Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2020

Chuyện ông Hồ "mời dan Do Thái đến lập quốc ở Tây Nguyên"

Quanh chuyện Hồ Chí Minh "mời người Do Thái đến lập quốc ở Tây Nguyên"
Mạng xã hội Việt Nam gần đây lan truyền một số tài liệu đã công bố từ lâu về cuộc gặp của hai nhà hoạt động lập quốc, David Ben Gurion của Israel và Hồ Chí Minh của Việt Nam tại Pháp sau Thế Chiến 2. Một số tư liệu đã được công bố nói ông Hồ Chí Minh khi gặp nhà hoạt động Ben Gurion ở Paris năm 1946 đã đề nghị cho người Do Thái "đặt trụ sở ở Việt Nam" nếu họ muốn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Pháp 
điều đình năm 1946 nhưng không thành
Vào thời điểm đó, phong trào vận động để người Do Thái châu Âu có tổ quốc vừa sống sót nạn Diệt chủng (Holocaust) do phát-xít Đức gây ra tại châu Âu đang lên cao. Việc tìm một mảnh đất để họ có thể tạo lập quê hương được đem ra bàn thảo nhưng phải đến 1949, nhà nước Israel mới ra đời tại Palestine, với Ben Gurion như "người cha lập quốc".

Người Việt, chính trị Mỹ và 'con quái vật'

Mình thích đoạn này dù không mới. Hình như công an Việt Nam cũng không được phép đi nước ngoài, trừ số ít đi công tác, nên họ không có thế giới quan và tầm nhìn. Nó giống như câu chuyện về ba người đàn ông trong hang động. Ba người đàn ông sống cả đời trong một hang động. Một ngày nọ, một người đàn ông mạo hiểm ra khỏi hang và ngạc nhiên khi thấy thế giới bên ngoài! Ánh sáng và màu sắc! Cây cối! Anh ta quay lại hang để nói với hai người đàn ông kia. Họ nghe anh kể lại rồi bảo "Bạn nói chuyện thật điên rồ". Vì vậy, anh ta ngồi xuống và không bao giờ đề cập đến nó một lần nào nữa.
Người Việt, chính trị Mỹ và 'con quái vật'
David Xanh - Người Việt Nam nói chung quên mất thế giới rộng lớn đến mức họ thường xuyên so sánh "chúng ta so với tầm cỡ quốc tế", và nghĩ về họ theo những gì đã tự tạo ra, chẳng hạn: 'Việt Nam là người thông minh nhất thế giới.', 'Người Việt Nam có bánh mì ngon nhất thế giới.', 'Người Việt có những bãi biển đẹp nhất thế giới.', 'Người Việt Nam có tất cả các loại thực phẩm tốt nhất và nhiều loại thực phẩm nhất trên thế giới'....

Chính trị Mỹ cũng phức tạp và chia rẽ như tất cả những nơi khác. Và nếu không cẩn thận bạn sẽ có thể tốn thời gian hàng giờ trên các phương tiện truyền thông để cãi nhau về những quan điểm khác nhau. Không may, khi tôi là một người Mỹ sống ở Việt Nam, tôi thấy rằng đối với nhiều người Việt Nam, (không phải là tất cả), họ không có thể hiểu được cuộc khủng hoảng này.

Ba Xá Với Chú Sáu Dân

Nhìn lại cuộc đời, mình tự thấy chưa bao giờ khâm phục một quan chức cộng sản nào dù họ to chức tới đâu vì suy cho cùng nếu không có họ thì đất nước đã tốt hơn rất nhiều. Có chăng đối với một số người tốt với mình thì mình quý và chơi thân, thế thôi; chứ bảo khâm phục thì mình chưa bao giờ. Đối với ông Kiệt, cả thập niên 1980, mình rất ghét vì trong thời gian làm Phó Thủ tướng kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch nhà nước (1982-1988), ông công khai chính sách địa phương chủ nghĩa bằng cách ưu tiên phân bổ các nguồn lực và các ưu đãi khác cho miền Nam, nhất là miền Đông Nam bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chính sách giá cũng ưu tiên cho Đồng bằng sông Cửu Long vì Ủy ban Kế hoạch nhà nước thực hiện chính sách giá thấp với hàng công nghiệp và khai khoáng (do miền Bắc sản xuất) và hàng viện trợ từ khối các nước XHCN, trong khi lại thực hiện chính sách giá cao đối với hàng nông sản (do Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất). Đặc biệt, nhà nước áp dụng cơ chế 1 kg phân đạm đổi lấy 3 kg thóc, hàng triệu tấn phân đạm được đưa vào Đồng bằng sông Cửu Long nhưng nông dân trồng lúa không trả lại thóc cho Nhà nước theo cam kết và ông Kiệt vẫn coi như không có việc gì xảy ra... Điều này dẫn đến hiện tượng trái ngược với quy luật là nửa nước phía Bắc sản xuất công nghiệp lại nghèo hơn nửa nước phía Nam sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, sau này ông Kiệt làm Thủ tướng đã làm được rất nhiều việc tốt cho đất nước, lại là người đầu tiên công khai đặt vấn đề hòa hợp, hòa giải dân tộc và kêu gọi lãnh đạo nên đối thoại với những người bất đồng chính kiến, vì "chính kiến khác nhau, ý kiến khác nhau là bình thường, và điều quan trọng là cần phải có đối thoại, nói chuyện với nhau một cách sòng phẳng", thì tôi rất kính trọng ông. Rất mong lãnh đạo VN có được nhiều người như ông. Tiếc rằng cũng như nhiều quan chức cấp cao khác, ông cũng gần như chỉ dám thể hiện quan điểm của mình sau khi đã nghỉ hưu.
Ba Xá Với Chú Sáu Dân
FB Tâm Chánh 10-6-20 - Cố thủ tướng Võ Văn Kiệt mất đã nhiều năm. Sinh thời cố thủ tướng Phạm Văn Đồng tấm tắc: “Sáu Dân làm thủ tướng mấy năm làm được nhiều việc hơn cả mấy mươi năm tôi làm thủ tướng”. Công tích được thừa nhận như thế nhưng ông Kiệt cũng còn nhiều việc đeo đuổi dang dở.
Không rõ những dang dở ấy có được xem là di nguyện cần tiếp tục thực hiện không. Vì nếu được thực hiện thì quả ông là một nông dân để lại nhiều di sản quí báu cho các lớp hậu bối nắm giữ quyền bính.

Đừng bỏ cuộc khi vẫn còn hy vọng!

Đừng bỏ cuộc khi vẫn còn hy vọng!
Đoàn Kiên Giang 12-6-2020 - Mẹ và em gái Hồ Duy Hải cùng đồ thăm nuôi mang vào trại tạm giam. Bà Loan làm rất nhiều đồ ăn, để bị án có thể chia sớt với bạn tù. Ảnh: Lê Thế Thắng.
Sáng 12/6, mẹ và em gái Hồ Duy Hải vào trại tạm giam tỉnh Long An thăm nuôi bị án theo định kỳ hàng tháng. Trại hôm nay không tiếp nhận đồ ăn gửi cho bị án như những lần trước, nhưng mẹ – con, anh – em họ lại được gặp gỡ, trao đổi rất thoải mái, điều hiếm khi xảy ra trong suốt 12, 13 năm trước đó.

Đôi điều trao đổi với ông Phùng Hữu Phú

Cách đây mấy hôm tự nhiên đọc thấy tên Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận (lú lẫn) Trung ương, mình giật mình. Đã rất lâu rồi mình không đọc hay nghe thấy tên lão già sinh năm 1948 này, đã tưởng lão chết mất xác lâu rồi, không ngờ vẫn còn sống và còn đang đương chức dù đã ngoài 72 tuổi. Quá lạ, dường như quỷ thần quên mất lão này nên chưa lôi lão đi. Lão này nguyên là Phó Bí thư Thường trực Thành ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội (2001-2006), sau đó sang làm Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng (2007-2011), tưởng là ngồi chơi xơi nước vài năm chờ đủ tuổi để về hưu vì khuyết điểm đầy mình. Không ngờ, lão tìm được quan thầy là ai nâng đỡ mà cuối cùng được ở lại ăn lộc quan đến tận bây giờ. Thời lão làm ở Hà Nội, dân thủ đô có câu tổng kết "Giầu như Phú, Lú như Trọng, Lật lọng như Nghiên, Tiêu tiền như Triệu" để nói về 4 quan chức to chức nhất Hà thành lúc đó là Phùng Hữu Phú, chủ tịch HĐND; Nguyễn Phú Trọng, bí thư thành ủy; Hoàng Văn Nghiên, chủ tịch UBND và Nguyễn Quốc Triệu, phó bí thư thành ủy.
ĐÔI ĐIỀU TRAO ĐỔI VỚI ÔNG PHÙNG HỮU PHÚ 
fb Nguyễn Ngọc Chu - Giật mình với những luận điểm của ông Phùng Hữu Phú ở trình độ Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương (HĐLLTƯ). Bởi vì ông Phùng Hữu Phú, trong báo cáo sáng ngày 10/6/2020 tại Ban Tuyên giáo Trung ương, khi trình bày “về những điểm mới trong dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng,” đã đưa ra một số luận điểm gây hoài nghi trong công chúng (https://thanhnien.vn/thoi-su/qua-do-len-chu-nghia-xa-hoi-bao-lau-co-may-chang-duong-can-tiep-tuc-lam--ro-1235976.html). Có rất nhiều điều cần bàn, nhưng trong khuôn khổ bài viết trên FB chỉ xin đề cập đến hai luận điểm cụ thể.
1. Đảng lãnh đạo thì Đảng biết đi con đường nào. Đảng dẫn dắt nhân dân tiến lên Chủ nghĩa Xã hội (CNXH) thì Đảng phải biết CNXH ở đâu và như thế nào. Thế mà ông Phùng Hữu Phú – trong tư cách Phó chủ tịch HĐLLTƯ - lại nói:

Quê nhà Hồ Duy Hải có gì đó rất lạ

Quê nhà Hồ Duy Hải có gì đó rất lạ 
Tối 10/6 ông Trần Thanh Lâm (38 tuổi) Phó trưởng Công an xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa tỉnh Long An đã đột tử tại cơ quan dù trước đó ông rất khỏe mạnh. Theo UBND xã cho biết từ năm 2009 đến nay (11 năm) đã có 4 công an xã tử vong. Trong đó, 2 người bị đột quỵ và 2 người bị tai nạn giao thông. Ngoài ra còn hai người nữa không rõ tên. Và còn một luật sư nữa. Và nay là ông Trần Thanh Lâm.
Nên biết vụ án Hồ Duy Hải xảy ra vào tối ngày 13 tháng 1 năm 2008 tại Bưu cục Cầu Voi, ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Hồ Duy Hải là dân quân xã Nhị Thành. Trong vụ án này tới nay có nhiều người đột tử.

Ba tàu sân bay Mỹ - thông điệp nào cho Trung Quốc?

Tôi ủng hộ Tổng thống D. TRUMP vì những hành động này của ông. Không biết ông có dám đánh Tàu thật không, nhưng những việc làm như thế này của ông cũng làm Tàu hoang mang, phải giảm mức độ hoạt động ở Biển Đông. Có lẽ thông điệp của ông gửi cho TQ là: Nếu TQ không tôn trọng luật pháp quóc tế thì trong nhiệm kỳ tới, chắc chắn Mỹ sẽ thẳng tay trừng phạt TQ! Tuy nhiên điều đáng ngại là Trump tham tiền (cho nước Mỹ), cứ phải có lợi thì Mỹ mới làm gì đó với Tàu để ủng hộ VN.
Ba tàu sân bay Mỹ cùng xuất hiện tại Ấn độ - TBD, thông điệp nào cho Trung Quốc?
12/06/2020 Ba tàu sân bay Mỹ cùng lúc tuần tra vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương lần đầu tiên sau gần ba năm qua, một động thái có tính cách phô trương lực lượng của hải quân Hoa Kỳ trong một khu vực đang có căng thẳng với Trung Quốc, và cũng là một dấu hiệu cho thấy Hải quân Hoa Kỳ đã lấy lại sức mạnh sau những ngày đen tối vì dịch Covid-19. Các Tư lệnh Hải quân Mỹ lưu ý rằng hàng chục tàu Hải quân Mỹ đã hoạt động trên khắp Thái Bình Dương từ lâu, nhưng sự có mặt của ba nhóm tác chiến tàu sân bay có lẽ đánh đi một thông điệp mạnh mẽ về sự cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực và đối với các đồng minh.
Tư liệu - Các tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN 76), USS Theodore Roosevelt (CVN 71) and USS Nimitz (CVN 68) trong vùng biển quốc tế trong cuộc diễn tập 3 tàu sân bay ở Tây Thái Bình Dương. Courtesy James Griffin/U.S. Navy/Handout via REUTERS/File 


Trình báo tàu TQ đâm hỏng tàu ngư dân ở Hoàng Sa

Không có tang chứng thì bọn Tàu sẽ tố cáo ngư dân VN chủ động đâm vào tầu của chúng nó dù chúng nó luôn luôn tự kiềm chế... Do đó rất cần trang bị cho tầu VN các camera quay và phát trực tiếp về đất liền cho các nhà lãnh đạo và các cơ quan chức năng biết, lưu lại làm bằng chứng tố cáo TQ xâm lược, giết hại dân lành.
Trình báo việc tàu Trung Quốc truy đuổi, đâm hỏng tàu ngư dân Việt ở Hoàng Sa
12/06/2020 TTO - Tàu sắt Trung Quốc mang số hiệu 4006 cùng một xuồng máy truy đuổi, tấn công, đâm nứt mạn tàu cá của ngư dân Việt Nam ở Hoàng Sa - ngư dân Nguyễn Lộc ở Quảng Ngãi vừa trình báo đến cơ quan chức năng.
Tàu cá hư hỏng sau khi bị tàu Trung Quốc tông - Ảnh: T.M
Ngày 12-6, tại Trạm kiểm soát biên phòng Sa Kỳ (Quảng Ngãi), tàu cá QNg 96416 do ngư dân Nguyễn Lộc (42 tuổi, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) làm chủ kiêm thuyền trưởng cùng 15 lao động hành nghề trên vùng biển Hoàng Sa vừa về đến đất liền, trình báo việc bị tàu Trung Quốc rượt đuổi, tông va...

Cao tốc Bắc Nam đứng trước nguy cơ thất bại?

Mỗi khi lái xe trên đường cao tốc ở VN, mình lại nhớ tới đường cao tốc ở các nước phương Tây. Ở nước họ, chất lượng đường rất cao, tốc độ tối đa thường 130 km/h hoặc hơn. Ở Đức, hệ thống đường cao tốc liên bang không bị hạn chế tốc độ, trừ những đoạn đô thị, đoạn đường dưới tiêu chuẩn, thường xảy ra tai nạn hoặc đang được sửa chữa. Ở Mỹ, nhiều tuyến đường được phép lưu thông tới 160 km/h. Đáng nói là mức phí lưu thông khá rẻ; riêng ở Thụy Sĩ, với tất cả các loại xe, bạn chỉ cần mua 1 con tem 40 CHF (hơn 900 nghìn đồng), dán lên kinh xe giống như con tem đăng kiểm, sau đó bạn được tự do lưu thông (miễn phí) trên mọi tuyến đường cao tốc trong 14 tháng, từ 1/12 năm nay đến 31/1 năm sau nữa; và chẳng có trạm BOT nào chặn đường thu tiền như ở VN. Sống ở các nước phương Tây mới hiểu thế nào là dân quyền, dân chủ.
Cao tốc Bắc Nam đứng trước nguy cơ thất bại?
LS Ngô Ngọc Trai, gửi cho BBC từ Hà Nội
12 tháng 6 2020 - Cao tốc Bắc Nam có độ dài tạm cho là 2000km; đối với xe tải hoặc contenner thì nếu mức phí 5 nghìn/km sẽ là 10 triệu, mức 8 nghìn/km sẽ là 16 triệu. Như thế phí cầu đường lớn hơn cả chi phí cho xăng dầu, mức phí quá cao khiến cao tốc làm ra ít có xe chạy. Như thế mục đích ban đầu của việc xây cao tốc là để rút ngắn thời gian vận chuyển hàng, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm giá thành hàng xuất khẩu, tăng tính cạnh tranh cho nền kinh tế, đã không đạt được.

Cao tốc Bắc Giang-Lạng Sơn
Chính phủ đang bàn việc xây cao tốc Bắc Nam, một số đoạn tuyến sẽ chuyển từ hình thức đối tác công tư sang đầu tư công. Trước đó ngày 29/5 Bộ Chính trị cũng đã họp bàn đồng ý điều chỉnh một số dự án từ hình thức thức đối tác công tư sang đầu tư từ ngân sách nhà nước.

Kết thúc điều tra vụ dân Đồng Tâm ‘tiêu diệt’ công an

Không biết cơ quan công an điều tra thế nào, nhưng nhìn vào số dao và chai xăng của những người dân làng Đồng Tâm bị điều tra thì thật khó tin họ có ý định và thậm chí dám "tập hợp lực lượng, đóng góp tiền mua vũ khí, họp bàn phân công nhiệm vụ cụ thể từng đối tượng; khi thấy lực lượng công an, các đối tượng chủ động dùng vũ khí tấn công quyết liệt nằm sát thương, tiêu diệt lực lượng thi hành nhiệm vụ”. Tôi cũng thấy khó tin một ông già 58 năm tuổi đảng, rất hiểu biết, bị gãy chân phải ngồi xe lăn..., dám " sử dụng tuýp sắt gắn dao phóng lợn, 1 quả lựu đạn tấn công lực lượng làm nhiệm vụ”. Chờ thông tin tiếp theo xem thế nào vậy.
Hà Nội kết thúc điều tra, kết luận dân Đồng Tâm ‘tấn công nhằm tiêu diệt’ công an
12/06/2020 - Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hà Nội vừa ban hành kết luận điều tra vụ tranh chấp đất đai dẫn đến bố ráp gây chết người ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, vào ngày 9/1. Cùng với kết luận điều tra, cơ quan công an đề nghị truy tố 29 người dân Đồng Tâm, trong đó có 25 người bị đề nghị truy tố tội “Giết người” và 4 người khác bị đề nghị truy tố tội “Chống người thi hành công vụ”.
Ông Lê Đình Công, con trai ông Lê Đình Kình, trong một bản tin "thú tội" phát trên Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) hôm 14/1, vài ngày sau khi diễn ra vụ đụng độ chết người.

Ăn thịt chó – tập tục gây tranh cãi trong lịch sử

Không nên ăn thịt chó. Đây là câu được nhiều người bạn da trắng, da đen, Arập sống ở Mỹ và châu Âu thường nói với tôi khi biết tôi là người VN.
Ăn thịt chó – tập tục gây tranh cãi trong lịch sử
Animals Asia đã hợp tác với chính quyền địa phương ở Trung Quốc nhằm chứng minh chó dùng để bán lấy thịt thường có nguyên gốc bất hợp pháp, bởi không có trang trại chó quy mô lớn trong nước hiện nay. “Gần 100% chó hiện nay là trộm trên đường phố và từ nhà dân, thay vì mua bán ở trang trại chó như trong quá khứ”. Chính phủ Trung Quốc cũng ngày càng tin tưởng việc vận chuyển chó qua các tỉnh thành có thể là mầm mống bệnh dịch và vi khuẩn. “Ở đây còn có yếu tố xã hội. Những kẻ trộm chó đang gây ra mối bất hòa khi trộm cắp tài sản cá nhân của người dân”

Trước Thế vận hội Mùa đông 2018, chính phủ Hàn Quốc đã yêu cầu 12 nhà hàng chuyên bán thịt chó ở khu Pyeongchang ngừng kinh doanh món ăn này trong suốt sự kiện. Yêu cầu đi kèm với tiền trợ cấp khiến đề nghị trở nên dễ tiếp nhận hơn, theo National Geographic.

Ngẫm về kiếp người, ngẫm về chữ Nhẫn !!!

Sức khỏe là số một, không có sức khỏe thì danh tiếng, địa vị, sỉ diện, xa hoa, xe sang, nhà cao cửa rộng… thảy đều là mây bay, gió cuốn, mong manh, hư ảo cả. Hãy sống sao cho thật vui vẻ. Có cơm để ăn, có quần áo để mặc, có núi để leo, có biển để ngắm, có internet để vào, có xe để đi, có việc để làm, CÓ THÊM NGƯỜI BẠN ĐỜI CÙNG CHUNG SUY NGHĨ nữa là … tuyệt vời !... Điều này quá đúng, tôi cũng rất muốn như thế. Và Chính quyền cũng rất mong muốn mọi người dân đều sống theo cách đó để vui vẻ an phận, chấp nhận mọi điều dù là tồi tệ, do Chính quyền ban phát. Tiếc rằng bên cạnh những người có cơm để ăn, có quần áo để mặc, có núi để leo, có biển để ngắm, có internet để vào, có xe để đi, có danh tiếng, địa vị, sỉ diện,..., tức là có mọi thứ và vì vậy chỉ quan tâm tới giữ gìn sức khỏe bản thân để kéo dài cuộc sống hưởng thụ, bàng quan với xã hội, thì có rất nhiều người khác không có gì, cả đời mưu sinh trong cực khổ, nghèo đói và bị hà hiếp đủ đường. Nếu là con người nhưng mỗi chúng ta chỉ lo cho bản thân, dễ dàng hài lòng với những thứ vật chất đã có, thì mục đích sống của chúng ta là gì, liệu chúng ta có cần kéo dài cuộc sống mãi mãi thế không ? Tôi rất ghét những ai thờ chữ NHẪN, nhất là ghét một ông Đại tướng có đủ mọi thứ và có quá nửa cuộc đời tôn thờ chữ NHẪN, thậm chí còn dạy nhân dân tôn thờ chữ NHẪN.
NGẪM VỀ KIẾP NGƯỜI
Cuộc sống vội vã, kiếp người bé nhỏ, ngoảnh đầu lại đã hơn nửa đời người. Thời gian trôi nhanh như bóng mây lướt ngoài cửa sổ. Hôm qua còn vui vầy cùng bè bạn mà hôm nay đã đôi ngả lìa tan. Người cũ lâu không gặp, chuyện cũ lâu không bàn. Chớp mắt một cái, nhìn quanh mình chẳng còn lại mấy ai. Thời gian không đợi một ai, một sớm soi gương thấy tóc Ta điểm bạc, hồng trần có khác nào cõi mộng vậy thôi

Đôi khi buồn phiền, hãy nghĩ cuộc sống là phép trừ, gặp một lần bớt một lần, còn có gì phải khổ não đây. Không quên ơn người giúp mình, không trách móc người xử tệ với mình, không giữ mãi trong lòng hận thù người khác, tự khắc Ta sẽ thấy cuộc đời sao mà an nhiên, bình lặng đến vậy!

Nơi duy nhất Người Việt Nam không bị khinh?

Nơi duy nhất Người Việt Nam không bị khinh?
Khánh Hưng - Nhân đọc bài viết của một người Nhật nhận xét về người Trung Quốc mà phần bình luận đăng trên Bauxite Việt Nam có liên hệ với đặc tính của người Việt Nam hiện nay, tôi muốn góp nhặt mấy mẩu chuyện tai nghe mắt thấy sau đây.
Năm 2006, một công ty của người gốc Việt ở Mỹ thuê tôi về Việt Nam làm một nghiên cứu cho một dự án đầu tư kinh tế. Vài người quen đưa tôi đi làm việc với chính quyền một vài tỉnh để tìm hiểu các kế hoạch kinh tế của địa phương. Đi đến đâu, tôi cũng nhận được một lời khuyên tương tự là, tôi nên đưa theo một người Mỹ trắng, dù người đó là một nhân viên bảo vệ hay là một lao công cho công ty tôi ở Mỹ, miễn sao người đó nói “xí bô xí ba” gì đó, rồi tôi dịch ra tiếng Việt, thì tôi mới được tiếp đón nồng hậu và nhiệt tình!

Tôi nợ Mẹ một lời Cám Ơn

Tôi nợ Mẹ một lời Cám Ơn
Khi bạn bước chân vào thế giới này, mẹ đã ôm bạn trong tay. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách khóc như một 'nữ thần báo tử'.
Khi bạn 1 tuổi, mẹ đút từng miếng ăn và chăm sóc cho bạn. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách khóc suốt đêm dài.

Khi bạn 2 tuổi, mẹ tập cho bạn đi. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách bỏ chạy khi mẹ gọi.
Khi bạn 3 tuổi, mẹ làm cho bạn tất cả những bữa ăn với tình yêu. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách quăng đĩa xuống sàn.
Khi bạn 4 tuổi, mẹ cho bạn một vài cây bút màu. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách tô chúng lên bàn.

Trở Về Cố Hương

Đọc bài này để hiểu tâm trạng, suy nghĩ, góc nhìn của một Việt kiều từ ngày bỏ nước ra đi sau mấy chục năm gần đây mới trở về nước. Tôi có một số bạn Việt kiều như thế. Thậm chí có những anh chị thề không bao giờ trở về nếu Đảng cộng sản còn đang lãnh đạo đất nước và thực tế đã 45 năm trôi qua, đến nay họ vẫn nhất quyết không về dù đã sang tuổi xưa nay hiếm (hơn 70, 80 tuổi).
Trở Về Cố Hương
Phương Vũ Võ Tam Anh - Được tin chị tôi đau nặng, tôi vội vã bay về Việt Nam mà lòng áy náy tưởng chừng như đang đi vào lòng địch. Trước ngày lên máy bay, ông sui tôi đến cho hay là có người trong toà đại sứ VC báo rằng họ đã đọc hết những bài viết của tôi, kể cả cuốn sách mới in xong chỉ phổ biến trong vòng thân mật. Người này còn thêm rằng những hình chụp các cuộc biểu tình ở Paris không thấy có mặt tôi (chỉ vì đơn giản là tôi không ở Paris) nên kết luận rằng tôi không có hành động chống đối cụ thể do đó được cấp visa về Việt Nam trong ba tháng.
Trở ngại ban đầu được trót lọt. Ngồi trên máy bay mà tôi cứ hình dung đến một Hà Nội diễm kiều trước năm 54, khi tôi vào học y khoa Hà Nội. Phố Hàng Ngang, Hàng Đào ngày xưa với những cô gái kiêu sa lịch thiệp đang lờ mờ hiện ra trong trí nhớ. Con đường Cổ Ngư mộng mơ với những hàng cây sà mình xuống mặt hồ Trúc Bạch như để in dấu gót chân thướt tha của trai thanh gái lịch Hà thành vào những buổi chiều cuối tuần ấm áp...

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2020

Lợi và hại khi Mỹ "xù nợ" nghìn tỷ USD với TQ

Bài này phân tích đúng; đây là điều tôi vẫn dạy sinh viên. Có một số nguyên lý hài hòa giữa các thị trường tài chính quốc tế trong đó có hai nguyên lý rất quan trọng là hài hòa về giá cả và hài hòa về lãi suất. Hài hòa về giá cả xảy ra khi các nhà đầu cơ nhận thấy có sự chênh lệch giá của cùng một loại tài sản tài chính giữa hai thị trường chứng khoán tại hai địa điểm khác nhau. Ví dụ, nếu các nhà đầu cơ nhận thấy có sự chênh lệch tỷ giá giữa đồng euro và đồng đô la tại hai thị trường nào đó, ví dụ tại thị trường Francfort và tại New York. Khi đó họ sẽ ngay lập tức mua đồng euro nơi rẻ và bán đồng euro nơi đắt để thu lợi vì chênh lệch giá chính là chỗ có thể sinh ra lợi nhuận cho các nhà đầu cơ. Nhờ các giao dịch có thể thực hiện ngay lập tức, quá trình mua đi bán lại rất nhanh nên chỉ sau một khoảng thời gian ngắn, tỷ giá giữa hai nơi sẽ trở nên cân bằng. Tương tự, nguyên lý hài hòa về lãi suất khẳng định đối với hai loại tài sản tài chính có cùng độ rủi ro như nhau thì tỷ suất sinh lợi phải như nhau. Với các trái phiếu chính phủ Mỹ và chính phủ các nước như trong bài này; nếu có sự chênh lệch lãi suất (giả sử độ rủi ro như nhau), các nhà đầu cơ sẽ mua trên thị trường nơi có lãi suất thấp nhất để bán ở thị trường có lãi suất cao nhất; do đó chỉ sau một khoảng thời gian ngắn, lãi suất giữa hai trái phiếu sẽ trở nên cân bằng. Mỹ là nước có lợi thế nhất thế giới về an toàn tài chính vì là nơi dường như không bao giờ có chiến tranh và nền kinh tế Mỹ hùng mạnh nhất thế giới nên Mỹ không thể phá sản. Do rủi ro thấp nhất thế giới nên lãi suất ở Mỹ thấp nhất thế giới và người Mỹ rất có lợi. Bây giờ nếu Mỹ chủ động xù nợ Trung Quốc, thì lợi thế này sẽ biến mất. Từ nay các nhà đầu tư quốc tế sẽ lo sợ Mỹ cũng xù nợ với họ. Họ sẽ phải yêu cầu tỉ lệ lãi suất cao hơn trước vì rủi ro đã tăng lên. Khi đó thiệt hại của Mỹ sẽ dài hạn và vô cùng khủng khiếp.
Lợi và hại khi Mỹ "xù nợ" trái phiếu 1 nghìn tỷ USD với TQ để "đền tiền" COVID-19 
Nhiều nhà phân tích bối rối khi nghị sĩ đề xuất Mỹ "xù nợ" trái phiếu 1 nghìn tỷ USD Bắc Kinh đang giữ. Họ cho rằng mặc dù đây là ý tưởng thú vị, nhưng sẽ rất nguy hiểm đối với nền kinh tế vốn đang bị suy thoái do đại dịch và sẽ làm gia tăng một khoản khổng lồ nợ quốc gia Mỹ. "Họ [Trung Quốc] phải là người trả tiền cho chúng ta, chứ không phải chúng ta trả tiền cho Trung Quốc," một thượng nghị sĩ Mỹ nói.
Why You Should Look At Investing In Bonds
Ý tưởng mới
Gần đây, tổng thống Mỹ Donald Trump đã có những động thái cứng rắn với Trung Quốc, bao gồm hàng loạt chính sách mới từ xem xét cấm visa của du học sinh Trung Quốc cho tới việc cân nhắc lại các hợp đồng mua bán đậu nành. Tuy nhiên, một số nhà lập pháp cánh hữu đang đề xuất một ý tưởng "đột phá" hơn là Mỹ từ chối thanh toán khoản nợ trái phiếu gần 1,1 nghìn tỉ USD mà Trung Quốc đang nắm giữ.

Em có nghe Mùa Thu (tiền)?

Em có nghe Mùa Thu?
Mấy hôm nay, theo dõi từ Trung ương tới địa phương xem lãnh đạo đảng nhà nước đề xuất thu phí mà lạnh cả người, nghe thôi mà đi từ choáng váng xém bất tỉnh. Từ Thành phố Sài Gòn hồ đòi thu ngập nước bằng m2, Trần Hồng Hà thì thu rác tính bằng kí lô gam, Bộ giao thông vận tải thì thu phí BOT mặc dầu đã hết hạn, rồi 2 bộ giành nhau thu phí khí thải xe 2 bánh, rồi đám báo chí thì đòi thu phí người đọc báo. Chưa hết, Thủ tướng còn đe như búa bổ đầu dân rằng ‘’ Phải rút ví hàng chục triệu nộp phạt mới biết bảo vệ môi trường’’.
Mặc dù rác khoán hộ gia đình là cách thu chung trên thế giới, chỉ có VN tính bằng kg. Mặc dù xăng mỗi lít dân đã trả 4 ngàn đồng môi trường nhưng vẫn phải trả thêm cái gọi là khí thải… Chỉ tính riêng tiền xăng hàng năm Nhà nước đã thu hơn 60 ngàn tỷ của chúng ta bằng cái gọi là phí bảo vệ môi trường. 

Kiến nghị đọc báo điện tử phải trả phí

May quá mình hầu như không đọc báo điện tử chính thống vì nội dung nhạt thếch và thường giống nhau. Ngược lại, đọc báo điện tử phi chính thống vừa miễn phí, vừa đầy đủ thông tin, vừa có thông tin chính xác, lại do nhân dân tự nguyện làm để mở mang dân trí và phản biện xã hội. Blog toithichdoc này của tôi hay các trang fb cũng vậy. Để xem báo điện tử chính thống bắt phải trả phí khi đọc thì sẽ còn được bao nhiêu người muốn đọc ? Thực chất báo chính thống là báo tuyên truyền; nếu thu phí, người đọc chuyển hết sang đọc báo phi chính thống thì hóa ra là phản tuyên truyền sao. Khi đó dân trí sẽ tăng vọt, phong trào đấu tranh chống cường quyền áp bức, tham nhũng, bất công và quan chức vi phạm pháp luật... nổi lên khắp nơi, Nhà nước sẽ phải vất vả chống đỡ. Khắp nơi trên thế giới, nguồn thu của báo điện tử chủ yếu từ quảng cáo. Khi người đọc lướt trên các báo online thì rất nhiều quảng cáo hiện ra. Đây gọi là rating và người đọc đã gián tiếp trả tiền cho trang báo khi "buộc" phải xem những quảng cáo này. Cứ thử tưởng tượng, nếu google mà cũng thu phí người xem youtube thì nó sẽ không sống nổi tới bây giờ đâu! Nếu báo điện tử muốn thu tiền, hãy bỏ các quảng cáo đi và nâng cao chất lượng nội dung để người đọc vừa không phải xem quảng cáo, vừa học được những điều tốt đẹp, văn minh..., chỉ khi đó họ mới chấp nhận trả phí khi đọc.
Kiến nghị đọc báo điện tử phải trả phí
Thu Hằng - 11/06/2020 Dịch Covid-19 khiến nhiều cơ quan báo chí giảm nguồn thu trầm trọng. Để duy trì hoạt động, tới đây rất có thể các cơ quan báo chí sẽ thu phí từ các nhà mạng và thu phí người đọc báo. Đây là ý kiến của nhiều lãnh đạo các cơ quan báo chí tại Diễn đàn “Báo chí và Bài toán phát triển nguồn thu”, tổ chức ngày 11.6.

Doanh thu sụt giảm, nhiều cơ quan báo chí kiến nghị thu phí từ nhà mạng và độc giả
ẢNH THU HẰNG

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2020

26 truyện thật ngắn

26 truyện thật ngắn
Trần Văn Giang - Dù đây chỉ là những truyện thật ngắn; nhưng đọc sao thấy cay mắt quá… Đọc đi rồi đọc lại vẫn thấy buồn. Xin mời quý vị cùng đọc qua cho biết.Cậu bé bán vé số lạc quan, 3 hộp xôi đậu giá 10 ngàn và câu chuyện về tính hào sảng của người Sài Gòn
1- Ước mơ
Chị mua dùm thằng bé mấy tờ vé số. Sau một hồi chọn lựa, chị hỏi nó:
- Nếu cô trúng số con muốn cô mua cho con cái gì?
Nó nhìn chị, xoay qua xoay lại rồi nói:
- Cho con xin một chiếc xe đạp. Nếu có xe đi bán xong con chạy tới trường liền, không bị trễ học nữa.
Di di những ngón chân xuống đất, nó hạ giọng:
- Cho con thêm đôi dép nữa nghe cô, để con đi học.
Dĩ nhiên là chị không trúng số…
Tôi vẫn thấy nó mỗi ngày đi ngang qua nhà tôi với chân trần, đầu không nón...

Thu phí cao tốc cả đời: đề xuất điên rồ, phi lý!

Thu phí cao tốc cả đời đúng là một đề xuất điên rồ, phi lý! Tuy nhiên ở VN thời cộng sản, những chuyện điên rồ, phi lý nhiều vô kể, nhìn đâu cũng thấy, nhìn ngành nào cũng thấy, từ trung ương tới thôn xóm... Do đó người dân quen rồi, và sẵn sàng chấp nhận tất; nếu chuyện điên rồ này thành sự thật thì dân cũng sẽ lại ngoan ngoãn đóng tiền cho lũ cướp có dấu đỏ tươi thôi. Buồn, Đau và Thương hại cho cái dân tộc có lịch sử 4000 oai hùng này. Chẳng lẽ các thế hệ người đời trước đã sung sướng, hạnh phúc trong suốt hơn 3900 năm, để rồi thế hệ người đời nay phải chịu ách nô lệ trong hơn 70 năm qua và chưa biết bao giờ mới chấm dứt ? May mà mình cũng đã già, sẽ sớm được thoát khỏi cảnh Buồn, Đau này. Đồng ý với kỹ sư xây dựng Trần Bang nhận định: “Cá nhân tôi phản đối chuyện thu phí cả đời. Bởi vì nó vi phạm quyền tự do đi lại của mọi người, chứ không đơn thuần chỉ là kinh tế. Về kinh tế thì anh đầu tư và lấy vốn lấy lãi xong là hết, anh không có quyền chặn đường ‘cái quan’... Từ trước đến nay, đường thể hiện quyền tự do đi lại của người dân, bây giờ chặn để thu phí thì giống như là ăn cướp, đầu tư và lấy xong vốn xong lãi thì phải trả đường cho dân.”
Thu phí cao tốc cả đời, kể cả các BOT hết thời hạn: đề xuất phi lý!
RFA 2020-06-10 - 
“Tất cả các đường cao tốc sẽ thu phí cả đời, tức là bằng nguồn vốn nào cũng phải thu phí. Kể cả BOT sau này, hết thời hạn hoàn vốn thì Nhà nước sẽ bảo trì, tức là dùng nguồn ngân sách hoặc nguồn vốn khác bảo trì và tiếp tục thu phí.” Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, cho biết thông tin vừa nêu, tại buổi họp báo chiều ngày 8 tháng 6 năm 2020, khi công bố những điểm mới của dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi.

Trạm thu phí BOT Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 10 tháng 6 năm 2020 liên quan vấn đề này, anh Nguyễn Minh Hùng, một tài xế, một chủ doanh nghiệp vận tải, bức xúc nói: 
“Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam là ông Nguyễn Văn Huyện nói như thế là sai hoàn toàn. Theo nghị định chính phủ số 29 năm 2018, có quy định 6 loại tài sản được xác lập quyền sở hữu của toàn dân, trong đó có loại tài sản được đầu tư theo đối tác công tư PPP, được chuyển giao cho nhà nước theo hợp đồng dự án, thì các tài sản PPP sau khi chuyển giao sẽ trở thành tài sản toàn dân. Không biết ông Huyện có nắm được không, chứ tôi thấy ông Huyện quá vi hiến.”

Sài Gòn dừng 2 BOT chuyển sang dùng ngân sách

TP HCM dừng hai dự án BOT chuyển sang dùng ngân sách: bước lùi tạm thời?
RFA 2020-06-10 Đối với Nhà báo Nguyễn Ngọc Già, BOT ở Việt Nam là sự bế tắc mà còn rất lâu chính phủ Hà Nội mới có thể giải quyết hoàn tất: “Việt Nam không có kinh tế thị trường, luật pháp Việt Nam không minh bạch và không có tam quyền phân lập. Như vậy học ở thế giới vấn đề các trạm BOT này chỉ có ý nghĩa khi có 3 yếu tố mà tôi vừa nêu. Nếu không có được cái đó thì các trạm BOT vẫn là những con cá mập hả miệng rất to ăn tiền người dân mà người dân buộc phải chấp nhận, không có con đường nào khác.”


Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 10/6 thông báo tại buổi giám sát của Hội đồng Nhân dân thành phố với các sở ngành cho hay đã quyết định dừng 2 dự án làm theo hình thức BOT để chuyển qua dùng vốn ngân sách.

Hai dự án vừa nêu là dự án cầu đường Bình Triệu giai đoạn hai ở quận Bình Thạnh và cầu Tân Kỳ Tân Quý tại quận Bình Tân.

Phát biểu tại buổi họp, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Trần Quang Lâm cho hay Sở Kế hoạch - Đầu tư đang nghiên cứu hướng giải quyết để làm việc với chủ đầu tư trong tháng 6.

Trao đổi với RFA vào tối 10/6, Nhà báo Nguyễn Ngọc Già tại Sài Gòn cho rằng tình trạng BOT là căn bệnh trầm kha của xã hội Việt Nam. Trong trường hợp chuyển đổi hình thức đầu tư lần đầu xảy ra tại thành phố lớn nhất phía nam, ông cho rằng đây chỉ là cách thức đối phó của chính quyền:

“Bất cứ dự án đầu tư nào cũng có 3 giai đoạn: chuẩn bị đầu tư, đầu tư và kết thúc đầu tư. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư có nhiều khau, trong đó đó quan trọng nhất là vấn đề đất đai mà người cộng sản Việt Nam họ gọi dưới mỹ từ là giải phóng mặt bằng. Điều này là điều không thể thay đổi được. Đối với hai dự án cầu đường Bình Triệu và Tân Kỳ Tân Quý thì tôi cho rằng đây là hình thức người cộng sản gọi là ‘vận dụng sáng tạo’. Cả 2 (dự án) đều có chung một điểm là hiện nay đều vướng vào vấn đề giải phóng mặt bằng. Như vậy chủ đầu tư không có chức năng đó và thế là họ đẩy về cho nhà nước mà đương nhiên nhà nước nắm quyền lực trong tay, đất đai ở Việt Nam là của nhà nước. Như vậy họ có thể giải quyết được vấn đề này, phát sinh một vấn đề xung đột bấy lâu nay là dân oan. Tiếp tục dẫn đến chuyện mất đất vì họ đền bù bằng giá rẻ mạt thì không thể nào người dân chấp nhận nên họ dùng vũ lực cưỡng chế, cưỡng chiếm đất của người dân. Sau khi xong rồi họ có thể chuyển lại cho các chủ đầu tư thực hiện tiếp.”

Giải thích rõ hơn về lập luận vừa đưa ra, nhà báo Nguyễn Ngọc Già cho rằng chuyển đổi dự án về cho thành phố chỉ để giải quyết việc mặt bằng chứ thành phố không thể hoàn thành dự án là do ngân sách không còn. Ông dẫn lời bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định là ‘ngân sách như một dòng sông đã khô cạn’. Không chỉ riêng ngân sách chung, mà cả ngân sách của riêng thành phố Hồ Chí Minh cũng trong tình trạng tương tự theo lời nhà báo Nguyễn Ngọc Già:
Ngân sách thành phố cũng cạn kiệt luôn vì chính ông Nguyễn Thành Phong Chủ tịch thành phố cũng đã khẳng định rõ ngân sách thành phố Hồ Chí Minh được giữ lại chỉ có 18%, họ phải nộp đi hết 82%. Bây giờ trong tình huống hiện nay, trong bối cảnh dịch virus Vũ Hán đang tác động mãnh liệt trên toàn thế giới, vấn đề GDP như vậy thì ngân sách thành phố về số tuyệt đối chắc chắn phải giảm và số tương đối đa bị đóng đinh 18% rồi thì ngân sách ở đâu mà đầu tư?”
Từng giữ chức nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương trong nhiều năm, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đánh giá tình hình ngân sách và quyết định của lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh như sau:
“Hiện nay ngân sách cả nước khó khăn nhưng ngân sách thành phố Hồ Chí Minh vẫn có nguồn thu tương đối khá và tôi chắc rằng thành phố Hồ Chí Minh muốn thúc đẩy nhanh dự án này nên chuyển sang dựa vào ngân sách. Trên cơ sở đó thành phố Hồ Chí Minh có thể đề nghị tăng thêm giữ lại nguồn thu tại thành phố Hồ Chí Minh và giảm mức hiện nay đang điều động ngân sách từ thành phố Hồ Chí Minh cho các tỉnh khác. Còn nếu để BOT thì phải có nguồn vốn tư nhân lâu dài rất lớn, chi tiền triệu mà lại thu từng cắc nên khỏan thu lâu dài. Vì vậy tôi nghĩ thành phố Hồ Chí Minh muốn thúc đẩy nhanh nên có sự chuyển đổi như vậy.”
Dự án cầu đường Bình Triệu giai đoạn hai được thành phố Hồ Chí Minh ký kết với Tổng công ty Đầu tư hạ tầng kỹ thuật thành phố (CII) năm 2018 với tổng vốn gần 2.300 tỷ đồng, trong đó đền bù giải tỏa hơn 1.300 tỷ đồng.
Đến nay, CII đã hoàn thành thi công một nhánh cầu Ông Dầu trên quốc lộ 13 và chi một phần tiền đền bù giải tỏa đường Ung Văn Khiêm.
Phía thành phố sẽ dùng ngân sách hoàn trả nhà đầu tư các khoản đã chi trong dự án khi đàm phán kết thúc hợp đồng BOT. Do đó, CII sẽ không tổ chức trạm thu phí ở chân cầu Bình Triệu.
Trong khi đó, dự án cầu Tân Kỳ Tân Quý được Công ty cổ phần Đầu tư phát triển hạ tầng - IDICO triển khai từ năm 2017 với tổng mức đầu tư 312 tỷ đồng. Dự án được nói có tổng chiều dài 83 m, rộng 16 m và đoạn đường dẫn dài 225 m.
Tuy nhiên, đến giữa năm 2018, do vướng giải tỏa nên dự án đã dừng thi công khi công trình đạt 70% khối lượng xây lắp.
Sau khi dừng thực hiện dự án cầu Tân Kỳ Tân Quý, IDICO sẽ không được kéo dài thêm thời gian thu phí giao thông ở trạm BOT An Sương - An Lạc trên quốc lộ 1, quận Bình Tân.
Truyền thông trong nước khi tường thuật về nội dung buổi giám sát ngày 10/6 cho hay việc chuyển đổi hình thức 2 dự án vừa nêu được thành phố đưa ra sau khi kết luận của Kiểm toán Nhà nước cho rằng các dự án này không phù hợp theo Nghị quyết 437 của Quốc hội là không được thực hiện dự án BOT trên đường hiện hữu.
Nhiều bình luận trên các diễn đàn bày tỏ thắc mắc nếu đã vi phạm việc dựng trạm BOT trên tuyến đường đã có sẵn như vậy, trách nhiệm cho sai phạm này sẽ thuộc về bên chủ đầu tư hay phía chính quyền thành phố?
Trả lời thắc mắc được nhiều người quan tâm, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Luật gia Việt Nam cho hay cần phải thu thập thêm thông tin sau khi chủ đầu tư và đại diện thành phố gặp nhau bàn thảo. Trường hợp xử lý sẽ được xem xét nếu thực hiện không đúng văn bản quy phạm pháp luật và gây ra hậu quả:
“Trong Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là đối với những công trình này bây giờ mình phải dừng lại để xem xét lại thì lúc đó mới xử lý một cách có trách nhiệm được. Bây giờ khi phát hiện qua kiểm toán thấy rằng nó không đúng với nghị quyết của Quốc hội thì dừng lại và làm việc với chủ đầu tư. Nếu có xảy ra thiệt hại thì lúc đó mới quy trách nhiệm trong quy định pháp luật Việt Nam có đầy đủ những khung đó. Bây giờ chỉ mới là bước đầu tiên là dừng lại thôi.”
Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, dù hai dự án BOT cầu đường Bình Triệu giai đoạn hai và cầu Tân Kỳ Tân Quý đã được bàn giao lại cho thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục hoàn thành, nhưng để ngân sách được chi tiêu hợp lý trong công tác xây dựng thì cần phải minh bạch chi phí hơn nữa:
“Vấn đề ở đây là cần có hội đồng thẩm định và ban giám sát độc lập, cả hội đồng thẩm định cũng phải độc lập và chuyên nghiệp thì mới có kết quả tốt. Nếu chúng ta không có những cơ quan giám sát độc lập thì lúc bấy giờ có thể tay phải thi công mà tay trái chi tiền, sẽ rất phức tạp.”
Còn đối với Nhà báo Nguyễn Ngọc Già, BOT ở Việt Nam là sự bế tắc mà còn rất lâu chính phủ Hà Nội mới có thể giải quyết hoàn tất:
“Việt Nam không có kinh tế thị trường, luật pháp Việt Nam không minh bạch và không có tam quyền phân lập. Như vậy học ở thế giới vấn đề các trạm BOT này chỉ có ý nghĩa khi có 3 yếu tố mà tôi vừa nêu. Nếu không có được cái đó thì các trạm BOT vẫn là những con cá mập hả miệng rất to ăn tiền người dân mà người dân buộc phải chấp nhận, không có con đường nào khác.”
Phía Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh trước đây đã giao cho các sở ngành rà soát lại các dự án thực hiện theo hình thức đối tác công tư bao gồm cả BOT và BT.
Hai dự án BOT cầu đường Bình Triệu giai đoạn hai ở quận Bình Thạnh và cầu Tân Kỳ Tân Quý tại quận Bình Tân được nói là những dự án được thành phố Hồ Chí Minh lần đầu tiên chấp nhận chủ trương chuyển đổi hình thức dự án BOT sang vốn ngân sách nhà nước.

Nước Mỹ thật quá đáng!

Nước Mỹ thật quá đáng!
06/09/2020 - Chuyện cũ
...Bên ngoài thì giặc dã, bên trong thì bức bối, đói kém, không khí càng trở nên ngột ngạt, nhất là từ giữa năm 1978.
Lượng người bỏ nước ra đi càng lúc càng tăng, cỗ xe như đang lao xuống dốc mà không ai nhìn thấy chân phanh ở đâu.