Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

1.000 hội viên bất động sản chất vấn tiến sĩ Alan Phan

Sau khi Tiến sĩ Alan Phan bày tỏ quan điểm nên để thị trường bất động sản "rơi tự do", câu lạc bộ bất động sản Hà Nội đã gửi tới ông 16 câu hỏi chất vấn và xin đối thoại trực tiếp. 'Nên để thị trường bất động sản rơi tự do'
Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội hôm nay vừa gửi câu hỏi chất vấn Tiến sĩ Alan Phan đề nghị giải thích rõ một số nhận xét đánh giá của ông về thị trường bất động sản Việt Nam, điển hình là quan điểm: "Nên để thị trường bất động sản rơi tự do”.
Trong bài trả lời phỏng vấn VnExpress.net, Tiến sĩ Alan Phan cho rằng, rót 30.000 tỷ đồng chỉ cứu được một số đối tượng, địa ốc có thể cầm máu nhưng vết thương khó lành. Bởi vậy, nên để thị trường "rơi tự do" để giá nhà giảm thêm 30-50% giúp "bắt kịp" thu nhập của người dân. Theo ông Alan Phan, khi để bất động sản rơi thì nợ xấu ngân hàng sẽ tăng, nhà băng có thể "chết" nhưng thực tế sẽ không sao cả vì số lượng ngân hàng hiện dư nhiều. Ngân hàng chết, chứng khoán sẽ tụt nhưng sau đó niềm tin sẽ lấy lại và đi tới một chu kỳ kinh tế mới.
Trong thư chất vấn, Câu lạc bộ bất động sản Hà Nội đưa ra 16 câu hỏi, trong đó, nhấn mạnh, Chính phủ phải làm gì để khi doanh nghiệp chết, nhà băng chết, chứng khoán tụt giảm mà người dân vẫn không mất tiền. Doanh nghiệp bất động sản phá sản khi người dân đã góp vốn triển khai dự án thì ai sẽ là người bị mất tiền. Câu lạc bộ cũng đề nghị Tiến sĩ Alan Phan đưa ra cơ sở khoa học để khẳng định không cần giải cứu, địa ốc sẽ đi lên sau 4-5 năm.

Alan Phan là doanh nhân với 43 năm kinh nghiệm tại thị trường Mỹ và Trung Quốc. Ông là Việt kiều đầu tiên đưa công ty tư nhân của mình lên niêm yết sàn chứng khoán Mỹ (1987) - Công ty Hartcourt đạt thị giá 670 triệu đôla vào năm 1999. Ảnh: Hoàng Lan
Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội cho rằng, nhà ở Việt Nam hiện nay có thể chưa phù hợp với thu nhập của phần lớn người dân Việt Nam. Song để tạo nên một sản phẩm bất động sản cần nhập khẩu rất nhiều các nguyên vật liệu, trang thiết bị cao cấp (Việt Nam chưa sản xuất được hoặc có sản xuất cũng chưa đạt yêu cầu của người tiêu dùng), điều này góp phần rất lớn làm đội giá địa ốc lên cao. "Vậy có phù hợp không khi chúng ta lấy mặt bằng thu nhập của người dân để đòi hỏi giá nhà phải tương xứng?", phía câu lạc bộ đặt câu hỏi. Nếu để thị trường bất động sản “rơi tự do”, phá sản dây chuyền, điều gì sẽ xảy ra và cuộc sống của những người hoạt động trong lĩnh vực này cũng như gia đình họ sẽ ra sao?
Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Hữu Cường, Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội cho biết, ý kiến chất vấn đưa ra dựa trên câu hỏi của 1.000 hội viên trong câu lạc bộ. Ông Cường khẳng định, các câu hỏi đưa ra dựa trên tinh thần tôn trọng và cầu thị, Tiến sĩ Alan Phan có thể trả lời bằng thư viết, email hoặc đối thoại mở.
Về việc có nên giải cứu thị trường bất động sản hay không, ông Cường cho rằng có nhiều góc nhìn cũng như quan điểm khác nhau. Đứng ở quan điểm cá nhân, ông đánh giá, gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng là một chủ trương đúng đắn bởi cần có các giải pháp hỗ trợ để người nghèo, công nhân viên chức có được tiền mua nhà giá thấp. Bởi vậy, cần có hỗ trợ chính sách cho cả người dân và doanh nghiệp. "Nếu chỉ giúp người dân mà không hỗ trợ doanh nghiệp thì trong bối cảnh khó khăn như hiện nay sẽ không có nhà giá rẻ để bán", ông Cường nhấn mạnh.
Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội cũng cho rằng, để phát huy hết hiệu quả gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng cần đến đúng người đúng đối tượng và minh bạch. "Gói hỗ trợ sẽ kịp thời tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, điều chỉnh những bất hợp lý, méo mó của địa ốc. Khi có bất cập cần có bàn tay can thiệp của Chính phủ chứ không thể để thị trường rơi tự do", ông Cường thẳng thắn.
Tiến sĩ Alan Phan cho hay đã nhận được thư chất vấn của Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội và ông sẽ trả lời bằng văn bản thông qua một bài viết. Trong trường hợp chưa thỏa mãn, tiến sĩ Alan Phan khẳng định sẵn sàng đối thoại với các hội viên của câu lạc bộ bất động sản.
"Khi nhận được 16 câu hỏi, tôi thấy khá vui. Các vấn đề thảo luận sẽ giúp cho hội viên cũng như người dân có nhiều góc nhìn, hy vọng qua đây có thể tạo được một diễn đàn mở để có cái nhìn đa chiều về bất động sản", ông Alan Phan nói.
Hoàng Lan
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/bat-dong-san/2013/03/1-000-hoi-vien-bat-dong-san-chat-van-tien-si-alan-phan/

cứ làm cho đã, ko bán được lại kêu cứu nhà nhà nước. mà tiên nhà nước thì đâu ra. hãy để mọi thứ về giá trị thực của nó.may ra người dân chúng tôi còn có nhà ở.
tôi ủng hộ tiến sĩ Alan Phan. hãy cứ để bất động sản về đúng giá trị thật của nó. tại sao nhà nước lại cứ phải lấy tiền của nhân dân ra để cứu chứ, tiền đó để dành phát triển giao thông có tốt hơn ko???
 biết thu nhập người dân thấp mà vẫn đổ tiền xây dựng nhà, vật liệu cao cấp ( không ai kiểm chứng) rồi đòi bán giá cao, bán không ai mua thì đòi nhà nước cứu, đa số dự án chỉ là huy động vốn của người dân, rồi mang đi đầu tư chỗ khác, bây giờ có người nêu ra thực tế xấu xa thì không chấp nhận. Đúng là tư tưởng cục bộ, làm doanh nhân như vậy thì ai làm không được. Đã là doanh nhân thì phải biết chấp nhận thất bại, biết tự tìm đường ra cho mình, biết tự đứng lên, tự mình làm thì tự mình chịu. Nếu bây giờ cứu mấy ông, mai mốt bất động sản lên giá, mấy ông thu lời có chia lại cho người dân không ???    
.... “rơi tự do”, phá sản dây chuyền, điều gì sẽ xảy ra và cuộc sống của những người hoạt động trong lĩnh vực này cũng như gia đình họ sẽ ra sao?
....

Số người hoạt động về lĩnh vực này thì quá ít so với số người nghèo có nhu cầu mua nhà. THẾ CÁC BÁC TÍNH CỨU AI ĐÂY?
Tôi nghỉ Tiến Sĩ Alan Phan nói đúng đó. Hãy để thị trường BDS rơi tự do đi để còn lấy lại được niềm tin & bước sang một chu kỳ kinh tế mới. Chứ như hiện nay thì với 30 ngàn tỷ đồng như muối bỏ biển mà thôi không thể cứu được thị trường BDS.
Tôi đồng ý với ý kiến của tiến sĩ. Hãy để cung cầu thị trường tự điều chỉnh là tốt nhất. Giải cứu theo cách này hay cách khác thì cũng là tiền đóng thuế của nhân dân. Ai được lợi trước đây mà giờ phải cứu???. Việt Nam có thật sự là nền kinh tế thị trường???
HOAN HÔ TIẾN SĨ ALAN PHAN ,TÔI TIN TIỄN SĨ LUÔN ĐÚNG ,QUA THEO DÕI NHỮNG BÀI VIẾT CỦA TIẾN SĨ TÔI THẤY HOÀN TOÀN CÓ CƠ SỞ VÀ LUÔN ĐÚNG,TIỄN SĨ , CHÚC TIẾN SĨ MẠNH KHỎE
Tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm của Tiến sĩ và tôi tin rất nhiều người khác cũng ủng hộ quan điểm của Tiến sĩ, còn ai đó đã nhận tiền của người dân mà không hoàn thành nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm theo pháp luật, có như thế thị trường BĐS mới phát triển một cách bền vững và phù hợp với nhu cầu xã hội.    
Tôi ủng hộ tiến sĩ Phan, cho bất động sản rơi tự do, theo đúng cung cầu của nền kinh tế. Có rơi tự do thì mới có thể lên lại tự do được
Đầu tư BĐS cũng phải theo luật cung cầu, không thể vì lợi nhuận mà đầu tư chỉ vào phân khúc cao, khi không bàn được hàng thì trông chờ nhà nước trợ giúp để tiêu hàng. Sai lầm trong đường lối kinh doanh phải chấp nhận phá sản, đó là vấn đề rất thông thường ở các nghành nghề khác mà chúng ta đã biết.    
Nếu để thị trường bất động sản “rơi tự do”, phá sản dây chuyền, điều gì sẽ xảy ra và cuộc sống của những người hoạt động trong lĩnh vực này cũng như gia đình họ sẽ ra sao?.kinh tế thị trường thuận mua vừa bán thoi khóc lóc cái gì.
Hãy để rơi tự dọ, sao các anh lai kêu cứu nhỉ, các anh không đủ bản lĩnh?
Tôi ủng hộ ý kiến của TS alan Phan..sẵn sàng tranh luận để tìm ra sự thật và giải pháp tối ưu
DN BĐS phá sản thì có thể hàng nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn người đã lao vào đầu tư BĐS mất tiền nhưng hàng triệu, hàng triệu người đang mơ ước có căn nhà sẽ được lợi. Đa số những người mất tiền là những người chấp nhận đầu tư BĐS (chứ khôgn phải mua để ở) họ đã chấp nhận như vậy thử hỏi khi giá BĐS tăng gấp 5, gấp 10 ai sướng thay cho họ, khi BĐS giảm thì yêu cầu giải cứu. Ngay trong gia đình tôi thôi, tôi thấy có mỗi tôi dính đến BĐS còn các cô các chú, dì cậu...BĐS có chết cũng chả ảnh hưởng đến ai, còn được lợi. Trong công ty tôi 98% anh em mơ ước có căn nhà, chỉ có 2% là bọn tham tiền đem tiền tiết kiệm đi mua đất hy vọng đổi đời nhớ bong bóng BĐS như tôi. Nếu mà cái chết của tôi đem lại hạnh phúc cho nhiều người thế thì tôi sẵn sàng chết. Chứ tôi không bao giờ kêu gọi anh em cô dì chú bác bỏ tiền mồ hôi nước mắt ra cứu tôi...    
Hấp dẫn quá. Tôi cũng đang muốn theo dõi cuộc tranh luận này. Quan điểm của tôi là ủng hộ TS Alan Phan.
Nhân đây tôi cũng thấy khá ngạc nhiên trước câu hỏi của là 'đời sống của gia đình những người kinh doanh BĐS sẽ thế nào?'. Vậy có ai hỏi những câu hỏi tương tự với ngành nghề khác như của chúng tôi không? Tại sao chỉ là ngành KD bất động sản?
"Vậy có phù hợp không khi chúng ta lấy mặt bằng thu nhập của người dân để đòi hỏi giá nhà phải tương xứng?" - Kính thưa hiệp hội BĐS, người ta đưa ra mức thu nhập bình quân đầu người để mà nhận định giá nhà cao hay thấp . Còn giá nhà có tương xứng hay không phải dựa trên quan hệ cung-cầu. Và nó thể hiện ở tình trạng đóng băng của thị trường BĐS hiện nay-nghĩa là cung-cầu chưa gặp nhau.
Nếu nói ở góc độ đạo đức thì thật bất công khi đất thu hồi chỉ vài trăm nghìn/mét vuông mà nhà xây dựng lại bán với giá cao ngất ngưởng. Đừng lấy lý do phải nhập nguyên liệu cao dẫn tới giá thành cao. Các vị đưa ra những lý do thật duy ý chí. Khi các vị đầu tư, các vị đã sử dụng nguyên vật liệu cao dẫn tới giá thành cao có nghĩa là các vị đã thất bại trên thị trường. Và quy luật khắc nghiệt của kinh tế thị trường hẳn quý vị đã quá rõ. Tại sao khi thất bại các vị lại đòi NN phải hỗ trợ?
Vậy ngày mai, hiệp hội xi măng, sắt thép, nuôi trồng thủy sản, trồng lúa, các ngành kinh doanh dich vụ, v.v cũng đều kêu gọi hỗ trợ thì NN tính sao đây?
Hãy để BĐS rơi tự do !    
Có 80.000.000 người đứng sau Tiến sĩ. Cố lên
Tôi hoàn toàn đống ý với ý kiến của tiến sĩ Alan Phan. Nhận xét của TS rất sát với thực tế của người dân việt nam. Hội viên bất động sản không muốn chấp nhận thực tế hiện nay. Vì lợi ích của nhóm. Lúc bất động sản sốt từng ngày thì không thấy kêu, bây giờ ế ẩm thì lại kêu cứu. Nhà nước nên để 30000 tỷ đó hổ trợ sản xuất cho nông dân nghèo.    
Bất động sản rơi tự do 80% dân có lợi còn lại 15% thì bị lỗ chút đỉnh so với tài sản đang có, 5% đang giàu thì bị nghèo đi( nên ghi nhận theo chiến lược của Alan Phan!
Anh có lãi thì anh sống mình anh, anh đóng băng thì anh đòi người dân cứu, quan điểm của tôi là cứ để bds rơi tự do, nếu cứu thì tâm lý người giàu sẽ mãi dựa vào nhà nước khi họ ngáp ngáp.
Nghe Chủ tịch Câu lạc bộ bất động sản Hà Nội trả lời thì hình như ông chưa bao giờ kinh doanh cái gì hay sao ấy? "Vậy có phù hợp không khi chúng ta lấy mặt bằng thu nhập của người dân để đòi hỏi giá nhà phải tương xứng?" Trời ơi! Ông kinh doanh nhà ở Việt Nam, nhưng hình như để bán cho người nước ngoài - những người có thu nhập cao, như người Mỹ, Anh hay Pháp gì đó.
Ông lo cho những người kinh doanh nhà bị phá sản thì cuộc sống của họ sẽ ra sao, nhưng ông không nghĩ trước đây, họ đẩy giá bất động sản lên mây thì họ kiếm được bao nhiêu. Và cũng không lo, đại đa số người Việt Nam - những người mà như ông nói "nhà ở Việt Nam hiện nay có thể chưa phù hợp với thu nhập của phần lớn người dân Việt Nam", sẽ sống ở đâu.    
Tôi may mắn đã từng có cơ hội ngồi trò chuyện cùng TS. Alanphan. Tôi ủng hộ quan điểm của ông. Tài sản hiện tại của các ngân hàng đa phần là sổ đỏ, Bất động sản rơi tự do chắc chắn ngân hàng chết. Ở VN chưa có thông lệ này nên nhiều người, nhiều DN còn lo ngại. Lâu nay Ngân hàng nhà nước bảo hộ cho các ngân hàng TM nên không thấy ngân hàng phá sản. Tôi nghĩ phá sản bớt 1 số ngân hàng yếu kém cũng chẳng ảnh hưởng nhiều lắm. Điều quan trọng bây giờ phải giải phóng được cái tảng băng to đùng đó, có như vậy nền kinh tế mới bền vững được.    
Người dân rất cần có nhà ở nhưng không thể mua nổi nhà, mong tiến sĩ Alan thay mặt người dân, đem ý nguyện của dân trả lời các câu hỏi cho cho CLB BĐS Hà Nội rỏ, giúp các đại gia BĐS hiểu rằng "BĐS giá quá cao giống như 1 cục đá cản đường phát triển kinh tế".
Tôi rất đồng tình với Tiến Alan Phan. Chết là bắt đầu một cái mới. Trên thực tế, giá bất động sản hiện nay vẩn còn quá cao so với thu nhập của người dân, những người thực sự cần nhà ở. May năm qua, các doan nghiệp BDS đầu tư nhưng chủ yếu là tập trung vào những người có tiền, mà những người có tiền thì nhu cầu về nhà ở chẳng cao mà chủ yếu là đầu cơ. Vậy đã là đầu cơ thì phải chịu rủi ro, sao lại để nhà nước gánh. Khi các doanh nghiệp BDS đầu tư đã nghĩ đến sản phẩm dùng cho người có nhu cầu thực, hay là để phục vụ nhà đầu cơ. Thế nên, có phúc doanh nghiệp và các nhà đầu cơ cùng hưởng thì hoạ cũng phải vậy thôi. Đừng bắt nhà nước và những người dân đóng thuế hàng năm như chúng tôi phải chịu.
Qua đây, tôi cũng chỉ mong các vị tham tìm hiểu xem mức thu nhập của đại dân chúng đủ khả năng mua nhà với cái giá mà các vị đưa gia là bao nhiêu phần trăm. Những người thực sự có nhu cầu về nhà ở nằm ở những người có mức thu nhập bao nhiêu rồi các vị hãy kêu? Thế nên, các vị đã gieo gió thì gặp bão, bản thân các vị hãy tự cứu mình đưng nên kêu cứu ở người khác. Nhà nước hãy để những đồng tiền cứu BDS thì nên cứu các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thì hơn.    
Ngân hàng chết là do ngân hàng không làm đúng luật khi cho các tập đoàn vay, khi đánh giá tài sản tiền mặt của công ty vay không đúng mức, không cân đối giữa tài sản và tiền mặt, nên ngân hàng phải chết, lý do đơn giản vì anh làm ăn tồi, còn có ý kiến cho bất động sản "free fall" rơi tự do, không thể áp dụng cho Việt Nam vì fall đến bao sâu và đến bao giờ, vì tỷ lệ nhừng người chờ hứng cái của trời đó là bao nhiêu? hiện nay không thể dùng số tiền kich cầu ấy để hỗ trợ cho các nhà đầu tư hoặc ngân hàng vì đơn giản vì hai là một, theo ý kiến của một người dân mua bán nhỏ như tôi thì hãy để ngân hàng nào lớn có tiềm năng thâu tóm lại các ngân hàng và chủ nợ đây đúng là thời điểm của luật giang hồ cá lớn nuốt cá bé một cách hợp pháp, vì họ sẽ mua tài sản bị nợ sấu với giá an "end of free fall" nghĩa là mua với giá rơi tận đái của rơi tự do! 

chúng ta cùng thu thập 1 triệu chữ ký chất vấn CÁC HỘI VIÊN BẤT ĐỘNG SẢN với các câu hỏi như:
- tại sao giá bất động sản lại cao ngất ngưỡng như vậy trong khi giá thu hồi lai thấp (CÁC ÔNG ĐỪNG NÓI: tạo nên một sản phẩm bất động sản cần nhập khẩu rất nhiều các nguyên vật liệu, trang thiết bị cao cấp (Việt Nam chưa sản xuất được hoặc có sản xuất cũng chưa đạt yêu cầu của người tiêu dùng), điều này góp phần rất lớn làm đội giá địa ốc lên cao. "Vậy có phù hợp không khi chúng ta lấy mặt bằng thu nhập của người dân để đòi hỏi giá nhà phải tương xứng?", phía câu lạc bộ đặt câu hỏi. THẾ CÁC NƯỚC KHÁC KHÔNG NHẬP CÁC THIẾT BỊ ĐÓ HAY SAO?)
- Tại sao các ông cứ tập trung vào phân khúc thị trường nhà cao cấp khi cung đã vượt quá cầu.trong khi dó nhà ở xã hội thi đang thiếu ....
NÓI CHUNG MỖI NGƯỜI HÃY ĐẶT 1 CÂU HỎI XEM HỌ TRẢ LỜI THẾ NÀO NHÉ >>ông Nguyễn Hữu Cường, Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội cho biết, ý kiến chất vấn đưa ra dựa trên câu hỏi của 1.000 hội viên trong câu lạc bộ. Ông Cường khẳng định, các câu hỏi đưa ra dựa trên tinh thần tôn trọng và cầu thị,    
Câu chuyện của tôi chỉ đơn giản thế này: Tôi có một người bạn cả hai vợ chồng đều làm trong hai cơ quan của nhà nước, hai vợ chồng đang sống cùng bố mẹ chồng và ngôi nhà đó đứng tên bố mẹ chồng nó. Xét theo chỉ tiêu vợ chồng nó đã đạt chỉ tiêu được mua nhà thu nhập thấp ( thâm niên công tác trong nhà nước đủ, chưa có nhà ở riêng vì vẫn đang sống cùng bố mẹ chồng) và đã có một suất mua nhà thu nhập thấp. Tuy nhiên có ai biết đâu, chúng nó đang đi làm bằng xe ô tô, có vài mảnh đất đang để không chờ bán ở Hà Tây cũ.    
Ts Alan Phan có góc nhìn bao quát nền kinh tế còn những câu hỏi của hội BĐS chỉ tập trung vào lợi ích ngành
Tôi nghĩ: làm ăn cũng có lúc được lúc thua. Hãy để bất động sản hoạt động theo quy luật cung cầu của nó. Hổi rằng kho thời đểm bất động sản đang nóng giá cả leo tháng thiền thu về nhiều thì chẳng thấy doanh nghiệp chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng. Bây giờ làm ăn thua lỗ thì kêu ồi ồi... . Đòi giải cứu BĐS tiền thì lấy từ thuế, có nghĩa là trong đó có một phần của khách hàng chúng tôi.    
"gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng là một chủ trương đúng đắn bởi cần có các giải pháp hỗ trợ để người nghèo, công nhân viên chức có được tiền mua nhà giá thấp".
Rồi giới cò, môi giới, đầu cơ sẽ lại có cách để mua được "nhà giá thấp" trước người nghèo, công nhân viên chức, rồi bán lại cho người nghèo và công nhân viên chức có nhu cầu thực...    
Mình thấy thích quan điểm và cách trả lời của TS Alan Phan
Câu hỏi: nếu phá sản... điều gì sẽ xảy ra...
Trả lời: chẳng sao cả.
Nếu doanh nghiệp BĐS phá sản, sẽ có nhà đầu tư khác mua lại, và họ sẽ chịu trách nhiệm với tài sản (căn hộ, biệt thự) mà người dân đã mua.
Khỏi phải lo cho các nhà đầu tư đã phải phá sản, vì họ đã thu hoạch được rất nhiều rồi (khi đó chả thấy ai kêu rằng tôi lãi nhiều quá! Haiz).
Đó là quy luật vĩnh cửu của cuộc sống.    
tôi muốn bds chết them vài năm nữa . hà nội đang thừa 6000 căn hộ trong khi đa phần người thu nhập thấp lại không có nhà để ở .các ông bds ăn chán rùi bay giờ cũng phải chịu chi ra chứ đừng có trông chờ vào tiền thuế của dân để cứu các ông ,
Ý kiến của Tiến Sĩ phan là hoàn toàn chính xác, cứu BĐS bây giờ là điều trị từ ngọn rồi , không giải quyết đuợc vấn đề mà chỉ làm nó trầm trọng thêm, rồi đến lúc bệnh nặng hơn thì liệu phải bỏ bao tiền nữa để cứu ? và lấy ở đâu ra ? từ những người nghèo không có tiền mua nhà chăng ?    
Tôi ủng hộ quan điểm của TS Alan Phan. Các ông bất động sản lúc phất lên thì ăn một mình, lúc xuống thì cứ lôi cái bài cũ vì dân nghèo ra để nói. Nếu thị trường bình thường thì cũng khó để người dân nghèo mua nhà chứ nói gì đến thời điểm như hiện nay. Vì vậy, theo quan điểm của tôi, việc chữa cháy này không có tính kích cầu thị trường mà là cố gắng rót tiền vào túi một nhóm người thời cơ mà thôi.    
1. Lúc thị trường đua nhau theo phong trào, chủ đầu tư nhắm mắt đẩy giá mua mặt bằng lên cao.
2. Trình độ quản lý kém dẫn đến tiến độ chậm và hao hụt tăng cao.
3. Chủ đầu tư thường không có vốn và phải vay ngân hàng - lãi xuất ngân hàng Việt Nam thì quá cao.
4. Người mua nhà để ở thì ít, người vay ngân hàng mua đầu cơ là nhiều.
==> Giải cứu là không hợp lý. Không có tài thì phải chết. Đầu cơ tích trữ tạo giá ảo là ảnh hưởng nghiêm trọng đến nên kinh tế, cũng phải chết.    
Tôi thấy bài viết của TS Phan rất thuyết phục, gói 30.000 chủ yếu hỗ trợ về LS cho phân khúc nhà giá rẻ trong khi BĐS tồn đọng chủ yếu ở phân khúc giá cao, ở phân khúc giá cao thì người có tiền có nhu cầu, liệu họ có cần hỗ trợ LS không ?, đa phần họ sẽ thanh toán một lần. Cái cốt lõi vẫn là giá BĐS không giảm thì không thể thuyết phục người mua, cứ day dưa mãi thì nhà đầu tư càng bất lợi mà thôi. Tôi thích ý kiến thà một lần đau những sẽ mở ra một chu kỳ mới mà trước đây nhiều nơi trên TG đã trãi qua !
   
Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội cho rằng, nhà ở Việt Nam hiện nay có thể chưa phù hợp với thu nhập của phần lớn người dân Việt Nam. Song để tạo nên một sản phẩm bất động sản cần nhập khẩu rất nhiều các nguyên vật liệu, trang thiết bị cao cấp (Việt Nam chưa sản xuất được hoặc có sản xuất cũng chưa đạt yêu cầu của người tiêu dùng), điều này góp phần rất lớn làm đội giá địa ốc lên cao. "Vậy có phù hợp không khi chúng ta lấy mặt bằng thu nhập của người dân để đòi hỏi giá nhà phải tương xứng?" Các ông xây nhà bán cho tây ở hả? hay cho các đại gia, hay là để buôn bán.    
để rơi tự do là đúng cho nó về đúng quy luật khi các ông làm ăn lãi sao ko kêu chia sẻ với xã hội đi mà giờ lại đòi cứu. Ủng hộ quan điểm của tiến sĩ Alan Phan
Tôi ủng hộ TS Alan Phan
Hãy để giá BĐS trở về giá của nó, Thi trường có qui luật của nó. Không nên cứu để làm gì, hãy để nó chết vì cái khắc nghiệt của nó, nhưng tương lai sẽ là giá trị mới phù hợp với giá trị thật
Để phát huy hết hiệu quả gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng cần đến đúng người đúng đối tượng và minh bạch. Cốt lỏi giải quyết vấn đề là ở chố đấy. Nhưng phải tính đến yếu tố lạm phát khi bơm thêm vào nền kinh tế 30.000 tỷ mà không tạo thêm giá trị gia tăng hàng hóa dịch vụ nào.    
Thị trường bất động sản chỉ cần người có tìm hiểu một chút có thể hiểu " Câu lạc bộ bất động sản " là ai rồi? họ làm thiếu khoa học và chủ yêu dựa vào may rủi và khi bất động sản lên cao đỉnh thì họ ôm được rất nhiều tiền khi mua đi bán lại và lòng tham đáy đưa họ vào cuộc chơi, vay nặng lại để đầu cơ và khi tình hình kinh tế thế giới cũng như VN thay đổi thì họ vẫn " mơ hoa" nên khi ôm " Đât" và " không tiên" thì họ mới bắt đầu kêu cứu chứ khi họ thu gom được rất nhiều tiền từ lợi nhuận BĐS thì họ không kêu mà đua nhau hét giá."
Tuy nhiên trong số đó có nhiều nhà đầu tư có khoa học, hiểu và nắm bắt thị trường và trong số ít những người biết điểm dừng thì họ vẫn thành công và có số vốn kha khá kiếm từ BĐS. 95% BĐS hiện nay rơi vào khó khăn chủ yếu quá tham lam nên " chêt" là đúng quy luật. không nên kêu cứu.    
Nói chung mấy em doanh nghiệp bất động sản ăn nóng quen rồi và bây giờ suy thoái thì tìm cách nguỵ biện và bấu víu chứ không hề hiều biết gì về các quy luật của kinh tế thị trường. Tiến sỹ nên phân tích về vấn đề này chứ em thấy hình như họ vẫn đang ở trên mây thì phải .    
30000 tỷ đồng hỗ trợ cho cán bộ công chức .v.v. mua nhà, nghe có vẻ mơ hồ quá. Tới được tay của những anh chuyên viên hay các anh em trong lực lượng vũ trang mới là chuyện lạ.
Một bên là bảo vệ lợi ích sống còn của DN mình, của nhóm lợi ích mình và một bên là các nhà kinh tế học. Đương nhiên cách lý luận sẽ có nhiều bất đồng, không thể dung hòa trọn vẹn hết được. Tôi cũng chỉ có chút ít nhỏ nhỏ về kinh tế nhưng xem chừng lý luận của bên ktế có nhiều luận điểm hợp lý hơn. Hơn nữa đọc kỹ mấy ý hỏi của bên Hiệp hội BĐS thì mọi người thấy mà xem, toàn là về vấn đề ngắn hạn, vi mô. Còn tính toán của bác Alan là về vĩ mô, về con đường phát triển. Hiệp hội nghe thấy đại ý là đã dựng hết lên thế vì cách suy nghĩ, tiếp cận khác nhau, bất đồng là đương nhiên. Một tính toán nhỏ thì liệu 30K tỷ VND liệu thấm vào đâu số với tổng dư nợ BĐS? Nhà nước không chắc đã có nhiều tiền để cứu các bác đâu, nhưng chính sách đúng đắn (mặc dù có thể đau đớn trong thời gian này) có thể giúp BĐS đưa về quỹ đạo (trong thời gian không ngắn) còn hơn là sẽ còn nhiều phen ba chìm bảy nổi nhiều năm về sau này.    
Hy vọng sẽ có một cuộc đối thoại thẳng thắn và được các nhà quản lý và doanh nghiệp lưu tâm, để từ đó đưa ra chính sách tốt; cho người lao động trung bình và trung bình khá có nhà để ở. Cảm ơn TS Alan Phan.!
Chả thấy nhà nào giá thấp cả, các ông cứ nói giá giảm mà tính đi tính lại, nhà giá tầm 700 đến 800tr thì chỉ có chưa được 50m2, vị trí thì xa ơi là xa
Cứ giảm đi, giảm nữa đi... cho nhiều người mua được nhà, có nhà.

Để cứu BĐS ,chúng ta cần nghiên cứu giải quyết vấn đề nan giải sau :
- Nhu cầu BĐS << Nhu cầu cung BĐS
- Số người đang nắm giữ BĐS( giàu) << số người không có BĐS(nghèo)
- Người giàu thì thừa BĐS nên sẽ không có nhu cầu, người nghèo thì không có khả năng đầu tư vào BĐS trong lúc này( dù lãi suất có là 0%)
Vậy nên dù cho nhà nước có đỗ vào BĐS 1 triệu tỉ đồng thì tình hình cũng không thay đỗi được . Hãy để thị trường tư điều chỉnh nhưng phải mất ít nhất là 5 năm thì mới ổn định lại được
• PHÂN TÍCH VỀ NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG CỦA NGƯỜI DÂN :
Tổng số người dân VN là 100% .Thì
Người giàu có điều kiện mua thêm BĐS nếu muốn : 15%
Người trung bình khá có điều kiện ( cũng cân nhắc giữa mua BĐS hay đầu tư) : 30%
Người thu nhập thấp trong xã hội , không có điều kiện mua sắm BĐS chiếm : 55%
- Người giàu có hầu như đã có BĐS từ 1- nhiều BĐS nhưng trong điều kiện khó khăn thì rất hiếm khi họ đầu tư thêm (trừ một tỉ lệ rất ít các nhà đầu cơ)
- Người trung bình khá có thể có hoặc chưa có BĐS .Việc mua BĐS đối với họ rất đắn đo , nếu đầu tư BĐS đồng nghĩa với việc bỏ qua cơ hội làm ăn khác . Thời buổi BĐS đóng băng như hiện nay thì gần như chắn chắn họ sẽ không mạo hiểm mà đầu tư vào BĐS vì số tiền của họ là có giới hạn.
- Người có thu nhập thấp chiếm tỉ trong lớn có nhu cầu về BĐS là chính đáng , là nhu cầu thực về nhà ở . Tuy nhiên điều kiện tài chính không đáp ứng được nên họ chỉ dám mơ về BĐS chư hoàn toàn không có khả năng đâu tư cho dầu có cho họ vay với lãi suất = 0% họ cũng không thiết tha vì không có điều kiện.
? Cho dù chính phủ có gói hổ trợ 1 triệu tỉ thì gần như kết quả = 0 , không thể giải quyết được vấn đề .Họa chăng là các công ty BĐS sẽ lợi dụng nguồn vốn giá rẻ tạo ra dòng tiền ảo trong ngắn hạn , tạo tâm lý cho thì trường nhưng kết quả đạt được cuối cùng vẫn không đạt được mà còn làm cho lạm phát tăng trở lại , tỉ số CPI tăng cao, tỉ giá tăng , VN đồng sẽ bị mất giá .Đây chính là hậu quả của việc đầu tư tràn lan , thiếu huy hoạch , sự mất cân đối giữa cung và cầu mà các nhà đầu tư phải chịu
* GIẢI PHÁP :
Chính phủ nên làm trung gian trong lúc này thì tình hình sẽ được giải quyết tốt ,BĐS chỉ cần 2 năm là sẽ đi vào ổn định . Cụ thể như sau :
Thành lập một "QUỸ BÌNH ỔN QUỐC GIA" . Cơ quan này chỉ làm dịch vụ trung gian do nhà nước quản lý không cần phải có nguồn vốn khủng để làm gì cả mà chỉ là làm dịch vụ nhận ký gởi mua bán BĐS .Chỉ có điều cơ chế sẽ khác với các công ty dịch vụ BĐS trong xã hội hiện nay
Cơ chế hoạt động quỹ bình ổn :
- Nghiên cứu vĩ mô tình hình cung cầu BĐS
- Nghiên cấu và tìm hiệu nhu cầu chính đáng của người dân
- Phân tích đánh giá lại tỉ trọng BĐS trong nền kinh tế
- Phân tích đánh giá khả năng đầu tư từ tổ chức , cá nhân có yếu tố nước ngoài
- Không nhận phí dịch vụ quỹ thác , BĐS phải được kiểm soát chặt chẽ .
Từ 5 luận điểm trên quỹ sẽ nhận BĐS của người ký gởi , thông báo giá sàn hợp lý để bán ra thị trường
( Giá sàn : phải nghiên cứu cho kỷ .Tôi nghỉ nên chọn mức 50% mức nhà đầu tư ủy thác hay thấp hơn sao cho thị trường bình ổn nếu đồng ý thì sẽ nhận ủy thác . Các nhà đầu tư về lâu dài cũng sẽ nhận ra giá trị thực của BĐS mà ủy thác cho Quỹ Bình Ổn
Người có nhu cầu mua bất động sản sẽ đến quỹ nêu nguyện vong muốn mua BĐS khu vực nào giá cả ra sao sẽ được giới thiệu cụ thể...)
   
Căn nguyên của BĐS bây giờ là QL vĩ mô của Chính phủ nói chung, của các Hiệp hội, đặc biệt là hiệp hội về BĐS và Xây dựng. Xây dựng, Kinh doanh không sát thực theo nhu cầu của XH thì các ngài dễ dàng bị phá sản, may cho các ngài là mấy năm trước đã thu bộn tiền nên giờ vẫn còn thoi thóp. Nên khách quan và nhìn thẳng vào thực tế để giải quyết vấn đề các ngài ạ (tôi cũng có vài miếng nằm yên đây).    
Nên để BĐS rơi tự do.
Ủng Tiến Sĩ Phan, Chưa cần nhắc tới nhà ở XH,nguồn gốc của chúng ta là sản xuất vật chất, mà muốn sản xuất thì phải có nhà xưởng, đất là yếu tố đầu tiên.
Dĩ nhiên Hội viên BĐS phản đối rồi, nếu không mới là chuyện lạ. Cơ bản là ý kiến của người có nhu cầu nhà ở thực sự
có bao nhiêu người có khả năng mua nhà để ở ( chứ không phải để đầu tư hoặc đầu cơ?
Chắc chắn cuộc đối thoại này sẽ thú vị ,một bên trên quan điểm ,cứ để thị trường tự điều chỉnh ,một bên đang trông chờ giải cứu từ Chính phủ .Người dân sẽ có thông tin nhiều chiều cho vấn đề nóng bỏng hiện nay : Bất động sản
Cần có môi trường như thế này để mọi người có nhiều góc nhìn về bất động sản.
Hay, một bên là một ông Tiến sỹ với nhiều năm kinh nghiệm kinh doanh Quốc tế và một bên là Hiệp hội Bất động sản Hà Nội, hy vọng sẽ học hỏi thêm nhiều điều mới mẻ,......
Tôi là người đã từng lướt sóng BĐS ở HN , thời điểm 2007 giá đất tại khu đô thị Văn Quán có hơn 10tr/m2 lúc lên cao đến 150tr/m3 và nay đã giảm đến vài chục % nhưng đố ai có thể mua được dưới 100tr/m2 . Đó là ví dụ cho nên tôi đồng tình với TS Alan Phan là để tt tự điều chình mặc dù hiện nay tôi cũng còn kẹt duy nhất một căn hộ và nếu có bán cũng giảm mất gần 1 tỷ , nhưng đã chấp nhận chơi thì chấp nhận chịu .    
Không nên hỗ chợ cho kinh doanh bất động sản mà lên hỗ chợ cán bộ nhân dân mua nhà với giá thị trượng và DN kinh doanh bất động sản chấp nhận được.Tiền 30 000 Tỷ đó mới là thúc đẩy thị trường bất động sản minh bạch đên tận tay cán bộ và nhân dân bàng phương pháp trợ giá.    
cam on moi su tranh luan tren tinh than cong khai, thang than, khoa hoc, trung thuc, cau thi, ton trong, cong bang va vi loi ich chinh dang cua toan xa hoi.
hehhehhe, ngay khi đọc bài viết của bác, em đã tưởng tượng ra cảnh này rồi. Xin thành thật chia sẻ cùng bác.
Ai rảnh đọc hết các ý kiến, nhìn lượng bạn đọc THÍCH các ý kiến đóng góp đủ thấy việc cứu BĐS bằng 30.000 tỷ chỉ làm cho người dân thêm bất bình mà thôi...
Tôi hoàn toàn đồng ý với Tiến Sĩ về vấn đề thị trừơng bất động sản quyết định bởi nhu cầu thực sự của xã hội. Thứ nhất, sử dụng gói giải cứu 30,000 tỷ cũng không giúp giá căn hộ phù hợp với thu nhập của đại đa số ngừoi dân. Hãy nhìn vào số lựong căn hộ đựoc giao dịch, rất nhiều so với số lựong sử dụng thật sự, nếu vậy nếu áp dụng gói giải cúu thì cũng chỉ có lợi về mặt kinh tế cho đầu tư, đúng hơn là đầu cơ bất động sản. Sau gói giải cứu, thị trừơng sẽ tiếp tục gặp khó khăn như tình hình hiện nay và sẽ mất thêm một khoảng thời gian để có thể đưa giá căn hộ về đúng với giá trị và mục đích thực tế. Vấn đề thứ hai, quản lý không tốt và đánh giá thị trừơng không đúng thì tất nhiên phải nhận những hậu quả của nó, không thể ỷ lại vào nhà nứơc. Đúng như Tiến Sĩ Alan Phan đã nói, yếu kém thì phải và nên tuyên bố phá sản, có đựoc giải cứu qua đợt khủng hoảng kinh tế lần này thì cũng không bền vững.    
Tôi rất đồng tình với ông Alan Phan cứ để thị trường bất động sản rơi tự do thì mọi người công nhân viên chức mới có cơ hội mua nhà, mua đất nếu không thì không người nào lương thấp có cơ hội mua nhà mua đất cả !
Ngạn ngữ có câu "Đừng hỏi kẻ thông minh, mà hãy hỏi người từng trải" Ts Alan Phan là người từng trả qua nhiều đợt thăng trầm của cuộc sống cũng như đời sống kinh tế và nhất là ở hoạt động trong môi trường kinh doanh thực dụng của nước Mỹ nên không phải vô cớ ông lại phát biểu như vậy. Còn 1000 người gì gì đó cũng là nhóm lợi ích, lúc thời hoàng kim thì sắm sửa xây biệt thự triệu đô, siêu xe, chân dài, con cái cho đi du học trời Tây còn khi đen tối thì kêu nhà nước cứu, còn dọa liên quan tới cuộc sống của nhiều người dân. Kinh doanh là vậy, các anh đã không tính trước rủi ro mà hè nhau làm ẩu thì ráng chịu đi.    
30 nghìn chứ cả 30 triệu tỷ cũng chắc đã cứu được thị trường BĐS. Ai được hưởng lợi. Doanh nghiệp có tiền rồi cũng nuôi Ngân hàng hết. Mà tiền Ngân sách là tiền Thuế của dân. ..... nên Dân thiệt là cái chắc!
Cứu cái nỗi gì,TS Phan từng 40 kinh nghiệm ở các thị trường bất động sản lớn nhất thế giới,ông quá nhiều kinh nghiệm mới dám phát biểu thế đấy,cùng giống như chứng khoán,cứ để cho thị trường quyết định,chứ có 300.000 tỷ cũng không cứu được đâu.Tiền đó để mua máy bay, tàu ngầm ....bảo vệ ngư dân bám biển là tốt nhất.    
có vẻ như các thành viên hiệp hội & clb bđs hà nội ko có đựợc cái nhìn bình tĩnh, khách quan... như những thành phần xã hội khác rồi. Biêt rằng cắt bỏ một khối ung thư thì sẽ rất đau đớn nhưng nếu phật thuật sớm ngày nào cơ hội sống sót càng nhiều ngày ấy.Mong các bác hãy nhìn thẳng vào sự thật!    
Xây nhà nhiều rồi không bán được lỗi tại ai? Giá bán thì quá cao so với thu nhập của người dân. Tôi ủng hộ ý kiến của Tiến sĩ Alan Phan. Gói trợ giúp của Chính phủ nên đầu tư vào lĩnh vực kinh tế khác để kích thích nền kinh tế...
Đồng tình với ý kiến của tiến sỹ Phan. Tôi làm việc thu nhập 10 triệu 1 tháng, tôi hoàn toàn không tin với gói cứu trợ 30.000 tỷ đồng sẽ mảy may cho tôi 1 cơ hội để mua được một cái nhà để làm chốn ở. Cứ để mặc nó đi, mọi chuyện sẽ qua!
Hãy để thị trường bđs trở về đúng với bản chất của nó. Đã đến lúc chúng ta phải nhìn nhận thẳng thắn vào điểm yếu của những nhà phát triển bđs Việt Nam. Đó là 1 trong những lý do dẫn đến tình trạng như hiện nay.
Vote cho tien sy Alan Phan 1 like ne!



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét