Thứ Tư, 12 tháng 12, 2018

Thương binh 'ăn vạ' nhiều nơi: Cần xử lý ngay

Trong vụ VFF, chắc chắn trong đám dùng mác thương binh đi ăn vạ có rất nhiều người là thương binh thật. Bằng chứng là họ đã xuất trình thẻ thương binh kèm chứng minh thư nên VFF phải chấp nhận bán vé cho 240 người. Do đó không nên nhấn mạnh "những kẻ gắn mác" mà nên thừa nhận đám thương bình hiện nay đang lộng hành khắp nơi. Nhà nước nên xử lý ngay số thương binh kinh doanh bằng hai loại dịch vụ: Đòi nợ thuê + Chạy xe ba gác chở đồ trên đường. Người dân rất khiếp sợ đám xe thương binh nghênh ngang chạy khắp nơi trên phố phường, trên các tuyến đường cao tốc chỉ dành cho ô tô... 
Gắn mác thương binh 'ăn vạ' nhiều nơi: Ai làm thế?
Thiếu tướng Lễ Mã Lương cho biết: Những người vào sinh ra tử nơi chiến trường sẽ có lòng tự trong rất cao, không ai đi ăn vạ hay bảo kê cho điều sai trái. "Dù những người thương binh xuất hiện trong các câu chuyện là thương binh thật hay giả thì cũng làm xấu đi hình ảnh người lính trong mắt người dân. Dù đó là thương binh thật hay thương binh giả nhưng nếu vi phạm pháp luật, gây mất an ninh trật tự cũng phải xử lý"

Nhóm người mang danh thương binh tổ chức ăn, 
nhậu ngay tại trụ sở VFF chờ mua vé ngày 10/12/2018.
Chuyện không phải hiếm
Ngày 11/12/2018, trao đổi với Đất Việt, Thiếu tướng Lê Mã Lương - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam thừa nhận, tình trạng nhiều người gắn mác "thương binh" có những hành động gây mất an ninh trật tự, đòi nợ thuê, bảo kê cho những cuộc tranh chấp... không còn là hiếm trong xã hội ngày nay. Hình ảnh, nhóm người cao tuổi mang mác thương binh đến vây trụ sở VFF mua vé trận chung kết lượt về giữa đội tuyển Việt Nam và Malaysia trên sân Mỹ Đình gây mất an ninh trật tự, còn tổ chức ăn nhậu ngay trong trụ sở VFF rồi để lại bãi chiến trường toàn là rác vào ngày 10/12/2018 chỉ là một trong số ít vụ việc gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh người thương binh Việt Nam.


Trước đó, vào cuối tháng 11/12/2018, tại thôn Đồng Chữ, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội khi anh em ông Trần Bá Dũng xảy ra cuộc tranh chấp thửa đất, trong khi tòa án đang tiến hành giải quyết thì cả một nhóm thương binh đưa xe ba gác tới dàn hàng ngang, ngăn cản sự phản ứng của người anh.

"Cả chục chiến xe ba gác gắn dòng chữ "thương binh" đỗ thành một đường dài ở đường làng khiến cho người dân đi lại rất khó khăn. Không những thế, những người có tuổi mặc áo màu xanh xẫm đứng vây quanh khu đất, hễ có người nhà ông Dũng ra phản đối là họ lại xua về.

Đại diện chính quyền đến, họ cũng đứng đó lý giải thay cho chủ nhà. Mặc dù không gây xô xát nhưng hình ảnh đó rất phản cảm, họ như đang làm thay chính quyền..." - một người dân thôn Đồng Chữ cho biết.

Rồi đến cả chuyện mẹ con tranh chấp nhà ở Q. Long Biên, hình ảnh thương binh cũng xuất hiện khi người con thuê những người này cùng những chiếc xe ba gác đỗ chắn ngang cửa nhà, ngồi lỳ trước cửa không cho ai ra vào...


Hình ảnh xuất hiện trong cuộc tranh chấp đất của anh em ông Trần Bá Dũng.

Người lính thực thụ không ai làm thế!

Thiếu tướng Lê Mã Lương, đó là những kẻ gắn mác làm xấu xí hình ảnh người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam, những người từng vào sinh ra tử, đổ máu vì nền độc lập của đất nước sẽ có lòng tự trong rất cao, không ai làm thế.

"Dù những người thương binh xuất hiện trong các câu chuyện là thương binh thật hay giả thì cũng làm xấu đi hình ảnh người lính trong mắt người dân. Dù đó là thương binh thật hay thương binh giả nhưng nếu vi phạm pháp luật, gây mất an ninh trật tự cũng phải xử lý" - Thiếu tướng Lễ Mã Lương cho biết.

Cũng theo ông Lương, hiện nay tổ chức Cựu Chiến binh tại trung ương và các tỉnh thành rất chặt chẽ, lãnh đạo các tổ chức này đều nắm được các thành viên sinh hoạt trong tổ chức của mình nên khi có những thông tin phản ánh về thương binh thì cần phải nắm bắt được và có những can thiệp kịp thời nhưng gửi giấy thông báo về nơi thương binh đó sinh hoạt, tiến hành xem xét phê bình...

"Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần vào cuộc để xử lý kiên quyết vấn đề này, tránh để trở thành một hiện tượng xấu trong xã hội sẽ đến trong tương lai thì rất phản cảm" - Thiếu tướng Lê Mã Lương đề nghị.

Cùng nói về vấn đề này, Thiếu tướng Nguyễn Văn Nghinh - Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Hà Nội bày tỏ sự bức xúc, khó chấp nhận những hành động "ăn vạ" tại trụ sở VFF hay bảo kê các tranh chấp mà có bóng dáng của thương binh ở đó.

Theo tướng Nghinh, cần làm rõ xem những người xưng là thương binh, tụ tập gây rối và xông vào, ăn nhậu trong trụ sở của VFF là ở đâu, có đúng thương binh thật, hội viên của Hội hay không?

"Quan điểm của chúng tôi cho rằng, những hành vi đó là không chấp nhận được và Hội không bao giờ ủng hộ tinh thần như thế.

Bởi, chế độ chính sách là một chuyện còn không nên lợi dụng việc bị thế này, thế kia để làm những việc không hay, gây mất trật tự trong nơi công cộng", Chủ tịch Hội cựu chiến binh Hà Nội nhấn mạnh.

Vân Nam
http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/gan-mac-thuong-binh-an-va-nhieu-noi-ai-lam-the-3370880/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét