Tổng quan về Lễ hội Hà Nội
Ngày thường, đạo lý Nho giáo gò bó người dân, quy định nghiệt ngã các thân phận. Nhưng trong những ngày hội thì các chuẩn mực hàng ngày được tạm gác lại, như trai gái tha hồ đùa rỡn trước mặt thần thánh và mọi người ai ai cũng có thể bình đẳng trước thần thánh, thoải mái cầu cúng, tự do tranh giành những vật thiêng (nếu có) như tranh nõ nường, tranh mo nang… hay giàu nghèo cũng đều tham dự với những điều kiện giống nhau vào các trò chơi, bơi, vật, đánh đu, kéo co…Thực ra lễ hội Hà Nội, không nằm ngoài hệ thống lễ hội Việt Nam, tính cách của lễ hội Việt Nam, chủ yếu là lễ hội vùng đồng bằng Sông Hồng. Cũng như các lễ hội tại đây, lễ hội nông thôn – nông dân. Tuy công cuộc đô thị hoá đã diễn ra trên một trăm năm nay, mà ở ngay nội thành, khá nhiều khu phố vẫn còn giữ cái cốt làng xưa, không chỉ với các thiết chế văn hoá cổ: đình, đền, chùa, miếu, nhà thờ họ… mà cả những hoạt động họ hàng, phe giáp.
Như ở ngôi làng cổ Thịnh Yên với (khu vực Chợ Trời) với miếu thờ thần, chùa Vua, đền họ Lê, nhà thờ họ Lê, họ Nguyễn với những cư dân kì cựu cư trú hàng chục thế hệ. Cho nên ở Hà Nội, lễ hội dân gian cổ truyền vẫn là hội làng, do một làng đứng ra tổ chức.
Là hội làng, tức là một sinh hoạt văn hoá cộng đồng gắn liền với đời sống tinh thần của những người làm nghề nông nên lễ hội Hà Nội là lễ hội của nền văn minh nông nghiệp, của những tín ngưỡng nông nghiệp. Cũng chưa nói tới các vùng ngoại thành, mà ở ngay bốn quận nội thành là đất kinh đô cũ, các lễ hội cổ truyền vẫn mang sắc thái cư dân nông thôn: ở quận Tây Hồ, hội Hồ Khẩu ven Hồ Tây có trò “Bắt chạch trong chum” là tín ngưỡng phồn thực; ở quận Đống Đa, hội Láng có mảng đốt pháo “đấu thần” đã tích hợp ít ra hai lễ tiết cổ: dùng tiếng động để nhận sự cảm ứng của tự nhiên nhằm tác động đến mùa màng và sự lưỡng hợp giữa những làng chạ cần liên minh, ở quận Hai Bà Trưng thì lễ rước nước ở đền Đồng Nhân có gốc rễ là tục thờ nước của cư dân trồng lúa nước. Và ngay giữa quận Hoàn Kiếm, hội tế trâu mùa xuân ở cửa Đông Hà (phố Hàng Chiếu) và rước mô hình trâu đi từ Hàng Buồm sang Hàng Gai, tuy có sự tổ chức của chính quyền cũng vẫn là lễ thức nông nghiệp đích thực rồi.
Song một điều cũng cần chú ý tới lễ hội Hà Nội cổ truyền không chỉ mang sắc thái văn hoá nông nghiệp mà còn tích hợp nhiều lớp tín ngưỡng, từ những tín ngưỡng tôn giáo nguyên thuỷ – ẩn tàng sâu xa – đến những tín ngưỡng tôn thờ danh nhân, tín ngưỡng tôn giáo ngoại lai du nhập không mấy cổ sơ, lại được phong kiến hoá, lịch sử hoá nhiều khi đi quá xa ý nghĩa khởi nguyên.
Như hội Gióng, bằng vào sự biểu hiện ngày nay thì là lễ hội tái hiện sự kiện lịch sử, suy tôn anh hùng chống ngoại xâm Thánh Gióng. Nhưng đó chỉ là chủ đề được lắp vào, phủ lên một nhân lối cổ sơ hơn là nghi thức lấy nước, rước nước cử hành trang trọng ngay ngày mở đầu hội đã chỉ ra các ý nghĩa khởi nguyên là tục thờ nước. Và trong một lần đi tìm hiểu hội này, chúng tôi còn được nghe một vị cố lão cho biết là “các cụ ngày xưa” có kể rằng đêm hội chính, trai gái được tự do hát đối đáp và cả đùa cợt trên bãi Sông Đuống mênh mang, cha mẹ không hề quở mắng. Như vậy thì lùi xa hơn tín ngưỡng thờ nước ở hội Gióng cổ, lại có một lớp tín ngưỡng phồn thực nữa. Hay ở hội Láng, ý nghĩa Phật giáo và Đạo giáo chỉ được lồng vào ở thời muộn, còn cái gốc của nó vẫn là phản ánh tục cầu mưa. Người ta đốt pháo để gọi sấm sét, cầu có sấm sét dẫn tới mưa rào. Cho nên hội mở ngày mùng 7 tháng 3 âm lịch tương truyền là ngày mất của thánh Từ Đạo Hạnh nhưng thực tế chính sử lại ghi rằng ông mất vào mùa hạ tháng 6. Như vậy là có thể hội Láng có trước đời Từ Đạo Hạnh nhiều. Đến khi có Từ thì dân bản địa mới khoác chủ đề tôn thờ ông ra ngoài cái chủ đề khởi nguyên là tục cầu mưa.
Ở hội Đồng Nhân cũng vậy, tục thờ Hai Bà Trưng chỉ mới bắt đầu có từ đời Lý Anh Tông (thế kỷ XII) và lễ rước nước tất phải có trước thời điểm đó. Còn có thể nêu nhiều dẫn chứng khác, như tục thổi cơm thi ở các hội Nghĩa Đô, Thị Cấm, hội đua thuyền ở Yên Sở, Tây Tựu có căn cốt là nghi thức thờ nước, thờ lúa.
Điều đáng chú ý nữa ở lễ hội Hà Nội là – ở đây không có sự phân định rạch ròi giữa hai phần lễ thức và hội hè. Tín ngưỡng và thế tục đan xen vào nhau. Giữa khi lễ thức đang tiến hành trang nghiêm thì đèn vụt tắt trai gái mặc sức đùa bỡn nhau. Đó là lễ hội làng La Khê cách trung tâm Hà Nội 13km (nhưng nay thuộc địa bàn tỉnh Hà Tây). Còn thuộc địa bàn Hà Nội thì làng Thuỵ Lôi (làng Nhội) ở bên huyện Đông Anh thì giữa lúc kiệu “vua” (tức hình ảnh An Dương Vương) – sau khi bái vọng thánh Trấn Võ – quay về đình thì cuộc đối đáp giữa vua và ông xã diễn ra chẳng khác gì một lớp chèo, một hoạt cảnh chèo. Ngược lại giữa không khí vui vẻ nhộn nhạo của phần hội hè đôi khi đan xen vào những lễ thức trang nghiêm. Như ở làng Đông Đồ (huyện Đông Anh) có trò chơi hất phết. Sau một khoảng thời gian đua tài, người trước tiên nhặt được quả phết lại phải chạy vào đình, vào tận hậu cung đặt quả phết lên bàn thờ, khấn vái “đức thánh”.
Lễ hội Hà Nội còn thấy khớp với một nhận định chung về lễ hội của nhà y học và triết học phương Tây Sigmund Freud. Sách bách khoa toàn thư Encyclopedia Universalis in ở Paris – 1930 trong mục từ Fêta, có dẫn một nhận định của Freud – viết trong sách Totem et tabou in năm 1914: “Lễ hội là một sự thái quá được phép, thậm chí được sắp đặt, và là một sự vi phạm trịnh trọng nhiều điều cấm kị”.
Quả có sự thể này trong lễ hội Hà Nội. Ngày thường, đạo lý Nho giáo gò bó người dân, quy định nghiệt ngã các thân phận. Nhưng trong những ngày hội thì các chuẩn mực hàng ngày được tạm gác lại, như trai gái tha hồ đùa rỡn trước mặt thần thánh và mọi người ai ai cũng có thể bình đẳng trước thần thánh, thoải mái cầu cúng, tự do tranh giành những vật thiêng (nếu có) như tranh nõ nường, tranh mo nang… hay giàu nghèo cũng đều tham dự với những điều kiện giống nhau vào các trò chơi, bơi, vật, đánh đu, kéo co…
Lễ hội ở Hà Nội kể ra tháng nào cũng có song chủ yếu là hội mùa xuân – hè. Hai hội mở muộn nhất là hội Gióng mùng 9 tháng 4 và hội Chèm 15 tháng 5. Các lễ hội đó, đa dạng trong sắc thái biểu hiện, trong đối tượng thờ cúng, trong nghi thức lễ tiết, trong không gian văn hoá, trong diễn xướng… nhưng vẫn có điểm chung là cầu nước, mừng mưa, cầu được mùa, mừng được mùa, dâng lễ vật tạ ơn trời đất, tổ tiên.
Ngoài ra, hội xuân – hè còn ấp ủ cả triết lý phồn thực, biểu dương sự ghép đôi, giao duyên, giao phối trai gái. Hội Hà Nội không có nõ nường, không có múa mo, nhưng có bắt chạch trong chum ở hội Hồ Khẩu, có rước dò hoa tre ở hội Sóc Sơn… Tại hội Sóc Sơn, chủ đề tôn vinh Thánh Gióng đến sau chủ đề phồn thực. Cái dò hoa tre của hàng chục làng ở quanh núi Sóc là những que tre được vót xơ một đầu (hoặc tết bằng nan tre) được rước từ các làng đến đền Sóc, chỉ để một dò ở đền để thờ, còn thì tung ra cho dân chúng cướp cầu may. Nay, dò hoa tre được giải thích một cách hữu thức là roi ngựa của Thánh Gióng, song vì cách nhìn dân tộc học – như khi nhìn chiếc đũa vót sơ cắm ở bát cơm đặt trên quan tài cúng người vừa chết – là biểu tượng của linga.
Tuy nhiên, trước sau Hà Nội vẫn là một đô thị hàng đầu của cả nước. “Thứ nhất Kinh Kỳ” vì Kinh Kỳ hội tụ tài hoa của bốn phương, nên Hà Nội có đủ điều kiện để vượt các trấn ngoại vi, để chắt lọc ra tinh tuý của bốn phương mà tạo ra bản sắc riêng mình. Cho nên ở Hà Nội xưa các chất “nhất thanh nhị lịch” là có thật. Với văn hoá đô thị – dù không lớn – cũng đã làm mềm mại đi, duyên dáng lên, bay bổng hơn những yếu tố thô phác ở hội làng các vùng quê khác, để đảm bảo tính thanh lịch, cho phù hợp với thẩm mỹ của dân đô thị có thể nêu hai dẫn chứng.
a) Mảng hội “bắt chạch trong chum” ở làng Hồ Khẩu có các điều kiện chơi giống như nhiều nơi khác có nghĩa là vẫn một dãy chum đặt trước sân đình, trong chum có nước, có thả một con chạch. Người chơi – một đôi nam nữ – phải vừa bắt chạch, vừa quàng vai nhau và bóp ngực ngay. Song ở Hồ Khẩu có khác. Dự thi vẫn là đôi nam nữ nhưng chỉ có nam là phải bắt chạch. Nữ chỉ đứng bên cạnh. Nam, một tay khoắng vào chum (để bắt chạch), một tay nắm cổ tay của nữ. Bên nữ phải vùng vẫy để tuột ra khỏi tay bên nam. Do đó nam phải nắm sao cho nữ không tuột khỏi tay mình, tuy nhiên lệ làng lại quy định là hễ cổ tay cô gái có lằn đỏ – tức bị nắm chặt quá thì nam coi như mất điểm, dù bắt được chạch. Như vậy trò chơi “bắt chạch” ở Hồ Khẩu được cách điệu hoá, tượng trưng bằng hình thức nam chỉ nắm tay nữ, gượng nhẹ nhưng cũng thật là gắn bó, đồng cảm.
b) Có thể nêu một dẫn chứng nữa: hội Chùa Vua ở quận Hai Bà Trưng. Đây là ngôi chùa duy nhất ở Hà Nội riêng thờ Đế Thích. Gần đây, các phật tử làng này mới rước thêm một số tượng Thích Ca, A di đà về thờ. Chứ trước đây trên bệ thờ chỉ có mỗi một pho tượng Đế Thích (ở Việt Nam, chỉ ở tỉnh Hải Dương là có thêm hai ngôi chùa thờ Đế Thích riêng rẽ).
Song một điều cũng cần chú ý tới lễ hội Hà Nội cổ truyền không chỉ mang sắc thái văn hoá nông nghiệp mà còn tích hợp nhiều lớp tín ngưỡng, từ những tín ngưỡng tôn giáo nguyên thuỷ – ẩn tàng sâu xa – đến những tín ngưỡng tôn thờ danh nhân, tín ngưỡng tôn giáo ngoại lai du nhập không mấy cổ sơ, lại được phong kiến hoá, lịch sử hoá nhiều khi đi quá xa ý nghĩa khởi nguyên.
Như hội Gióng, bằng vào sự biểu hiện ngày nay thì là lễ hội tái hiện sự kiện lịch sử, suy tôn anh hùng chống ngoại xâm Thánh Gióng. Nhưng đó chỉ là chủ đề được lắp vào, phủ lên một nhân lối cổ sơ hơn là nghi thức lấy nước, rước nước cử hành trang trọng ngay ngày mở đầu hội đã chỉ ra các ý nghĩa khởi nguyên là tục thờ nước. Và trong một lần đi tìm hiểu hội này, chúng tôi còn được nghe một vị cố lão cho biết là “các cụ ngày xưa” có kể rằng đêm hội chính, trai gái được tự do hát đối đáp và cả đùa cợt trên bãi Sông Đuống mênh mang, cha mẹ không hề quở mắng. Như vậy thì lùi xa hơn tín ngưỡng thờ nước ở hội Gióng cổ, lại có một lớp tín ngưỡng phồn thực nữa. Hay ở hội Láng, ý nghĩa Phật giáo và Đạo giáo chỉ được lồng vào ở thời muộn, còn cái gốc của nó vẫn là phản ánh tục cầu mưa. Người ta đốt pháo để gọi sấm sét, cầu có sấm sét dẫn tới mưa rào. Cho nên hội mở ngày mùng 7 tháng 3 âm lịch tương truyền là ngày mất của thánh Từ Đạo Hạnh nhưng thực tế chính sử lại ghi rằng ông mất vào mùa hạ tháng 6. Như vậy là có thể hội Láng có trước đời Từ Đạo Hạnh nhiều. Đến khi có Từ thì dân bản địa mới khoác chủ đề tôn thờ ông ra ngoài cái chủ đề khởi nguyên là tục cầu mưa.
Ở hội Đồng Nhân cũng vậy, tục thờ Hai Bà Trưng chỉ mới bắt đầu có từ đời Lý Anh Tông (thế kỷ XII) và lễ rước nước tất phải có trước thời điểm đó. Còn có thể nêu nhiều dẫn chứng khác, như tục thổi cơm thi ở các hội Nghĩa Đô, Thị Cấm, hội đua thuyền ở Yên Sở, Tây Tựu có căn cốt là nghi thức thờ nước, thờ lúa.
Điều đáng chú ý nữa ở lễ hội Hà Nội là – ở đây không có sự phân định rạch ròi giữa hai phần lễ thức và hội hè. Tín ngưỡng và thế tục đan xen vào nhau. Giữa khi lễ thức đang tiến hành trang nghiêm thì đèn vụt tắt trai gái mặc sức đùa bỡn nhau. Đó là lễ hội làng La Khê cách trung tâm Hà Nội 13km (nhưng nay thuộc địa bàn tỉnh Hà Tây). Còn thuộc địa bàn Hà Nội thì làng Thuỵ Lôi (làng Nhội) ở bên huyện Đông Anh thì giữa lúc kiệu “vua” (tức hình ảnh An Dương Vương) – sau khi bái vọng thánh Trấn Võ – quay về đình thì cuộc đối đáp giữa vua và ông xã diễn ra chẳng khác gì một lớp chèo, một hoạt cảnh chèo. Ngược lại giữa không khí vui vẻ nhộn nhạo của phần hội hè đôi khi đan xen vào những lễ thức trang nghiêm. Như ở làng Đông Đồ (huyện Đông Anh) có trò chơi hất phết. Sau một khoảng thời gian đua tài, người trước tiên nhặt được quả phết lại phải chạy vào đình, vào tận hậu cung đặt quả phết lên bàn thờ, khấn vái “đức thánh”.
Lễ hội Hà Nội còn thấy khớp với một nhận định chung về lễ hội của nhà y học và triết học phương Tây Sigmund Freud. Sách bách khoa toàn thư Encyclopedia Universalis in ở Paris – 1930 trong mục từ Fêta, có dẫn một nhận định của Freud – viết trong sách Totem et tabou in năm 1914: “Lễ hội là một sự thái quá được phép, thậm chí được sắp đặt, và là một sự vi phạm trịnh trọng nhiều điều cấm kị”.
Quả có sự thể này trong lễ hội Hà Nội. Ngày thường, đạo lý Nho giáo gò bó người dân, quy định nghiệt ngã các thân phận. Nhưng trong những ngày hội thì các chuẩn mực hàng ngày được tạm gác lại, như trai gái tha hồ đùa rỡn trước mặt thần thánh và mọi người ai ai cũng có thể bình đẳng trước thần thánh, thoải mái cầu cúng, tự do tranh giành những vật thiêng (nếu có) như tranh nõ nường, tranh mo nang… hay giàu nghèo cũng đều tham dự với những điều kiện giống nhau vào các trò chơi, bơi, vật, đánh đu, kéo co…
Lễ hội ở Hà Nội kể ra tháng nào cũng có song chủ yếu là hội mùa xuân – hè. Hai hội mở muộn nhất là hội Gióng mùng 9 tháng 4 và hội Chèm 15 tháng 5. Các lễ hội đó, đa dạng trong sắc thái biểu hiện, trong đối tượng thờ cúng, trong nghi thức lễ tiết, trong không gian văn hoá, trong diễn xướng… nhưng vẫn có điểm chung là cầu nước, mừng mưa, cầu được mùa, mừng được mùa, dâng lễ vật tạ ơn trời đất, tổ tiên.
Ngoài ra, hội xuân – hè còn ấp ủ cả triết lý phồn thực, biểu dương sự ghép đôi, giao duyên, giao phối trai gái. Hội Hà Nội không có nõ nường, không có múa mo, nhưng có bắt chạch trong chum ở hội Hồ Khẩu, có rước dò hoa tre ở hội Sóc Sơn… Tại hội Sóc Sơn, chủ đề tôn vinh Thánh Gióng đến sau chủ đề phồn thực. Cái dò hoa tre của hàng chục làng ở quanh núi Sóc là những que tre được vót xơ một đầu (hoặc tết bằng nan tre) được rước từ các làng đến đền Sóc, chỉ để một dò ở đền để thờ, còn thì tung ra cho dân chúng cướp cầu may. Nay, dò hoa tre được giải thích một cách hữu thức là roi ngựa của Thánh Gióng, song vì cách nhìn dân tộc học – như khi nhìn chiếc đũa vót sơ cắm ở bát cơm đặt trên quan tài cúng người vừa chết – là biểu tượng của linga.
Tuy nhiên, trước sau Hà Nội vẫn là một đô thị hàng đầu của cả nước. “Thứ nhất Kinh Kỳ” vì Kinh Kỳ hội tụ tài hoa của bốn phương, nên Hà Nội có đủ điều kiện để vượt các trấn ngoại vi, để chắt lọc ra tinh tuý của bốn phương mà tạo ra bản sắc riêng mình. Cho nên ở Hà Nội xưa các chất “nhất thanh nhị lịch” là có thật. Với văn hoá đô thị – dù không lớn – cũng đã làm mềm mại đi, duyên dáng lên, bay bổng hơn những yếu tố thô phác ở hội làng các vùng quê khác, để đảm bảo tính thanh lịch, cho phù hợp với thẩm mỹ của dân đô thị có thể nêu hai dẫn chứng.
a) Mảng hội “bắt chạch trong chum” ở làng Hồ Khẩu có các điều kiện chơi giống như nhiều nơi khác có nghĩa là vẫn một dãy chum đặt trước sân đình, trong chum có nước, có thả một con chạch. Người chơi – một đôi nam nữ – phải vừa bắt chạch, vừa quàng vai nhau và bóp ngực ngay. Song ở Hồ Khẩu có khác. Dự thi vẫn là đôi nam nữ nhưng chỉ có nam là phải bắt chạch. Nữ chỉ đứng bên cạnh. Nam, một tay khoắng vào chum (để bắt chạch), một tay nắm cổ tay của nữ. Bên nữ phải vùng vẫy để tuột ra khỏi tay bên nam. Do đó nam phải nắm sao cho nữ không tuột khỏi tay mình, tuy nhiên lệ làng lại quy định là hễ cổ tay cô gái có lằn đỏ – tức bị nắm chặt quá thì nam coi như mất điểm, dù bắt được chạch. Như vậy trò chơi “bắt chạch” ở Hồ Khẩu được cách điệu hoá, tượng trưng bằng hình thức nam chỉ nắm tay nữ, gượng nhẹ nhưng cũng thật là gắn bó, đồng cảm.
b) Có thể nêu một dẫn chứng nữa: hội Chùa Vua ở quận Hai Bà Trưng. Đây là ngôi chùa duy nhất ở Hà Nội riêng thờ Đế Thích. Gần đây, các phật tử làng này mới rước thêm một số tượng Thích Ca, A di đà về thờ. Chứ trước đây trên bệ thờ chỉ có mỗi một pho tượng Đế Thích (ở Việt Nam, chỉ ở tỉnh Hải Dương là có thêm hai ngôi chùa thờ Đế Thích riêng rẽ).
Xin nói qua một ít về Đế Thích. Đế Thích là cách dịch chữ Inđra. Đây nguyên là một vị thần (deva) trong tín ngưỡng Ấn Độ cổ thuộc về thời kỳ Vêda tượng trưng cho sức mạnh và là vua của sấm sét. Sau đó, khi có Phật giáo thì tôn giáo này đưa Inđra vào thần điện của mình, cũng như đã hoà nhập Brahma vị thần tối cao của đạo Bàlamôn vào. Và cả hai được coi như hai vị thần bảo vệ Phật pháp tích cực nhất. Khi đạo Phật sang Việt Nam thì Inđra được coi là Đế Thích và Brahma là Đại Phạm Thiên hoặc Phạm Vương. Tượng của họ được tạo theo kiểu hoàng đế, đội mũ miện, mặc áo cốn, ngồi trên ngai, đặt hai bên tượng Thích Ca sơ sinh (Cửu Long). Nhưng có chùa chỉ thờ riêng Đế Thích.
Ở Nhật Bản cũng vậy, có những chùa chỉ thờ có Đế Thích gọi là Taishakuji (Đế Thích tự). Chùa của làng Thịnh Yên cũng chỉ thờ có Đế Thích, song vị thần này ở Việt Nam được đắp thêm cho một quyền năng nữa là rất cao cờ, coi như vua cờ. Cũng ở Việt Nam có cả một truyền thuyết “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” để khẳng định quyền uy của vua cờ Đế Thích. Và hàng năm, tại chùa vua làng Thịnh Yên, dân mở hội thi cờ. Các kỳ thủ của nhiều nơi đổ về đây đua tài, khiến ngay hội mùng 9 tháng Giêng trở thành một sinh hoạt, một hoạt động văn hoá lớn của vùng đông nam Kinh thành Thăng Long. Đó cũng là một bằng chứng của sắc thái thanh lịch của người Kẻ Chợ.
Cuối cùng có thể nêu một đặc điểm nữa của lễ hội Hà Nội là tính đồ sộ. Có những hội có quy mô lớn, ban đầu do một làng tổ chức, sau thu hút nhiều làng lân cận, trở thành hội của một vùng. Như vậy, là do đã khai thác, thu hút về lễ hội những điều kiện vật chất và tinh thần của đô thị Kinh Thành. Hội Gióng biểu tượng là cánh đồng và bãi sông, có tới hàng vạn mét vuông trở thành sân khấu của lễ hội. Và số người tham dự “coi như diễn viên” có vai trò trong hội, có tới hàng vài ba trăm người. Hội bơi thuyền làng Đăm cũng vậy, sân khấu là cả một khúc Sông Nhuệ cũ dài hàng ngàn thước và người tham dự cũng không kém con số một vài trăm. Ở hội rước vua sống làng Nhội thì núi đồi, đồng ruộng đều thành diễn trường và hành động hội có lớp lang bài trí như một vở diễn hẳn hoi.
Không chỉ đồ sộ về quy mô mà cả chủ đề cũng có nội hàm khá lớn rộng. Lấy ví dụ là hội Láng (quận Đống Đa). Ngoài làng Láng, còn có làng Mọc, làng Nhược Công, làng Cót, làng Vòng ở hai bờ sông Tô Lịch tham gia vào hội này. Như trên đã nêu, hội Láng tích hợp nhiều lớp tín ngưỡng. Trước hết, rõ rệt nhất là lớp huyền thoại Từ Đạo Hạnh – Đại Điên. Nổi bật ở đây là đám rước Thánh Từ. Ngoài những chi tiết ứng vào hoàn cảnh của nhân vật (như lên chùa Nền cáo yết với cha mẹ, xuống chùa Tam Huyền để mời cha lên thăm mẹ…) thì nghi thức của đám rước không khác gì một cuộc tuần du của vua chúa. Có thể nói rằng các “lớp lang”, “đạo cụ”, “diễn viên”, của đám rước này đầy đủ nhất so với rước ở các hội làng đồng bằng Bắc Bộ. Nhưng cái phần chủ yếu của đám rước chính là thời điểm đấu thần. Lúc kiệu Thánh Từ đi tới trước cửa chùa Thánh Tổ – thờ Đại Điên, là kẻ đã giết hại người cha của Từ Đạo Hạnh – thì đám rước làng Láng bắn hàng loạt pháo (thăng thiên, pháo chuột…) vào chùa này. Pháo to, nổ mạnh có lần làm sạt cả ngôi chùa. Trong khi đó ở chùa Thánh Tổ, dân làng Dịch Vọng Tiền cùng đốt pháo bắn trả lại. Pháo đi, pháo lại ồn ã cả không gian, tiếng người reo hò vang dội. Cuộc đấu thần diễn ra khoảng nửa giờ giữa sự huyên náo. Sau đó, đám rước làng Láng lên chùa Hoa Lăng.
Ở đây có hai mảng chủ đề: mảng thứ nhất, như đã nêu trên, đám rước với một nghi lễ và “đạo cụ” đầy đủ nhất, mang tính chất đám rước vùng đô thị phong kiến, mang hình ảnh hồi quang một nghi thức triều đình, vì vùng Láng – Cót ở cửa tây thành Thăng Long không ít lần qua lại các đoàn vua quan quân sĩ đi tuần du, hành hương, chinh chiến…
Mảng thứ hai, nội dung chủ yếu làm nên vẻ riêng tư độc đáo của hội Láng là hệ thống trình diễn “đấu thần”. Ngoài việc lập lại quan hệ thù hận giữa Từ Đạo Hạnh và Đại Điên, còn tích hợp những lễ tiết cổ truyền với 2 yếu tố xứng hợp: tiếng động ồn ào và cuộc đánh nhau để giao hiếu. Yếu tố thứ nhất là một tiết mục trong loại hình tín ngưỡng nguyên sơ không chỉ ở Việt Nam mà có ở nhiều nước: dùng tiếng động để nhại lại và nhân sự cảm ứng của tự nhiên nhằm tác động đến mùa màng. Đó là việc dùng trống, mõ, chày, cối, rồi thuốc nổ để tượng trưng và hoà vào tiếng sấm, tín hiệu của mưa và thời vụ.
Yếu tố thứ hai nằm trong quan niệm kết cấu xã hội cũng rất cổ sơ ở Việt Nam: sự lưỡng hợp giữa những làng chạ cần liên minh kết ngãi được giải quyết và củng cố bằng những cuộc đấu tượng trưng giữa hai hay nhiều làng.
Như vậy, con đường hình thành tổng thể cũng như quy mô hội Láng là từ nghi lễ cổ sơ của tín ngưỡng nguyên thuỷ đã du nhập thêm nhiều huyền thoại, đã được phong kiến hoá – tức đã được lịch sử hoá – rồi lại được củng cố và làm phong phú bằng các hình thức sinh hoạt văn hoá vùng ven kinh đô.
Cũng để chứng minh thêm cho tính đồ sộ của lễ hội Hà Nội, cần kể ra ở đây nhận xét của một học giả Pháp từng chứng kiến hội Gióng vào những năm cuối thế kỷ XIX và đã viết một bài khảo cứu công phu in trên Tạp chí Lịch sử và tôn giáo (Revue de l’histoire des religions) xuất bản ở Paris năm 1883; bài khảo cứu đó có nhan đề Một lễ hội tôn giáo của nước Nam (Une fête relieuse annamite à Phu Đông) và tác giả là G. Dumoutier:
“Cái cảnh chứng tôi đã được chứng kiến sẽ còn mãi mãi trong tâm trí chúng tôi như một trong những cảnh đáng kinh ngạc nhất được thấy ở xứ Bắc Kỳ này. Tại châu Âu cổ kính của chúng ta có dân tộc nào có thế tự hào là hàng năm đã kỷ niệm một sự kiện anh hùng trong lịch sử của mình xảy ra cách đây hai nghìn ba trăm năm như thế”.
Cuối cùng có thể nêu một đặc điểm nữa của lễ hội Hà Nội là tính đồ sộ. Có những hội có quy mô lớn, ban đầu do một làng tổ chức, sau thu hút nhiều làng lân cận, trở thành hội của một vùng. Như vậy, là do đã khai thác, thu hút về lễ hội những điều kiện vật chất và tinh thần của đô thị Kinh Thành. Hội Gióng biểu tượng là cánh đồng và bãi sông, có tới hàng vạn mét vuông trở thành sân khấu của lễ hội. Và số người tham dự “coi như diễn viên” có vai trò trong hội, có tới hàng vài ba trăm người. Hội bơi thuyền làng Đăm cũng vậy, sân khấu là cả một khúc Sông Nhuệ cũ dài hàng ngàn thước và người tham dự cũng không kém con số một vài trăm. Ở hội rước vua sống làng Nhội thì núi đồi, đồng ruộng đều thành diễn trường và hành động hội có lớp lang bài trí như một vở diễn hẳn hoi.
Không chỉ đồ sộ về quy mô mà cả chủ đề cũng có nội hàm khá lớn rộng. Lấy ví dụ là hội Láng (quận Đống Đa). Ngoài làng Láng, còn có làng Mọc, làng Nhược Công, làng Cót, làng Vòng ở hai bờ sông Tô Lịch tham gia vào hội này. Như trên đã nêu, hội Láng tích hợp nhiều lớp tín ngưỡng. Trước hết, rõ rệt nhất là lớp huyền thoại Từ Đạo Hạnh – Đại Điên. Nổi bật ở đây là đám rước Thánh Từ. Ngoài những chi tiết ứng vào hoàn cảnh của nhân vật (như lên chùa Nền cáo yết với cha mẹ, xuống chùa Tam Huyền để mời cha lên thăm mẹ…) thì nghi thức của đám rước không khác gì một cuộc tuần du của vua chúa. Có thể nói rằng các “lớp lang”, “đạo cụ”, “diễn viên”, của đám rước này đầy đủ nhất so với rước ở các hội làng đồng bằng Bắc Bộ. Nhưng cái phần chủ yếu của đám rước chính là thời điểm đấu thần. Lúc kiệu Thánh Từ đi tới trước cửa chùa Thánh Tổ – thờ Đại Điên, là kẻ đã giết hại người cha của Từ Đạo Hạnh – thì đám rước làng Láng bắn hàng loạt pháo (thăng thiên, pháo chuột…) vào chùa này. Pháo to, nổ mạnh có lần làm sạt cả ngôi chùa. Trong khi đó ở chùa Thánh Tổ, dân làng Dịch Vọng Tiền cùng đốt pháo bắn trả lại. Pháo đi, pháo lại ồn ã cả không gian, tiếng người reo hò vang dội. Cuộc đấu thần diễn ra khoảng nửa giờ giữa sự huyên náo. Sau đó, đám rước làng Láng lên chùa Hoa Lăng.
Ở đây có hai mảng chủ đề: mảng thứ nhất, như đã nêu trên, đám rước với một nghi lễ và “đạo cụ” đầy đủ nhất, mang tính chất đám rước vùng đô thị phong kiến, mang hình ảnh hồi quang một nghi thức triều đình, vì vùng Láng – Cót ở cửa tây thành Thăng Long không ít lần qua lại các đoàn vua quan quân sĩ đi tuần du, hành hương, chinh chiến…
Mảng thứ hai, nội dung chủ yếu làm nên vẻ riêng tư độc đáo của hội Láng là hệ thống trình diễn “đấu thần”. Ngoài việc lập lại quan hệ thù hận giữa Từ Đạo Hạnh và Đại Điên, còn tích hợp những lễ tiết cổ truyền với 2 yếu tố xứng hợp: tiếng động ồn ào và cuộc đánh nhau để giao hiếu. Yếu tố thứ nhất là một tiết mục trong loại hình tín ngưỡng nguyên sơ không chỉ ở Việt Nam mà có ở nhiều nước: dùng tiếng động để nhại lại và nhân sự cảm ứng của tự nhiên nhằm tác động đến mùa màng. Đó là việc dùng trống, mõ, chày, cối, rồi thuốc nổ để tượng trưng và hoà vào tiếng sấm, tín hiệu của mưa và thời vụ.
Yếu tố thứ hai nằm trong quan niệm kết cấu xã hội cũng rất cổ sơ ở Việt Nam: sự lưỡng hợp giữa những làng chạ cần liên minh kết ngãi được giải quyết và củng cố bằng những cuộc đấu tượng trưng giữa hai hay nhiều làng.
Như vậy, con đường hình thành tổng thể cũng như quy mô hội Láng là từ nghi lễ cổ sơ của tín ngưỡng nguyên thuỷ đã du nhập thêm nhiều huyền thoại, đã được phong kiến hoá – tức đã được lịch sử hoá – rồi lại được củng cố và làm phong phú bằng các hình thức sinh hoạt văn hoá vùng ven kinh đô.
Cũng để chứng minh thêm cho tính đồ sộ của lễ hội Hà Nội, cần kể ra ở đây nhận xét của một học giả Pháp từng chứng kiến hội Gióng vào những năm cuối thế kỷ XIX và đã viết một bài khảo cứu công phu in trên Tạp chí Lịch sử và tôn giáo (Revue de l’histoire des religions) xuất bản ở Paris năm 1883; bài khảo cứu đó có nhan đề Một lễ hội tôn giáo của nước Nam (Une fête relieuse annamite à Phu Đông) và tác giả là G. Dumoutier:
“Cái cảnh chứng tôi đã được chứng kiến sẽ còn mãi mãi trong tâm trí chúng tôi như một trong những cảnh đáng kinh ngạc nhất được thấy ở xứ Bắc Kỳ này. Tại châu Âu cổ kính của chúng ta có dân tộc nào có thế tự hào là hàng năm đã kỷ niệm một sự kiện anh hùng trong lịch sử của mình xảy ra cách đây hai nghìn ba trăm năm như thế”.
https://myhanoi.com.vn/elibrary/blog/2016/04/07/tong-quan-ve-le-hoi-ha-noi/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét