Tăng giá xăng vì cần tiền cứu các ngân hàng và DNNN, đơn giản vậy thôi. Lại nhớ tới bác Vương Đình Huệ chém gió kinh hồn về kinh doanh xăng hồi mới sang làm Bộ trưởng Tài chính; giờ ngồi ghế Trưởng ban Kinh tế TW, không biết bác có dám chém thêm câu nào không ?
Xăng tăng khi giá thế giới giảm khiến nhiều chuyên gia lo ngại hiệu ứng sốc sẽ khiến sức mua giảm sút. Trong bối cảnh hội nhập, xăng dầu càng phải "chơi đẹp", tuân thủ luật chơi quốc tế, hạ nhiệt khi giá thế giới đi xuống.Xếp hàng dài mua xăng giá kỷ lục
Kể từ 8h tối 28/3, giá xăng dầu trên cả nước được phép tăng 362 - 1.430 đồng. Giá bán lẻ tối đa xăng RON 92 lên mức cao nhất từ trước đến nay - 24.580 đồng một lít.
Theo Hiệp hội xăng dầu Việt Nam, giá bình quân 30 ngày của xăng RON 92 tại thị trường Singapore từ 28/12 đạt 115,92 USD lên cao đỉnh điểm vào ngày 21/3 tới 123,72 USD mỗi thùng. Tuy nhiên, giá xăng đã quay đầu giảm dần và đến ngày 28/3 chỉ còn 121,36 USD mỗi thùng.
Nhiều chuyên gia cho rằng giá trong nước tăng
khi thế giới giảm là ngược quy luật. Ảnh: Anh Quân
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhận định, cách điều hành xăng dầu tăng trong khi giá thế giới giảm đi ngược lại quy luật chung của thị trường, nhất là khi xăng Việt Nam còn nhập khẩu chủ yếu. Ông Long phân tích, trong bối cảnh giá thế giới tăng cao, liên Bộ Tài chính Công Thương lai quyết định không điều chỉnh giá xăng dầu mà đợi đến thời điểm giá thế giới giảm mới tăng khiến dư luận ngỡ ngàng. "Khi giá thế giới tăng cao kỷ lục, xăng dầu trong nước lại kìm gây ra hệ quả là nhiều cây xăng buộc phải đóng cửa và có hiện tượng găm hàng", ông Long nói.Trong khi giá xăng dầu thế giới giảm, Trung Quốc ngày 27/3 đã quyết định giảm giá xăng dầu (theo The Wall Street Journal) thì Việt Nam lại quyết định tăng giá ngay sau đó một ngày. "Cách điều hành như vậy là giật cục và đi ngược lại với quy luật chung của thế giới", ông Long nhấn mạnh.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 giảm 0,19% so với tháng 2, sau 8 tháng liên tục lạm phát. Nhân cơ hội CPI giảm, xăng tăng giá có thể tránh ảnh hưởng tới lạm phát song theo ông Long, nguy cơ tiềm ẩn lạm phát vẫn còn cao. Bởi nếu so với tháng 3/2012, CPI tháng 3 năm nay tăng tới 6,64%. Tính cả quý I năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, CPI tăng 6,91%. "CPI thấp là do sức mua kiệt quệ, do đó, thả giá xăng khi CPI giảm là cách điều hành không ổn", ông Long nói. Việc tăng giá bất ngờ trong bối cảnh sức mua đang cạn kiệt, hàng tồn kho còn nhiều sẽ gây nhiều hệ lụy.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Tấn Bình, Phó hiệu trưởng trường Đại học Văn Hiến TP HCM, sức mua rất kém mà giá xăng lại tăng kéo theo sự biến động ở mọi hàng hóa càng khiến tiêu thụ èo uột hơn nữa. Người bán muốn giải phóng được hàng sẽ phải cân nhắc mức tăng giá bao nhiêu là hợp lý, bởi nếu phản hết chi phí xăng dầu vào giá sẽ chẳng có ai mua. Trong giai đoạn suy thoái, khủng hoảng như hiện nay, giá xăng tăng như “đổ thêm dầu vào lửa”, làm xáo trộn không chỉ sản xuất kinh doanh mà còn đến cả đời sống xã hội.
Trong khi đó, ông Đinh Sơn Hùng, Viện phó Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM cho biết không có gì bất ngờ vì đã quá quen với kiểu điều chỉnh tăng đột ngột của các mặt hàng vốn có tính độc quyền cao như điện, xăng.
Tuy nhiên, điểm khác lạ của lần tăng này là sự điều chỉnh lớn, tới hơn 1.000 đồng đẩy giá xăng lên mức kỷ lục 24.550 đồng khiến thị trường bị sốc. Điểm bất cập là giá xăng gần như tăng nhanh giảm thấp. Mức giảm chỉ quanh quẩn 500-800 đồng trong khi tăng đột ngột lên tới hơn 1.400 đồng là quá tải. Ngoài ra, theo ông Hùng tính minh bạch của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu kém, người dân thực chất chưa hiểu rõ cơ sở tính giá, chi phí, doanh thu, lợi nhuận... của đối tượng này, nhất là khi giá thế giới hạ liên tục nhưng trong nước lại tăng mạnh.
Theo ông, các hàng hóa sắp tới sẽ ăn theo xăng để đua nhau lập mặt bằng giá mới, bởi xăng là yếu tố đầu vào của mọi doanh nghiệp và ngốn chi phí không nhỏ trong đời sống sinh hoạt của người dân. Kể cả khi tiết kiệm bằng cách đi xe đạp, xe bus thay vì xe máy như hiện tại, thu nhập thực tế của mọi người sẽ giảm đi, nhất là người nghèo, người có thu nhập thấp.
Tiến sĩ Nguyễn Tấn Bình nhận định việc giá xăng tăng nhanh, giảm chậm có dấu hiệu quyền lợi cục bộ, nhóm lợi ích. Theo ông Bình, cần có sự minh bạch hơn trong điều hành giá xăng dầu hoặc thị trường hóa có sự kiểm soát của Nhà nước đối với xăng dầu. Mỗi khi tăng giá, người dân muốn biết doanh nghiệp đang tồn bao nhiêu lít với mức giá nào, cất trữ ở đâu, bài toán chi phí khi bán với giá cũ và sau khi tăng giá...
Giải thích về việc xăng tăng trong bối cảnh giá thế giới giảm, liên Bộ Tài chính Công Thương cho biết, ngày 26/2/2013, giá xăng dầu thế giới tăng ở mức cao, nên giá bán lẻ trong nước thấp hơn giá cơ sở từ 1.000- 2.300 đồng mỗi lít, lẽ ra đã phải điều chỉnh giá xăng dầu trong nước. Tuy nhiên, để ổn định thị trường, Thủ tướng đã yêu cầu không tăng giá mà sử dụng Quỹ Bình ổn giá để bù đắp. Từ đầu năm đến nay, liên Bộ Tài chính Công Thương đã 4 lần cho trích quỹ bình ổn để kiềm giá xăng dầu trong nước khi giá thế giới lên cao. Tính đến ngày 28/3, sử dụng Quỹ BOG xăng dầu như sau: xăng: 2.000 đồng/lít, dầu điêzen: 800 đồng/lít, dầu hỏa: 1.150 đồng/lít, dầu madút: 650 đồng/kg. Hiện giá thế giới tuy có giảm, nhưng vẫn ở mức cao; trong khi, Quỹ bình ổn đã hết nên phải điều chỉnh giá xăng dầu.
Bạch Hường - Hoàng Lan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét