Biên phòng ngăn người Việt về từ Campuchia - cần thiết nhưng không nhân văn?
27/04/2021 - Trong nỗ lực đề phòng dịch Covid-19, lực lượng biên phòng Việt Nam tại một loạt các tỉnh như An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Đắc Nông đẩy đuổi, ngăn chặn hàng chục người Việt tìm cách nhập cảnh trái phép từ Campuchia trong thời gian gần đây, theo báo chí trong nước. Vụ việc mới nhất là đồn biên phòng tại cửa khẩu Vĩnh Xương, An Giang, chặn một gia đình gồm 8 người Việt vào rạng sáng 26/4. Các báo trong đó có Tuổi Trẻ, Thương Hiệu và Công Luận tường thuật thêm rằng tổ công tác của đồn biên phòng đã vận động gia đình đó quay về Campuchia làm ăn sinh sống.Lực lượng biên phòng ở An Giang, Việt Nam, đẩy đuổi một gia đình người Việt tìm cách quay về từ Campuchia, 26/4/2021.
... lực lượng chức năng ở khu vực biên giới đó thiếu sự nhạy cảm cũng như cách xử lý khéo léo đối với người Việt. Việc này cũng ngược lại với những lời mà chính quyền luôn nói với người dân là nhà nước chăm lo và bảo hộ cho công dân. Nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng.
Theo báo Quân Đội Nhân Dân, chỉ riêng trong ngày 26/4, bộ đội biên phòng trên tuyến biên giới Việt Nam-Campuchia phát hiện, ngăn chặn 32 người, trong đó tại An Giang là 21 người và Kiên Giang là 11 người. Trên tuyến biên giới Việt Nam-Lào, lực lượng biên phòng phát hiện, ngăn chặn 6 người.
Nhà văn-nhà báo Nguyễn Đình Bổn, người có nhiều ảnh hưởng trên mạng xã hội, bày tỏ trên trang cá nhân rằng ông buồn vô hạn khi đọc các tin tức nêu trên.
Dưới góc nhìn của ông Bổn, thật oái oăm khi người Việt phải đi tha phương cầu thực xuyên biên giới nhưng lúc tìm cách trở về đất mẹ để tránh đại dịch ở nước ngoài lại bị bộ đội biên phòng đẩy đuổi.
Nhà hoạt động vì tiến bộ xã hội Nguyễn Lân Thắng nói với VOA rằng ông bất bình về tin tức cho hay bộ đội biên phòng Việt Nam từ chối cho người Việt nhập cảnh từ Campuchia và Lào trong lúc dịch bệnh lây lan nhanh ở các nước đó.
“Như vậy là thiếu nhân văn”, ông Thắng nhận xét. Ông nói thêm:
“Rõ ràng là lực lượng chức năng ở khu vực biên giới đó thiếu sự nhạy cảm cũng như cách xử lý khéo léo đối với người Việt. Việc này cũng ngược lại với những lời mà chính quyền luôn nói với người dân là nhà nước chăm lo và bảo hộ cho công dân của mình, và luôn luôn là của dân, do dân, vì dân. Cái đó rất phản cảm”.
Hôm 24/4, theo tường thuật của báo chí trong nước, Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia đã gửi thông điệp tới cộng đồng người gốc Việt và công dân Việt Nam đang sinh sống tại Campuchia khẳng định rằng đại sứ quán rất thông cảm với những khó khăn hiện nay của cộng đồng, đồng thời cũng đề nghị người gốc Việt và công dân Việt Nam không cố gắng di chuyển sang Việt Nam theo các đường dây đưa người trái phép.
Số người nhiễm Covid-19 ở Campuchia lên tới trung bình hơn 510 ca/ngày vào cuối tháng 4/2021.
Thông điệp của Đại sứ quán Việt Nam nhấn mạnh rằng hiện nay các cửa khẩu và đường biên được lực lượng an ninh và biên phòng cả hai nước kiểm soát rất nghiêm ngặt và có hình phạt nghiêm khắc với người vượt biên trái phép, bao gồm phạt tiền và tù giam.
... việc các lực lượng như biên phòng làm công tác giữ gìn biên giới để kiểm soát những người nhập cảnh trái phép về thì tôi nghĩ rằng rất cần thiết trong thời điểm này. Nếu để cho lượng người nhập cảnh trái phép về không thông qua kiểm tra, kiểm dịch về y tế thì sẽ rất nguy hiểm cho cộng đồng. Ông Nguyễn Lê Đình, người dân
Từ vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, ông Nguyễn Lê Đình, một người dân, nói với VOA rằng ông thấy đau xót khi biết tin đồng bào người Việt vì đường cùng giữa lúc dịch bệnh lây lan nên phải tìm cách trốn về nước.
Nhưng ông Đình ủng hộ việc lực lượng biên phòng An Giang và các tỉnh lân cận kiểm soát chặt biên giới:
“Không chỉ là người dân An Giang mà cả các tỉnh lân cận đều lo dịch bệnh phát tán. Thành ra việc các lực lượng như biên phòng làm công tác giữ gìn biên giới để kiểm soát những người nhập cảnh trái phép về thì tôi nghĩ rằng rất cần thiết trong thời điểm này. Nếu không tăng cường kiểm soát biên giới, mà để cho lượng người nhập cảnh trái phép về không thông qua kiểm tra, kiểm dịch về y tế thì sẽ rất nguy hiểm cho cộng đồng”.
Truyền thông Campuchia trong đó có Khmer Times cho hay hôm 27/4 rằng trong một tuần qua số người nhiễm Covid-19 ở nước láng giềng với Việt Nam liên tiếp ở mức cao từ 300 đến trên 650 ca mỗi ngày.
Đến tối 26/4, tổng số ca nhiễm ở Campuchia là 10.555, trong đó 79 người đã thiệt mạng. Trong khi đó, tính từ đầu đại dịch đến nay, Việt Nam có 2.860 ca nhiễm và 35 ca tử vong, thấp hơn vài lần so với nước láng giềng có dân số chỉ bằng 1/16 Việt Nam.
Từ vị trí một người dân, ông Nguyễn Lê Đình bày tỏ hy vọng rằng nhà chức trách Việt Nam tới đây sẽ có một cách nào đó để giúp đỡ những đồng bào trở về trên những con đường không chính thức từ các nước láng giềng.
Nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng đề xuất rằng nhà nước Việt Nam nên khéo léo trong vấn đề này, ví dụ như lấy danh nghĩa nhà nước hay các đoàn thể kêu gọi đóng góp, ủng hộ nhân đạo từ nhân dân trong nước để giải quyết việc tiếp nhận, cách ly và giúp đỡ những người Việt nhập cảnh không chính ngạch.
... lực lượng chức năng ở khu vực biên giới đó thiếu sự nhạy cảm cũng như cách xử lý khéo léo đối với người Việt. Việc này cũng ngược lại với những lời mà chính quyền luôn nói với người dân là nhà nước chăm lo và bảo hộ cho công dân. Nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng.
Theo báo Quân Đội Nhân Dân, chỉ riêng trong ngày 26/4, bộ đội biên phòng trên tuyến biên giới Việt Nam-Campuchia phát hiện, ngăn chặn 32 người, trong đó tại An Giang là 21 người và Kiên Giang là 11 người. Trên tuyến biên giới Việt Nam-Lào, lực lượng biên phòng phát hiện, ngăn chặn 6 người.
Nhà văn-nhà báo Nguyễn Đình Bổn, người có nhiều ảnh hưởng trên mạng xã hội, bày tỏ trên trang cá nhân rằng ông buồn vô hạn khi đọc các tin tức nêu trên.
Dưới góc nhìn của ông Bổn, thật oái oăm khi người Việt phải đi tha phương cầu thực xuyên biên giới nhưng lúc tìm cách trở về đất mẹ để tránh đại dịch ở nước ngoài lại bị bộ đội biên phòng đẩy đuổi.
Nhà hoạt động vì tiến bộ xã hội Nguyễn Lân Thắng nói với VOA rằng ông bất bình về tin tức cho hay bộ đội biên phòng Việt Nam từ chối cho người Việt nhập cảnh từ Campuchia và Lào trong lúc dịch bệnh lây lan nhanh ở các nước đó.
“Như vậy là thiếu nhân văn”, ông Thắng nhận xét. Ông nói thêm:
“Rõ ràng là lực lượng chức năng ở khu vực biên giới đó thiếu sự nhạy cảm cũng như cách xử lý khéo léo đối với người Việt. Việc này cũng ngược lại với những lời mà chính quyền luôn nói với người dân là nhà nước chăm lo và bảo hộ cho công dân của mình, và luôn luôn là của dân, do dân, vì dân. Cái đó rất phản cảm”.
Hôm 24/4, theo tường thuật của báo chí trong nước, Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia đã gửi thông điệp tới cộng đồng người gốc Việt và công dân Việt Nam đang sinh sống tại Campuchia khẳng định rằng đại sứ quán rất thông cảm với những khó khăn hiện nay của cộng đồng, đồng thời cũng đề nghị người gốc Việt và công dân Việt Nam không cố gắng di chuyển sang Việt Nam theo các đường dây đưa người trái phép.
Số người nhiễm Covid-19 ở Campuchia lên tới trung bình hơn 510 ca/ngày vào cuối tháng 4/2021.
Thông điệp của Đại sứ quán Việt Nam nhấn mạnh rằng hiện nay các cửa khẩu và đường biên được lực lượng an ninh và biên phòng cả hai nước kiểm soát rất nghiêm ngặt và có hình phạt nghiêm khắc với người vượt biên trái phép, bao gồm phạt tiền và tù giam.
... việc các lực lượng như biên phòng làm công tác giữ gìn biên giới để kiểm soát những người nhập cảnh trái phép về thì tôi nghĩ rằng rất cần thiết trong thời điểm này. Nếu để cho lượng người nhập cảnh trái phép về không thông qua kiểm tra, kiểm dịch về y tế thì sẽ rất nguy hiểm cho cộng đồng. Ông Nguyễn Lê Đình, người dân
Từ vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, ông Nguyễn Lê Đình, một người dân, nói với VOA rằng ông thấy đau xót khi biết tin đồng bào người Việt vì đường cùng giữa lúc dịch bệnh lây lan nên phải tìm cách trốn về nước.
Nhưng ông Đình ủng hộ việc lực lượng biên phòng An Giang và các tỉnh lân cận kiểm soát chặt biên giới:
“Không chỉ là người dân An Giang mà cả các tỉnh lân cận đều lo dịch bệnh phát tán. Thành ra việc các lực lượng như biên phòng làm công tác giữ gìn biên giới để kiểm soát những người nhập cảnh trái phép về thì tôi nghĩ rằng rất cần thiết trong thời điểm này. Nếu không tăng cường kiểm soát biên giới, mà để cho lượng người nhập cảnh trái phép về không thông qua kiểm tra, kiểm dịch về y tế thì sẽ rất nguy hiểm cho cộng đồng”.
Truyền thông Campuchia trong đó có Khmer Times cho hay hôm 27/4 rằng trong một tuần qua số người nhiễm Covid-19 ở nước láng giềng với Việt Nam liên tiếp ở mức cao từ 300 đến trên 650 ca mỗi ngày.
Đến tối 26/4, tổng số ca nhiễm ở Campuchia là 10.555, trong đó 79 người đã thiệt mạng. Trong khi đó, tính từ đầu đại dịch đến nay, Việt Nam có 2.860 ca nhiễm và 35 ca tử vong, thấp hơn vài lần so với nước láng giềng có dân số chỉ bằng 1/16 Việt Nam.
Từ vị trí một người dân, ông Nguyễn Lê Đình bày tỏ hy vọng rằng nhà chức trách Việt Nam tới đây sẽ có một cách nào đó để giúp đỡ những đồng bào trở về trên những con đường không chính thức từ các nước láng giềng.
Nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng đề xuất rằng nhà nước Việt Nam nên khéo léo trong vấn đề này, ví dụ như lấy danh nghĩa nhà nước hay các đoàn thể kêu gọi đóng góp, ủng hộ nhân đạo từ nhân dân trong nước để giải quyết việc tiếp nhận, cách ly và giúp đỡ những người Việt nhập cảnh không chính ngạch.
https://www.voatiengviet.com/a/bien-phong-ngan-nguoi-viet-ve-tu-campuchia-can-thiet-nhung-khong-nhan-van/5868334.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét