Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2018

Trần Bắc Hà định mang 1 tượng Phật Lào về VN ?

Đây là bài cũ, tình cờ thấy liên quan đến bác Bắc Hà và Lào nên lưu lại. Đọc đoạn này thấy buồn cho văn hóa của quan chức Việt: “Không thể nào bức tượng này bị chiếm đoạt là để dành cho những người thờ phượng và dành cho mục đích tôn giáo, vì cách mà người Việt Nam đưa tượng phật ra khỏi đền thờ cho thấy họ không tôn trọng bức tượng, là một biểu tượng thiêng liêng theo cách mà người dân Lào làm,” ông nói. “Không có bất kỳ nghi thức lễ lạc nào hết, họ lấy bức tượng và đặt tượng vào một chiếc xe tải và lái đi.”. Tuy nhiên rất may "Bộ trưởng thông tin Lào đã ra lệnh cho nhân viên ngân hàng Việt Nam phải trả lại bức tượng Phật cho Ongtue Wat, 5 giờ sau khi họ đã chiếm đoạt lấy bức tượng."
Tổng giám đốc ngân hàng tính rinh tượng Phật Lào đem về VN
RFATrần Hoàng (dịch), 19/01/2015 - Một lãnh đạo ngân hàng Việt Nam (ông Trần Bắc Hà) đã cướp một bức tượng Phật khoảng 500 năm tuổi của một ngôi chùa Phật giáo Lào ở thủ đô Viêng Chăn – nhưng chỉ chiếm đoạt bức tượng ấy trong năm giờ. Tất cả bắt đầu từ năm 2014 khi Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đặt trụ sở tại Hà Nội, viếng thăm chùa Ongtue Wat ở làng Mixay gần sông Mekong ở quận Chanthaburi của thủ đô. Có một thứ trưởng của Bộ Quốc phòng Việt Nam đã đi cùng với ông ta.

Những người thờ cúng tại Ongtue Wat ở Viêng Chăn cầu nguyện trước hai bức tượng Phật, bao gồm cả bức tượng (R) mà nhân viên ngân hàng Việt Nam đã lấy nhưng sau đó trở về, ngày 10 tháng 1 năm 2015. RFA

BIDV cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng cho các cá nhân, khách hàng doanh nghiệp và các tổ chức tài chính tại Việt Nam. BIDV cũng kinh doanh tại Lào, nơi có liên doanh – Ngân hàng Lào-Việt (LVB) – với đối tác Banque Pour Le Commerce Exterieur Lao, theo Thời báo Vientiane. LVB là một trong những ngân hàng thương mại quy mô lớn hoạt động tại Lào.

Hai ngân hàng này đã trao hàng triệu đô la Mỹ cho Lào trong các hoạt động phúc lợi xã hội, chẳng hạn như chăm sóc sức khỏe, giáo dục và giảm nghèo. Tháng 10 năm ngoái, họ đã tặng 300.000 Mỹ kim cho Quốc hội Lào, hoặc quốc hội để xây dựng các bồn nước sạch và cung cấp thiết bị y tế cho các dân tộc thiểu số ở tỉnh Saysomboun gần Vientiane, theo các báo cáo địa phương.

Trong chuyến thăm đầu tiên đến chùa Ongtue, nơi có một trong những tượng Phật bằng đồng lớn nhất của Lào, ông Trần đã quan tâm đến việc mua một bức tượng Phật 500 tuổi, theo Sayadej Vongsopha, một tu sĩ dạy tại trường Cao đẳng Sangha ở Viêng Chăn, đóng vai trò quan trọng trong giáo dục Phật giáo trong nước.

Sau khi Trần trở về Việt Nam, ông ta đã để cho ngân hàng gửi một lá thư chính thức tới trụ trì của đền thờ, yêu cầu lấy bức tượng.

Tu viện trưởng đồng ý trao nó cho ông, và Sayadej, cũng là thư ký cá nhân của chủ tịch Tổ chức Phật giáo Lào, đã thông báo cho bộ phận tôn giáo tại Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch cũng như vị trụ trì cao cấp của Wat Sisakhet, tu viện lâu đời nhất của Vientiane, về thỏa thuận này.

Bộ phận tôn giáo của Bộ TTVH và Du Lich đã đưa vấn đề cho Cục Di sản, điều tra bức tượng và thấy rằng bức tượng này đã được đăng ký là di sản của quốc gia, và do đó, không thể nào được đưa ra khỏi nước Lào.

Mặc dù Trần Bắc Hà nhấn mạnh rằng ông nên có bức tượng, Cục Di sản không đồng ý, nhưng chỉ ra rằng Cục sẵn sàng cung cấp một bức tượng chưa đăng ký (là là di sản của quốc gia) hoặc sẽ đúc một bức tượng mới cho ông, Sayadej nói với Dịch vụ Lào của RFA

Cuộc hành hương tôn giáo

Khi thời kỳ Mùa Chay của Phật giáo Lào kéo dài khoảng tháng 7 năm 2014, ông Trần Bắc Hà đã thực hiện một chuyến hành hương tôn giáo đến Chùa Ongtue và đã tặng 10.000 đô la Mỹ cho Tổ chức Học bổng Phật giáo Lào.

Ngày Lễ Phật giáo, hoặc Wan Khao Phansa, đánh dấu sự khởi đầu của một thời kỳ qui ẩn chay tịnh, các nhà sư phải ở trong một ngôi đền đặc biệt trong ba tháng âm lịch và không ăn thịt, uống rượu và hút thuốc lá.

Sayadej, người đang sống tại đền thờ vào thời điểm đó nói: Không cần tinh mắt lắm, các nhà sư tại Ongtue Wat cũng đã nhận thấy sự đóng góp tiền bạc của ông Trần như một dấu hiệu của áp lực để chiếm đoạt bức tượng Phật bằng đồng.

Khi câu chuyện chiếm đoạt bức tượng Phật lan ra, những người dân địa phương sống trong khu vực này cảm thấy họ đã bị xúc phạm trước một mưu đồ của người Việt Nam đến nước Lào và lấy đi bất cứ thứ gì mà họ muốn.

Người Lào nuôi dưỡng một lòng thù địch đối với người hàng xóm (VN) lớn hơn họ, và VN cũng là nhà đầu tư lớn đứng thứ hai ở Lào, sau Trung Quốc. Những người Lào chỉ trích rằng người Việt Nam chỉ biết thu lợi nhuận mà không quan tâm gì đến quyền sử dụng đất, sinh kế và niềm tin tôn giáo của người Lào.

Chẳng hạn, Tập đoàn Cao su Việt Nam, hoạt động trồng cao su ở Lào, đã bị người dân địa phương và các nhóm nhân quyền cho rằng: tập đoàn Cao Su VN đã khai thác để lấy đất của ​​các cộng đồng Lào và đền bù chút ít hoặc không có đền bù gì cả, tập đoàn Cao Su VN đã chiếm đất nghĩa trang, các khu rừng thiêng, và làm tổn hại môi trường.

Một nhà sưu tập cổ vật?


Vào ngày 9 tháng Giêng 2015, một số nhân viên của ngân hàng BIDV (do ông Trần Bắc Hà làm TGĐ) đã đến chùa Ongtue, lấy bức tượng Phật đồng, đưa tượng vào một chiếc xe, và lái đi. Sự kiện này xúc phạm người dân địa phương nhiều hơn bởi vì Đức Phật đã bị lấy đi mà không có một buổi lễ tôn giáo đúng đắn và trang trọng.

Ông Boualone Dalavongsaen, Chủ tịch huyện Chanthabouly, đã kêu gọi một cuộc họp với các nhà lãnh đạo của các làng địa phương và các nhà sư và các tổ chức tôn giáo, và tố cáo hành động của các nhân viên ngân hàng Việt Nam đã cướp đoạt bức tượng Phật, dân làng Mixay thuật lại với đài Á Châu Tự Do (RFA).

Một nguồn tin quen thuộc với chuyện này và về những gì đang xảy ra ở chùa Ongtue Wat, nhưng người này đã từ chối được nêu tên, đã nói với phóng viên đài RFA rằng: ông Trần là một nhà sưu tập cổ vật và có khả năng muốn bán bức tượng này, thay vì dành cho mục đích tôn giáo.

“Không thể nào bức tượng này bị chiếm đoạt là để dành cho những người thờ phượng và dành cho mục đích tôn giáo, vì cách mà người Việt Nam đưa tượng phật ra khỏi đền thờ cho thấy họ không tôn trọng bức tượng, là một biểu tượng thiêng liêng theo cách mà người dân Lào làm,” ông nói. “Không có bất kỳ nghi thức lễ lạc nào hết, họ lấy bức tượng và đặt tượng vào một chiếc xe tải và lái đi.”

Ông tiếp tục nói: “Tôi e rằng họ [người Việt] có khả năng thu thập các cổ vật cho mục đích thương mại. Không cần thiết phải lấy tượng Phật ở Lào vì ở Việt Nam đã có rất nhiều tượng Phật để cầu nguyện. ”

Báo chí truyền thông địa phương ở Lào đã nói với RFA rằng họ đã không thể đề cập đến sự kiện này, bởi vì họ bị kiểm soát bởi Bộ Thông tin, và một số cơ quan truyền thông có quan hệ với ngân hàng Lào-Viet (LVB).

Nhưng một nguồn tin tại Bộ Thông tin, những người có kiến ​​thức về vấn đề này nhưng từ chối được nêu tên, đã nói với RFA rằng một quan chức cấp cao đã đồng ý đưa bức tượng cho Trần Bắc Hà vì ngân hàng của ông làm kinh doanh ở Lào và là một đối tác trong Liên doanh Ngân hàng Lào Việt (LVB).

Tuy nhiên, sau khi tin tức này đã được đưa ra giữa các cư dân địa phương, một số người đã nhìn thấy bức tượng bị lấy đi trước đó thì nay đã được trưng bày trong chùa Ongtue Wat. Bộ trưởng thông tin Lào đã ra lệnh cho nhân viên ngân hàng Việt Nam phải trả lại bức tượng Phật cho Ongtue Wat, 5 giờ sau khi họ đã chiếm đoạt lấy bức tượng.

Trần Hoàng dịch từ bài báo này: Vietnamese Bank Official (Almost) Makes Off With Lao Buddha Statue

https://www.rfa.org/english/news/laos/laos-ongtue-wat-buddha-01152015161736.html

Vietnamese Bank Official (Almost) Makes Off With Lao Buddha Statue
2015-01-15 


Worshippers at Ongtue Wat in Vientiane pray before two Buddha statues, including the one (R) that Vietnamese bank employees took but later returned, Jan. 10, 2015.
RFA

A Vietnamese bank executive managed to get his hands on a Buddhist statue believed to be about 500 years old from a Lao Buddhist temple in the capital Vientiane—but only for five hours.

It all started last year when Ha Bac Tran, chairman and general director of the Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam (BIDV) headquartered in Hanoi, visited Ongtue Wat in Mixay village near the Mekong River in the capital’s Chanthaburi district. He was accompanied by a deputy minister from Vietnam’s Ministry of National Defense.

BIDV, which provides banking products and services to individuals, corporate customers and financial institutions in Vietnam, also has business interests in Laos where it owns a joint venture—Laos-Viet Bank (LVB)—with its partner Banque Pour Le Commerce Exterieur Lao, according to the Vientiane Times. LVB is one of the large-scale commercial banks operating in Laos.

The two banks have given millions of U.S. dollars to Laos for social welfare activities, such as health care, education and poverty reduction. Last October, they gave U.S. $300,000 to the Lao National Assembly, or parliament to build clean water tankers and provide medical equipment to ethnic minorities in Saysomboun province near Vientiane, according to local reports.

It was during this initial visit to Ongtue Wat, which houses one of the country’s largest bronze Buddhas, that Tran is believed to have expressed an interest in acquiring a particular 500-year-old Buddha statue, according to Sayadej Vongsopha, a monk who teaches at Sangha College in Vientiane, which plays a vital role in Buddhist education in the country.

After Tran returned to Vietnam, he had his bank send an official letter to the temple’s abbot, requesting the statue.

The abbot agreed to give it to him, and Sayadej, who is also personal secretary to the president of the Lao Buddhist Fellowship Organization, notified the religious affairs department at the Ministry of Information, Culture and Tourism as well as the high-ranking abbot of Wat Sisakhet, Vientiane’s oldest surviving monastery, about the deal.

The ministry’s religious affairs department referred the matter to the heritage department, which investigated the statue and found that it had been registered for national heritage status, and therefore, should not be taken out of the country.

Although Tran insisted that he should have the statue, the heritage department disagreed, but indicated that it was willing to offer an unregistered statue or make a new one for him, Sayadej told RFA’s Lao Service.

Religious pilgrimage


When the Lao Buddhist Lent period rolled around last July, Tran made a religious pilgrimage to Ongtue Wat and donated U.S. $10,000 to the Lao Buddhist Fellowship Organization.

Buddhist Lent Day, or Wan Khao Phansa, marks the start of a retreat period where monks must stay in a particular temple for three lunar months and refrain from eating meat, drinking alcohol and smoking cigarettes.

The monks at Ongtue Wat saw Tran’s donation as a sign of not-so-subtle pressure to turn over the statue to him, said Sayadej, who was living at the temple at the time.

When word got out, locals who live in the area were outraged at what they saw as yet another ploy by the Vietnamese to come into the country and take whatever they want.

The Lao people harbor some animosity towards their much larger neighbor, the second-largest investor in the country after China. Lao critics say the Vietnamese disregard their land rights, their livelihoods and their religious beliefs while profiting at their expense.

Vietnam Rubber Group, which operates rubber plantations in Laos, for example, has come under fire from locals and rights groups for grabbing land from communities with little or no compensation, taking over burial grounds and sacred forests, and damaging the environment.

A collector?


On Jan. 9, some BIDV employees arrived at Ongtue Wat, took the statue, loaded it into a vehicle, and drove away, offending locals even more because the Buddha was removed without a proper and dignified religious ceremony.

Boualone Dalavongsaen, Chanthabouly district governor, called a meeting with the leaders of local villages and monks and religious organizations about the Vietnamese bank employees removing the Buddha statue, Mixay villagers told RFA.

One source familiar with the matter and the goings-on at Ongtue Wat, but who declined to be named, told RFA that he believes Tran is a collector and likely wanted the statue to sell rather than for religious purposes.

“It is impossible that the statue was obtained for prayers and religion because of the way that the Vietnamese people who came to take it out of the temple showed that they do not respect the statue as sacred the way that Lao people do,” he said. “Without any rituals, they carried the statue and put it into a truck and drove away.”

He went on to say: “I am afraid that they [the Vietnamese] likely collect ancient items for commercial purposes. It isn’t necessary for them to take Buddha statues from Laos because in Vietnam there are many Buddha statues to pray to.”

Local media in Laos told RFA they have not covered the event, because they are controlled by the information ministry, and some news agencies have ties to LVB.

But a source at the information ministry, who has knowledge of the matter but declined to be named, told RFA that a high-ranking ministry official had agreed to give the statue to Tran because his bank does business in Laos and is a partner in the LVB joint venture.

Nevertheless, after news had gotten out among local residents, some of whom saw the statue being taken away, the Lao information minister ordered the Vietnamese bank employees to return it to Ongtue Wat five hours after they had taken it.

Reported by Ounkeo Souksavanh of RFA’s Lao Service. Translated by Ounkeo Souksavanh. Written in English by Roseanne Gerin.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét