Thứ Sáu, 30 tháng 4, 2021

Tại sao con người tranh giành nhau và làm gì tránh ?

Tại sao con người cứ phải tranh giành nhau và làm gì tránh ?
Kiếp người ngắn ngủi mấy chục năm, thoáng chốc đã chỉ là cát bụi. Con người đối với nhau lại thường xuyên ganh đua, đấu đá trong “tình, danh, lợi” mà ngày đêm hao tâm tổn chí, cuối cùng mang theo được những gì khi chết ?
Có thể là hình ảnh về 18 người, trong đó có Thái Văn Hòa, Mac Tu Khoa, Lien Tran và Lê Tuấn Anh, mọi người đang đứng, mọi người đang ngồi và ngoài trờiNgười xưa thường nói: Có lương thực nghìn gánh cũng chỉ ăn một ngày 3 bữa, có tòa nhà lớn 10 tầng cũng chỉ ngủ ở một gian, báu vật trăm xe ngựa trong lòng vẫn có buồn phiền, quan to lộc hậu cũng là đi làm hàng ngày, vinh hoa phú quý cũng chỉ là thoảng qua như mây khói! Vậy, sống trên đời vì sao cứ phải tranh giành?

1. Con người “tranh giành” rốt cuộc là vì điều gì?

Trong thế giới ồn ào này, người ta lừa gạt, oán trách nhau, đố kỵ nhau đều là kết quả của sự tranh giành. Công khai tranh giành, âm thầm tranh giành. Tranh giành lợi ích lớn, tranh giành lợi ích nhỏ, hôm qua tranh giành, hôm nay tranh giành, ngày mai tiếp tục tranh giành. Rốt cuộc, suy cho cùng, “tranh giành” cũng chỉ để thỏa tâm ích kỷ mà thôi.

Khi tấm lòng rộng mở một chút sẽ không còn chỗ cho tranh giành tồn tại. Xem nhẹ “được và mất” một chút, tranh giành sẽ tan biến. Mục tiêu giảm bớt đi một chút, tranh giành sẽ không trỗi dậy. Xem nhẹ tâm danh lợi đi một chút, tranh giành sẽ không còn.

Trong cuộc sống, có thể có vô số lý do để không tranh giành, nhưng chính vì dục vọng đã khiến cho mỗi người trở thành một chú “sư tử” đói nằm trong bụi cỏ, kìm nén không được.

Một khi tranh giành được “quyền và tiền” vào trong tay thì hạnh phúc sẽ mất đi. Tranh giành được “thanh danh” thì niềm vui cũng sẽ không tồn tại. Những thứ không thuộc về bản thân mà tranh giành được sẽ khiến tâm bất an.

Nói cách khác, những thứ mà con người vắt óc để nghĩ cách tranh giành được, không phải là “hạnh phúc, niềm vui và an tâm”, mà chỉ là “phiền não, thống khổ, thù hận và mệt mỏi” về thể xác và tinh thần.

2. Không tranh giành chẳng lẽ không phải là điều tốt?

Cho dù chỉ giảm tranh giành xuống một chút, coi nhẹ những thứ mà mình cho là quan trọng đi một chút, mọi người sẽ phát hiện rằng nhân tâm của mình thoáng chốc đã trở nên rộng rãi, thế giới thoáng chốc trở nên to lớn.

Cũng bởi vì không quá tranh giành, khuôn mặt người ta sẽ tươi cười nhiều hơn, nắm tay nhau nhiều hơn, nhường nhịn nhau nhiều hơn, chân thành nhiều hơn, nhiệt tình nhiều hơn, bạn bè sẽ nhiều hơn, tình cảm nồng đậm hơn, tâm nguyện sâu sắc hơn và tình yêu thương sẽ lớn hơn, thật hơn.

Người Trung Quốc có câu: “Không phải là không báo mà là chưa tới”. Đến khi nhân duyên hội hợp đúng thời, cũng chính là lúc quả báo hiện tiền.

3. Để giảm bớt “tranh giành”, hãy quan niệm:

Người nhiều tiền hay ít tiền, đủ ăn là được rồi!
Người xấu hay đẹp, vừa mắt là được rồi!

Người già hay người trẻ, khỏe mạnh là được rồi!
Gia đình giàu có hay nghèo túng, hòa thuận là được rồi!

Chồng về sớm hay về muộn, có về là được rồi!
Người vợ phàn nàn nhiều hay ít, lo việc nhà là được rồi!

Con cái dù làm tiến sĩ hay bán hàng ngoài chợ cũng có sao, an tâm là được rồi!
Nhà to hay nhà nhỏ có thể ở được là được rồi!

Trang phục có thương hiệu hay không, có thể mặc được là được rồi!
Ông chủ không tốt, có thể chịu được là được rồi!

Hết thảy phiền não, có thể giải được là được rồi!
Cả đời người, bình an là được rồi!

4. Không phải có tiền nhiều mới là tốt, tâm tính lương thiện giúp đỡ người khác thì số mệnh có thể thay đổi được tốt.

Rất nhiều chuyện nghĩ thoáng ra sẽ tốt, mọi người đều tốt, vạn sự đều tốt! Người tốt, mình tốt, thế giới đều tốt. Nói ngắn gọn lại, biết đủ là tốt nhất!

Không tranh giành là cảnh giới cao của nhân sinh!

PS: Tranh giành là tìm mọi cách lấy được một thứ nào đó về phía mình bất chấp phải trái, là giành giật, vơ vét lấy công sức, thành quả của người khác về phần mình. Nó làm xấu đi mối quan hệ, tình cảm giữa con người với nhau. Nó thể hiện người tranh giành là kẻ ích kỷ, không biết nghĩ đến những người xung quanh mình, chỉ muốn lợi cho mình.

Người dân bình thường chúng ta không tranh giành, chúng ta sống và hành xử theo pháp luật, mỗi người hưởng một phần tương xứng với đóng góp của mình trong xã hội. Thậm chí chúng ta luôn sẵn sàng nhường nhịn những kẻ tham lam tranh giành, chấp nhận cho chúng được hưởng nhiều hơn.

Tuy nhiên, kẻ tham lam được một đòi mười vì lòng tham của chúng là không đáy. Điển hình là BOT bẩn. Chúng đầu tư một, cướp tiền của dân mười, làm bần cùng hóa người dân. Như thế thì dân chịu sao nổi, nền kinh tế chịu sao nổi. Tức nước vỡ bờ, người dân phải vùng lên đấu tranh, và dù có thắng, họ cũng chỉ lấy lại được một phần thôi, chứ miếng ngon vẫn luôn luôn thuộc về những kẻ có quyền.

Giải thích thế để thấy không thể gọi cuộc đấu tranh chống cường hào gian ác là tranh giành bình đẳng giữa người bị áp bức và kẻ thống trị được; nhất là khi người bị áp bức hoàn toàn tay không trong khi kẻ thống trị được trang bị đủ loại vũ khí tinh vi, hiện đại và được pháp luật do chúng lập ra bảo vệ.

Chú thích ảnh: Anh em ba miền Bắc Trung Nam phản đối các BOT bẩn của bọn quan tham gặp mặt ở trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài tháng 2/2019. Mới đó mà đã hơn 2 năm, mỗi người đã mỗi phương nhưng BOT bẩn vẫn sừng sững như tòa tháp ma ở đó. Võ Nhật Thăng và những tên quan tham ngày đêm tiếp tục cướp tiền của dân, hàng ngày đều bị dân qua lại nguyền rủa, nhưng cuối cùng sẽ mang theo được những gì theo mình khi chết ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét