Phát ngôn lố bịch: "Tôi có hơn chục căn nhà ở Bắc Kinh"
FB Thanh Vân - Gần đây, nhiều phương tiện truyền thông hải ngoại đã đăng lại một bài báo từ diễn đàn "Cộng đồng Kaidi", đề cập rằng một người Trung Quốc vừa đến Hoa Kỳ để làm nghiên cứu sinh đã khoe khoang rằng mình có cả chục ngôi nhà ở Bắc Kinh. Điều đáng nói là phát ngôn của anh ta lại bị xem thường tại Mỹ. "Tôi có hơn chục căn nhà ở Bắc Kinh" là cách thể hiện sự giàu có có phần “lố bịch” tại Mỹ. Tại sao?"Tôi có hơn chục căn nhà ở Bắc Kinh" là cách thể hiện sự giàu có có phần “lố bịch” tại Mỹ. Sinh viên Trung Quốc mới sang Mỹ vẫn dùng xe hơi và bất động sản hạng sang để chứng tỏ giá trị của mình. Nhưng với người Mỹ đồng trang lứa, nó giống như việc một nông dân cho bạn xem một vài bức ảnh về quê hương của mình và nói rằng: “Nhìn xem nhà mình có bao nhiêu là cuốc”.
Ở Mỹ, để mua một căn nhà ở thành phố, người Mỹ trung bình sẽ chi trả trong vòng khoảng 5-6 năm, còn ở thành phố lớn thì trong khoảng 10 năm, điều này được xem là dễ dàng hơn so với việc thanh niên Trung Quốc mua nhà.
Khi một số sinh viên Trung Quốc sang Mỹ, họ vẫn bị mắc kẹt trong tư duy “so sánh nhà nhiều, xe sang”, điều rất lố bịch trong mắt người Mỹ. Giống như việc một người nông dân khoe khoang họ có bao nhiêu cuốc, người Trung Quốc đã vô tình phơi bày sự thiển cận của mình trong xã hội quốc tế.
Một số người có thể tự hỏi, nếu khoe nhà đẹp xe sang không tốt, thì thế hệ thanh niên từ các nước phát triển này xem điều gì tốt hơn?
Ở Mỹ, để mua một căn nhà ở thành phố, người Mỹ trung bình sẽ chi trả trong vòng khoảng 5-6 năm, còn ở thành phố lớn thì trong khoảng 10 năm, điều này được xem là dễ dàng hơn so với việc thanh niên Trung Quốc mua nhà.
Khi một số sinh viên Trung Quốc sang Mỹ, họ vẫn bị mắc kẹt trong tư duy “so sánh nhà nhiều, xe sang”, điều rất lố bịch trong mắt người Mỹ. Giống như việc một người nông dân khoe khoang họ có bao nhiêu cuốc, người Trung Quốc đã vô tình phơi bày sự thiển cận của mình trong xã hội quốc tế.
Một số người có thể tự hỏi, nếu khoe nhà đẹp xe sang không tốt, thì thế hệ thanh niên từ các nước phát triển này xem điều gì tốt hơn?
Vậy người Mỹ theo đuổi điều gì?
Theo quan điểm của những người trẻ tại các trường học danh tiếng của Mỹ, những gì bạn làm có giá trị quan trọng hơn nhiều so với việc bạn kiếm được bao nhiêu tiền. Nhiều người cho rằng tư duy coi trọng nhà, xe, ngoại hình của phụ nữ là văn hóa cũ tồn tại ở Hoa Kỳ cách đây hai thế hệ (thế hệ ông nội).
Thứ nhất, so sánh nhà với giá trị con người - thực chất là biểu hiện của văn hóa lạc hậu. Những người nói "gia đình tôi có một chục căn nhà ở Bắc Kinh" thực sự bị người ở nước ngoài khinh thường.
Thứ hai, người Trung Quốc hiện nay cảm thấy rằng những người có nhiều nhà đặc biệt tốt, không phải vì chú trọng nhân cách tốt, mà vì suy nghĩ của họ bị hạn chế bởi khái niệm "giàu bởi bất động sản".
Thứ ba, chỉ cần có tiền và tài sản. Giống như việc chúng ta không còn lo “đói cơm”, mừng vì “vừa đủ no” rồi. Đó là tư duy của người dân một nước từng thiếu cái ăn, cái mặc, chỗ ở, phương tiện đi lại, tiền bạc.
Thứ tư, người Mỹ cực kỳ coi thường những người hay so sánh tiền bạc, bất động sản, tài sản. Ở Mỹ, đối với tất cả mọi người (bao gồm cả những người thất nghiệp và những người có tiền tiết kiệm), các nhu cầu thiết yếu cơ bản, thực phẩm, nhà ở, giáo dục... đã được giải quyết gần như hoàn toàn.
Chúng ta có thể thấy rằng trong xã hội kiểu này, việc lái xe hơi dễ bị coi thường hơn việc đi xe đạp (vì nó không thân thiện với môi trường). Vì vậy, mang lối tư duy "kiểu Trung Quốc" đến Mỹ sẽ dễ bị xem thường.
Theo aboluowang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét