Tại sao cần phê phán thói hư tật xấu của người Việt ?
FB Thái Hạo - Con người là sản phẩm của hoàn cảnh, mà cái hoàn cảnh tác động trực tiếp nhất, dữ dội nhất và tàn khốc nhất chính là “hoàn cảnh chính trị” của một quốc gia. Phan Châu Trinh nói, dân mà sống trong một xã hội chuyên chế thì không còn biết gì là đạo đức nữa. Không những không sinh sôi mà còn hủy diệt hết cả phẩm giá và nhân tính. Khốn khổ thay, nước Việt Nam ta đã chịu cái họa chuyên chế trải suốt một ngàn năm qua. Thử hỏi có thứ nhân phẩm nào mà không bị hủy diệt?Giờ phải làm sao? Thì thay đổi cái “hoàn cảnh” ấy đi, trải vài thế hệ thì “tính người” sẽ hồi sinh. Chắc chắn là như thế. Nhưng vấn đề là thay đổi bằng cách nào? Chờ mong những kẻ đang cai trị ban ơn mưa móc ư? Không bao giờ có chuyện ấy.
Bản tính của con người là tư hữu và tập quyền. Một khi người ta đã nhóm lại với nhau để làm thành một lực lượng cai trị thì mỗi cá nhân trong cái tập đoàn ấy lại chịu sự chế ngự của toàn bộ hệ thống. Lúc này là 2 lần nô lệ: nô lệ của lòng tham và nô lệ bởi tập thể. Một cá nhân (trong tập đoàn cai trị) nếu vì thức tỉnh lương tâm và muốn “cải cách” thì lập tức sẽ bị cái bộ máy ấy nghiền nát, dù cá nhân ấy có là vua đi nữa. J.S.Mill gọi đó là “sức ỳ của bộ máy quan liêu”. Nó không thể tự thay đổi.
Vậy giờ phải giúp / khiến / buộc nó phải thay đổi. Nhưng ai sẽ làm cái công việc ấy, nếu không phải là chính những kẻ bị trị? Nhưng nó phải được đi bằng một cách thức rất dễ gây nóng ruột: khai dân trí. Đây là con đường “từ dưới lên”, con đường khả dĩ nhất, “lành mạnh” nhất và ổn định, bền vững nhất.
Vậy khai dân trí là khai cái gì? Có hai thứ: một là gieo ánh sáng vào đầu óc, tức mang các giá trị tiến bộ, phổ quát mà đánh thức; hai là chỉ ra cái ngu dốt tệ lậu của con người. Cả hai cùng phải làm song song, nhưng cái thứ 2 cần được nhấn mạnh và ưu tiên hơn. Vì sao? Vì đối với một dân chúng đã bị chuyên chế hàng ngàn năm lịch sử, mọi tính tình dường đã hư hoại thì trước khi gieo một hạt giống tốt lành, phải cải tạo đất cái đã.
Người ta sẽ không bao giờ thấy cần phải thay đổi gì cả nếu không tự thấy cái xấu cái ác của chính mình. Giác ngộ đầu tiên phải là giác ngộ về sự vô minh u tối của bản thân. Không thức nhận được điều này thì con người sẽ như một cỗ máy han rỉ, nằm đợi hóa bùn. Con người vốn thỏa mãn theo những cấp độ nhận thức của nó. Một kẻ đói khát thì chỉ muốn được ăn là thấy đủ; một người thấy mình bị khinh rẻ thì sẽ bảo vệ nhân phẩm; một kẻ ý thức về giá trị của tự do thì sẽ tranh đấu cho tự do… Nhu cầu càng lớn chứng tỏ dân trí càng cao; và ngược lại, nhu cầu thấp thỏi chứng tỏ nó càng gần với loài vật.
Chỉ ra và phê phán sự thấp kém của tinh thần, như thế, là điều tối quan trọng để thúc đẩy mỗi cá nhân tự vượt lên chính mình mà hoàn thiện bản thân. Tư duy là con đường một chiều và không có vé khứ hồi. Nếu lỡ đã thức tỉnh rồi thì khó mà quay lại để sống một cuộc đời sát đất được nữa.
Khi người ta “ngu dân” bằng những cách ru ngủ cả một cộng đồng trong những sự thỏa mãn tầm thường, thì mỗi người có hiểu biết phải có trách nhiệm thức tỉnh cái cộng đồng ấy hướng tới những giá trị cao cả hơn.
Cái này không phải là “chửi dân” như nhiều người hay gán ghép. Đó là tinh thần “phê phán” theo nghĩa tìm kiếm và phơi bày sự thật. Nó xuất phát từ tình yêu và khát vọng thay đổi cho cả một dân tộc. Các nhà cách mạng bất bạo động kiệt xuất của nhân loại cũng đều làm thế. Nếu có người Việt nào "chửi" dân Việt nhiều nhất thì đó là Phan Châu Trinh. Ai dám bảo ông thù ghét nhân dân và không yêu đất nước này?
Một cuộc cách mạng chân chính chỉ đơn thuần là việc định nghĩa lại hai chữ CON NGƯỜI mà thôi.
Vậy giờ phải giúp / khiến / buộc nó phải thay đổi. Nhưng ai sẽ làm cái công việc ấy, nếu không phải là chính những kẻ bị trị? Nhưng nó phải được đi bằng một cách thức rất dễ gây nóng ruột: khai dân trí. Đây là con đường “từ dưới lên”, con đường khả dĩ nhất, “lành mạnh” nhất và ổn định, bền vững nhất.
Vậy khai dân trí là khai cái gì? Có hai thứ: một là gieo ánh sáng vào đầu óc, tức mang các giá trị tiến bộ, phổ quát mà đánh thức; hai là chỉ ra cái ngu dốt tệ lậu của con người. Cả hai cùng phải làm song song, nhưng cái thứ 2 cần được nhấn mạnh và ưu tiên hơn. Vì sao? Vì đối với một dân chúng đã bị chuyên chế hàng ngàn năm lịch sử, mọi tính tình dường đã hư hoại thì trước khi gieo một hạt giống tốt lành, phải cải tạo đất cái đã.
Người ta sẽ không bao giờ thấy cần phải thay đổi gì cả nếu không tự thấy cái xấu cái ác của chính mình. Giác ngộ đầu tiên phải là giác ngộ về sự vô minh u tối của bản thân. Không thức nhận được điều này thì con người sẽ như một cỗ máy han rỉ, nằm đợi hóa bùn. Con người vốn thỏa mãn theo những cấp độ nhận thức của nó. Một kẻ đói khát thì chỉ muốn được ăn là thấy đủ; một người thấy mình bị khinh rẻ thì sẽ bảo vệ nhân phẩm; một kẻ ý thức về giá trị của tự do thì sẽ tranh đấu cho tự do… Nhu cầu càng lớn chứng tỏ dân trí càng cao; và ngược lại, nhu cầu thấp thỏi chứng tỏ nó càng gần với loài vật.
Chỉ ra và phê phán sự thấp kém của tinh thần, như thế, là điều tối quan trọng để thúc đẩy mỗi cá nhân tự vượt lên chính mình mà hoàn thiện bản thân. Tư duy là con đường một chiều và không có vé khứ hồi. Nếu lỡ đã thức tỉnh rồi thì khó mà quay lại để sống một cuộc đời sát đất được nữa.
Khi người ta “ngu dân” bằng những cách ru ngủ cả một cộng đồng trong những sự thỏa mãn tầm thường, thì mỗi người có hiểu biết phải có trách nhiệm thức tỉnh cái cộng đồng ấy hướng tới những giá trị cao cả hơn.
Cái này không phải là “chửi dân” như nhiều người hay gán ghép. Đó là tinh thần “phê phán” theo nghĩa tìm kiếm và phơi bày sự thật. Nó xuất phát từ tình yêu và khát vọng thay đổi cho cả một dân tộc. Các nhà cách mạng bất bạo động kiệt xuất của nhân loại cũng đều làm thế. Nếu có người Việt nào "chửi" dân Việt nhiều nhất thì đó là Phan Châu Trinh. Ai dám bảo ông thù ghét nhân dân và không yêu đất nước này?
Một cuộc cách mạng chân chính chỉ đơn thuần là việc định nghĩa lại hai chữ CON NGƯỜI mà thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét