Thứ Hai, 19 tháng 4, 2021

'Định luật cái bánh': Đừng há miệng chờ sung

Nguyên lý hay tiên đề là giả thuyết được công nhận và được dùng làm khởi điểm để từ đó xây dựng lên các ngành khoa học khác nhau. Tiên đề là những điều được thừa nhận nhưng không thể chứng minh. Nếu các tiên đề, giả thuyết thay đổi thì ngành khoa học đó không còn tồn tại nữa. Ví dụ nhà toán học cổ đại Euclid (khoảng năm 300 trước Công nguyên ở Syria) đã xây dựng hình học mang tên ông dựa trên 5 tiên đề, trong đó tiên đề thứ 5 diễn đạt nôm la là "tổng các góc trong một tam giác bằng 180 độ". Khi Riemann thay tiên đề 5 bằng tiên đề "tổng các góc trong một tam giác nhỏ hơn 180 độ", ông có hình học "Hyperbolic" mang tên ông. Ngược lại, Lobachevsky sử dụng tiên đề "tổng các góc trong một tam giác lớn hơn 180 độ", ông có hình học "Elliptic" cũng mang tên ông. Cả ba loại hình học này đều được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Trong kinh tế, nguyên lý chính là tiên đề. Kinh tế gia G. Mankiw tổng kết lại thành 10 nguyên lý làm cơ sở để xây dựng ngành kinh tế học, trong đó nguyên lý đầu tiên và quan trọng nhất là "Con người đối mặt với sự đánh đổi", “Chẳng có gì là cho không cả”. Bài dưới đây là minh họa cho nguyên lý đó. Mỗi lớp kinh tế tôi dạy, tôi đều bắt đầu từ nguyên lý này, để sinh viên nhận thức được muốn có tiền, có tình, có học, có chức, có quyền... đều phải bắt đầu bằng lao động.
Image result for riemann geometry
'Định luật cái bánh': Đừng há miệng chờ sung
Ai cũng đã từng mơ tưởng tới một ngày sẽ có một việc may mắn nào đó từ trên trời rơi xuống với mình, nhưng nếu nó thực sự xảy ra thì chưa chắc đã may mắn, có thể nó còn là tai họa. Trên đời có rất nhiều cám dỗ, và chỉ những ai hiểu được “định luật chiếc bánh”, tĩnh tâm và có con mắt sáng suốt mới có thể kiểm soát được cuộc sống của chính mình.

Có một câu chuyện cười thế này:
Một cặp vợ chồng nhặt được hai tấm vé xem phim trước cửa nhà, không biết ai đã đánh rơi ở đó. Họ nghĩ chỉ là hai tấm vé và dù sao cũng không có ai tới nhận nên họ đã mang vé đi xem phim. Ai ngờ sau khi họ đi xem phim trở về thì bàng hoàng thấy đồ đạc trong nhà bị khoắng sạch. Tên trộm còn để lại mảnh giấy với lời nhắn: Giờ thì đã biết ai mời ông bà đi xem phim rồi đúng không?

Mặc dù câu chuyện rất hài hước, nhưng nó đã minh họa cho một lý thuyết xã hội học nổi tiếng: định luật chiếc bánh.

Nó có nghĩa là: Khi chiếc bánh từ trên trời rơi xuống, nhất định sẽ có một cái bẫy đang chờ sẵn bạn trên mặt đất.

Ai cũng đã từng mơ tưởng tới một ngày sẽ có một việc may mắn nào đó từ trên trời rơi xuống với mình, nhưng nếu nó thực sự xảy ra thì chưa chắc đã may mắn, có thể nó còn là tai họa.

Nó giống như một ngư dân đi câu cá, anh ta phải dùng mồi tươi để quấn quanh lưỡi câu.

Những người đi săn phải đặt những món ăn ngon và hấp dẫn vào bẫy. Đằng sau “miếng bánh” đáng thèm muốn, có thể có cả một âm mưu hoặc một cái bẫy.

Trên đời có rất nhiều cám dỗ, và chỉ những ai hiểu được “định luật chiếc bánh”, tĩnh tâm và có con mắt sáng suốt mới có thể kiểm soát được cuộc sống của chính mình.

Trên đời không có bữa trưa miễn phí


“Cái lợi tự dưng tới không thể chiếm, dù chỉ là một cái lợi nhỏ nhưng đằng sau nó đều là những cái bẫy”. Đây là bài học kinh nghiệm mà một người bạn văn thơ của tôi mới có được.

Một lần, người bạn văn thơ đến một trung tâm mua sắm gần đó. Một cô gái bước đến và mời cô trải nghiệm dịch vụ làm đẹp da mặt miễn phí, nói rằng thẩm mỹ viện của họ đang có chương trình khuyến mãi.

Người bạn văn thơ đó nghĩ, dù sao cũng không mất tiền, tại sao lại không làm? Vì vậy, cô đã đi vào. Kết quả sau khi kết thúc liệu trình làm đẹp, cô gái yêu cầu cô trả 18 đô la. Cô ngạc nhiên hỏi: "Không phải miễn phí sao?"

Cô gái thẳng thắn nói: "Dịch vụ miễn phí, còn sản phẩm, dụng cụ thì phải do chị mua. Nếu không, để chị dùng đồ người khác đã dùng rồi thì sợ là chị sẽ không hài lòng?"

Cô nhìn vào miếng bọt rửa mặt và túi sữa rửa mặt nhỏ xíu mà cô đã dùng, và đột nhiên cảm thấy bất lực, không còn lựa chọn nào khác là phải trả tiền.

Vậy nên các cụ trong gia tộc tôi vẫn thường dạy con cháu: Thế gian không có cái lợi nào tự dưng mà chiếm được; tham thì thâm. Vì tham lợi chắc chắn sẽ chịu thiệt lớn. 

Cũng như không có tình yêu mà không có lý do, trên đời không có bữa trưa miễn phí.

Vài ngày trước, cô Vân ở cùng khu phố với tôi đã mắc cú lừa lớn.

Cô nhìn thấy thông báo "Du lịch đảo nghỉ mát 300.000 đồng" trên tờ rơi của một công ty du lịch và bị thu hút, mặc dù ai đó đã nhắc nhở cô:

"Làm sao có chuyện tốt như vậy được, 300.000 không đủ cho chuyến đi du lịch một ngày ở thành phố này, sao có thể có được chuyến đi bảy ngày?"

Cuối cùng, cô vẫn không nghe theo lời khuyên mà vẫn đi với công ty du lịch đó.

Kết quả là cô chịu áp lực buộc phải mua sắm hay thanh toán nhiều khoản phí bắt buộc bên ngoài, và tiêu mất hơn 20 triệu đồng.

Có câu nói tổng kết khá hay: không có cái bánh nào từ trên trời rơi xuống, có rơi cũng phải kèm theo một tảng đá làm bạn vỡ đầu.

Vì vậy, dù có chiếc bánh từ trên trời rơi xuống nhưng người bị rơi trúng chắc chắn không phải là người may mắn mà có khi còn phải trả giá đắt.

Cám dỗ của đồng tiền


Gần đây trên mạng có một chuyện người thật việc thật:

Có một cô gái 18 tuổi được một người đàn ông 44 tuổi làm quen, người đàn ông này tự xưng là ông chủ giàu có và có thể cung cấp cho cô gái 100 triệu đồng mỗi tháng để cô thoải mái ăn tiêu. Cô cũng thoáng thấy ông ta mang theo một bọc tiền.

Lần đầu tiên cô gái được một người giàu có như vậy quan tâm, cô vui mừng khôn xiết, ngay trong đêm gặp gỡ đó đã sung sướng ăn nằm với ông ta.

Sau đó, người đàn ông để lại chiếc túi chứa 100 triệu đồng và bỏ đi.

Nhưng khi cô gái mở chiếc túi ra, cô thấy nó chứa đầy tiền âm phủ. Cô gái lo lắng và chọn cách gọi cảnh sát.

Sự việc này đã trở thành trò cười để mọi người bàn tán, nói rằng cô gái này bị tiền mê hoặc, cho dù người đàn ông này có hứng thú với mình và định chi 100 triệu đồng thì cũng không mang theo nhiều tiền mặt như vậy.

Không sai, thủ đoạn của những kẻ lừa gạt dù không cao tay nhưng vẫn luôn có một số người bị lừa.

Cô gái trên không kiềm chế được sự cám dỗ của đồng tiền, chấp nhận chiếc bánh do kẻ lừa gạt vẽ ra, vì nghĩ rằng kẻ bên cạnh mình là người rất giàu có nên mới dễ bị lừa như thế.

Và điều chúng ta khó có thể cự tuyệt không chỉ là sự mê hoặc của chính bản thân cái cám dỗ đó, mà còn là cám dỗ của tâm lý cầu may.

Tâm lý cầu may

Có một bà lão người Pháp. Khi bà ở tuổi 80, bà muốn tìm một người để ký thỏa thuận rằng, trong suốt quãng đời còn lại của bà, nếu ai đó sẵn sàng trả cho bà 1500 Euro mỗi tháng sinh hoạt phí thì sau khi bà qua đời, mọi bất động sản của bà ấy sẽ thuộc về người đó.

Một vị luật sư sau biết tin này cảm thấy đây quả là hợp đồng đơn giản và có lợi. Ông ấy nghĩ bà lão này đã già và yếu rồi, chỉ có thể sống tối đa vài năm, việc bà ra đi chỉ một sớm một chiều.

Không ngờ, khoản sinh hoạt phí mà luật sư phải trả là 30 năm, bà cụ sống qua 110 tuổi và khi vị luật sư qua đời thì bà cụ vẫn sống.

Bài học rút ra là: Đừng mưu cầu phúc không phải của mình, đừng tham lam thứ có được vô duyên vô cớ.

Ở đời luôn có nhân quả tiềm ẩn, cái gì không phải của mình thì muốn cầu cũng cầu không được, không có phúc thì có vắt óc tính toán cũng chỉ hao phí công sức.

Sau cái bánh là cái bẫy


Nếu một người không hiểu biết sâu sắc và chỉ tập trung vào miếng bánh ngon trước mặt, họ thường sẽ mất khả năng phát hiện ra những cái bẫy phía sau.

Những người thông minh đều biết rằng những bữa trưa miễn phí thường ẩn chứa những ý đồ bất chính và những lợi ích vô cớ đều là mồi nhử để đạt được mục tiêu của họ.

Trên đời, không có quá nhiều điều tốt đẹp tự dưng tới, và bản chất con người luôn chạy theo cái lợi và tránh cái hại.

Đôi khi cái gọi là người tốt chỉ dùng để chỉ những người có ích cho bản thân mà thội.

Người xưa nói: Thế gian náo nhiệt, chỉ có lợi mới lai vãng. Lợi ích trước mắt có thể khảo nghiệm nhân tính tốt nhất.

Vì vậy, trước những trao đổi bất bình đẳng về lợi ích và những mối quan hệ xã hội mơ hồ, chúng ta phải luôn mở rộng tầm mắt và xếp đặt tâm thái cho chính.

Thường thì sự lựa chọn cám dỗ nhất không phải là cơ hội mà Thượng đế ban cho bạn, mà là sự thử thách do ma quỷ dành cho bạn.

Vì vậy, trước miếng bánh từ trên trời rơi xuống, nhất định cần suy nghĩ cho kỹ.

Vua dầu mỏ Rockefeller đã nói: Mọi thứ trên đời đều có thể xảy ra, nhưng không có chuyện không làm mà hưởng.

Nhưng nhiều người vẫn có tâm lý cầu may, mơ tưởng vào những điều tốt đẹp nào đó từ trên trời rơi xuống, để rồi ham rẻ, đi đường tắt.

Không ngờ, nhặt cái rẻ nhất cũng là cái đắt nhất, trên đời không có đường tắt.

Bạn càng nỗ lực, bạn càng may mắn.

Cái gọi là một phần làm việc chăm chỉ, một phần thu hoạch, muốn có được thì phải bỏ công sức, chỉ cần âm thầm nỗ lực thì mới có chuyện tốt.

Đừng mong đợi những điều may mắn bất ngờ, thực tế chính là cuộc sống.

Với những nỗ lực nghiêm túc trong hiện tại, chúng ta hoàn toàn có thể tận hưởng một tương lai thuận buồm xuôi gió.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét