Xin đừng bao biện nữa… Thơ Ơi!
Bùi Công Thuấn - Việc làm thơ, thi thơ là quyền của tác giả. Việc đọc thơ và bày tỏ thái độ là quyền của người đọc. Thế nên chúng ta không đặt vấn đề về tác giả Tòng Văn Hân và bài thơ “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” của ông. Nhưng tất cả những nhà thơ, những người yêu thơ đều hết sức phẫn nộ về việc báo Văn nghệ trao giải cho bài thơ “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” của tác giả Tòng Văn Hân, bởi đó là một sự xúc phạm Thơ và là một sự xỉ nhục với nhà thơ. Báo Văn nghệ đã trao giải cho một “bài thơ” không phải là thơ.MẸ TÔI CHỬI KẺ TRỘM
Những lần gà nhà tôi bị mất
Mẹ tôi chửi:
-Cái đứa trộm gà ơi
Ta cầu mong cho ngươi
Nuôi được gà đầy đàn
Lứa này tiếp lứa khác
Có nhiều gà nhất bản
Có nhiều gà nhất mường!
Những lần lợn con nhà tôi bị mất
Có nhiều gà nhất bản
Có nhiều gà nhất mường!
Những lần lợn con nhà tôi bị mất
Mẹ tôi chửi:
-Đứa nào trộm lợn nhà tôi
Thì hãy có nhiều lợn
Đàn tiếp đàn núc ních
-Đứa nào trộm lợn nhà tôi
Thì hãy có nhiều lợn
Đàn tiếp đàn núc ních
Lứa tiếp lứa không ngừng
Bán được nhiều tiền nhé!
Từ thuở bé đến giờ
Hễ nhà mình mất gà mất lợn
Tôi đều nghe thấy mẹ tôi chửi như thế
Cầu mong cho kẻ trộm kia khá giả
Không bao giờ đến nhà tôi ăn trộm nữa.
Tôi là đứa con gái dưới mức bình thường
Nhan sắc không bằng đám bạn
Khéo léo không bằng người ta
Thế mà có hẳn bốn nhà
Muốn được tôi làm con dâu của họ.
Xin hãy so sánh bài này với “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiền Duật đạt giải báo Văn Nghệ 1969 thì rõ bài này có phải là thơ hay không.
Đây là lời nhận xét của Hội đồng chung khảo: “…bài Mẹ tôi chửi kẻ trộm của tác giả Tòng Văn Hân, có cái ngô nghê, thật thà của một người miền núi, nhưng qua đó lại là hình ảnh rất đẹp về con người nói chung mà chỉ tư duy của người miền núi mới có được. Về sâu xa, chửi này là chửi có tính triết lý. Nguồn gốc của bài thơ bắt đầu là sự đói kém, nhưng nhân văn, cao thượng vô cùng. Gốc của nó không phải đánh kẻ trộm, hay hình sự hóa vấn đề, mà là phải xóa tận gốc đói nghèo. Phải trả cho đời sống sự lương thiện… Tứ thơ và tư duy đó dễ gây thiện cảm cho người đọc... “ (http://baovannghe.com.vn/chuc-mung-cac-tac-gia-doat-giai-cuoc-thi-tho-2019-2020-tren-bao-van-nghe-22674.html)
Tôi cho rằng những nhận xét trên chỉ là bao biện và mù lòa về thơ.
Có một sự lầm lẫn hết sức “ngô nghê”. Xin đọc: “Mẹ tôi chửi kẻ trộm của tác giả Tòng Văn Hân, có cái ngô nghê, thật thà của một người miền núi”. Nghĩa là trao giải cho “cái ngô nghê thật thà của người miền núi”, không phải trao giải cho bài thơ hay. Thơ “ngô nghê” thì sao có thể trao giải được!
Và đây là cách đọc thơ của Hội đồng chung khảo: “tán”thơ. “Về sâu xa, chửi này là chửi có tính triết lý. Nguồn gốc của bài thơ bắt đầu là sự đói kém, nhưng nhân văn, cao thượng vô cùng”. Bài thơ này chẳng có gì là “triết lý hay nhân văn, cao thượng” gì cả. Nói chuyện “triết lý, nhân văn” với kẻ trộm cắp thì thật là ấu trĩ.
Và một sự áp đặt cái bên ngoài vào “bài thơ” không thể chấp nhận được: “Gốc của nó… là phải xóa tận gốc đói nghèo”.Trong bài thơ, không có một chi tiết nào về sự đói nghèo. Trái lại bài thơ còn phản ánh sự giàu có của bản mường. Xin đọc: “Có nhiều gà nhất mường!Thì hãy có nhiều lợn/ Đàn tiếp đàn núc ních/ Lứa tiếp lứa không ngừng/ Bán được nhiều tiền nhé!”
Giá trị thực của “bài thơ”Mẹ tôi chửi kẻ trộm là gì ?
Bài này thuộc trường phái “Thơ con cóc” lưu truyền trong dân gian (Con cóc trong hang/ con cóc nhảy ra/ Con cóc nhảy ra/ con cóc ngồi đó/ Con cóc ngồi đó/ con cóc nhảy đi).
Nghĩa là văn bản thơ chỉ có nghĩa thông tin, không có nghĩa tư tưởng-nghệ thuật. Xin đọc
“Những lần gà nhà tôi bị mất/ Mẹ tôi chửi:-Cái đứa trộm gà ơi/ Ta cầu mong cho ngươi…Những lần lợn con nhà tôi bị mất/ Mẹ tôi chửi:-Đứa nào trộm lợn nhà tôi..”.
Xin hội đồng chung khảo hãy chỉ ra đây có phải là ngôn ngữ thơ, ngôn ngữ hình tượng có tính tư tưởng - thẩm mỹ không, hay đây chỉ là ngôn ngữ thông tin tường minh vô cảm? Thơ là nghệ thuật kỳ diệu bậc nhất của ngôn ngữ. Ngôn ngữ của “bài thơ” này không phải là ngôn ngữ thơ.
Nội dung của bài thơ này chỉ nói chuyện mất gà, mất lợn. Đó là một tệ nạn trong xã hội đã có từ bao đời. Nội dung này không có gì là sáng tạo, mới lạ. Thiếu sáng tạo, thiếu sự mới lạ thì sao gọi là nghệ thuật được. Kẻ thù đang lăm le xâm lược ngoài biển Đông kia, sao người làm thơ không đặt trái tim mình nơi ấy mà thổi bùng ngọn lửa yêu nước của cả dân tộc này lên. Bọn tham nhũng bỏ túi nhiều ngàn tỷ (không phải ăn cắp gà cắp lợn) đang làm nghèo đất nước này, sao người làm thơ không “chở đạo… đâm gian”? Hai năm nay, dịch Covid hoành hành làm hơn hai triệu người chết, cả nhân loại lao đao sao người làm thơ lại vô cảm trước nỗi đau của nhân lọai như vậy! Chuyện mất gà, mất lợn của một cá nhân chỉ là chuyện vặt, chẳng “điển hình” cho cái gì, chẳng nêu ra và đặt được vấn đề gì, chẳng có “triết lý, nhân văn”gì, Thơ như thế làm gì có giá trị mà trao giải?
Việc người mẹ chửi có đáng trao giải không?
Thử so sánh: Chị Út Tịch trong Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi. Chị đánh giặc giỏi, được thưởng một cây súng cạc-bin và 15 mét vải. Trong khi chị đi đánh giặc, vải để nhà bị mất, không biết ai lấy. Chị chỉ nói với con: "Thôi con à, mình đứt ruột lại còn có người ruột đứt hơn mình, cho người“. Chị đã không chửi mà còn dạy con đạo lý: “thương người như thể thương thân”. Đó chính là tầm lòng nhân hậu và là thái độ rất nhân văn.
Trái lại, người mẹ trong bài thơ không chửi một lần, mà chửi nhiều lần. Chửi là hành động dùng ngôn ngữ xỉ nhục người khác, giày đạp danh dự, nhân cách người khác xuống đống dơ. Chửi là như thế, sao là “chửi nhân văn” được!
Bây giờ hãy nghe cách chửi của người mẹ. “Những lần gà nhà tôi bị mất/ Mẹ tôi chửi: -Cái đứa trộm gà ơi/ Ta cầu mong cho ngươi/ Nuôi được gà đầy đàn…Những lần lợn con nhà tôi bị mất/ Mẹ tôi chửi:-Đứa nào trộm lợn nhà tôi/ Thì hãy có nhiều lợn”.
Xin đừng ngây thơ hiểu rằng người mẹ này thực lòng cầu mong cho tên trộm giàu có để đừng ăm trộm nữa. Đó là các nói ngược, đúng ra đó là một sự rủa sả bằng cách nói tưởng như là “nhân hậu”. Thử đọc bài thơ về câu đối tết của Trần Tế Xương. Nhà thơ viết câu đối vào giấy dán ngay lên cột và hỏi vợ, mong một lời khen:
Hỏi mẹ mày rằng dốt hay hay?
Rằng hay thì thực là hay,
Chẳng hay sao lại đỗ ngay tú tài!
Xưa nay em vẫn chịu ngài...
Rõ ràng là “bà Tú” khen và phục tài nhà thơ. Nhưng thực ra là một sự mỉa mai thâm thúy. Cách chửi của người mẹ trong “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” cũng là cách nói ngược như thế. Nó nặng hơn cách chửi trực tiếp nhiều. Tôi gọi đó là sự rủa sả. Chẳng lẽ sự rủa sả lại là nhân văn và triết lý.
Để rõ hơn về cách nói ngược (cách nói phản nghĩa), xin đọc những dòng Nguyễn Ái Quốc miêu tả bọn mật thám Pháp theo dõi ở Paris: “ Bất cứ tôi đi đâu, là có người nhìn tôi, ganh tị tôi, mỉm cười với tôi, tán tụng tôi, đi theo tôi… Đó là những người phục vụ thầm kín, rụt rè, vô tư và hết sức tận tuỵ…”(Vi Hành). Không phải Nguyễn Ái Quốc khen bọn mật thám, mà phải hiểu ngược lại. Nguyễn Ái Quốc tố cáo chính phủ Pháp đàn áp người Việt Nam yêu nước ở Pháp bằng cách cho mật thám theo dõi sát sao.
Như vậy, người mẹ trong “bài thơ” đã chửi rất “thâm”. Đến nỗi Hội đồng chung khảo đã không có khả năng hiểu, đến nỗi Hội đồng chung khảo còn tôn vinh việc chửi của bà ta là rất nhân văn! Cao thượng vô cùng!
Tóm lại, Hội đồng chung khảo đã gán cho “bài thơ” những nội dung, tư tưởng quá to tát ngoài sức tưởng tượng của tác giả và của người đọc, để từ đó tự bịt mắt mình mà trao giải cho một “bài thơ con cóc”, đó là lý do tại sao cộng đồng những người yêu thơ ca phẫn nộ.
Xin thưa, báo Văn nghệ là bộ mặt của Hội Nhà văn Việt Nam (của hơn 1000 hội viên). Giải thi Thơ của Báo Văn nghệ không chỉ là giải của Hội Nhà văn mà còn là bộ mặt thơ ca Việt Nam đương đại. Việc trao giải cần dựa vào những tiêu chí tư tưởng và nghệ thuật chuẩn để tìm những tài năng những tác phẩm đỉnh cao (không phải là thứ làng nhàng của người tập tọng cầm bút ). Việc trao giải không phải là đặc quyền của hội đồng chung khảo hay là sự ban phát ân huệ của Ban tổ chức.
Người đọc có thể hiều lý do tại sao các giải thưởng của Hội Nhà văn bị “mất giá’ là vì việc trao giải như thế này.
Ngày 11/4/2021
___________________
Ghi chú
Ban chung khảo cuộc thi thơ đã vinh danh “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” gồm các ông: Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Bình Phương, Khuất Quang Thụy và Nguyễn Đức Mậu.
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 12-4-21
Khéo léo không bằng người ta
Thế mà có hẳn bốn nhà
Muốn được tôi làm con dâu của họ.
Xin hãy so sánh bài này với “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiền Duật đạt giải báo Văn Nghệ 1969 thì rõ bài này có phải là thơ hay không.
Đây là lời nhận xét của Hội đồng chung khảo: “…bài Mẹ tôi chửi kẻ trộm của tác giả Tòng Văn Hân, có cái ngô nghê, thật thà của một người miền núi, nhưng qua đó lại là hình ảnh rất đẹp về con người nói chung mà chỉ tư duy của người miền núi mới có được. Về sâu xa, chửi này là chửi có tính triết lý. Nguồn gốc của bài thơ bắt đầu là sự đói kém, nhưng nhân văn, cao thượng vô cùng. Gốc của nó không phải đánh kẻ trộm, hay hình sự hóa vấn đề, mà là phải xóa tận gốc đói nghèo. Phải trả cho đời sống sự lương thiện… Tứ thơ và tư duy đó dễ gây thiện cảm cho người đọc... “ (http://baovannghe.com.vn/chuc-mung-cac-tac-gia-doat-giai-cuoc-thi-tho-2019-2020-tren-bao-van-nghe-22674.html)
Tôi cho rằng những nhận xét trên chỉ là bao biện và mù lòa về thơ.
Có một sự lầm lẫn hết sức “ngô nghê”. Xin đọc: “Mẹ tôi chửi kẻ trộm của tác giả Tòng Văn Hân, có cái ngô nghê, thật thà của một người miền núi”. Nghĩa là trao giải cho “cái ngô nghê thật thà của người miền núi”, không phải trao giải cho bài thơ hay. Thơ “ngô nghê” thì sao có thể trao giải được!
Và đây là cách đọc thơ của Hội đồng chung khảo: “tán”thơ. “Về sâu xa, chửi này là chửi có tính triết lý. Nguồn gốc của bài thơ bắt đầu là sự đói kém, nhưng nhân văn, cao thượng vô cùng”. Bài thơ này chẳng có gì là “triết lý hay nhân văn, cao thượng” gì cả. Nói chuyện “triết lý, nhân văn” với kẻ trộm cắp thì thật là ấu trĩ.
Và một sự áp đặt cái bên ngoài vào “bài thơ” không thể chấp nhận được: “Gốc của nó… là phải xóa tận gốc đói nghèo”.Trong bài thơ, không có một chi tiết nào về sự đói nghèo. Trái lại bài thơ còn phản ánh sự giàu có của bản mường. Xin đọc: “Có nhiều gà nhất mường!Thì hãy có nhiều lợn/ Đàn tiếp đàn núc ních/ Lứa tiếp lứa không ngừng/ Bán được nhiều tiền nhé!”
Giá trị thực của “bài thơ”Mẹ tôi chửi kẻ trộm là gì ?
Bài này thuộc trường phái “Thơ con cóc” lưu truyền trong dân gian (Con cóc trong hang/ con cóc nhảy ra/ Con cóc nhảy ra/ con cóc ngồi đó/ Con cóc ngồi đó/ con cóc nhảy đi).
Nghĩa là văn bản thơ chỉ có nghĩa thông tin, không có nghĩa tư tưởng-nghệ thuật. Xin đọc
“Những lần gà nhà tôi bị mất/ Mẹ tôi chửi:-Cái đứa trộm gà ơi/ Ta cầu mong cho ngươi…Những lần lợn con nhà tôi bị mất/ Mẹ tôi chửi:-Đứa nào trộm lợn nhà tôi..”.
Xin hội đồng chung khảo hãy chỉ ra đây có phải là ngôn ngữ thơ, ngôn ngữ hình tượng có tính tư tưởng - thẩm mỹ không, hay đây chỉ là ngôn ngữ thông tin tường minh vô cảm? Thơ là nghệ thuật kỳ diệu bậc nhất của ngôn ngữ. Ngôn ngữ của “bài thơ” này không phải là ngôn ngữ thơ.
Nội dung của bài thơ này chỉ nói chuyện mất gà, mất lợn. Đó là một tệ nạn trong xã hội đã có từ bao đời. Nội dung này không có gì là sáng tạo, mới lạ. Thiếu sáng tạo, thiếu sự mới lạ thì sao gọi là nghệ thuật được. Kẻ thù đang lăm le xâm lược ngoài biển Đông kia, sao người làm thơ không đặt trái tim mình nơi ấy mà thổi bùng ngọn lửa yêu nước của cả dân tộc này lên. Bọn tham nhũng bỏ túi nhiều ngàn tỷ (không phải ăn cắp gà cắp lợn) đang làm nghèo đất nước này, sao người làm thơ không “chở đạo… đâm gian”? Hai năm nay, dịch Covid hoành hành làm hơn hai triệu người chết, cả nhân loại lao đao sao người làm thơ lại vô cảm trước nỗi đau của nhân lọai như vậy! Chuyện mất gà, mất lợn của một cá nhân chỉ là chuyện vặt, chẳng “điển hình” cho cái gì, chẳng nêu ra và đặt được vấn đề gì, chẳng có “triết lý, nhân văn”gì, Thơ như thế làm gì có giá trị mà trao giải?
Việc người mẹ chửi có đáng trao giải không?
Thử so sánh: Chị Út Tịch trong Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi. Chị đánh giặc giỏi, được thưởng một cây súng cạc-bin và 15 mét vải. Trong khi chị đi đánh giặc, vải để nhà bị mất, không biết ai lấy. Chị chỉ nói với con: "Thôi con à, mình đứt ruột lại còn có người ruột đứt hơn mình, cho người“. Chị đã không chửi mà còn dạy con đạo lý: “thương người như thể thương thân”. Đó chính là tầm lòng nhân hậu và là thái độ rất nhân văn.
Trái lại, người mẹ trong bài thơ không chửi một lần, mà chửi nhiều lần. Chửi là hành động dùng ngôn ngữ xỉ nhục người khác, giày đạp danh dự, nhân cách người khác xuống đống dơ. Chửi là như thế, sao là “chửi nhân văn” được!
Bây giờ hãy nghe cách chửi của người mẹ. “Những lần gà nhà tôi bị mất/ Mẹ tôi chửi: -Cái đứa trộm gà ơi/ Ta cầu mong cho ngươi/ Nuôi được gà đầy đàn…Những lần lợn con nhà tôi bị mất/ Mẹ tôi chửi:-Đứa nào trộm lợn nhà tôi/ Thì hãy có nhiều lợn”.
Xin đừng ngây thơ hiểu rằng người mẹ này thực lòng cầu mong cho tên trộm giàu có để đừng ăm trộm nữa. Đó là các nói ngược, đúng ra đó là một sự rủa sả bằng cách nói tưởng như là “nhân hậu”. Thử đọc bài thơ về câu đối tết của Trần Tế Xương. Nhà thơ viết câu đối vào giấy dán ngay lên cột và hỏi vợ, mong một lời khen:
Hỏi mẹ mày rằng dốt hay hay?
Rằng hay thì thực là hay,
Chẳng hay sao lại đỗ ngay tú tài!
Xưa nay em vẫn chịu ngài...
Rõ ràng là “bà Tú” khen và phục tài nhà thơ. Nhưng thực ra là một sự mỉa mai thâm thúy. Cách chửi của người mẹ trong “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” cũng là cách nói ngược như thế. Nó nặng hơn cách chửi trực tiếp nhiều. Tôi gọi đó là sự rủa sả. Chẳng lẽ sự rủa sả lại là nhân văn và triết lý.
Để rõ hơn về cách nói ngược (cách nói phản nghĩa), xin đọc những dòng Nguyễn Ái Quốc miêu tả bọn mật thám Pháp theo dõi ở Paris: “ Bất cứ tôi đi đâu, là có người nhìn tôi, ganh tị tôi, mỉm cười với tôi, tán tụng tôi, đi theo tôi… Đó là những người phục vụ thầm kín, rụt rè, vô tư và hết sức tận tuỵ…”(Vi Hành). Không phải Nguyễn Ái Quốc khen bọn mật thám, mà phải hiểu ngược lại. Nguyễn Ái Quốc tố cáo chính phủ Pháp đàn áp người Việt Nam yêu nước ở Pháp bằng cách cho mật thám theo dõi sát sao.
Như vậy, người mẹ trong “bài thơ” đã chửi rất “thâm”. Đến nỗi Hội đồng chung khảo đã không có khả năng hiểu, đến nỗi Hội đồng chung khảo còn tôn vinh việc chửi của bà ta là rất nhân văn! Cao thượng vô cùng!
Tóm lại, Hội đồng chung khảo đã gán cho “bài thơ” những nội dung, tư tưởng quá to tát ngoài sức tưởng tượng của tác giả và của người đọc, để từ đó tự bịt mắt mình mà trao giải cho một “bài thơ con cóc”, đó là lý do tại sao cộng đồng những người yêu thơ ca phẫn nộ.
Xin thưa, báo Văn nghệ là bộ mặt của Hội Nhà văn Việt Nam (của hơn 1000 hội viên). Giải thi Thơ của Báo Văn nghệ không chỉ là giải của Hội Nhà văn mà còn là bộ mặt thơ ca Việt Nam đương đại. Việc trao giải cần dựa vào những tiêu chí tư tưởng và nghệ thuật chuẩn để tìm những tài năng những tác phẩm đỉnh cao (không phải là thứ làng nhàng của người tập tọng cầm bút ). Việc trao giải không phải là đặc quyền của hội đồng chung khảo hay là sự ban phát ân huệ của Ban tổ chức.
Người đọc có thể hiều lý do tại sao các giải thưởng của Hội Nhà văn bị “mất giá’ là vì việc trao giải như thế này.
Ngày 11/4/2021
___________________
Ghi chú
Ban chung khảo cuộc thi thơ đã vinh danh “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” gồm các ông: Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Bình Phương, Khuất Quang Thụy và Nguyễn Đức Mậu.
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 12-4-21
http://www.viet-studies.net/BuiCongThuan_GiaiThuongTho.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét