Chủ Nhật, 11 tháng 4, 2021

Còn đâu những tiếng nói phản biện?

Cám ơn LS Ngô Anh Tuấn về một bài viết rất tâm huyết, rất xúc động và chân thành! Tôi cũng nghĩ như LS Tuấn từ hơn 20 năm nay khi mà những kiến nghị của nhiều nhân sĩ trí thức yêu nước đều bị người có thẩm quyền từ chối. Nhiều lúc tôi đã ví chính quyền này nó như người điếc. Trước thời Nguyễn Tấn Dũng, nó chỉ điếc, nhưng từ thời Dũng, nó lại sinh thêm bệnh thích rồi trở nên nghiện dùng bạo lực với người phản biện. Khủng bố, bắt bớ tăng nhanh làm người dân Việt Nam vốn đã khiếp sợ, nay thì thành câm hết. Đáng buồn là không thấy bất cứ tín hiệu thay đổi nào... Phản biện không có, chỉ có dối trá, nịnh hót và ca ngợi nhau khắp nơi, bất chấp thực tế đau xót, phũ phàng. Không biết đất nước này rồi sẽ đi về đâu... Thật tội nghiệp cho dân tộc có 4000 năm lịch sử vẻ vang này. Thật tội nghiệp cho các thế hệ tương lai.
Còn đâu những tiếng nói phản biện?
FB Ngô Anh Tuấn 8-4-2021 - 
Tôi đã từng có suy nghĩ rằng một số bạn cùng thời với tôi và cả bản thân tôi nữa có thể có ích và hoàn toàn có thể giúp được chút gì đó cho sự thay da đổi thịt của chính quyền (cơ sở hoặc trung ương). Nhưng tới giờ tôi đã hiểu, có vẻ như chúng tôi cũng là người thừa và những lời nói, đề xuất của chúng tôi, nếu có cũng bị để ngoài tai. Vậy nên, chính tôi cũng ngày càng thay đổi, càng hờ hững hơn với những gì xảy ra xung quanh – Điều ấy, nó có thể giảm bớt sự lo lắng của người thân, gia đình đối với sự an nguy của tôi nhưng về lâu dài, nó không tốt cho sự vận động của đất nước vì nếu ai cũng hờ hững, vô trách nhiệm, xã hội sẽ tù túng, đất nước sẽ dần suy tàn…
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản
Trên nghị trường, những đại biểu có năng lực, cương trực, thẳng thắn, dám đứng về phía dân để nói lên suy nghĩ của dân thì ngày càng rơi rụng dần vì nhiều lý do khác nhau: người thì quá tuổi, người thì cho rằng mình đã ngồi quá lâu ở đây rồi, dành phần cho lớp trẻ, người thì rút lui để tập trung cho công việc chuyên môn mà mình đam mê…

Nghe qua, lý do nào cũng hợp lý, thuyết phục cả nhưng đằng sau đó là những tâm sự khó giải bày. Chỉ biết rằng, khi vắng mặt những gương mặt ấy, các phiên họp Quốc hội ắt sẽ yên ắng hơn.

Ngoài xã hội, những người bất đồng chính kiến bị bắt giữ, xử lý ngày một nhiều hơn và không có sự phân biệt bất kỳ thành phần, độ tuổi nào. Có vẻ như người lớn tuổi không phải là đối tượng được “nương nhẹ” khi mà thời gian vừa qua, số người bị bắt đang bị “già hoá”. Không có sự giải thích, không có lời đối thoại nào với những người có suy nghĩ khác biệt, chỉ có những cuộc bắt bớ, xử lý, tù tội mà thôi. Có vẻ như người ta đang mất kiến nhẫn với những tiếng nói trung thực nhưng khó nghe. Từ việc một số người bị bắt bớ khiến cho những người xung quanh lo sợ và không mấy ai còn mặn mà với những chuyện bao đồng nữa.

Ngay cả trên không gian mạng, những tiếng nói phản biện đang mất dần. Nhiều hot Facebooker cũng đã chuyển hướng, bẻ lái khi không viết những gì liên quan tới vấn đề được xem là “nhạy cảm” nữa. Có thể, mạng xã hội đã ít nhiều giảm đi những thông tin thiếu kiểm chứng nhưng việc siết chặt thông tin quá mức cần thiết bằng những chế tài nặng đã khiến cho nhiều người viết run tay. Những tiếng nói phản biện đang hiếm và lạc lõng dần trong xã hội. Tôi có chút lo lắng cho thế hệ hiện tại và kế tiếp khi mà rất, rất nhiều người đã mất đi khả năng phản biện, phản kháng phi bạo lực mà chỉ thụ động tiếp nhận thông tin một chiều.

Ngày xưa, khi cụ Hồ thành lập Chính phủ mới, cụ đã đích thân đi mời những nhân vật tài năng của chế độ cũ để giúp chính quyền mới phục vụ công cuộc phục hưng đất nước. Tôi không đánh giá hiệu quả của chính sách ngày ấy nhưng tôi đánh giá cao thiện chí, cách làm của cụ – điều đó không chỉ là không bỏ phí tài năng mà nó còn thu phục được lòng người. Còn giờ đây, có vẻ như chúng ta đang nặng về tuyên truyền một cách giáo điều, sách vở chứ không học được, cũng không làm theo được những gì tốt đẹp mà tiền nhân đã làm. Có vẻ như chính quyền ngày càng xa dân, ít lắng nghe dân mà chỉ dùng mệnh lệnh quyền uy và đội ngũ tuyên truyền một chiều mà không hiểu được rằng, cách làm đó đã lỗi thời từ lâu.

Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản cho biết 'Sống trên đời mà không quan đến đất nước mình thì chẳng khác nào ăn nhờ ở đậu trên chính cuộc đời mình, Và thể thì quốc gia cũng chỉ như cái nhà trọ, để người dân tạm dừng chân trong cuộc đời họ mà thôi! YUKICHI FUKUZAWA- nhà tư tưởng Nhật Bản cận đại.'

Tôi đã từng có suy nghĩ rằng một số bạn cùng thời với tôi và cả bản thân tôi nữa có thể có ích và hoàn toàn có thể giúp được chút gì đó cho sự thay da đổi thịt của chính quyền (cơ sở hoặc trung ương). Nhưng tới giờ tôi đã hiểu, có vẻ như chúng tôi cũng là người thừa và những lời nói, đề xuất của chúng tôi, nếu có cũng bị để ngoài tai. Vậy nên, chính tôi cũng ngày càng thay đổi, càng hờ hững hơn với những gì xảy ra xung quanh – Điều ấy, nó có thể giảm bớt sự lo lắng của người thân, gia đình đối với sự an nguy của tôi nhưng về lâu dài, nó không tốt cho sự vận động của đất nước vì nếu ai cũng hờ hững, vô trách nhiệm, xã hội sẽ tù túng, đất nước sẽ dần suy tàn…

1 nhận xét:

  1. Oi gioi oi -ong la luat su ma bay gio ong moi hieu xh va chinh quyen Vn a.

    Trả lờiXóa