Hà Nội là địa điểm lý tưởng cho cuộc gặp Trump-Kim?
16/03/2018 VOA Tiếng Việt - “Trong quá khứ đã có lần Hà Nội đã từng là địa điểm để tiến hành tiếp xúc giữa Bắc Triều Tiên với các đối tác khác," theo TS Lê Hồng Hiệp. "Tôi nghe nói Bắc Triều Tiên đã từng tiếp xúc với Nhật Bản về vấn đề công dân Nhật Bản bị Bắc Triều Tiên bắt cóc ở Hà Nội. Do lịch sử của Hà Nội trước đây là vai trò làm trung gian giữa Bắc Triều Tiên với các đối tác bên ngoài nên người ta có thể dựa vào đó để suy đoán. Lần này cũng có thể Hà Nội đóng một vai trò nào đấy nếu như thực sự Bắc Triều Tiên muốn đối thoại với Hoa Kỳ.”Cuộc tìm kiếm địa điểm tổ chức thượng đỉnh Trump-Kim đã bắt đầu trên truyền thông và Hà Nội là một cái tên được nhắc tới. Theo một số chuyên gia, Hà Nội sẽ là địa điểm 'lý tưởng' cho cuộc gặp này.
Mặc dù cuộc gặp thượng đỉnh chưa từng có tiền lệ giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vẫn chưa xác định được ngày giờ và địa điểm, nhưng cuộc tìm kiếm một địa điểm cho cuộc gặp mặt đã bắt đầu.
Theo hãng tin Reuters, thủ đô Việt Nam nằm trong số ít những thành phố ở châu Á, cùng với Bắc Kinh và Singapore, được coi là địa điểm có tiềm năng cho cuộc gặp mặt lịch sử này.
Hà Nội là lựa chọn lý tưởng cho Mỹ và Triều Tiên xem xét các bước tiếp theo để biến cuộc gặp thượng đỉnh thành tiến bộ lớn - Vũ Minh Khương, GS Đại học Quốc gia Singapore
Hà Nội là lựa chọn lý tưởng cho Mỹ và Triều Tiên xem xét các bước tiếp theo trong việc đưa cuộc gặp thượng đỉnh thành một bước tiến quan trọng
Chính phủ Mỹ hôm 8/3 công bố quyết định của Tổng thống Trump chấp nhận lời mời của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un gặp gỡ để đàm phán về chương trình hạt nhân của nước này. Nhưng cho đến lúc này phía Triều Tiên chưa đưa ra khẳng định nào về cuộc gặp thượng đỉnh này.
Truyền thông quốc tế còn điểm qua một số địa điểm khả dĩ khác như làng Bàn Môn Điếm ở khu vực phi quân sự giữa hai miền bán đảo Triều Tiên, và đảo Jeju của Hàn Quốc, nhưng theo một số chuyên gia, Hà Nội sẽ là nơi ‘lý tưởng’ cho cuộc gặp thượng đỉnh giữa Trump và Kim.
Trump nói sẵn sàng gặp Kim trong cuộc gặp mặt chưa có tiền lệ
Các nhà lãnh đạo Hà Nội cũng chưa lên tiếng về ý muốn tổ chức cuộc gặp Trump-Kim dự kiến diễn ra vào cuối tháng 5.
Hai người ăn mặc giống lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại lễ bế mạc Thế vận hội Olympics mùa đông ở Pyongchang ở Hàn Quốc cuối tháng trước.
Nhưng Giáo sư Vũ Minh Khương của khoa chính sách công Đại học Quốc gia Singapore nhận định trong một bài viết trên East Asia Forum ra hôm 12/3 rằng Hà Nội “là nơi lý tưởng cho cuộc gặp thượng đỉnh” giữa Tổng thống Mỹ và lãnh tụ Triều Tiên.
Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp của Viện nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS ở Singapore cũng đồng ý với nhận định đó và nói ông sẽ “không ngạc nhiên nếu Hà Nội được chọn.”
Giải thích về việc tại sao “Hà Nội được đưa ra là một lựa chọn” nhà nghiên cứu của ISEAS nói với VOA-Việt ngữ rằng các “nhà quan sát có thể có nguồn tin rằng Hà Nội đang can dự với các bên liên quan để chuẩn bị việc này hay thảo luận vấn đề này chẳng hạn.”Do lịch sử của Hà Nội trước đây là vai trò làm trung gian giữa Bắc Triều Tiên với các đối tác bên ngoài nên người ta có thể dựa vào đó để suy đoán. Lần này cũng có thể Hà Nội đóng một vai trò nào đấy nếu như thực sự Bắc Triều Tiên muốn đối thoại với Hoa Kỳ. Lê Hồng Hiệp, TS của Viện nghiên cứu ĐNÁ ISEAS
Ngoài ra còn có những lý do khác khiến Hà Nội có thể là “nơi lý tưởng” để cuộc gặp thượng đỉnh này thành công.
GS Vũ Minh Khương cho rằng Hà Nội tỏ rõ sự nghiêm túc về việc muốn cải thiện mối quan hệ Triều Tiên-Mỹ, và nêu trường hợp của Việt Nam, từ một cựu thù giờ đã bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ để trở thành một nước bạn.
Đồng ý kiến trên, TS Hiệp nói: “Hà Nội có quan hệ hữu nghị với Bắc Triều Tiên và có quan hệ ngày càng tốt với Washington. Hà Nội có thể tạo được sự tin cậy của cả 2 phía.”
Việt Nam được cho là đã tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh APEC nơi có nhiều nhà nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới, trong đó có Tổng thống Mỹ Donald Trump, tới tham dự vào tháng 11, 2017.
Tuy nhiên nhà nghiên cứu của ISEAS cho rằng còn có những băn khoăn về vấn đề an ninh cho lãnh tụ Triều Tiên vì “Kim Jong Un chưa bao giờ ra nước ngoài” kể từ khi lên nắm toàn quyền ở một nước theo chủ nghĩa Cộng sản đang chịu nhiều trừng phạt từ Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ về chương trình hạt nhân và các cuộc thử nghiệm vũ khí đạn đạo của mình trong những năm gần đây. Nhưng TS Hiệp cho rằng Hà Nội đã tổ chức thành công nhiều sự kiện quốc tế lớn như gần đây nhất là APEC thì có khả năng đảm bảo được an ninh cho cuộc gặp Trump-Kim.
Một yếu tố quan trọng khác để Hà Nội trở thành một lựa chọn tốt mà GS Khương và TS Hiệp đều đồng quan điểm là Việt Nam là một “ví dụ điển hình” cho Triều Tiên noi theo trong việc “áp dụng các chiến lược để bình thường hóa quan hệ với Mỹ.”
Theo Tiến sĩ Hiệp, Bắc Triều Tiên và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng về mặt lịch sử, đều là quốc gia nạn nhân của thời kỳ chiến tranh lạnh, cũng bị chia cắt, cũng có lịch sử đối đầu với Hoa Kỳ nhưng Việt Nam và Triều Tiên đã chọn những hướng tiếp cận khác nhau.
“Trong cách tiếp cận của Bắc Triều Tiên, họ thiên về sức mạnh cứng tức là dùng sức mạnh quân sự để đảm bảo an ninh cho chế độ. Trong khi đó cách tiếp cận của Việt Nam thì dựa vào cách tiếp cận mềm tức là dùng cải cách kinh tế, mở cửa để nâng cao sức mạnh kinh tế và bảo vệ an ninh cho chế độ.”
Một bài viết đăng trên tờ Tona Ilbo của Hàn Quốc cho biết một quan chức cấp cao của nước này đã gợi ý rằng lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un nên “suy nghĩ về mô hình Việt Nam” – thành công kinh tế và trong cả việc bình thường hóa mối quan hệ với Mỹ.
Hai mươi năm sau chiến tranh kết thúc, Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ vào năm 1995. Trước đó vào năm 1986, Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới, đưa nền kinh tế theo hướng thị trường trong khi vẫn duy trì chế độ Cộng sản.
https://www.voatiengviet.com/a/ha-noi-la-dia-diem-ly-tuong-cho-cuoc-gap-trump-kim/4301783.html
------------
Nguồn tin Chính phủ Thụy Điển cho biết, Ngoại trưởng nước này Margot Wallstrom và người đồng cấp Triều Tiên Ri Yong Ho sẽ tập trung thảo luận trách nhiệm của lãnh sự Thụy Điển ở Bình Nhưỡng trong việc bảo vệ các lợi ích của Mỹ, Canada và Australia tại Triều Tiên. Tình hình an ninh trên Bán đảo Triều Tiên cũng sẽ là nội dung lớn trong chuyến thăm Thụy Điển 2 ngày của Ngoại trưởng Ri Yong Ho.
Đến nay, Triều Tiên vẫn chưa có bất cứ tuyên bố chính thức nào về cuộc gặp mặt đối mặt giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un, trong bối cảnh, cuộc gặp thượng đỉnh này bắt nguồn từ lời đề nghị của ông Kim thông qua đặc phái viên của Hàn Quốc và ông Trump đã chấp nhận cuộc gặp vào tháng 5.
Theo các nguồn tin ngoại giao, việc Ngoại trưởng Triều Tiên thăm Thụy Điển là tín hiệu đủ tin cậy về thông tin mà Hàn Quốc đã cung cấp và cho thấy các bên đang thúc đẩy thực hiện cuộc gặp thượng đỉnh này.
Cùng thời điểm diễn ra chuyến thăm Thụy Điển của Ngoại trưởng Triều Tiên, phái đoàn Nghị viện châu Âu tiết lộ với báo chí rằng họ đã tổ chức các cuộc gặp bí mật với phía Triều Tiên trong suốt 3 năm qua để thuyết phục Triều Tiên trở lại bàn đàm phán phi hạt nhân hóa.
Người đứng đầu phái đoàn phụ trách quan hệ với Bán đảo Triều Tiên ông Nirj Deva đã cho biết họ đã có 14 lần bí mật gặp các quan chức cấp cao, bao gồm cả Bộ trưởng, của Bình Nhưỡng và dự kiến tổ chức thêm một cuộc hội đàm ở Brussels (Bỉ) trong tương lai gần. Theo ông Deva, phái đoàn của Nghị viện châu Âu đã góp phần thúc đẩy các biện pháp xây dựng lòng tin để hỗ trợ cho đối thoại Mỹ-Triều sắp tới.
Phát biểu trong một cuộc họp báo tại Strasbourg, nhà chính trị người Anh Nirj Deva nhấn mạnh: “Chúng tôi ủng hộ đối thoại không cần điều kiện tiên quyết. Những điều kiện tiên quyết đã giết chết cơ hội thành công từ khi đàm phán còn chưa bắt đầu. Chúng tôi hiểu những lo ngại của Triều Tiên và họ cũng hiểu chúng tôi”.
Ngoại trưởng Triều Tiên thăm Thụy Điển, mở đường đàm phán Mỹ-Triều
VOV.VN -Nếu cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều diễn ra theo hướng lạc quan, thì rất có thể một “thỏa thuận vĩ đại nhất thế giới” sẽ được ký kết.
Tại sao là Thụy Điển?
Giới phân tích đánh giá Thụy Điển là một trong những địa điểm lý tưởng để diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều. Bởi vì Đại sứ quán Thụy Điển tại Bình Nhưỡng thường xuyên đóng vai trò là kênh liên lạc trung gian giữa Triều Tiên và các nước không có quan hệ ngoại giao với Bình Nhưỡng.
Một ví dụ điển hình là việc Triều Tiên thả sinh viên người Mỹ Otto Warmbier nhờ kênh trung gian của các nhà ngoại giao Thụy Điển.
Thụy Điển là một trong những nước không phải là xã hội chủ nghĩa đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Triều Tiên vào năm 1973.
Nhà cựu ngoại giao của Anh tại Bình Nhưỡng Jim Hoare nhận định, Thụy Điển đã hiện diện ngoại giao lâu dài ở Triều Tiên, từ những năm 1990. Đại sứ quán Thụy Điển kiêm nhiệm các lợi ích Mỹ tại Triều Tiên.
“Đó là cả một quá trình lâu dài khi Thụy Điển thay mặt Mỹ làm việc với Triều Tiên. Đây giống như một sự liên kết truyền thống”, ông Jim Hoare trả lời phỏng vấn CNN.
Tuy nhiên, ông Jim Hoare không dám chắc việc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ tới một nước châu Âu, khi mà có thể có âm mưu bắt giữ nhà lãnh đạo này.
Một số địa điểm nữa được phỏng đoán sẽ diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều đó là Thụy Sĩ, nơi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un từng theo học; khu vực phi quân sự tại vùng biên giới chung Hàn Quốc-Triều Tiên và cũng có thể là tại Trung Quốc, nước có quan hệ ngoại giao với cả Mỹ và Triều Tiên, cũng như đã từng tiếp đón nhà cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il.
Mỹ chuẩn bị cho cuộc gặp Triều Tiên
Ý tưởng về cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa một Tổng thống Mỹ và một nhà lãnh đạo Triều Tiên là điều bất khả thi chỉ vài tháng trước đây, khi căng thẳng Mỹ-Triều leo thang đỉnh điểm vì loạt vụ thử tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên, cũng như các cuộc tập trận quân sự chung Mỹ-Hàn.
Sa thải Tillerson, Trump dọn đường cho thượng đỉnh Mỹ-Triều?
VOV.VN - Động thái sa thải Ngoại trưởng Mỹ Tillerson được đánh giá là để Tổng thống Trump dọn đường cho cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều.
Đến nay, gió đã đổi chiều tích cực. Tổng thống Mỹ Donald Trump từng nghi ngờ liệu chính sách ngoại giao của Mỹ với Triều Tiên có hiệu quả. Chính ông Trump từng nói rằng Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã “phí thời gian” khi cố gắng đàm phán với nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Tổng thống Mỹ vừa mới sa thải nhà ngoại giao hàng đầu của mình cách đây vài hôm. Nhà Trắng đã xác định người thay thế ông Tillerson là Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Mike Pompeo, người được cho là có quan điểm cứng rắn với Triều Tiên hơn nhiều so với Ngoại trưởng Tillerson.
CNN dẫn một nguồn tin thân cận với chính quyền Tổng thống Trump cho biết, ông Trump lựa chọn Giám đốc CIA vào vị trí Ngoại trưởng bởi vì ông muốn một đội ngũ mạnh mẽ để sẵn sàng đàm phán với Triều Tiên.
Giới chuyên gia Mỹ cho rằng, nhà lãnh đạo Triều Tiên đang “ở vị trí người điều khiển” vào thời điểm này.
Cựu cố vấn Mỹ trong đàm phán hạt nhân Iran, cũng là cố vấn của cựu Tổng thống Bill Clinton trong vấn đề Triều Tiên Wendy Sherman nhìn nhận: “Nhà lãnh đạo Triều Tiên có thể đưa Tổng thống Mỹ-nhà lãnh đạo quyền lực nhất thế giới, cùng ngồi vào bàn đàm phán cho thấy vai vế giữa 2 nhà lãnh đạo là cân bằng. Trên quan điểm của nhà lãnh đạo Triều Tiên, thì ông đã đạt được một mục tiêu lớn”.
Cựu cố vấn Wendy Sherman trên cương vị cố vấn đặc biệt của Tổng thống Clinton đã tới thăm Triều Tiên năm 2000. Bà cho rằng, nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ không vội vàng trong việc phi hạt nhân hóa, song bà vui mừng vì Mỹ đã tham gia đàm phán, với cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên này.
“Dù sao thì đàm phán vẫn tốt hơn nhiều so với chiến tranh”, bà Sherman khẳng định./.
Thách thức nào cho thượng đỉnh Mỹ-Triều sau sự ra đi của Tillerson?
VOV.VN - Cả Trung-Nhật-Hàn đều tiếc nuối việc Ngoại trưởng Tillerson bị sa thải nhưng vẫn chào đón người kế nhiệm Pompeo.
Hoàng Lê/VOV.VN
GS Vũ Minh Khương cho rằng Hà Nội tỏ rõ sự nghiêm túc về việc muốn cải thiện mối quan hệ Triều Tiên-Mỹ, và nêu trường hợp của Việt Nam, từ một cựu thù giờ đã bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ để trở thành một nước bạn.
Đồng ý kiến trên, TS Hiệp nói: “Hà Nội có quan hệ hữu nghị với Bắc Triều Tiên và có quan hệ ngày càng tốt với Washington. Hà Nội có thể tạo được sự tin cậy của cả 2 phía.”
Việt Nam được cho là đã tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh APEC nơi có nhiều nhà nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới, trong đó có Tổng thống Mỹ Donald Trump, tới tham dự vào tháng 11, 2017.
Tuy nhiên nhà nghiên cứu của ISEAS cho rằng còn có những băn khoăn về vấn đề an ninh cho lãnh tụ Triều Tiên vì “Kim Jong Un chưa bao giờ ra nước ngoài” kể từ khi lên nắm toàn quyền ở một nước theo chủ nghĩa Cộng sản đang chịu nhiều trừng phạt từ Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ về chương trình hạt nhân và các cuộc thử nghiệm vũ khí đạn đạo của mình trong những năm gần đây. Nhưng TS Hiệp cho rằng Hà Nội đã tổ chức thành công nhiều sự kiện quốc tế lớn như gần đây nhất là APEC thì có khả năng đảm bảo được an ninh cho cuộc gặp Trump-Kim.
Một yếu tố quan trọng khác để Hà Nội trở thành một lựa chọn tốt mà GS Khương và TS Hiệp đều đồng quan điểm là Việt Nam là một “ví dụ điển hình” cho Triều Tiên noi theo trong việc “áp dụng các chiến lược để bình thường hóa quan hệ với Mỹ.”
Theo Tiến sĩ Hiệp, Bắc Triều Tiên và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng về mặt lịch sử, đều là quốc gia nạn nhân của thời kỳ chiến tranh lạnh, cũng bị chia cắt, cũng có lịch sử đối đầu với Hoa Kỳ nhưng Việt Nam và Triều Tiên đã chọn những hướng tiếp cận khác nhau.
“Trong cách tiếp cận của Bắc Triều Tiên, họ thiên về sức mạnh cứng tức là dùng sức mạnh quân sự để đảm bảo an ninh cho chế độ. Trong khi đó cách tiếp cận của Việt Nam thì dựa vào cách tiếp cận mềm tức là dùng cải cách kinh tế, mở cửa để nâng cao sức mạnh kinh tế và bảo vệ an ninh cho chế độ.”
Một bài viết đăng trên tờ Tona Ilbo của Hàn Quốc cho biết một quan chức cấp cao của nước này đã gợi ý rằng lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un nên “suy nghĩ về mô hình Việt Nam” – thành công kinh tế và trong cả việc bình thường hóa mối quan hệ với Mỹ.
Hai mươi năm sau chiến tranh kết thúc, Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ vào năm 1995. Trước đó vào năm 1986, Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới, đưa nền kinh tế theo hướng thị trường trong khi vẫn duy trì chế độ Cộng sản.
https://www.voatiengviet.com/a/ha-noi-la-dia-diem-ly-tuong-cho-cuoc-gap-trump-kim/4301783.html
------------
Thụy Điển là địa điểm lý tưởng cho cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều?
16/03/2018, 18:30 - VOV.VN - Phóng viên của CNN đã chụp được hình ảnh Ngoại trưởng Triều Tiên tới Bộ Ngoại giao Thụy Điển vào tối ngày 15/3 (theo giờ địa phương). Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho đã tới Thụy Điển, động thái ngoại giao cụ thể đầu tiên của Bình Nhưỡng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đồng ý gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cách đây hơn một tuần.
Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho được nhìn thấy tại Thụy Điển. Ảnh: CNN
Nguồn tin Chính phủ Thụy Điển cho biết, Ngoại trưởng nước này Margot Wallstrom và người đồng cấp Triều Tiên Ri Yong Ho sẽ tập trung thảo luận trách nhiệm của lãnh sự Thụy Điển ở Bình Nhưỡng trong việc bảo vệ các lợi ích của Mỹ, Canada và Australia tại Triều Tiên. Tình hình an ninh trên Bán đảo Triều Tiên cũng sẽ là nội dung lớn trong chuyến thăm Thụy Điển 2 ngày của Ngoại trưởng Ri Yong Ho.
Đến nay, Triều Tiên vẫn chưa có bất cứ tuyên bố chính thức nào về cuộc gặp mặt đối mặt giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un, trong bối cảnh, cuộc gặp thượng đỉnh này bắt nguồn từ lời đề nghị của ông Kim thông qua đặc phái viên của Hàn Quốc và ông Trump đã chấp nhận cuộc gặp vào tháng 5.
Theo các nguồn tin ngoại giao, việc Ngoại trưởng Triều Tiên thăm Thụy Điển là tín hiệu đủ tin cậy về thông tin mà Hàn Quốc đã cung cấp và cho thấy các bên đang thúc đẩy thực hiện cuộc gặp thượng đỉnh này.
Cùng thời điểm diễn ra chuyến thăm Thụy Điển của Ngoại trưởng Triều Tiên, phái đoàn Nghị viện châu Âu tiết lộ với báo chí rằng họ đã tổ chức các cuộc gặp bí mật với phía Triều Tiên trong suốt 3 năm qua để thuyết phục Triều Tiên trở lại bàn đàm phán phi hạt nhân hóa.
Người đứng đầu phái đoàn phụ trách quan hệ với Bán đảo Triều Tiên ông Nirj Deva đã cho biết họ đã có 14 lần bí mật gặp các quan chức cấp cao, bao gồm cả Bộ trưởng, của Bình Nhưỡng và dự kiến tổ chức thêm một cuộc hội đàm ở Brussels (Bỉ) trong tương lai gần. Theo ông Deva, phái đoàn của Nghị viện châu Âu đã góp phần thúc đẩy các biện pháp xây dựng lòng tin để hỗ trợ cho đối thoại Mỹ-Triều sắp tới.
Phát biểu trong một cuộc họp báo tại Strasbourg, nhà chính trị người Anh Nirj Deva nhấn mạnh: “Chúng tôi ủng hộ đối thoại không cần điều kiện tiên quyết. Những điều kiện tiên quyết đã giết chết cơ hội thành công từ khi đàm phán còn chưa bắt đầu. Chúng tôi hiểu những lo ngại của Triều Tiên và họ cũng hiểu chúng tôi”.
Ngoại trưởng Triều Tiên thăm Thụy Điển, mở đường đàm phán Mỹ-Triều
VOV.VN -Nếu cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều diễn ra theo hướng lạc quan, thì rất có thể một “thỏa thuận vĩ đại nhất thế giới” sẽ được ký kết.
Tại sao là Thụy Điển?
Giới phân tích đánh giá Thụy Điển là một trong những địa điểm lý tưởng để diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều. Bởi vì Đại sứ quán Thụy Điển tại Bình Nhưỡng thường xuyên đóng vai trò là kênh liên lạc trung gian giữa Triều Tiên và các nước không có quan hệ ngoại giao với Bình Nhưỡng.
Một ví dụ điển hình là việc Triều Tiên thả sinh viên người Mỹ Otto Warmbier nhờ kênh trung gian của các nhà ngoại giao Thụy Điển.
Thụy Điển là một trong những nước không phải là xã hội chủ nghĩa đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Triều Tiên vào năm 1973.
Nhà cựu ngoại giao của Anh tại Bình Nhưỡng Jim Hoare nhận định, Thụy Điển đã hiện diện ngoại giao lâu dài ở Triều Tiên, từ những năm 1990. Đại sứ quán Thụy Điển kiêm nhiệm các lợi ích Mỹ tại Triều Tiên.
“Đó là cả một quá trình lâu dài khi Thụy Điển thay mặt Mỹ làm việc với Triều Tiên. Đây giống như một sự liên kết truyền thống”, ông Jim Hoare trả lời phỏng vấn CNN.
Tuy nhiên, ông Jim Hoare không dám chắc việc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ tới một nước châu Âu, khi mà có thể có âm mưu bắt giữ nhà lãnh đạo này.
Một số địa điểm nữa được phỏng đoán sẽ diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều đó là Thụy Sĩ, nơi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un từng theo học; khu vực phi quân sự tại vùng biên giới chung Hàn Quốc-Triều Tiên và cũng có thể là tại Trung Quốc, nước có quan hệ ngoại giao với cả Mỹ và Triều Tiên, cũng như đã từng tiếp đón nhà cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il.
Mỹ chuẩn bị cho cuộc gặp Triều Tiên
Ý tưởng về cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa một Tổng thống Mỹ và một nhà lãnh đạo Triều Tiên là điều bất khả thi chỉ vài tháng trước đây, khi căng thẳng Mỹ-Triều leo thang đỉnh điểm vì loạt vụ thử tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên, cũng như các cuộc tập trận quân sự chung Mỹ-Hàn.
Sa thải Tillerson, Trump dọn đường cho thượng đỉnh Mỹ-Triều?
VOV.VN - Động thái sa thải Ngoại trưởng Mỹ Tillerson được đánh giá là để Tổng thống Trump dọn đường cho cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều.
Đến nay, gió đã đổi chiều tích cực. Tổng thống Mỹ Donald Trump từng nghi ngờ liệu chính sách ngoại giao của Mỹ với Triều Tiên có hiệu quả. Chính ông Trump từng nói rằng Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã “phí thời gian” khi cố gắng đàm phán với nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Tổng thống Mỹ vừa mới sa thải nhà ngoại giao hàng đầu của mình cách đây vài hôm. Nhà Trắng đã xác định người thay thế ông Tillerson là Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Mike Pompeo, người được cho là có quan điểm cứng rắn với Triều Tiên hơn nhiều so với Ngoại trưởng Tillerson.
CNN dẫn một nguồn tin thân cận với chính quyền Tổng thống Trump cho biết, ông Trump lựa chọn Giám đốc CIA vào vị trí Ngoại trưởng bởi vì ông muốn một đội ngũ mạnh mẽ để sẵn sàng đàm phán với Triều Tiên.
Giới chuyên gia Mỹ cho rằng, nhà lãnh đạo Triều Tiên đang “ở vị trí người điều khiển” vào thời điểm này.
Cựu cố vấn Mỹ trong đàm phán hạt nhân Iran, cũng là cố vấn của cựu Tổng thống Bill Clinton trong vấn đề Triều Tiên Wendy Sherman nhìn nhận: “Nhà lãnh đạo Triều Tiên có thể đưa Tổng thống Mỹ-nhà lãnh đạo quyền lực nhất thế giới, cùng ngồi vào bàn đàm phán cho thấy vai vế giữa 2 nhà lãnh đạo là cân bằng. Trên quan điểm của nhà lãnh đạo Triều Tiên, thì ông đã đạt được một mục tiêu lớn”.
Cựu cố vấn Wendy Sherman trên cương vị cố vấn đặc biệt của Tổng thống Clinton đã tới thăm Triều Tiên năm 2000. Bà cho rằng, nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ không vội vàng trong việc phi hạt nhân hóa, song bà vui mừng vì Mỹ đã tham gia đàm phán, với cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên này.
“Dù sao thì đàm phán vẫn tốt hơn nhiều so với chiến tranh”, bà Sherman khẳng định./.
Thách thức nào cho thượng đỉnh Mỹ-Triều sau sự ra đi của Tillerson?
VOV.VN - Cả Trung-Nhật-Hàn đều tiếc nuối việc Ngoại trưởng Tillerson bị sa thải nhưng vẫn chào đón người kế nhiệm Pompeo.
Hoàng Lê/VOV.VN
https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/thuy-dien-la-dia-diem-ly-tuong-cho-cuoc-gap-thuong-dinh-mytrieu-740334.vov
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét