên, tiền lệ trong quá khứ cho thấy cách tiếp cận của Trung Quốc đối với cuộc khủng hoảng Myanmar sẽ tiếp tục bị chi phối bởi nhu cầu đảm bảo sự ổn định và bảo vệ các lợi ích cũng như các hoạt động đầu tư hiện có của Bắc Kinh ở nước này.
Mỹ vẫn “bỏ quên” ASEAN?
Kể từ khi nhậm chức vào tháng 1/2021, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đẩy mạnh chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở - một chiến lược có từ thời chính quyền tiền nhiệm Donald Trump - theo đó tập trung vào việc củng cố quan hệ với Nhóm Bộ Tứ gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia. Ngày 12/3, Tổng thống Biden lần đầu tiên tổ chức một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến với các nhà lãnh đạo của Nhóm Bộ Tứ. Đây là dấu hiệu cho thấy nhóm bốn quốc gia này tiếp tục gắn kết, phần lớn là do những lo ngại chung về các hành vi hiếu chiến của Trung Quốc. Ngoài ra, trong thông cáo chung cuối tuần qua, ngoại trưởng các nước G7 - nhóm bảy nền kinh tế lớn gồm Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản, Pháp, Canada và Italy, bày tỏ “phản đối mạnh mẽ bất kỳ hành động đơn phương nào làm leo thang căng thẳng và phá hoại sự ổn định của khu vực và trật tự dựa trên luật lệ quốc tế, như đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, bồi đắp đất quy mô lớn, xây dựng các tiền đồn, cũng như việc sử dụng chúng cho mục đích quân sự”. Thông cáo chung này không nhắc tới tên Trung Quốc, nhưng ai cũng hiểu nội dung trong thông cáo này chính là ám chỉ Trung Quốc.
Ngoài việc tiếp cận ngoại giao, có khả năng Trung Quốc cũng có thể sử dụng hội nghị thượng đỉnh (mà Bắc Kinh đề xuất nói trên) để tổ chức các cuộc đàm phán cấp chuyên viên nhằm bàn về cuộc khủng hoảng chính trị ở Myanmar. Sự ủng hộ của Trung Quốc được đông đảo dư luận coi là trọng tâm của bất kỳ tiến trình đàm phán nào ở Myanmar và có khả năng xây dựng dựa trên “sự đồng thuận 5 điểm” đã được thống nhất trong cuộc họp đặc biệt của ASEAN ngày 24/4. Tuy nhiên, tiền lệ trong quá khứ cho thấy cách tiếp cận của Trung Quốc đối với cuộc khủng hoảng Myanmar sẽ tiếp tục bị chi phối bởi nhu cầu đảm bảo sự ổn định và bảo vệ các lợi ích cũng như các hoạt động đầu tư hiện có của Bắc Kinh ở nước này.
Mỹ vẫn “bỏ quên” ASEAN?
Kể từ khi nhậm chức vào tháng 1/2021, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đẩy mạnh chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở - một chiến lược có từ thời chính quyền tiền nhiệm Donald Trump - theo đó tập trung vào việc củng cố quan hệ với Nhóm Bộ Tứ gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia. Ngày 12/3, Tổng thống Biden lần đầu tiên tổ chức một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến với các nhà lãnh đạo của Nhóm Bộ Tứ. Đây là dấu hiệu cho thấy nhóm bốn quốc gia này tiếp tục gắn kết, phần lớn là do những lo ngại chung về các hành vi hiếu chiến của Trung Quốc. Ngoài ra, trong thông cáo chung cuối tuần qua, ngoại trưởng các nước G7 - nhóm bảy nền kinh tế lớn gồm Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản, Pháp, Canada và Italy, bày tỏ “phản đối mạnh mẽ bất kỳ hành động đơn phương nào làm leo thang căng thẳng và phá hoại sự ổn định của khu vực và trật tự dựa trên luật lệ quốc tế, như đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, bồi đắp đất quy mô lớn, xây dựng các tiền đồn, cũng như việc sử dụng chúng cho mục đích quân sự”. Thông cáo chung này không nhắc tới tên Trung Quốc, nhưng ai cũng hiểu nội dung trong thông cáo này chính là ám chỉ Trung Quốc.
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong cuộc gặp song phương ở Carlton Gardon, trước hội nghị G7 ở London hôm 3/5/2021. Reuters
Tuy nhiên, cho đến nay, chính quyền Biden vẫn hạn chế tiếp cận Đông Nam Á và ASEAN, để lại một khoảng trống ở khu vực này và các nhà ngoại giao Trung Quốc đã nhân cơ hội "nhảy vào". Gần đây nhất, ngoại trưởng các nước Singapore, Malaysia, Indonesia và Philippines đã đến thăm tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) để hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc từ ngày 31/3 đến ngày 2/4. Động thái này diễn ra sau 2 chuyến công du nước ngoài của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vào tháng 10/2020 và tháng 1/2021 tới khu vực. Cuộc "tấn công" ngoại giao này cũng phù hợp với chính sách của Trung Quốc tiếp cận Đông Nam Á thông qua "ngoại giao vaccine", theo đó, các vaccine ngừa COVID-19 do Trung Quốc sản xuất đã được chuyển đến hầu hết các quốc gia Đông Nam Á.
Việt Nam sẽ đi theo hướng nào?
Các nước ASEAN có các ưu tiên trong chính sách đối ngoại rất khác nhau. Nếu như các quốc gia như Indonesia, Singapore, Brunei, Malaysia được cho là đang cố gắng “tránh lệ thuộc” vào Trung Quốc, thì các quốc gia khác như Lào, Campuchia và Philippines lại đang “lệ thuộc” Trung Quốc rất nhiều, đặc biệt là về kinh tế và nguồn cung cấp vaccine chống COVID-19.
Một quốc gia được đánh giá là có các hoạt động rất “ấn tượng” trong nhiệm kỳ Chủ tịch vừa rồi của ASEAN là Việt Nam. Quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc suốt thời gian vừa qua đã có những đổi thay nhanh chóng. Năm 2020 là năm đánh dấu có nhiều chuyển biến trong quan hệ Việt - Mỹ. Quan hệ Việt - Mỹ đã trở nên nồng ấm rất nhiều, cho dù trước đó, hai quốc gia này là hai cựu thù.
Song song đó, quan hệ Việt - Trung dường như có dấu hiệu “giảm nhiệt”. Mặc dù trong ngôn từ ngoại giao, lãnh đạo hai quốc gia này vẫn luôn nhắc đi nhắc lại các ngôn từ “sáo rỗng”, nhưng quan hệ chính thức giữa hai nước gần như “đóng băng” trong thời gian qua. Từ năm 2020 đến đầu năm nay, Ngoại trưởng Vương Nghị đi thăm nhiều nước ASEAN nhưng không thăm Việt Nam. Việt Nam cũng không nằm trong danh sách các nước được viện trợ vaccine, cho dù Bộ trưởng Y tế Việt Nam có lên tiếng “khẩn cầu” giúp đỡ vaccine từ Trung Quốc.
Yếu tố lớn nhất để chính quyền Việt Nam “bất mãn” trước “người láng giềng 16 chữ vàng, 4 tốt” này chính là tham vọng và các hành xử đầy ngang ngược của Bắc Kinh trên Biển Đông. Đặc biệt sau sự kiện năm 2014, khi Trung Quốc mang hẳn giàn khoan khủng vào trong “sân” của Việt Nam, dư luận Việt Nam sục sôi căm hờn, thì chính quyền Việt Nam bắt đầu thấy cần phải dần “tránh xa” Bắc Kinh.
Tuy nhiên, cho đến nay, chính quyền Biden vẫn hạn chế tiếp cận Đông Nam Á và ASEAN, để lại một khoảng trống ở khu vực này và các nhà ngoại giao Trung Quốc đã nhân cơ hội "nhảy vào". Gần đây nhất, ngoại trưởng các nước Singapore, Malaysia, Indonesia và Philippines đã đến thăm tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) để hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc từ ngày 31/3 đến ngày 2/4. Động thái này diễn ra sau 2 chuyến công du nước ngoài của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vào tháng 10/2020 và tháng 1/2021 tới khu vực. Cuộc "tấn công" ngoại giao này cũng phù hợp với chính sách của Trung Quốc tiếp cận Đông Nam Á thông qua "ngoại giao vaccine", theo đó, các vaccine ngừa COVID-19 do Trung Quốc sản xuất đã được chuyển đến hầu hết các quốc gia Đông Nam Á.
Việt Nam sẽ đi theo hướng nào?
Các nước ASEAN có các ưu tiên trong chính sách đối ngoại rất khác nhau. Nếu như các quốc gia như Indonesia, Singapore, Brunei, Malaysia được cho là đang cố gắng “tránh lệ thuộc” vào Trung Quốc, thì các quốc gia khác như Lào, Campuchia và Philippines lại đang “lệ thuộc” Trung Quốc rất nhiều, đặc biệt là về kinh tế và nguồn cung cấp vaccine chống COVID-19.
Một quốc gia được đánh giá là có các hoạt động rất “ấn tượng” trong nhiệm kỳ Chủ tịch vừa rồi của ASEAN là Việt Nam. Quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc suốt thời gian vừa qua đã có những đổi thay nhanh chóng. Năm 2020 là năm đánh dấu có nhiều chuyển biến trong quan hệ Việt - Mỹ. Quan hệ Việt - Mỹ đã trở nên nồng ấm rất nhiều, cho dù trước đó, hai quốc gia này là hai cựu thù.
Song song đó, quan hệ Việt - Trung dường như có dấu hiệu “giảm nhiệt”. Mặc dù trong ngôn từ ngoại giao, lãnh đạo hai quốc gia này vẫn luôn nhắc đi nhắc lại các ngôn từ “sáo rỗng”, nhưng quan hệ chính thức giữa hai nước gần như “đóng băng” trong thời gian qua. Từ năm 2020 đến đầu năm nay, Ngoại trưởng Vương Nghị đi thăm nhiều nước ASEAN nhưng không thăm Việt Nam. Việt Nam cũng không nằm trong danh sách các nước được viện trợ vaccine, cho dù Bộ trưởng Y tế Việt Nam có lên tiếng “khẩn cầu” giúp đỡ vaccine từ Trung Quốc.
Yếu tố lớn nhất để chính quyền Việt Nam “bất mãn” trước “người láng giềng 16 chữ vàng, 4 tốt” này chính là tham vọng và các hành xử đầy ngang ngược của Bắc Kinh trên Biển Đông. Đặc biệt sau sự kiện năm 2014, khi Trung Quốc mang hẳn giàn khoan khủng vào trong “sân” của Việt Nam, dư luận Việt Nam sục sôi căm hờn, thì chính quyền Việt Nam bắt đầu thấy cần phải dần “tránh xa” Bắc Kinh.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Nguỵ Phượng Hoà ở Hà Nội hôm 26/4/2021. Hình: Báo Nhân Dân
Dư luận Việt Nam thờ ơ trước chuyến thăm gần đây của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc sang Việt Nam. Một câu hỏi đặt ra là tại sao Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Nguỵ Phượng Hoà sang thăm Việt Nam mà không phải là Ngoại trưởng Vương Nghị? Có lẽ Trung Quốc muốn dùng chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng để “nhắc khéo” phía Việt Nam về sức mạnh của quân đội Trung Quốc. Năm 2017 khi Việt Nam cho phép thăm dò dầu khí tại lô 136-03, Trung Quốc đã đe doạ tấn công quân sự ở Trường Sa, buộc Việt Nam phải huỷ bỏ hoạt động thăm dò này.
Nhiều người hy vọng rằng, các hành vi ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế, nhằm độc chiếm biển Đông của Trung Quốc sẽ khiến Việt Nam chuyển đổi chính sách đối ngoại của mình, theo đó, sẽ dịch chuyển theo hướng tiệm cận hơn với Mỹ và Bộ tứ.
Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, chuyên gia về các vấn đề của Việt Nam và khu vực thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak) tại Singapore cho rằng các thành viên của Bộ tứ đang xem Việt Nam là một đối tác an ninh ngày càng quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh sự cạnh tranh chiến lược giữa họ và Trung Quốc ngày càng tăng.
Còn Derek Grossman, nhà phân tích quốc phòng cao cấp của tập đoàn RAND, nhận định: “Đối với Việt Nam, sự tồn tại của Bộ tứ là điều được mong muốn”. Sở dĩ như vậy là do Việt Nam luôn muốn giải quyết các tranh chấp với Trung Quốc một cách hoà bình và thông qua Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), mà Bộ tứ rõ ràng ủng hộ lập trường đó.
Mặc dù Việt Nam đã cùng New Zealand, Hàn Quốc và một số nước khác tham gia các cuộc họp nhóm trong khuôn khổ “Bộ tứ mở rộng” vào năm 2020 để thảo luận về việc khống chế đại dịch COVID-19 nhưng đây là một chủ đề không liên quan trực tiếp đến Trung Quốc.
Tuy nhiên, cho đến nay, Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì chính sách quốc phòng “4 không”. Chính sách “3 không” trong lĩnh vực quốc phòng, bao gồm: không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống lại nước kia và không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác. Sách Trắng Quốc phòng mới nhất của Việt Nam công bố vào cuối năm 2019 đã thay thế “3 không” bằng “4 không” khi bổ sung nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Điều đó có lẽ sẽ là câu trả lời cho việc Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục cố gắng “đu dây”, chứ không thể hiện rõ quan điểm.
Chuyên gia Grossman nhận định rằng chỉ khi nào phá bỏ chính sách “4 không” thì Việt Nam mới có thể xem xét lại mối quan hệ của mình và liên kết nhiều hơn với Bộ tứ. Và khi đó, Việt Nam mới có thể “đoạn tuyệt” được với Trung Quốc.
Dư luận Việt Nam thờ ơ trước chuyến thăm gần đây của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc sang Việt Nam. Một câu hỏi đặt ra là tại sao Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Nguỵ Phượng Hoà sang thăm Việt Nam mà không phải là Ngoại trưởng Vương Nghị? Có lẽ Trung Quốc muốn dùng chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng để “nhắc khéo” phía Việt Nam về sức mạnh của quân đội Trung Quốc. Năm 2017 khi Việt Nam cho phép thăm dò dầu khí tại lô 136-03, Trung Quốc đã đe doạ tấn công quân sự ở Trường Sa, buộc Việt Nam phải huỷ bỏ hoạt động thăm dò này.
Nhiều người hy vọng rằng, các hành vi ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế, nhằm độc chiếm biển Đông của Trung Quốc sẽ khiến Việt Nam chuyển đổi chính sách đối ngoại của mình, theo đó, sẽ dịch chuyển theo hướng tiệm cận hơn với Mỹ và Bộ tứ.
Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, chuyên gia về các vấn đề của Việt Nam và khu vực thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak) tại Singapore cho rằng các thành viên của Bộ tứ đang xem Việt Nam là một đối tác an ninh ngày càng quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh sự cạnh tranh chiến lược giữa họ và Trung Quốc ngày càng tăng.
Còn Derek Grossman, nhà phân tích quốc phòng cao cấp của tập đoàn RAND, nhận định: “Đối với Việt Nam, sự tồn tại của Bộ tứ là điều được mong muốn”. Sở dĩ như vậy là do Việt Nam luôn muốn giải quyết các tranh chấp với Trung Quốc một cách hoà bình và thông qua Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), mà Bộ tứ rõ ràng ủng hộ lập trường đó.
Mặc dù Việt Nam đã cùng New Zealand, Hàn Quốc và một số nước khác tham gia các cuộc họp nhóm trong khuôn khổ “Bộ tứ mở rộng” vào năm 2020 để thảo luận về việc khống chế đại dịch COVID-19 nhưng đây là một chủ đề không liên quan trực tiếp đến Trung Quốc.
Tuy nhiên, cho đến nay, Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì chính sách quốc phòng “4 không”. Chính sách “3 không” trong lĩnh vực quốc phòng, bao gồm: không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống lại nước kia và không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác. Sách Trắng Quốc phòng mới nhất của Việt Nam công bố vào cuối năm 2019 đã thay thế “3 không” bằng “4 không” khi bổ sung nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Điều đó có lẽ sẽ là câu trả lời cho việc Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục cố gắng “đu dây”, chứ không thể hiện rõ quan điểm.
Chuyên gia Grossman nhận định rằng chỉ khi nào phá bỏ chính sách “4 không” thì Việt Nam mới có thể xem xét lại mối quan hệ của mình và liên kết nhiều hơn với Bộ tứ. Và khi đó, Việt Nam mới có thể “đoạn tuyệt” được với Trung Quốc.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/china-placates-asean-what-path-vn-will-choose-05172021161641.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét