Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013

Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào?

Giới thiệu sách:

2
ABS: Ghi chú: Để tiện cho độc giả theo dõi, chúng tôi sẽ đăng dần các phần chính của cuốn sách và sẽ đưa lên đầu trang này. Các lời giới thiệu và Mục lục được xếp ở bên dưới đây.
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Hiến pháp là đạo luật cơ bản của mỗi quốc gia, có hiệu lực pháp lý cao nhất so với các đạo luật khác. Bản hiến pháp thành văn đầu tiên trong lịch sử lập hiến thế giới được ra đời cách nay hơn 200 năm, đó là bản Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa kỳ (1787).

Bản hiến pháp này gồm bảy điều, tập trung vào qui định trình tự thành lập, thẩm quyền và mối quan hệ của các cơ quan Trung ương, Nghị viện, Tổng thống và Tòa án tối cao; mối quan hệ giữa Liên bang với các bang và trình tự thay đổi Hiến pháp. Cùng với sự phát triển của xã hội Mỹ, đã phát sinh nhiều quan hệ cần sự điều chỉnh của luật hiến pháp nên Hiến pháp Mỹ đã được bổ sung nhiều lần bằng những tu chính án. Đây là một bản hiến pháp cực kỳ ngắn gọn, súc tích và có tính khái quát cao. Một bản hiến pháp ra đời trong bối cảnh xã hội của hơn 200 năm trước đây nhưng các quan điểm và nội dung cơ bản của nó vẫn giữ nguyên giá trị, đồng thời nó còn được coi là mẫu mực kinh điển cho một bản hiến pháp trong một quốc gia pháp quyền.
Chính điều này đã đặc biệt hấp dẫn giới luật học và tất cả những ai quan tâm nghiên cứu đến lĩnh vực lập hiến muốn tìm hiểu xem bản Hiến pháp kinh điển này đã được làm ra như thế nào. Cuốn sách Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào? do tác giả Nguyên Cảnh Bình giới thiệu chính là lời giải đáp cho câu hỏi nêu trên.
Cuốn sách do Nhà xuất bản Thế giới ấn hành lần đầu năm 2003, đã được đông đảo độc giả đón nhận và hoan nghênh. Đến nay, do nhu cầu của bạn đọc, Nhà xuất bán Lý luận chính trị tiếp tục xuất bản cuốn sách này trên cơ sở có sự sửa chữa bổ sung của tác giả và Ban biên tập.
Đây là một tài liệu tham khảo bổ ích cho những cán bộ công tác trong các ngành lập pháp và tư pháp, đặc biệt là các sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh khi nghiên cứu về các môn học liên quan đến hiến pháp và kinh nghiệm làm luật của thế giới.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách tới bạn đọc.
NHÀ XUẤT BẢN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
LỜI GIỚI THIỆU
Với tư cách là một người giảng dạy ngành luật Hiến pháp Việt Nam tại Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi rất phấn khởi viết lời giới thiệu cuốn sách này của tác giả Nguyễn Cảnh Bình.
Nguyễn Cảnh Bình là một người rất xa lạ với giới Luật học chúng tôi. Anh là một Thạc sĩ khoa học tự nhiên – chuyên ngành hóa học, nhưng rất lạ thay, anh có một sự say mê Hiến pháp – Chính quyền đến lạ lùng, một niềm say mê mà ngay cả những người chuyên ngành chúng tôi cũng không thể có được. Vì ở hai lĩnh vực rất khác nhau và có thể nói ở hai thế hệ khác nhau, nhưng chúng tôi đã cùng đến với nhau qua những trang viết về Hiến pháp và những nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực Hiến pháp – Chính quyền của mình. Nguyễn Cảnh Bình đã từng đọc những cuốn sách của tôi viết về Hiến pháp, tự viết thư cho tôi thông qua Nhà xuất bản. Và ngược lại, tôi cũng tự đọc bài báo về James Madison và những người từng soạn thảo bản Hiến pháp Mỹ, bản hiến pháp thành văn đầu tiên của thế giới dưới cái tên Nguyên Cảnh Bình rất xa lạ. Sau đấy Ít lau, chúng tôi đã gặp nhau. Thật là một sự tâm đầu ý hợp. Vượt qua mọi khác biệt chúng tôi đã có những cuộc trao đổi khoa học rất bổ ích.
1
Nội dung cuốn Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào? bao gồm những mẩu chuyện rất lý thú về quá trình soạn thảo Hiến pháp, về những cuộc tranh luận cực kỳ gay go và nan giải trong quá trình soạn thảo bản Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787, những bức thư đầy tính nhân bản và trách nhiệm của những người tham dự Hội nghị. Đặc điểm của cuốn sách này là không chỉ trình bày những luận điểm hậu thuẫn cho việc thành lập ra Nhà nước Liên bang với tên gọi Hợp chủng quốc Hoa Kỳ như hiện nay mà cả những luận điểm chống lại sự hình thành này, đó là những điều chúng ta chưa hoặc là rất ít có điều kiện biết đến. Qua những tranh luận đó, dù tán thành hay phản đối, thì những lập luận đó cũng rất chân thành và đều chung một mong ước thiết lập một quốc gia thịnh vượng và bền vững. Có thể nói bản Hiến pháp được xây dụng như ngày nay cũng một phần nhờ những chống đối đó, điển hình là Tuyên ngôn nhân quyền. Do đó, cuốn Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào? có cách tiếp cận về lịch sử lập hiến khá toàn diện, không chỉ góp phần giái thích ý nghĩa của bản Hiến pháp Mỹ mà còn giúp người đọc hiểu được quá trình xây dựng một đạo luật. Với cách tiếp cận như thế, tác giả sẽ có những đóng góp nhất định cho việc tìm hiểu và nghiên cứu về Hiến pháp Hoa Kỳ ở nước ta.
Đây là tác phẩm thứ hai của anh về Hiến pháp Hoa Kỳ, sau cuốn sách rất lý thú về Alexander Hamilton, một trong những tác giả rất xuất sắc của tác phẩm Những bài báo Người liên bang(Federalist Papers).
Mặc dù không phải là người được đào tạo cơ bản về kiến thức luật học ở nhà trường, nhưng niềm đam mê và sự ham hiểu biết đã giúp anh vượt qua tất cả. Các tác phẩm của anh về lĩnh vực này rất có giá trị cho việc nghiên cứu về hiến pháp của giới chuyên môn cũng như những người muốn tìm hiểu khác.
Tôi xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
PGS. TS Nguyễn Đăng Dung
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU
Cuối năm 2000, tôi bắt đầu tập trung nghiên cứu Hiến pháp Mỹ. Lý do thứ nhất là vì bản hiến pháp của nước Mỹ là lâu đời nhất và nổi tiếng nhất với trên 200 năm lịch sử trong khi các bản hiến pháp hiện nay của Pháp, Đức, Nhật, Nga đều là những bản hiến pháp mới mẻ và có thời gian tồn tại chưa lâu. Tôi muốn hiểu tại sao và do đâu nước Mỹ lại có được sự ổn định đó?
Lý do thứ hai là ngay trong bản “Tuyên ngôn Độc lập” của nước ta ngày 2 tháng Chín năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn những lời nói thật bất hủ của bản Tuyên ngôn Độc lập Mỹ do Thomas Jefferson viết “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã ban cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”(1). Chính thế hệ những người đã làm nên cuộc Cách mạng Mỹ đó, như Thomas Jefferson và George Washington, đã đặt nền tảng cho nhà nước Cộng hòa Mỹ bằng bản hiến pháp này. Tôi muốn tìm hiểu kỹ xem họ đã làm ra bản hiến pháp đó như thế nào và cùng với việc học hỏi bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ, chúng ta có thể học hỏi được gì từ quá trình soạn thảo Hiến pháp Mỹ trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền; xây dựng một chính quyền mạnh và hiệu quả.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi rất may mắn vì những tài liệu về quá trình soạn thảo và làm ra bản Hiến pháp Mỹ được công khai ở dạng on-line trong thư viện điện tử của Quốc hội Mỹ. Tôi hoàn toàn tin chắc rằng không một bản Hiến pháp nào, kể cả những bản Hiến pháp hiện đại được làm ra sau này, lại lưu giữ đầy đủ, chính xác và chi tiết mọi vấn đề liên quan đến việc soạn thảo và phê chuẩn như bản Hiến pháp Mỹ. Tất cả những văn bản viết tay, những cuộc thảo luận, những bức thư của những chính khách đương thời, những bài báo tán thành và phản đối bản Hiến pháp… đều được lưu giữ rất cẩn thận và đầy đủ. Đó là kho tư liệu vô cùng đồ sộ mà nếu in ra có thể lên tới hàng chục nghìn trang. Trong một lượng tài liệu khổng lổ như vậy, tôi chỉ chọn dịch những phần điển hình nhất trong vài tác phẩm cơ bản là cuốn Elliot’s Debate, cuốn Farrand’s Record, cuốn The Debates in the Federal Convention of 1787 của Madison và cuốn Federalist Papers. Chi tiết từng bài, hay từng phần, tôi đều ghi lại nguồn tư liệu và cố gắng giải thích trước khi vào bản chính để bạn đọc dễ hình dung. Ngoài ra, tôi cũng luợc dịch tiểu sử những chính khách Mỹ đã tham gia Hội nghị Lập hiến 1787 để bạn đọc nắm được bản chất quan điểm và những đóng góp của họ cho lịch sử nước Mỹ.
Nhưng bên cạnh sự may mắn, tôi cũng gặp phải khá nhiều khó khăn. Trước hết, những tài liệu này đều được viết bằng văn phong của thế kỷ XVIII nên khá khó đọc, rắc rối, nhiều chỗ viết tắt và có chỗ sử dụng những ngạn ngữ tiếng Latin. Một khó khăn khác là các tác giả tham gia soạn thảo Hiến pháp Mỹ đều có kiến thức rất uyên bác vì họ đọc rất nhiều các tác phẩm lịch sử và luật pháp của thế giới, nên thường viện dẫn những sự kiện và nhân vật lịch sử trong các thành bang Hy Lạp, nền Cộng hòa La Mã cổ đại, nhà nước quân chủ Anh, Pháp, liên bang Phổ, Thụy Sĩ và Hà Lan… Những kiến thức này khá xa lạ, ít được nhắc đến ở Việt Nam và các nguồn tra cứu cũng không phải dễ dàng tìm được. Nhưng bởi trước đây, tôi đã dịch tác phẩm Cương Danh nhân của Plutarch về lịch sử Hy Lạp cổ đại, nên những kinh nghiệm thu được cũng góp ích rất nhiều cho việc chú thích.
Về bản dịch, tôi cố gắng dịch sát nghĩa tối đa tới mức có thể, giữ lại một số nét văn phong lịch sự và kiểu cách của thế kỷ XVIII để không làm bản dịch quá hiện đại. Ngoài ra, tôi cũng cố gắng giải thích những sự kiện, những con người và các bối cảnh được đề cập trong các cuốn này. Các nguồn tư liệu sử dụng để tham khảo, chủ yếu, tôi lấy từ bộ từ điển Encarta 2002, cuốn “The Governments of Europe của Frederic Austin Ogg, cuốn “Europe: from the Renaisance to Waterloo” của Ergang và một số nguồn tra cứu khác, nhưng chắc rằng vẫn không tránh khỏi những sai sót. Ngoài ra, tên các bang của Mỹ được viết tắt như sau: MA: Massachusetts; CT: Connecticut; NY: New York; NJ: New Jersey; PA: Pennsylvania; DE: Delaware; MA: Maryland; VA: Virginia; NC: Bắc Caroline; SC: Nam Caroline; GA: Georgia. NH:New Hampshire.
Tuy nhiên, do đây là chủ đề khó và kinh nghiệm, trình độ kiến thức còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi sai sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến góp ý và bổ sung của bạn đọc. Thư xin gửi về địa chi binhnc@yahoo.com.
Cuối cùng, tôi xin cám ơn sự giúp đỡ và động viên của những người bạn tôi trong Nhóm Dịch Trẻ, cám ơn TS Ngô Đức Mạnh, Vụ Thông tin, VP Quốc hội và nhất là PGS, TS Nguyễn Đăng Dung đã có những góp ý quý báu về nội dung cuốn sách này. Tôi hy vọng cuốn sách sẽ góp phần mang đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích và cần thiết ở một khía cạnh nào đó.
Tháng Mười hai, năm 2002.
Nguyễn Cảnh Bình 
MỤC LỤC
PHẦN I
TÓM TẮT QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG HIỂN PHÁP MỸ19
Hội nghị Lập hiến20
Các điều khoản Hợp bang22
Các đại biểu tham dự26
Ba mô hình chính quyền: Phương án Virginia, Phương án New Jersey và Phương án của Hamilton
Thỏa Hiệp Lớn33
Bản phác thảo đầu tiên36
Ký kết Hiến pháp39
Tác phẩm Người Liên bang43
Quá trình phê chuẩn Hiến pháp50
Tuyên ngôn nhân quyền52
Giá trị vĩnh hằng của bản Hiến pháp54
PHẦN II
CÁC CUỘC TRANH LUẬN TẠI HỘI NGHỊ LẬP HIẾN57
Phương án Virginia60
Tranh luận về cách thức bầu chọn Hạ nghị sĩ.66
Tranh luận về bộ máy hành pháp.77
Tranh luận về cách bầu chọn Thượng nghị sĩ.88
Phương án New Jersey.97
Tranh luận về Phương án New Jersey.101
Phương án chính quyền quốc gia của Hamilton.112
Những lập luận của Madison phản đối Phương án New Jersey.127
Tranh luận về chủ quyền liên bang và nhiệm kỳ của Hạ nghị sĩ.137
Tranh luận về nhiệm kỳ của Thượng nghị sĩ.146
Tranh luận về sự bình đẳng của các tiểu bang tại Quốc hội.154
Đa số là nguyên tắc cơ bản của nền cộng hoà.185
Bầu chọn và nhiệm kỳ của Tống thống201
Tranh luận về quyền phủ quyết của tòa án và cách bầu chọn thẩm phán.217
Bầu chọn, nhiệm kỳ và sự tái cử của Tổng thống.229
Bản phác thảo Hiến pháp đầu tiên.245
Ký kết bản Hiến pháp.259
PHẦN III
MỘT SỐ BỨC THƯ VÀ TRANH LUẬN ĐIỂN HÌNH269
Thư của James Madison gửi George Washington.272
Thư của George Read gửi John Dickinson.278
Thư của Wiliam Grayson gửi James Monroe.280
Thư của GEO. MASON gửi con trai.282
Thư của G. Washington gửi Hầu tước La Fayette.284
Thư của Edward Carlington gửi Thomas Jefferson.285
Thư của các đại biểu Bắc Caroline gửi Thống đốc tiểu bang288
Thư của Hamilton gửi George Washington.289
Ghi chép của Manasseh Cutler.291
Thư của J. Madison gửi T. Jefferson.293
Nhật ký Washington, ngày 17 tháng Chín năm 1787.295
Thư của các đại biểu Bắc Caroline gửi Thống đốc Caswell.296
Thư của Elbridge Gerry trình bày lý do không ký vào bản Hiến pháp.299
Thư của Roger Sherman và Oliver Ellsworth gửi Thống đốc Tiểu bang Connecticut trình bày về Hội nghị Lập hiến.303
Thư của Edmund Randolph gửi Chủ tịch Hạ viện tiểu bang Virginia.305
Những phản đốỉ của George Mason, giải thích những lý do buộc ông không thể ký vào bản Hiến pháp.320
Thư của James Madison giải thích Hiến pháp cho Thomas Jefferson.324
Thư của Richard Henry Lee, đại biểu Quốc hội tiểu bang Virginia gửi Thống đốc Edmund Randolph.338
Thư của Gouvemeur Morris gửi Washington.344
Phát biểu của James Wilson tại Hội nghị phê chuẩn Hiến pháp của Pennsylvania.347
Bài phát biểu của Oliver Ellsworth tại Hội nghị phê chuẩn tiểu bang Connecticut.355
Bài phát biểu của C. C Pinckney tại Hạ viện Nam Caroline.358
Các bài báo Người Liên bang360
Người liên bang sổ 1361
Người liên bang số 10367
Người liên bang Số 51378
Về việc thiếu vắng Tuyên ngôn nhân quyền (Bill of Rights)386
Tranh luận tại Hội nghị phê chuẩn Hiến pháp của tiểu bang Virginia.395
Bài phát biểu của Hamilton tại Hội nghị phê chuẩn của New York, ngày 20 tháng 6 năm 1788.407
PHẦN IV
CHÂN DUNG NHỮNG ĐẠI BIẾU THAM DỰ HỘI NGHỊ LẬP HIẾN415
55 đại biểu, xếp theo thứ tự ABC420
PHỤ LỤC
HỆ THỐNG VĂN BẢN HIẾN PHÁP MỸ545
Các điều khoản Hợp bang (The Articles of the Confederation)546
Hiến pháp Hợp chúng quổc Hoa Kỳ.559
Kiến nghị của Hội nghị Lập hiến gửi Quốc hội Hợp bang về bản Hiến pháp vừa được soạn thảo.574
Thư của Chủ tịch Hội nghị Lập hiến gửi Chủ tịch Quốc hội Hợp bang, đệ trình bản Hiến pháp.575
Tuyên ngôn nhân quyền (The Bill of Rights)577
Tài liệu tham khảo581
.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét