Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Hài hước về cầu Rồng: Nhìn như rồng sắp chết đuối

Không biết cơ chế có cho phép đầu bác Thanh ngẩng cao khi ra HN không hay rồi bác cũng lại chết đuối như nhiều trường hợp trước ?
Trước ý kiến chê đầu cầu Rồng (Đà Nẵng) thấp, giống "sắp chết đuối", nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng khẳng định: "Muốn đầu rồng ngẩng cao chỉ là cảm quan, kỹ thuật không cho phép, đặc biệt là khả năng chịu tải của vòm thép".
Đà Nẵng khát vọng 'thế giới đệ nhất Rồng'

Cầu Rồng bắc qua sông Hàn (Đà Nẵng) đang được thi công các hạng mục cuối để khánh thành vào ngày 29/3, đúng dịp kỷ niệm 38 năm ngày giải phóng thành phố. Công trình được kỳ vọng trở thành kỷ lục Guinnes "Con rồng thép dài nhất thế giới".


Cầu Rồng Đà Nẵng đã thành hình và chuẩn bị 

khánh thành vào ngày 29/3. Ảnh: Nguyễn Đông.
Tuy nhiên, ngay khi nickname Hiếu Trần đăng tải hai bức ảnh so sánh cầu Rồng trong bản thiết kế với phần đầu ngẩng cao thanh thoát và sau khi hoàn thành với dòng status "Nhìn thiết kế với thực tế mà nản. Nhìn như rồng sắp chết đuối, bao giờ mới bay lên được", ngay lập tức có hàng trăm lượt chia sẻ, bình luận.

Nickname Vo Tố Nga cho rằng phần cổ rồng như mất khúc, không như thế rồng bay trong thiết kế ban đầu. Còn Thanh Long Vu viết: "Con rồng trong thiết kế thì mạnh mẽ và ra dáng, con rồng thực tế thì đúng là như sắp bị chết đuối…".

Nhiều người lại cho rằng từ minh họa tới thiết kế còn một khoảng cách nhất định. Muốn đầu rồng cao lên cỡ đó thì bản thiết kế phải có chứng minh vật lý (gió, bão, chiều cao, sức nặng…) với những con số toán học hỗ trợ.

"Con rồng này phun lửa thật cho người dân xem và đây cũng sẽ là một trong những điểm thu hút du lịch. Vì thế chỉ số độ cao cần đáp ứng chỉ tiêu an toàn khi rồng phun lửa và đảm bảo tầm nhìn chuẩn trong bán kính có hệ số an toàn", nicknameThao Le phân tích.

Mô hình cầu Rồng (ảnh trên, đặt ở phía ngoài công trường)
và cầu rồng sau khi hoàn thành (ảnh dưới).

Trao đổi với VnExpress, ông Phạm Trường Sơn, Giám đốc Ban quản lý dự án cầu Rồng, cho biết phương án thiết kế đầu rồng do nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng thực hiện. Khi trình phương án, mô hình chỉ 1% là rất nhỏ.


"Từ chỗ nhìn mô hình nhỏ để so với mô hình lớn và nói rồng ngẩng cao hay không ngẩng cao là rất khó. Là đơn vị thực hiện, chúng tôi làm sao triển khai được đúng ý tưởng và tôn trọng thiết kế của ông Hạng theo luật bản quyền", ông Sơn nói.

Nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng thì cho rằng đánh giá đầu rồng cao hay thấp là do góc nhìn, ở gần thấy nó cao, ở xa thấy thấp. Mô hình phóng lên thì đầu rồng có phần cao chứ cầu Rồng hiện nay so với thiết kế không có gì thay đổi.

Ông Hạng giải thích thêm, đầu rồng cao 10 m, dài 15 m, nặng 40 tấn, diện tích chắn gió tới 150 m2 nên khi làm phải tuân thủ theo thiết kế của Công ty tư vấn Louis Berger (Mỹ) và chỉ được thay đổi biểu tượng đầu rồng, chứ không có quyền thay đổi kết cấu, bố cục...
Nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng khẳng định đầu rồng
 được thi công theo đúng thiết kế ban đầu. Ảnh: V.Đ.

"Mong muốn đầu rồng được nâng cao hơn vị trí hiện tại để tỏ rõ sự oai phong chỉ là mang tính cảm quan, chứ kỹ thuật hoàn toàn không cho phép, đặc biệt là khả năng chịu tải của vòm thép. Rồng dài hơn 600 m thì không thể có cái đầu nào phù hợp được hết, nó chỉ là biểu tượng thôi", ông Hạng nói.

Nhà điêu khắc này cho hay đã bỏ ra 200 ngày thiết kế 10 mẫu và cuối cùng thiết kế đầu rồng lấy cảm hứng từ rồng thời Lý, được lãnh đạo thành phố chấp thuận.
Được khởi công từ tháng 7/2009, cầu Rồng dài 666 m, rộng 37,5 m với 6 làn xe, phần lề dành cho người đi bộ mỗi bên rộng 2,5 m. Tổng vốn đầu tư trên 1.700 tỷ đồng.

Theo thiết kế, phần hình dáng của thân rồng bằng thép dài khoảng 560 m, nặng hơn 9.000 tấn; đầu rồng cao 10 m so với mặt cầu, nặng 40 tấn. Mắt rồng được thiết kế hình trái tim gắn với hệ thống đèn chiếu hiện đại. Phần đầu rồng sẽ phun lửa vào ban đêm, phun nước vào ban ngày dịp cuối tuần, lễ hội.
Nguyễn Đông
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/03/ky-thuat-khong-cho-phep-lam-dau-rong-ngang-cao/


Tôi ở Đà Nẵng, Văn Phòng làm việc trên lầu 4 ngay đường Bạch Đằng do vậy tôi có góc nhìn gần như toàn cảnh về con rồng này.
Phải nói từ lúc con rồng thành hình thì gần như tất cả mọi người trong đó co tôi đều thấy đầu con rồng rất xấu, ngắn củn và không tương xứng. Nhìn con rồng không có chút oai vệ nào cả.
Nói như ông Hạng về góc nhìn chỉ là ngụy biện, nếu cứ đứng dưới đầu rồng nhìn lên thì tất nhiên là thấy nó to, nhưng người dân và du khách thì phải đứng xa mà nhìn chứ mấy ai ra đứng giữa cầu nhìn lên. Mà đứng ở xa thì thấy con rồng như sắp chết đuối !!!

Về kỹ thuật thì phải tính toán ngay từ đầu chứ! Tóm lại đây là 1 con rồng rất xấu, không xứng đáng bộ mặt thành phố. Tốt nhất là gỡ cái đầu rồng ra làm lại, ít nhất nó phải cao gấp đôi hiện tại thì mới tương đối hài hòa và ko chết đuối.
   
Tôi thấy công trình Cầu rồng là một công trình rất đẹp, nó đơn giản chỉ là cây cầu phục vụ giao thông nhưng đã được thiết kế với ý tưởng kiến trúc độc đáo kết hợp hài hòa giữa Kỹ thuật (kết cấu) với Mỹ thuật.
Ở đây kích thước các vòm sắt được tính toán theo sơ đồ Momen chịu lực treo kết cấu dầm chính của cầu. Chính vì vậy nếu ai mong muốn một con rồng đẹp nhất thì tôi cho rằng không thể, nếu muốn vậy chỉ có làm bằng kiến trúc Đá trên cạn, trong công viên ....
Ở đây chúng ta đã đạt được thành công lớn trong kiến trúc cầu và Rồng ở đây là Rồng Đà Nẵng, hy vọng điểm nhấn kiến trúc này sẽ giúp Đà Nẵng thu hút thêm du khách để đạt được mục tiêu là TP Thương mại và Du lịch.    
Đã là công trình điêu khắc thì cần tính biểu tượng cao, ai bảo bác tác giả cố làm cho giống. May mà quần chúng không ý kiến: chân đâu, vẩy đâu, tại sao lại không có sừng đấy...Cố làm cho giống cuối cùng lại không giống - hehe
Đúng là nhìn cứ như Rồng sắp chết đuối thật. Tôi đề nghị sửa lại nhìn cho hoành tráng đúng nghĩa với Rồng nhé !
Công trình mang nặng tính thẩm mỹ cho nên yếu tố kỹ thuật không bảo đảm đạt được hiệu quả thẩm mỹ thì đừng làm. Nhìn con rồng sắp chìm không hiểu biểu tượng cho điều gì ?
Quy mô cầu như vậy mà đầu rồng cao 10m, đúng nhìn xa như rắn chứ không phải rồng. Các kĩ sư mà nói đầu rồng không thể làm cao hơn vì kết cấu quá nặng thì mình cũng chịu potay, vì trí đầu rồng không chịu tải trọng nên việc thay đổi vật liệu nhẹ, kết cấu là hoàn toàn làm được.    
Rồng không có chân, tướng thì nằm không ra nằm, bay không ra bay. Con này là con rắn mang đầu và đuôi rồng, Vảy cũng không phải vảy rồng luôn. Nhìn khúc giữa thì hoành tráng nhưng cái đầu thì không ổn. Nhìn đuối đuối.
Tôi XIn ý Kiến các bác ăn xong chỉ biết chém gió: có bác nào đã từng xây nhà chưa.
-Tôi chỉ hỏi một câu là khi kiến trúc đưa bản vẽ 3D và khi xây hoàn thiện canh nhà, các bác có đảm bảo bản vẽ 3D với canh nhà mình có đúng 100% không.
-Đề nghị các bác đọc kỹ dùm cái đầu rồng có diện tích 150m2 tặng 40 tấn..thì nằm ngay giữa sông các bác không tính tới ngày bão, ngày gió lớn sao Việt Nam mình hằng năm có tới 9 -10 cơn bão các bác phải suy nghĩ chứ.
-Và Đây là cây cầu dành cho giao thông nhưng thiế kế thêm hình con Rồng cho đẹp chứ không phải công viên đâu..
   
Theo tôi đoạn cổ gần đầu rồng không nên để chìm xuống, mà nên cho nổi một nữa hoặc nổi hẳn lên mặt đất thì hay hơn. Vì kỷ thuật hay không thì cũng phải cố gắng khắc phục chổ này, vì như vậy nó mới thể hiện được khí thế của Rồng bay...
Hoan nghênh nhà thiết kế và lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã chọn biểu tượng con Rồng thời Lý chứ không phải con Rồng hiện đại hay con Rồng của nước khác đúng là cao hay thấp là do góc nhìn còn phải tính đến chịu lực.
Đầu rồng thu hẹp về bề dày (trục Ox) thì nhìn đẹp hơn, nó phải tương xứng với chiều dài chứ. Nếu nhìn trực diện hoặc góc thì ko đẹp. Về chịu tải thì có thể cho góc nghiêng (so với mặt đất) to lên nữa và tăng chiều dài của cái cổ thì nhìn cân xứng với cái thân hơn.    
Sao mà tôi cứ bị mặc cảm vì những định kiến ghen tuông đố kỵ theo kiểu ích kỷ nhỏ nhen thế này nhỉ.
Gửi T.Quý: thực sự tôi không thể chấp nhận được kiểu nhìn phiến diện và cố chấp của bạn. Thứ nhất theo chú Hạng, kết cấu của đầu Rồng cao như vậy là đã hết cỡ so với khả năng chịu đựng của Vòm thép, 1 cái đầu rồng nặng 40 chỉ được đỡ bằng 4 ống thép vòm thì theo bạn có chịu hơn được nữa ko? Nếu không bạn thử cắm 4 cái ống mút vào cái đầu con gà luộc rồi để góc 45 độ xem cái ống mút có chịu nổi không. Nếu hiểu hẵn nói. Thứ 2 là hình dáng đầu rồng được mô phỏng theo đầu rồng thời Lý, chứ không phải thiết kế thành mấy con rồng hoành tráng trong game online hay trong chuyện tranh. Nó mang ý nghĩa lịch sử và tôn vinh lịch sử vùng đất đó. Việc thiết kế đã được công ty Mỹ tư vấn và được giám sát chặt chẽ với 1 công trình mang tầm cỡ thế giới, đâu thể vớ vẩn như bạn nói được.    
chê người ta thì tự mà làm, ngồi đó chê lên chê xuống, mấy người giỏi thì làm thử coi, làm cầu cho đi còn la làng, nhiều chuyện
NGUYEN!
Tôi thấy cầu rồng là một biểu tượng đẹp ở đà nẵng .Là người đà nẵng tôi hãnh diện với cây cầu này .nếu đứng giữa cầu sông hàn thì đầu rồng sẽ cao hơn đuôi rồng và vì phần giữa cao nhất nên có cảm giác đầu hơi thấp.Còn bên đương Trần Hưng Đạo thì nhìn rất đẹp .
Bác T.Quý ở góc nhìn là Văn Phòng làm việc trên lầu 4 ngay đường Bạch Đằng và đưa ra đánh gía như vậy mang tính quá chủ quan.Tôi không đồng tình .    
Kết cấu dự ứng lực bắt buộc giữa cầu lúc nào cũng cao hơn các phần còn lại, đầu rồng thấp hơn đuôi là tất yếu. Tuy nhiên, cầu rồng mất đi 2 thế quý nhất mà một con rồng bắt buộc phải có là Phi Long (bay lên) hoặc Giáng Long (bay xuống), đã vậy rồng như đang cố vẫy vùng để bay lên do bị các dây cáp trói chặt xuống cầu. Đây chính là thất bại lớn nhất về mặt phong thủy, đáng tiếc, đáng tiếc. Tuy nhiên, sửa lại cái này cũng dễ thôi, bỏ cái đầu hiện tại đi, làm thành cái đuôi nữa. Biến 1 con rồng dài hiện tại thành 2 con rồng ngắn, đầu chụm lại tại phần cao nhất của cầu theo thế "Song Long Chầu Nguyệt" hoặc "Lưỡng Long Tranh Châu" như ta vẫ thường thấy trên các đình chùa truyền thống của Việt Nam. Xử lý 2 cái đầu ở giữa cầu này này dễ gấp vạn lần làm lại cái đầu thấp chơ vơ hiện nay. Làm được điều này, thứ nhất là nâng cao được đầu rồng, lấy lại thế hùng tráng cho nó. Thứ hai, vẫn bảo đảm được ý tưởng con rồng thời Lý là không vảy, không chân. Thứ ba là kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.
   
tôi cũng là 1 kiến trúc sư và cung đã tham gia thiet kế các tác phẩm điêu khắc,1 tác phẩm mang tính thẩm mỹ và la biêu tượng của tp thì cần làm nghiêm chỉnh,tính toán kỹ từ khâu thiết kế đén thực tế kỹ thuật xây dựng để đưa ra giải phấp tốt nhất,không thể tkê cho đẹp đẻ rồi thi công chậc lấc rồi đỏ nỗi do kỹ thuật không cho phép,cái đó thì phải tính toán ngay từ đầu chứ,    
Bác Hạng ơi vấn đề kỹ thuật kết cấu thép hết sức đơn giản !
nhìn đầu rồng như cái gầu múc của máy xúc,xấu kinh khủng
Thất vọng! Công trình lớn như vậy,đầu tư nhiều như vậy lại là biểu tượng của TP mà lại không được như trong bản thiết kế,vậy làm ra bản thiết kế làm gì.Tôi vô cùng thất vọng về công trình hoàn thành đầu rồng rất thô và nhìn thoáng rất già,nhìn giống như không còn sức để vươn lên cao khỏi mặt nước!    
Công trình đẹp ý tuởng tốt. Nhưng chưa đạt đuợc hình thái khoẻ khoắn bay bổng như phối cảnh. Đúng là tôi cũng thích cái khúc đầu ngẩng cao vuơn xa hơn.
Vậy thì đừng làm
vậy là đẹp lăm rồi, có ai đã thấy con rồng thật chưa ma bình luân lung tung. giưa dòng sông, không gian và cây cầu rộng như thế thì thấy con rồng nhỏ la đúng rồi to bao nhiêu cho xứng được.
Quá xấu. Nếu muốn làm nghệ thuật thì phải từ hình khối hoặc tạo khối

1 nhận xét:

  1. Tôi ủng hộ ý kiến của pnhung và hoainam, tranbinh

    Trả lờiXóa