Đoạn này hay: "Đa số sách của các nhà văn được khẳng định trong mấy chục năm qua, thì nay không bán được. Số lượng in mỗi cuốn thường không quá 1.000 bản. Sách thật, có chất lượng chỉ chiếm một phần mười thị trường sách. Điều ấy nói lên vấn đề gì? Có người lý giải đó là sự xuống cấp của văn hóa đọc, sự cáo chung của xuất bản giấy. Rõ ràng đời sống văn học nghệ thuật của chúng ta là không bình thường, đang có sự loạn chuẩn, đang khủng hoảng. Điều đáng lo ngại là những người có trách nhiệm lại không mấy quan tâm đến vấn đề này, và những người được giao đảm trách công việc này lại không có đủ năng lực tương xứng với nhiệm vụ. Nên những điều họ làm thì lại càng làm cho tình hình rối tung lên".
Hàng giả được tán tụng trong đời sống văn chương
2 Tháng Bảy, 2019, Đinh Quang Tốn, (Vanchuongphuongnam.vn)
Hàng “xịn” và hàng giả ư? Khái niệm này đúng là trong cơ chế thị trường mới xuất hiện. Nhưng thực ra, thật và giả cũng có tự thuở xa xưa. Thời nỏ thần Kim Quy bị Trọng Thủy đánh cắp thay bằng lẫy nỏ giả. Thầy trò Đường Tăng đi lấy kinh, lúc đầu chưa có tiền hối lộ cũng bị đưa cho bộ kinh giả đấy thôi. Rồi trong Hồng lâu mộng, chàng Giả Bảo Ngọc lấy vợ đã bị tráo Lâm Đại Ngọc bằng Tiết Bảo Thoa…
Nhiều nhà văn trong hội thảo về văn học nước ngoài được dịch vào Việt Nam đã khẳng định, trong những năm qua, sách văn học dịch ở Việt Nam chưa phải là tinh hoa của các nền văn hóa. Gần gũi với Việt Nam như văn học Trung Quốc, thì “Báu vật của đời” của Mạc Ngôn, “Phế đô” của Giả Bình Ao, hay “Điên cuồng như Vệ Tuệ”… đâu phải là những tác phẩm đỉnh cao của văn chương Trung Quốc thời mở cửa. Đó là những tác phẩm có cách nhìn khác về lịch sử, là những truyện tình thuộc loại “hàng khủng”. Không phải sách bán chạy là sách hay. Điều này ai cũng rõ, nhưng cũng không ai làm gì để thay đổi. Cơ chế thị trường mà, tự do mua, tự do đọc. Thì đến như “Bóng đè” trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc, mà vẫn có người cổ súy đấy thôi! Và còn có cả hàng giả được trao giải thưởng nữa, thậm chí là giải thưởng cao quý cơ (tặng thưởng thơ năm 2006 của Hội Nhà văn Việt Nam) và tác giả còn tỏ ra cao đạo không nhận chứ! Thật chẳng còn biết là thế nào!
Đa số sách của các nhà văn được khẳng định trong mấy chục năm qua, thì nay không bán được. Số lượng in mỗi cuốn thường không quá 1.000 bản. Sách thật, có chất lượng chỉ chiếm một phần mười thị trường sách. Điều ấy nói lên vấn đề gì? Có người lý giải đó là sự xuống cấp của văn hóa đọc, sự cáo chung của xuất bản giấy. Rõ ràng đời sống văn học nghệ thuật của chúng ta là không bình thường, đang có sự loạn chuẩn, đang khủng hoảng. Điều đáng lo ngại là những người có trách nhiệm lại không mấy quan tâm đến vấn đề này, và những người được giao đảm trách công việc này lại không có đủ năng lực tương xứng với nhiệm vụ. Nên những điều họ làm thì lại càng làm cho tình hình rối tung lên.
Đến như nơi được coi là hoàn toàn tâm linh là chốn tu hành mà của giả cũng luồn sâu vào: Tu giả, ăn giả. Tu giả là một vấn đề lớn mà tổ chức Phật giáo phải giải quyết. Tôi là người trần mắt thịt nên chỉ nói về ăn giả ở chốn tu hành thôi. Đó là thức ăn chay nhưng lại có hình thịt, cá, trứng… Tôi có bài thơ “Ăn chay” được một số người thích đọc, nhưng khi chọn lọc vào tập thơ mới cho tôi thì nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm lại bảo “không nên cho vào tập”. Anh sợ động chạm đến tâm linh. Tôi thì cho rằng chẳng có gì phải sợ cả. Bản chất của Đức Phật là sự thật thà. Mà bài thơ của tôi thì hoàn toàn thật thà, vì mục đích trong sạch chốn nhà Phật. Tôi tin đức Phật còn phù hộ cho tôi ấy chứ: “Đã nguyện không sát sinh/ Lại ăn hình thịt cá/ Chưa chay tận tâm linh? Thì có thành chính quả?”…
Nói thế để thấy văn chương thời mở cửa, vấn đề hàng “xịn” và hàng giả là rất khó giải quyết. Nếu lịch sử của nhân loại là lịch sử đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, thì chưa bao giờ cuộc đấu tranh ấy lại quyết liệt như hiện nay. Nó diễn ra ở mọi phương diện và ở mọi cấp độ. Nhưng những người chân chính thì không bao giờ đầu hàng, bởi nếu họ đầu hàng thì văn chương nghệ thuật nói riêng và nhân loại nói chung sẽ sụp đổ.
Nhà văn Đinh Quang Tốn
Tôi có một người bạn, nhà thơ nông thôn Nguyễn Thành, từ thời kỳ đầu đổi mới anh đã có thơ về hàng “xịn” và hàng giả rồi, chứ không phải chậm chễ như tôi đến giờ mới nói. Trong bài thơ “Lời người bán hoa giả” (1990), anh viết: “Là hoa giả mười mươi/ Mà nom như hoa thật/ Chợ đông, người bán đắt/ Khách hàng chen nhau mua”. Bây giờ thì không chỉ có hoa giả, mà hàng giả tràn lan. Trong văn chương nghệ thuật thì sách giả đã làm chao đảo thị trường sách. Nhưng còn có một loại sách thật chứ không phải là sách nhái, mà lại là hàng giả. Đó là những sách chất lượng kém. Đối với sách văn học thì đó chưa phải là văn chương.Nhiều nhà văn trong hội thảo về văn học nước ngoài được dịch vào Việt Nam đã khẳng định, trong những năm qua, sách văn học dịch ở Việt Nam chưa phải là tinh hoa của các nền văn hóa. Gần gũi với Việt Nam như văn học Trung Quốc, thì “Báu vật của đời” của Mạc Ngôn, “Phế đô” của Giả Bình Ao, hay “Điên cuồng như Vệ Tuệ”… đâu phải là những tác phẩm đỉnh cao của văn chương Trung Quốc thời mở cửa. Đó là những tác phẩm có cách nhìn khác về lịch sử, là những truyện tình thuộc loại “hàng khủng”. Không phải sách bán chạy là sách hay. Điều này ai cũng rõ, nhưng cũng không ai làm gì để thay đổi. Cơ chế thị trường mà, tự do mua, tự do đọc. Thì đến như “Bóng đè” trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc, mà vẫn có người cổ súy đấy thôi! Và còn có cả hàng giả được trao giải thưởng nữa, thậm chí là giải thưởng cao quý cơ (tặng thưởng thơ năm 2006 của Hội Nhà văn Việt Nam) và tác giả còn tỏ ra cao đạo không nhận chứ! Thật chẳng còn biết là thế nào!
Đa số sách của các nhà văn được khẳng định trong mấy chục năm qua, thì nay không bán được. Số lượng in mỗi cuốn thường không quá 1.000 bản. Sách thật, có chất lượng chỉ chiếm một phần mười thị trường sách. Điều ấy nói lên vấn đề gì? Có người lý giải đó là sự xuống cấp của văn hóa đọc, sự cáo chung của xuất bản giấy. Rõ ràng đời sống văn học nghệ thuật của chúng ta là không bình thường, đang có sự loạn chuẩn, đang khủng hoảng. Điều đáng lo ngại là những người có trách nhiệm lại không mấy quan tâm đến vấn đề này, và những người được giao đảm trách công việc này lại không có đủ năng lực tương xứng với nhiệm vụ. Nên những điều họ làm thì lại càng làm cho tình hình rối tung lên.
Đến như nơi được coi là hoàn toàn tâm linh là chốn tu hành mà của giả cũng luồn sâu vào: Tu giả, ăn giả. Tu giả là một vấn đề lớn mà tổ chức Phật giáo phải giải quyết. Tôi là người trần mắt thịt nên chỉ nói về ăn giả ở chốn tu hành thôi. Đó là thức ăn chay nhưng lại có hình thịt, cá, trứng… Tôi có bài thơ “Ăn chay” được một số người thích đọc, nhưng khi chọn lọc vào tập thơ mới cho tôi thì nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm lại bảo “không nên cho vào tập”. Anh sợ động chạm đến tâm linh. Tôi thì cho rằng chẳng có gì phải sợ cả. Bản chất của Đức Phật là sự thật thà. Mà bài thơ của tôi thì hoàn toàn thật thà, vì mục đích trong sạch chốn nhà Phật. Tôi tin đức Phật còn phù hộ cho tôi ấy chứ: “Đã nguyện không sát sinh/ Lại ăn hình thịt cá/ Chưa chay tận tâm linh? Thì có thành chính quả?”…
Nói thế để thấy văn chương thời mở cửa, vấn đề hàng “xịn” và hàng giả là rất khó giải quyết. Nếu lịch sử của nhân loại là lịch sử đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, thì chưa bao giờ cuộc đấu tranh ấy lại quyết liệt như hiện nay. Nó diễn ra ở mọi phương diện và ở mọi cấp độ. Nhưng những người chân chính thì không bao giờ đầu hàng, bởi nếu họ đầu hàng thì văn chương nghệ thuật nói riêng và nhân loại nói chung sẽ sụp đổ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét