Nợ công của Mỹ lên kỷ lục, nguy cơ lạm phát tăng
FB Lê Minh - Trà Nguyễn • Nợ công của Mỹ phá vỡ mọi kỷ lục, tăng vọt nhưng còn xa mới đến giới hạn của rủi ro, vấn đề là lạm phát sẽ bùng trở lại là chắc chắn. Đáng lo là 1% lạm phát của USD có thể tạo ra lạm phát khủng ở các nền kinh tế quy mô nhỏ, có tiền tệ định giá theo USD như Brazil hay Việt Nam. Lịch sử cho thấy, khi Mỹ lạm phát 2011-2014 do mở rộng cung tiền, đồng tiền của Brazil đã phải chịu mức mất giá khủng tới 40% giai đoạn đó. Quy mô kinh tế các nước đang phát triển quá nhỏ so với Mỹ và họ buộc phải hấp thụ lạm phát Mỹ qua thương mại dù muốn hay không.Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 29/12/2020, khi Quốc hội đang họp tại Washington. (Ảnh của ERIC BARADAT / AFP qua Getty Images)
Mỹ cần tiền cho công cuộc tái cấu trúc phía cung của cựu tổng thống Donald Trump và gần đây nhất là khoảng 4 nghìn tỷ USD (gồm 1,9 nghìn tỷ USD kích thích kinh tế đã được thông qua và 2,3 nghìn tỷ USD đang chờ thông qua cho phát triển hạ tầng của ông Biden) chi tiêu giải cứu người Mỹ, doanh nghiệp Mỹ khỏi đại dịch virus viêm phổi Vũ Hán…
Mỹ kêu gọi cần tiền, và thế giới đáp ứng
Nợ liên bang — phát sinh khi chính phủ bán trái phiếu kho bạc, tín phiếu, giấy bạc và các chứng khoán khác để trang trải chi phí — gần đây đã đạt mức cao nhất mọi thời đại, một phần nhờ các nhà đầu tư nước ngoài từ bỏ các thị trường mới nổi tìm tới Mỹ.
Chứng khoán Mỹ hấp dẫn vì tính an toàn và ổn định của chúng. Chính phủ chưa bao giờ không hoàn trả cho người cho vay toàn bộ giá trị của chứng khoán khi họ đáo hạn sau một thời gian cố định: 20 hoặc 30 năm đối với trái phiếu kho bạc; từ hai đến 10 năm đối với trái phiếu trung hạn và 52 tuần cho các tín phiếu ngắn hạn.
Việc dễ dàng vay nợ đã giúp chính phủ Mỹ có nguồn tiền mặt dồi dào trong khi tiền vay nợ lại là đồng USD, đồng tiền dự trữ hàng đầu thế giới tại các NHTW trong khi Fed có thể in thêm tiền cho các nhu cầu thanh khoản (nếu cần).
“Một điều mà các nhà kinh tế và mọi người nói chung đã tính toán sai là không thấy được nhu cầu khổng lồ trên toàn cầu đối với đồng USD và các khoản nợ bằng USD”, ông David Andolfatto, phó chủ tịch cấp cao của Ngân hàng Dự trữ Liên bang St. Louis cho biết, "Nhu cầu này đã bùng nổ trong 30 năm qua".
Ông Andolfatto cho biết, khoảng 1/3 số nợ của Mỹ hiện được các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ, chủ yếu ở Trung Quốc, Nhật Bản và Anh. Nhu cầu thế giới găm giữ đồng USD Mỹ như một khoản nợ và tiền dự trữ khiến nợ công Mỹ liên tiếp đạt mức kỷ lục mà không chịu bất kỳ hậu quả nào, ít nhất cho tới giờ này.
Năm nay, khoản nợ công khai của chính phủ liên bang dự kiến sẽ đạt 102% GDP (tổng sản phẩm quốc nội) của Mỹ; tức là vượt quá toàn bộ giá trị hàng hoá, dịch vụ được sản xuất trong một năm trên đất Mỹ. Đây sẽ là tỷ lệ nợ trên GDP cao nhất kể từ năm 1946, theo Văn phòng Ngân sách Quốc hội.
Đồng thời, thâm hụt hàng năm dự kiến lên tới 2,3 nghìn tỷ USD, tương đương 10,3% GDP, mức thâm hụt lớn thứ hai kể từ năm 1945, sau mức cao kỷ lục của năm ngoái là 3,1 nghìn tỷ USD, tương đương 14,9% GDP.
Theo truyền thống, những tỷ lệ hấp dẫn như vậy sẽ gây ra lo ngại về lạm phát tăng vọt và khả năng chính phủ phản ứng bằng cách tăng thuế hoặc cắt giảm chi tiêu.
Lờ đi mọi giới hạn
Tổ chức tiền tệ thế giới (IMF) đã dựa trên bộ số liệu trong quá khứ để tính toán trần nợ công so với GDP với các nhóm nước (phân theo thu nhập) khác nhau. Trần nợ công theo khuyến nghị của IMF đưa ra nhằm đảm bảo các quốc gia cẩn trọng trong vay nợ, nợ quá mức này thì gánh nặng nợ sẽ làm cho quốc gia đó suy giảm tiền tiết kiệm, từ đó giảm đầu tư và xói mòn tăng trưởng. Ví dụ, tỷ lệ nợ công/GDP khuyến cáo cho Việt Nam là không nên để vượt quá 65%. Hiện nay, với việc mở rộng cách tính GDP của Việt Nam (đơn giản bằng thống kê), tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam được kéo từ mức xấp xỉ 65% còn dưới 50%. Tóm lại Việt Nam chưa có rủi ro. Mỹ lại càng chưa xuất hiện lo ngại đó.
Khi Liên minh châu Âu thành lập vào năm 1993, Liên minh này yêu cầu các nước thành viên phải có tỷ lệ nợ trên GDP không lớn hơn 60%. Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2010 cho thấy tỷ lệ này không nên vượt quá 77%. Cùng năm đó, hai nhà kinh tế học nổi tiếng của Harvard đã kết luận - trong một bài báo mà sau này bị phát hiện là có sai sót nghiêm trọng - rằng tỷ lệ nợ trên GDP trên 90% là quá rủi ro.
Logo IMF bên ngoài tòa nhà của Quỹ Tiền tệ Quốc tế vào ngày 27 tháng 3 năm 2020 tại Washington, DC. (Ảnh: Getty)
Mỹ không đặt giới hạn rủi ro nợ công cho mình. Triển vọng ngân sách dài hạn năm nay do Văn phòng Ngân sách Quốc hội công bố đã tuyên bố rằng tỷ lệ nợ trên GDP không có điểm giới hạn nào mà tại đó một cuộc khủng hoảng có thể xảy ra hoặc sắp xảy ra.
Nhật Bản dường như đang thử nghiệm các giới hạn. Theo Fitch Ratings, vào năm 2019, nợ của nó tương đương khoảng 230% GDP.
Điều này không nhất thiết có nghĩa là tỷ lệ nợ trên GDP không bao giờ hữu ích.
Trước đây, khi hầu hết chứng khoán Kho bạc được nắm giữ trong nước và nhu cầu vay nợ ổn định, tỷ lệ nợ trên GDP truyền thống có thể có ý nghĩa, ông Andolfatto nói.
Chính phủ liên bang đã và đang vay rất nhiều tiền để chống lại đại dịch. Nhưng với việc nợ quốc gia gia tăng, các nhà lập pháp không đồng ý về cách giải quyết khoản nợ đó và chi trả cho các ưu tiên trong tương lai, ông Gerald F. Seib của WSJ giải thích.
“Đột nhiên, thế giới đã thay đổi”, "Tỷ lệ nợ trên GDP ngày nay có thể cao hơn nhiều mà không có hậu quả lạm phát hoặc hệ quả lãi suất tương tự vì nhu cầu toàn cầu đã tăng lên" - ông David Andolfatto, Ngân hàng Dự trữ Liên bang St. Louis nói.
Khoản lãi năm ngoái mà Mỹ phải trả cho nợ liên bang là khoảng 345 tỷ USD, tương đương 1,6% GDP.
Dù vậy, ông Andolfatto lập luận cho một thước đo khác: "Lạm phát nên là thước đo mà chúng tôi sử dụng".
Theo lập luận đó, nếu lạm phát làm cho GDP tăng với tốc độ nhanh hơn lãi suất như thường thấy trong những năm gần đây, thì quốc gia đó có khả năng gánh thêm nợ. Nếu nền kinh tế tăng trưởng chậm lại và GDP tăng với tốc độ chậm hơn, thì điều ngược lại sẽ đúng.
Vì vậy, khi đánh giá quy mô nợ quốc gia, điều nào quan trọng hơn - khoản trả lãi dưới 2% GDP? Tỷ lệ nợ trên GDP dự kiến của năm nay là 102%? Lạm phát? Hoặc một số biện pháp khác?
Giáo sư Michael Pettis, đánh giá tỷ lệ nợ trên GDP cụ thể mà trên đó mức nợ "quá cao" luôn là điều vô nghĩa mà quan trọng là cấu trúc nợ và hiệu quả của nợ.
Điều này đúng trong trường hợp của Nhật Bản, nơi nợ công cao nhất thế giới, đồng YEN lên giá, giảm phát và dòng tiền nợ công chảy ra nước ngoài đầu tư vào các dự án ODA (ví dụ tại Việt Nam) chẳng hạn. Dù lãi suất cho vay ODA ưu đãi và cực thấp, nhưng rốt cuộc người Nhật hưởng lợi từ chênh lệch tỷ giá đồng YEN với động nội tệ của quốc gia nhận ODA, hưởng lợi ích từ việc làm, nguyên vật liệu, công nghệ chuyển dịch từ Nhật sang các quốc gia này.
Giáo sư Pettis cho rằng miễn là tăng trưởng nợ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến tăng trưởng năng lực sản xuất thực tế của nền kinh tế, thì quốc gia đó chưa phải lo ngại về ngưỡng nợ/GDP sẽ xói mòn tăng trưởng, nhưng nếu nó (tăng trưởng nợ) vượt quá ngưỡng đó trong thời gian đủ dài , sự gia tăng nợ cuối cùng có thể trở thành một vấn đề. Ông cho rằng Mỹ còn rất lâu nữa mới đạt được ngưỡng này, và tất nhiên trong phạm vi mà việc vay nợ của chính phủ được sử dụng để tài trợ cho cơ sở hạ tầng sản xuất hoặc phân phối lại thu nhập, chúng ta sẽ không tiến gần đến ngưỡng.
Nhưng các khoản nợ của chính quyền ông Biden thì chủ yếu dùng cho chi tiêu phúc lợi, môi trường, bình đẳng giới… các khoản chi không để tài trợ cơ sở hạ tầng sản xuất hoặc phân phối lại thu nhập. Ngay cả gói 2,3 nghìn tỷ USD cơ sở hạ tầng của Mỹ (gói Việc làm Mỹ) thực tế chỉ có hơn 600 tỷ USD (gần 1/4 tổng số tiền) là tài trợ cho cơ sở hạ tầng sản xuất mà thôi.
Mỹ không đặt giới hạn rủi ro nợ công cho mình. Triển vọng ngân sách dài hạn năm nay do Văn phòng Ngân sách Quốc hội công bố đã tuyên bố rằng tỷ lệ nợ trên GDP không có điểm giới hạn nào mà tại đó một cuộc khủng hoảng có thể xảy ra hoặc sắp xảy ra.
Nhật Bản dường như đang thử nghiệm các giới hạn. Theo Fitch Ratings, vào năm 2019, nợ của nó tương đương khoảng 230% GDP.
Điều này không nhất thiết có nghĩa là tỷ lệ nợ trên GDP không bao giờ hữu ích.
Trước đây, khi hầu hết chứng khoán Kho bạc được nắm giữ trong nước và nhu cầu vay nợ ổn định, tỷ lệ nợ trên GDP truyền thống có thể có ý nghĩa, ông Andolfatto nói.
Chính phủ liên bang đã và đang vay rất nhiều tiền để chống lại đại dịch. Nhưng với việc nợ quốc gia gia tăng, các nhà lập pháp không đồng ý về cách giải quyết khoản nợ đó và chi trả cho các ưu tiên trong tương lai, ông Gerald F. Seib của WSJ giải thích.
“Đột nhiên, thế giới đã thay đổi”, "Tỷ lệ nợ trên GDP ngày nay có thể cao hơn nhiều mà không có hậu quả lạm phát hoặc hệ quả lãi suất tương tự vì nhu cầu toàn cầu đã tăng lên" - ông David Andolfatto, Ngân hàng Dự trữ Liên bang St. Louis nói.
Khoản lãi năm ngoái mà Mỹ phải trả cho nợ liên bang là khoảng 345 tỷ USD, tương đương 1,6% GDP.
Dù vậy, ông Andolfatto lập luận cho một thước đo khác: "Lạm phát nên là thước đo mà chúng tôi sử dụng".
Theo lập luận đó, nếu lạm phát làm cho GDP tăng với tốc độ nhanh hơn lãi suất như thường thấy trong những năm gần đây, thì quốc gia đó có khả năng gánh thêm nợ. Nếu nền kinh tế tăng trưởng chậm lại và GDP tăng với tốc độ chậm hơn, thì điều ngược lại sẽ đúng.
Vì vậy, khi đánh giá quy mô nợ quốc gia, điều nào quan trọng hơn - khoản trả lãi dưới 2% GDP? Tỷ lệ nợ trên GDP dự kiến của năm nay là 102%? Lạm phát? Hoặc một số biện pháp khác?
Giáo sư Michael Pettis, đánh giá tỷ lệ nợ trên GDP cụ thể mà trên đó mức nợ "quá cao" luôn là điều vô nghĩa mà quan trọng là cấu trúc nợ và hiệu quả của nợ.
Điều này đúng trong trường hợp của Nhật Bản, nơi nợ công cao nhất thế giới, đồng YEN lên giá, giảm phát và dòng tiền nợ công chảy ra nước ngoài đầu tư vào các dự án ODA (ví dụ tại Việt Nam) chẳng hạn. Dù lãi suất cho vay ODA ưu đãi và cực thấp, nhưng rốt cuộc người Nhật hưởng lợi từ chênh lệch tỷ giá đồng YEN với động nội tệ của quốc gia nhận ODA, hưởng lợi ích từ việc làm, nguyên vật liệu, công nghệ chuyển dịch từ Nhật sang các quốc gia này.
Giáo sư Pettis cho rằng miễn là tăng trưởng nợ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến tăng trưởng năng lực sản xuất thực tế của nền kinh tế, thì quốc gia đó chưa phải lo ngại về ngưỡng nợ/GDP sẽ xói mòn tăng trưởng, nhưng nếu nó (tăng trưởng nợ) vượt quá ngưỡng đó trong thời gian đủ dài , sự gia tăng nợ cuối cùng có thể trở thành một vấn đề. Ông cho rằng Mỹ còn rất lâu nữa mới đạt được ngưỡng này, và tất nhiên trong phạm vi mà việc vay nợ của chính phủ được sử dụng để tài trợ cho cơ sở hạ tầng sản xuất hoặc phân phối lại thu nhập, chúng ta sẽ không tiến gần đến ngưỡng.
Nhưng các khoản nợ của chính quyền ông Biden thì chủ yếu dùng cho chi tiêu phúc lợi, môi trường, bình đẳng giới… các khoản chi không để tài trợ cơ sở hạ tầng sản xuất hoặc phân phối lại thu nhập. Ngay cả gói 2,3 nghìn tỷ USD cơ sở hạ tầng của Mỹ (gói Việc làm Mỹ) thực tế chỉ có hơn 600 tỷ USD (gần 1/4 tổng số tiền) là tài trợ cho cơ sở hạ tầng sản xuất mà thôi.
Dù vậy hậu quả của nợ công khủng dành cho phúc lợi sẽ là lạm phát
Nợ kỷ lục và lãi suất cực thấp, các khoản chi tiêu hào phóng đã bắt đầu phát huy tác dụng tại Mỹ, lạm phát sau khi giảm thấp hiện đã gia tốc tăng trở lại ở mức gần với bình quân 3 năm trước khi khủng hoảng.
Điều này không làm nước Mỹ lo lắng, nó chưa thể đe dọa nhiều tới việc đảo chiều chính sách lãi suất của Fed, dù các ông lớn Phố Wall đã cẩn trọng thả nổi lãi suất cho vay của họ trước nguy cơ lạm phát đồng USD dâng cao.
Tuy nhiên, các nền kinh tế nhỏ bé, có đồng nội tệ neo theo tỷ giá USD và có mối quan hệ thương mại hai chiều thân thiết với Mỹ thì cần hết sức cẩn trọng. Lịch sử cho thấy, khi Mỹ lạm phát 2011-2014 do mở rộng cung tiền, đồng tiền của Brazil đã phải chịu mức mất giá khủng tới 40% giai đoạn đó. Quy mô kinh tế các nước đang phát triển quá nhỏ so với Mỹ và họ buộc phải hấp thụ lạm phát Mỹ qua thương mại dù muốn hay không.
Việt Nam chúng ta nằm trong số đó.
Lê Minh - Trà Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét