Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2022

Vụ đánh chết bé 8 tuổi: Sự cô độc tận cùng của đứa trẻ!

Cháu bé mất đã gần 1 năm rồi nhưng đọc lại bài viết dưới đây vẫn thấy xúc động và thương cháu vô cùng. Án tử hình cho dì ghẻ Nguyễn Võ Quỳnh Trang là chính xác rồi, nhưng bản án 8 năm tù cho người cha ruột Nguyễn Trung Kim Thái thì quá nhẹ, chắc chắn dư luận không thể đồng tình. Theo tôi Thái nên bị kết án 20 năm tù mới hợp lý. Tuy nhiên, tử hình và án tù chỉ là giải quyết hậu quả để lấy lại phần nào sự công bằng cho cháu bé. Vấn đề cháu bé đã liên tục phải chịu đựng cảnh cô đơn và những đòn tra tấn dã man tàn bạo của người lớn mới là nỗi đau đớn và nhức nhối của toàn xã hội. Trên đất nước mình còn bao nhiêu cháu bé đã và đang bị tra tấn dã man tàn bạo như thế mà chúng ta không biết ? Tại sao chúng ta có cả một hệ thống chính trị hùng mạnh từ Đảng, Quốc hội, Chính phủ tới rất nhiều đoàn thể xã hội từ trung ương xuống tận thôn bản, nhưng những việc đau lòng thế này vẫn xảy ra ? Trách nhiệm thuộc về những tổ chức và cá nhân nào ? Xã hội phải làm gì đây để nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người lớn và hệ thống luật pháp để đảm bảo bảo vệ được trẻ em ? Rất nhiều câu hỏi được đặt ra nhưng dường như không mấy cơ quan, tổ chức và cá nhân quan tâm; đa số họ chỉ quan tâm vụ án được xét xử thế nào. Nếu chỉ thế thôi thì đất nước sẽ còn nhiều trường hợp như bé V.A nữa.
Xét xử cặp đôi đánh chết bé 8 tuổi: Sự cô độc tận cùng của đứa trẻ!
Hoài Nam 25/11/2022 - (Dân trí) - Không chỉ là những trận tra tấn kinh hoàng từ bố ruột và "dì ghẻ", điều đau đớn, hành hạ bé V.A còn là sự cô độc, không có lấy một điểm bấu víu ngay trong gia đình, bên cạnh người thân, ruột thịt.

Nguyễn Trung Kim Thái chứng kiến người tình đánh đập, lột quần áo con gái mình (Ảnh: LSCC).

Muốn làm người tốt thì phải có trí tuệ

Muốn làm người tốt thì phải có trí tuệ
Lòng tốt đi cùng với sự hiểu biết và lòng nhiệt tình là một sự kết hợp hoàn hảo, vững chắc như “kiềng 3 chân”, khiến cả người cho và người nhận đều cảm thấy vui vẻ và đều được thụ hưởng lợi ích. Tuy nhiên, nếu sự kết hợp này mà thiếu đi “hiểu biết” thì sự tình có thể sẽ trở nên tồi tệ.

Muốn làm người tốt thật sự thì nhất định phải học và phải có hiểu biết, chỉ có lòng tốt và sự nhiệt tình không thôi chưa đủ. Có một câu chuyện như thế này:

Vingroup đại diện cho thế hệ DN làm ăn đúng pháp luật ???

'Vingroup - VinFast đại diện cho thế hệ doanh nghiệp làm ăn đúng pháp luật'
FB Lê Việt Đức - Chính miệng ông Thủ tướng gốc công an khẳng định Vingroup - Vinfast là doanh nghiệp làm giầu chính đáng, đúng pháp luật, một lòng một dạ vì nước vì dân, thì đúng là đã tặng ông Vượng một kim bài miễn tử trên cả tuyệt vời rồi ! Từ nay đừng có ai dại dột bới móc, phô bày những việc làm bất nhân bất nghĩa, dựa vào thu hồi đất giá rẻ như cho để làm giầu... của ông Vượng và tập đoàn này ra nữa nhé.
Đọc lời ông Thủ tướng tự nhiên mình nghĩ bây giờ mà vào trong các nhà tù đếm xem có bao nhiêu thằng từng được các bác lãnh đạo quốc gia khen nức nở và trao đủ loại huân huy chương và danh hiệu xuất sắc, ưu tú đang ăn ngủ ở trong đó, thì không biết có đếm nổi không vì nhiều quá.

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2022

Hồ Tây hôi thối, Hà Nội của tôi bây giờ ở đâu ?

Hồ Tây hôi thối, Hà Nội của tôi bây giờ ở đâu ?
Quê tôi nhiều đời nay ở làng Hoàng Mai, Hà Nội, nhưng từ cuối thế kỷ 19 ông nội tôi đã mua đất xây nhà ở mặt đường Trương Định gần Chợ Mơ. Từ bé tôi rất mê hồ Tây, thỉnh thoảng tôi lại trốn nhà, nhảy xe điện từ Chợ Mơ lên Bờ Hồ rồi Công viên Bách thảo để ra hồ Tây dạo chơi và ngắm cảnh. Lớn lên, tôi cứ ước ao sau này có tiền, nhất định sẽ mua một ngôi nhà ở gần hồ Tây. 
May mắn cuối cùng tôi cũng có tiền nên đã mua được đất và xây được một ngôi nhà khá to gần đó. Tuy nhiên cuộc sống ngày càng đảo điên, vợ con chán cảnh Việt Nam nên quyết định định cư dài hạn ở nước ngoài. Ngôi nhà to có hơn 10 phòng ngủ xây xong đã hai chục năm nhưng gia đình tôi chưa ở bao giờ. Tôi mua một căn hộ nhỏ ở khu Đoàn ngoại giao cạnh đó để ở và để... qua lại trông ngôi nhà.

Lời cáo biệt của Quỳnh Dao

Lời cáo biệt của Quỳnh Dao
Quỳnh Dao (sinh ngày 20 tháng 4 năm 1938) là nhà văn, nhà biên kịch, nhà sản xuất phim nổi tiếng người Đài Loan. Bà chuyên về tiểu thuyết diễm tình dành cho độc giả nữ, tập truyện ngắn đầu tay mang tên "Ngoài khung cửa sổ" ra đời trong khoảng thời gian bà tốt nghiệp trung học và dự thi vào đại học nhưng không thành công. Các tác phẩm của bà được dịch và xuất bản rộng rãi ở Việt Nam từ cuối thập niên 1960.

Ở độ tuổi gần đất xa trời, nữ sĩ Quỳnh Dao cho biết, gần đây bà đọc được một bài viết mang tên “Lời cáo biệt tốt đẹp dành cho bản thân” và nhận ra rằng pháp luật có một thứ gọi là “Quyền được quyết định của người bệnh”. Do đó mới đây, bà đã viết một tâm thư dặn dò con trai và con dâu lo lắng cho chuyện hậu sự sau này của bà. 

“Chúng tôi bất lực lắm” - tâm sự đau đớn của một bác sĩ

Đọc bài này thấy đất nước mình, nhất là ngành y tế, buồn quá. Ngành giáo dục của tôi cũng khổ và bất lực, nhưng cũng không khổ và bất lực bằng ngành y tế. Khổ vì thu nhập thấp, nhưng chưa đau đớn bằng bác sĩ bất lực vì không có phương tiện cứu bệnh nhân. Khổ vì thu nhập thấp, nhưng chưa đau đớn bằng thầy giáo bất lực nhìn học sinh không có tiền đi học và nhìn những học sinh có tiền đi học thì nhất định không chịu học. Có lẽ ở nước mình, chỉ có lãnh đạo đảng và nhà nước là lúc nào cũng thấy vui vẻ và hạnh phúc; nhìn họ đi lại hiên ngang hàng ngày trên tivi, đọc các báo cáo họ viết, nghe họ hùng hồn diễn thuyết là thấy rõ. Bệnh viện thiếu đủ thứ, nhưng tổng chi phí cho dịch vụ y tế của người dân không hề nhỏ. Theo số liệu do Ngân hàng Thế giới công bố, đầu tư cho y tế của Việt Nam chiếm 5,25% GDP năm 2019. Con số này cao hơn nhiều so với các nước Đông Nam Á, ví dụ Thái Lan 3,79%, Philippines 4,08%, Malaysia 3,86%, Indonesia 2,90%, Singapore 4,08%. Ngay cả Trung Quốc, đầu tư cho y tế cũng chỉ 5,35% GDP. Vậy số tiền dân chi trả đó chạy đi đâu ? Nhà nước tham lam làm nhiều đường, làm sân bay và rất nhiều dự án lớn... và thêm phát triển các doanh nghiệp nhà nước chuyên làm ăn thua lỗ nữa làm gì. Thiếu chúng dân đã chết đâu, nhưng thiếu máy xạ trị thì dân chết. Từ giữa những năm 1980, tôi hết sức phản đối nhà nước đầu tư quá nhiều cho cơ sở hạ tầng và quá ít cho con người, nhất là cho y tế và giáo dục. Các Mác viết cấu tạo hữu cơ C/V của tư bản cực kỳ quan trọng, tức là tỷ lệ đầu tư và trả công cho người lao động và cho vốn phải cân đối. Tư bản họ trả lương người lao động rất cao, còn cho vốn rất ít; tiền lương 1 tháng của họ có thể mua được 2-10 cái máy tính xách tay. Như thế mới tạo động lực cho người lao động sử dụng vốn (máy tính) một cách hiệu quả nhất. Còn chính sách của ta là trả tiền lương cho dân sống thoi thóp, trong khi có bao nhiêu tiền nhà nước dành hết cho đầu tư. Sống thoi thóp thì sử dụng vốn (máy tính) để làm gì ? Tại sao người ta thích đầu tư ? Vì tham nhũng từ tiền đầu tư là vô cùng dễ.
“Chúng tôi bất lực lắm” - lời tâm sự đau đớn của một bác sĩ
ĐÀO TUẤN - 24/11/2022 - Rất nhiều bệnh nhân ung thư đang chết nhanh hơn, chết sớm hơn... vì bệnh viện thiếu máy xạ trị. Còn máy xạ trị thì hoặc chạy hết công suất - đến mức như phá, hoặc đắp chiếu chờ... cơ chế.
Bệnh nhân K chỉ mong Nhà nước sớm đầu tư máy móc xạ trị, quan tâm tới sự sống của bệnh nhân ung thư. Ảnh: Thuỳ Linh

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2022

Thị trường bất động sản chịu áp lực lớn

Thị trường bất động sản chịu áp lực lớn
Châu Phan 15/11/2022 (KTSG) – Lãi suất đang trên đà tăng nhanh sẽ có tác động sâu rộng tới các đối tượng trên thị trường bất động sản Việt Nam, một thị trường mà hiện giờ đang phải chứng kiến cả cung lẫn cầu đều suy giảm trên hầu hết các phân khúc.

Người mua bất động sản
Vốn chảy vào bất động sản chủ yếu là tín dụng ngân hàng. Ngoài chuyện bị ảnh hưởng bởi lãi suất tăng, tín dụng ngân hàng còn bị hạn chế bởi hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước cấp cho từng ngân hàng thương mại – còn lại khá hạn chế trong năm nay.

Tên người trong thời chuyển đổi số

Tên người trong thời chuyển đổi số
Trong không khí tưng bừng chuyển đổi số thì một số người đã chuyển đổi tên của mình thành một cái tên khác từ lâu. Thí dụ xướng ngôn viên Nguyễn Lê sẽ đổi thành Lê Nguyễn. Việc này với các bậc cao niên sẽ thoáng mất thăng bằng khi không biết đâu là họ, đâu là tên. Tên thực là Lê hay Nguyễn.
Danh tính một con người hiển nhiên có ý nghĩa quan trọng của một con người trong suốt cuộc đời. Thời xa xưa thì những thân phận thấp cổ bé họng có thể không có họ mà chỉ có tên hay biệt hiệu. Thường là cái biệt hiệu ngây ngô như Đen, Hến, Ốc… Chỉ có nhà gia giáo thì có họ, tên đệm đầy đủ. Những khai quốc công thần còn được ban quốc tính (họ của vua).

Người 'Đánh thức tiềm lực' mà nay tiềm lực vẫn 'ngủ'

Ca ngợi ông Võ Văn Kiệt là đúng, vì trong tất cả các nhà lãnh đạo VN cấp Bộ chính trị từ trước đến nay của VN, theo đánh giá của tôi, chỉ có ông Kiệt và 2-3 người khác dám đề xuất đổi mới mạnh mẽ và thực chất. Ông Kiệt hơn người khác ở chỗ dám phá rào để thành phố HCM làm nhiều việc nhà nước chưa cho phép trong những năm đầu thập kỷ 1980, dám có những phát biểu công khai về hòa giải dân tộc, dám sử dụng trí thức miền Nam trước 1975..., dám có những kiến nghị về phá bỏ Hội trường Ba Đình lịch sử, về sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội... trong những năm cuối đời, làm nhiều nhà lãnh đạo không hài lòng với ông; thậm chí người dân còn nghi ngờ và phát sinh nhiều dư luận về nguyên nhân cái chết đột ngột của ông. Rõ ràng ông là một trường hợp hiếm có. Tuy nhiên, việc nhà nước tổ chức chiến dịch kỷ niệm ồ ạt, rầm rộ khắp nơi với đủ các loại sách, báo, hội thảo, triển lãm, dâng hương... ca tụng ông trong mấy tuần qua, thì có vẻ như hơi quá đáng. Có lẽ vì lãnh đạo thời nay chẳng mấy ai có uy tín với dân nên lãnh đạo Nhà nước đành lôi ông ra trưng bày để hy vọng lấy lại lòng tin của dân vào Đảng, vào chế độ XHCN này chăng, dù trong bụng chưa chắc họ đã thực tâm yêu quý ông. Kiểu ăn mày dĩ vãng này đã được thực hiện quá nhiều lần rồi. Theo tôi, ông Kiệt dù có những công lao nhất định, nhưng bản chất ông cũng là một trong những nhà cộng sản chóp bu của chế độ nên ông cũng phải có trách nhiệm về thực trạng hiện nay của đất nước. Mặt khác, ông cũng là một con người nên không phải tất cả những việc ông làm đều đúng. Có khá nhiều điều bản thân tôi cũng không đánh giá tốt về ông. Trong bài này có nhắc tới một loạt công trình dự án trọng điểm của đất nước mang đậm "dấu ấn Võ Văn Kiệt" như: đường dây tải điện 500 KV Bắc - Nam; đường Hồ Chí Minh; đường Bắc Thăng Long - Nội Bài; công trình thủy điện Trị An; chương trình khai phá Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên; Nhà máy lọc dầu Dung Quất; xây dựng khu công nghệ cao Hòa Lạc. Nhiều công trình trong số này có những vấn đề bất cập, vì ông chỉ quan tâm tới triển khai thật nhanh cho được việc, cho có thành tích và đáp ứng nhu cầu cấp bách của dân, của đất nước, mà ít quan tâm tới quản lý kinh tế, kỹ thuật và tài chính. Tham nhũng bắt đầu bùng nổ chính từ thời ông làm Thủ tướng và đến thời Ba Dũng (người được ông Kiệt quyết liệt ủng hộ làm Thủ tướng) thì gần như Nhà nước mất kiểm soát tham nhũng. Cho nên nếu có đề cao một con người thì cũng nên vừa phải thôi, đừng thần tượng người đó quá.
Nhắc lại Võ Văn Kiệt - người 'Đánh thức tiềm lực' mà nay tiềm lực vẫn 'ngủ'
Bùi Thư, BBC News Tiếng Việt, 23 tháng 11 2022 - 
Nhà thơ Nguyễn Duy chia sẻ với BBC rằng, khi gặp cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ông nhận ra đây chính là người "đánh thức tiềm lực" và vì thế, nhà thơ viết nhan đề cho bài thơ của mình: "Tiễn đưa anh Sáu Dân đi làm kinh tế."
Ảnh đám tang của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt vào ngày 14 tháng 6 năm 2008

Bộ TC ko thể chối bỏ trách nhiệm về thị trường TPDN

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp khiến chuyên gia "kinh ngạc", Bộ Tài chính không thể chối bỏ trách nhiệm
Huyền Anh 24/11/2022 - 
Ngày 23/11/2022, Bộ Tài chính đã tổ chức cuộc họp về thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp với một số công ty chứng khoán và doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã nhấn mạnh tới những khó khăn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ tại buổi họp. TS Vũ Đình Ánh cho rằng, vấn đề của trái phiếu doanh nghiệp trách nhiệm thuộc về Bộ Tài chính. Bộ Tài chính không thể chối bỏ hay đổi lỗi cho ai. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, Ngân hàng Nhà nước không thể "đứng ngoài".

TS Vũ Đình Ánh – Chuyên gia kinh tế. (Ảnh chụp màn hình)
TS Vũ Đình Ánh: Chuyện về trái phiếu doanh nghiệp, Bộ Tài chính không thể chối bỏ trách nhiệm hay đổ cho ai.

‘Tuyệt chiêu’ dạy vợ của chồng

‘Tuyệt chiêu’ dạy vợ của chồng để hóa giải mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu
Từ xưa tới nay, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu luôn là đề tài “nóng” trong các cuộc nói chuyện. Nếu như anh chồng nào cũng hoạt bát, thông minh, biết dạy vợ như câu chuyện dưới đây thì có lẽ mâu thuẫn này đã không đi vào lịch sử như thế.

Vào thời Tống, ở một huyện nhỏ của tỉnh An Huy có đôi chồng vợ sống chung với mẹ già. Mỗi lần người chồng đi làm xa trở về đều nghe người vợ than khóc, kể khổ bị mẹ chồng đối xử tệ bạc như thế nào. Người chồng chỉ im lặng nghe, không nói gì cả.

Một hôm, người chồng chuẩn bị cái thúng rất to, người vợ nhìn thấy vậy cảm thấy lạ, tò mò liền hỏi: “Chàng có việc chi mà cần dùng đến cái thúng to như vậy?”

Nên bỏ đói tế bào mỡ để khử mỡ thừa trên cơ thể

Đọc tham khảo, không rõ đúng sai.
Nên bỏ đói tế bào mỡ để khử mỡ thừa trên cơ thể
Ai cũng muốn đánh bay mỡ thừa trên cơ thể. Tuy nhiên, đó chỉ là hiện tượng bề nổi. Trên thực tế, mô mỡ cũng giống như các cơ quan trong cơ thể chúng ta, không ngừng trao đổi chất và tái tạo, đồng thời tuổi thọ của các tế bào mỡ cũng có thời hạn. Ăn đúng loại thực phẩm có thể khiến các tế bào mỡ bị chết đói.
1) Chất béo đòi hỏi mạch máu phải cung cấp đủ chất dinh dưỡng
Về mặt hiển vi, mô mỡ không chỉ bao gồm cellulite màu trắng mà chúng ta nhìn thấy bằng mắt thường. Thực tế nó còn chứa một số lượng lớn các mao mạch chạy qua.

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2022

Kenya: Dự án đường sắt thất bại do TQ tài trợ

Kenya: Dự án đường sắt đầy tham nhũng và thất bại do Trung Quốc tài trợ
Ba tài liệu từ hợp đồng dự án đường sắt SGR, một di sản đáng buồn do tham nhũng của chính phủ Kenya, đã được chính phủ nước này đơn phương công bố. Thông tin được tiết lộ cho thấy những nội dung thiên vị cho phía Trung Quốc trong thỏa thuận.

ảnh Tổng thống Kenya William Ruto (trái) bắt tay chào hỏi Tổng thống Cộng hòa Dân chủ Congo Felix Tshisekedi (phải) trong chuyến thăm chính thức tới Cộng hòa Dân chủ Congo, tại Cung điện Quốc gia ở Kinshasa vào ngày 21/11/2022. (Ảnh: ARSENE MPIANA / AFP qua Getty Images)

Chính phủ Kenya hôm 06/11 đã đơn phương công bố ba tài liệu từ một hợp đồng cho vay được ký kết với Trung Quốc cho dự án đường sắt khổng lồ của nước này do Trung Quốc tài trợ. Các tài liệu quy định rằng Kenya không thể tiết lộ nội dung của hợp đồng cho bất kỳ bên thứ ba nào mà không có sự đồng ý của nhà tài trợ, một ngân hàng Trung Quốc. Do đó, tiết lộ của chính phủ Kenya đã thu hút đáng kể sự chú ý.

Tại sao đi ăn cỗ không nên cho vợ đi cùng ?

Tại sao đi ăn cỗ không nên cho vợ đi cùng ?
Trưa nay đi ăn đám cưới, mình được xếp ngồi cùng mâm với mấy bác già cả nam và nữ. Mình trẻ nhất mâm.
Mình ngồi ngoài cùng rót tuần bia đầu tiên, đến lúc rót vào cốc một bác nam đối diện mình thì một bác nữ bên cạnh nhắc:

Cạn tiền, thiếu đơn hàng mới, DN Việt đang hết hơi ?

Cạn tiền, thiếu đơn hàng mới, doanh nghiệp Việt đang hết hơi ?
Mấy hôm nay bận nhiều việc quá nên mình không có thời gian đọc báo mạng. Bây giờ đọc lướt qua thấy tình hình kinh tế nước ta có vẻ đang rất xấu. Đặc biệt, nền kinh tế nước ta đang rất xấu lại có độ mở quá lớn nên càng chông chênh hơn bao giờ hết trong cơn bão 'nợ - đình - lạm' (nợ kỷ lục, tăng trưởng đình trệ, lạm phát cao) không chỉ ở nước ta mà còn đang diễn ra trên khắp toàn cầu. 
VOV.VN Doanh nghiệp ở TP.HCM dự kiến cắt giảm gần 1.500 lao động
Thêm một đòn đau nữa là nhiều doanh nghiệp Việt, nhất là các doanh nghiệp may mặc, cho biết họ đang thiếu đơn hàng trong nước và từ nước ngoài gối đầu cho 6 tháng tới. Doanh nghiệp cạn tiền khi không thể tiếp cận được vốn vay từ các ngân hàng thương mại do 'room' tín dụng trong khi tình trạng nợ đọng lẫn nhau quá lớn có thể thúc đẩy chuỗi đổ vỡ domino mới trong hệ thống ngân hàng.

Bắt ị nhưng cấm đái ?

Đọc bài này thấy hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp quá gay go. Trong 2 năm COVID, NHNN đã ban hành 3 thông tư về tái cơ cấu, giãn hoãn nợ cho doanh nghiệp giúp ngân hàng thương mại có thể tiếp tục cho vay và doanh nghiệp có vốn cho sản xuất kinh doanh, tức là nền kinh tế liên tục hoạt động trong tình trạng thiếu tiền và phải liên tiếp giãn và hoãn nợ. Tính chung cả ngành ngân hàng, dư nợ cho vay và tổng huy động gần như tương đương nhau, nghĩa là có bao nhiêu vốn huy động được ngân hàng đều đã cho vay gần hết; quá nguy hiểm. Tỷ lệ cho vay/huy động trong kinh tế thị trường bị kiểm soát bởi các tiêu chuẩn an toàn quốc tế Basel II, III ở mức 80% - 85%. Với mức cho vay lên tới 100% vốn huy động hiện nay thì rõ ràng cả hệ thống NHTM đã và đang vi phạm nghiêm trọng các tiêu chuẩn an toàn hệ thống, hoàn toàn có nguy cơ sụp đổ cả hệ thống ngân hàng nếu nền kinh tế nước ta vận hành theo đúng cơ chế thị trường. Trong khi đó nhiều doanh nghiệp không thể duy trì hoạt động, không thể trả lại nợ cho ngân hàng, và thậm chí phải lấy cả nguồn tiền sản xuất kinh doanh và cả vốn vay ngân hàng để trả nợ trái phiếu. Hậu quả là cả doanh nghiệp và ngân hàng đều đang mất cân đối nghiêm trọng. Thực trạng bi đát như thế mà các nhà lãnh đạo vẫn liên tục tự hào "Chúng ta đã thực hiện thắng lợi, khá toàn diện mục tiêu, nhiệm vụ đề ra", "tình hình KT-XH trong 9 tháng phục hồi tích cực và đạt những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực; ước cả năm đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu kế hoạch đề ra"... Hoan hô ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, đã thẳng thắn phát biểu ngay tại Diễn đàn Kinh tế 2023: "điều doanh nghiệp cần nhất thời điểm hiện tại chính là chính sách, cơ chế của nhà nước; một chính sách nhất quán không giật cục, siết chặt, không phải chính sách hôm nay đúng, mai sai, rồi ngày kia lại đúng". Tôi không hiểu cơ sở nào mà NHNN lại gửi công văn tới từng tổ chức tín dụng yêu cầu các tổ chức còn dư địa tín dụng phải tăng cường cho vay doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Thế có còn là cơ chế kinh tế thị trường không ? Các ngân hàng thương mại đang điêu đứng, sống dở chết dở, vốn huy động đã cho vay hết sạch, trong khi nợ xấu cao ngất ngưởng thì lấy tiền đâu ra cho vay ? Bây giờ lại bị NHNN buộc phải cho vay nhiều hơn nữa. Đã thế NHNN còn yêu cầu các ngân hàng thương mại cho vay "phải đảm bảo thanh khoản ổn định, an toàn hoạt động, kiểm soát chặt chẽ tín dụng với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro". Điều này không khác gì bắt ị nhưng cấm đái thì làm sao các ngân hàng thương mại thực hiện được ?
NHNN yêu cầu các nhà băng tích cực cho vay sản xuất kinh doanh
'Ngân hàng Nhà nước nới trần tín dụng cũng không còn vốn để cho vay'
23-11-2022 - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các tổ chức tín dụng còn hạn mức cân đối nguồn vốn, tích cực giải ngân tín dụng vào sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên. Đây là yêu cầu của NHNN tại công văn gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc tăng trưởng tín dụng năm 2022.

Theo đó, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng còn hạn mức tăng trưởng tín dụng chủ động cân đối điều hòa nguồn vốn, tỷ lệ đảm bảo an toàn, tích cực giải ngân tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các lĩnh vực là động lực tăng trưởng của nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ.

Mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm 10%/năm quay trở lại

"Mức lãi suất huy động tối thiểu 10%/năm sau một vài ngày tạm vắng đã chính thức quay trở lại". Lãi suất huy động phổ biến là 8-9%. Vậy mà Tổng cục Thống kê và Chính phủ báo cáo Quốc hội cứ khăng khăng tỷ lệ lạm phát 9 tháng đầu năm 2022 chỉ 2,73%, thấp hơn mục tiêu Quốc hội đề ra năm nay là 4% và thua xa rất nhiều nước trên thế giới. Tổng cục Thống kê và Chính phủ cũng khẳng định tỷ lệ lạm phát cả năm chỉ khoảng 4%. Thật không thể tin nổi. Khi những người lãnh đạo quốc gia không dám nhìn thẳng vào sự thật thì đất nước không thể phát triển lành mạnh. Nền kinh tế đang có nhiều dấu hiệu đáng lo ngại. Chẳng lẽ thời đại khủng hoảng lạm phát của Nguyễn Tấn Dũng đang sắp quay trở lại nước ta ? Đồ thị dưới đây là các tỷ lệ lạm phát thời kỳ Nguyễn Tấn Dũng (2006-2015). Thời kỳ đó chỉ có 2 năm tỷ lệ lạm phát khoảng 20% (2008 và 2011) và 3 năm tỷ lệ lạm phát khoảng 9% (2007, 2010 và 2012) nhưng đã làm cho cả nước hỗn loạn và bản thân Dũng bị Bộ Chính trị đề nghị Ban chấp hành Trung ương kỷ luật. Bây giờ thì sao ??? Tôi tin là tỷ lệ lạm phát thực của nước ta năm nay không thể dưới 10%. Nhưng tin thế thôi chứ tôi làm sao có thể thu thập số liệu và tự mình chứng minh được ?

Mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm 10%/năm quay trở lại
22-11-2022 - 
Mức lãi suất huy động tối thiểu 10%/năm sau một vài ngày tạm vắng đã chính thức quay trở lại. Theo ghi nhận của phóng viên, tại GPBank, mức lãi suất cao nhất hiện đã lên đến 10%/năm. Đáng chú ý, chỉ trong chưa đầy 1 tháng, lãi suất huy động cao nhất của ngân hàng này đã tăng từ 8,5%/năm lên 10%/năm.

Biển lãi suất cao nhất tại GPBank ngày 21/11/2022, Ảnh chụp: Văn Tuệ

Ai sẽ là Chủ tịch Hạ Viện? McCarthy hay Trump?

Đọc tham khảo:
Ai sẽ là Chủ tịch Hạ Viện? McCarthy hay Trump?
11/21 Trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ – khi “làn sóng đỏ” đang được các đảng viên Cộng Hòa cao cấp ở Washington đã thảo luận về số phận của Kevin McCarthy với tư cách chỉ là một chủ tịch Hạ Viện trong ngắn hạn.
Điều đó có nghĩa là ngay cả khi Kevin McCarthy được bầu, ông ta sẽ chỉ là một diễn viên đóng thế, cho đến khi McCarthy được thay thế bởi một người thậm chí còn theo chủ nghĩa Trump nhiều hơn.

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2022

Mất niềm tin, người Việt giữ 'đồng tiền tốt' ở nhà

Mất niềm tin, người Việt giữ 'đồng tiền tốt' ở nhà
Rất thú vị khi quy luật kinh tế học cổ điển từ thế kỷ thứ XVI đang xảy ra ở Việt Nam, quy luật Gresham: đồng tiền xấu đuổi đồng tiền tốt ra khỏi lưu thông. Đây là lý do khan tiền trong lưu thông. Để có "đồng tiền tốt", người Việt phải dùng "tiền xấu" để mua trong khi Ngân hàng nhà nước (NHNN) muốn gạt bỏ "đồng tiền tốt" khỏi hệ thống để chống đô-la hoá nền kinh tế.
1) Quy luật thú vị của 'đồng tiền tốt' và 'đồng tiền xấu'
Quy luật Gresham (Gresham's law) là giả thuyết kinh tế do Thomas Gresham (1519 - 1579) đưa ra vào thế kỷ thứ XVI. Theo quy luật này thì ''tiền xấu sẽ đuổi tiền tốt ra khỏi lưu thông''.

Trung Quốc giải cứu BĐS bằng giải pháp chưa từng có

Trung Quốc giải cứu BĐS bằng giải pháp chưa từng có
Chính sách mới của 
Trung Quốc được xem là sự hỗ trợ mạnh mẽ chưa từng có đối với lĩnh vực BĐS đang gặp khó khăn của nước này. Tuy nhiên, giới quan sát tỏ ý nghi ngờ về tác dụng thực sự của các biện pháp giải cứu thị trường của chính phủ Trung Quốc.

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2022

Bị mất chức, Hồ Xuân Hoa bất mãn với Tập Cận Bình ?

Như tôi đã vài lần bình luận trên Blog này, trong hơn 30 năm dưới thời tư tưởng Đặng Tiểu Bình thống trị (1978-2010), trong chính trường Trung Quốc, ở tất cả các cấp, trong tất cả các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp nhà nước, trong mỗi ban lãnh đạo (Ban thường vụ, Ban cán sự, Đảng ủy...) luôn luôn tồn tại ít nhất hai hoặc ba lực lượng đối lập nhau để chống độc tài, tạo thế cân bằng, các bên vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, đua nhau phát huy năng lực sáng tạo, làm ra nhiều thành tích để ai cũng có cơ hội lên chức, qua đó thúc đẩy kinh tế và xã hội Trung Quốc phát triển, tạo ra 30 năm vinh quang của đế chế Trung Hoa mới (1980-2010). Nếu trong ban lãnh đạo ở một cấp, một nơi nào đó có người trở nên nổi trội, tạo ra một nhóm khống chế quyền lực của cả ban, thì ban thường vụ hay đảng ủy cấp trên sẽ điều chỉnh cơ cấu ban lãnh đạo đó để lập lại cân bằng giữa các bên. Tuy nhiên, Tập Cận Bình dường như đang thực hiện chính sách ngược lại, độc tài thời Mao trỗi dậy và phát triển, làm cho xã hội trở nên trì trệ và đầy mâu thuẫn, quan chức không dám làm trái ý cấp trên, mất sức sáng tạo, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trong thời gian cầm quyền của Tập (2011-2022) giảm mạnh. Mặc dù vậy, ngay ở cấp cao nhất trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, vẫn có nhiều người dám đối đầu với Tập Cận Bình dù biết mình sẽ thất bại. Hồ Cầm Đào công khai phản đối Tập Cận Bình ngay trong Đại hội Đảng toàn quốc và bị kéo áo lôi ra ngoài. Lý Khắc Cường vậy, và bây giờ là Hồ Xuân Hoa, ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khoá 19, từng được coi là ứng cử viên sáng giá nhất cho chức Thủ tướng Trung Quốc thời kỳ 2022-2027, nhưng vừa bị loại khỏi Bộ Chính trị khóa 20. Chắc chắn với thế lực hùng mạnh của Hồ Hệ che chắn, ông Hồ sẽ không chịu khuất phục. Biết đâu sẽ có ngày ông quật khởi trở lại. Đặng Tiểu Bình đã 2 lần bị Mao Trạch Đông xóa bỏ tất cả các chức vụ, đuổi về nông thôn, nhưng rồi ông vẫn trỗi dậy, ba lần vào Trung Nam Hải và trở thành lãnh tụ vĩ đại nhất Trung Quốc thời sau Mao. Ông Hồ vẫn giữ được chức Ủy viên Trung ương Đảng thì sẽ luôn luôn là mối lo của ông Tập. Tôi rất mong VN cũng học theo mô hình này của Trung Quốc.
Bị mất chức, Hồ Xuân Hoa bất mãn với Tập Cận Bình ?
Ông Hồ Xuân Hoa, người từng được coi là ứng cử viên sáng giá nhất cho chức Thủ tướng của Trung Quốc, không những không lọt danh sách nhân sự tại Đại hội toàn quốc lần thứ 20, mà còn trượt khỏi Bộ Chính trị. Sau sự kiện này, dường như thái độ "bất mãn" đã ít nhiều bộc lộ; bắt đầu từ các xã luận do chính tay ông chắp bút...
Vào ngày 15/11, ông Hồ Xuân Hoa đã đăng một bài báo đứng tên ông trên tờ Nhân dân Nhật báo, trang truyền thông dòng chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), có tựa đề "Xây dựng một ngôi làng xinh đẹp, công nghiệp và đáng sống", dài hơn 6.300 từ. Điều đáng chú ý là ông Hồ Xuân Hoa chỉ nhắc đến tên Tập Cận Bình 8 lần trong bài báo, ít hơn nhiều so với một bài báo khác vào tháng 7/2022, thời điểm trước khi Đại hội ĐCSTQ lần thứ 20 diễn ra.

Cao nhân, Thông minh và Trí tuệ

Cao nhân, Thông minh và Trí tuệ
Cao nhân chân chính là người có thể thắng nhưng không nhất định phải thắng, có thể đánh bại kẻ khác nhưng không nhất định phải đánh bại. 
Thông minh không nhất định phải có trí tuệ, thế nhưng có trí tuệ thì nhất định phải có cả thông minh.

Thế nào gọi là cao nhân?

Tương truyền, Tả Tông Đường rất thích chơi cờ vây, hơn nữa còn là một cao thủ, gần như không có ai là đối thủ của ông.

Có một lần, Tả Tông Đường cải trang trước khi xuất chinh đánh trận, trên đường bỗng nhìn thấy một ngôi nhà tranh, trên xà nhà có treo tấm biển “Thiên hạ đệ nhất kỳ thủ”. Tả Tông Đường thấy thế thì trong lòng không phục, liền đi vào trong để cùng chủ nhân ngôi nhà đánh ba ván cờ.

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2022

Những người thầy tâm huyết với nền giáo dục nước nhà

Tôi tham dự các seminaire của GS Hoàng Tụy khi còn là sinh viên đại học, qua đó may mắn được giáo sư quan tâm, chú ý. Vì thế ngay sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đã được giáo sư nhắn tin bảo làm hồ sơ về Viện Toán học Việt Nam làm việc. Tôi làm nhân viên của GS Tụy trong khoảng 6 năm công tác đầu tiên (1982-1987). Tôi rất khâm phục các bài giảng của giáo sư, nhất là cách GS trình bày và sử dụng bảng đen và phấn trắng vô cùng khoa học và dễ hiểu. Có thể nói GS là một người thầy xuất sắc nhất của tôi. Tư tưởng của GS rất vĩ đại, chỉ cần đọc câu nói sau đây của GS là hiểu. GS nói "Giáo dục của chúng ta không phải lạc hậu, vì lạc hậu còn có thể đuổi kịp được, mà là lạc hướng". Vậy mà bài viết dưới đây về GS lại vô cùng đơn giản, như một bài tuyên truyền, viết cho xong để kiếm vài đồng nhuận bút, chẳng nêu được gì về sự vĩ đại của GS cả, đọc rất chán.
Những người thầy tâm huyết với nền giáo dục nước nhà
19/11/2022 GS Hoàng Tụy và GS Huỳnh Như Phương là những nhà giáo kỳ cựu có nhiều đóng góp cho nền giáo dục Việt Nam. Thông qua hai cuốn sách Xin được nói thẳng (GS Hoàng Tụy) và Ước vọng cho học đường (GS Huỳnh Như Phương), chúng ta thấy được những quan điểm, suy nghĩ và những trăn trở của hai ông về tương lai nền giáo dục nước nhà.
Xin được nói thẳng
GS Hoàng Tụy (1927-2019) là người tiên phong trong việc xây dựng ngành Toán học Việt Nam và được coi là cha đẻ của lĩnh vực Tối ưu hóa toàn cục (Global Optimization).

"Học trò tốt hay xấu là do thầy giáo tốt hay xấu"

Trong bài này, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc lại câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Học trò tốt hay xấu là do thầy giáo, cô giáo tốt hay xấu". Tôi không biết Bác Hồ có nói như vậy không, nhưng cá nhân tôi không tán thành quan điểm này. Khoa học xã hội, nhất là khoa học tâm lý, đã dạy cho tôi một điều: Có ba nhân tố tác động, hình thành nên tính cách mỗi cá nhân trong xã hội. Một là di truyền và giáo dục gia đình, hai là thông tin xã hội và ba là giáo dục ở trường. Trong ba nhân tố đó thì nhân tố thứ 2 quan trọng nhất, tiếp theo là nhân tố thứ 1, cuối cùng mới là giáo dục của các thầy cô giáo. Thực tế tôi cũng thấy người sinh ra bản chất đã thông minh và tử tế thì cơ hội trở thành trò tốt sẽ rất lớn bất kể môi trường xã hội và giáo dục như thế nào; nếu thêm môi trường xã hội tốt thì cơ hội đó càng rất cao, vì con người chủ yếu sống trong xã hội chứ không phải trong nhà trường. Do đó, nói "Học trò tốt hay xấu là do thầy giáo, cô giáo tốt hay xấu" là đặt gánh nặng quá lớn lên các thầy giáo, cô giáo trong khi lý thuyết và thực tế khẳng định các thầy giáo, cô giáo không quyết định được việc này. Chẳng lẽ việc học sinh sinh viên và cả các cán bộ đảng và nhà nước ngày nay lười học, quay cóp, nói tục chửi bậy tràn lan... chứng tỏ các thầy giáo, cô giáo đều xấu cả hay sao ?
Thủ tướng: "Học trò tốt hay xấu là do thầy giáo, cô giáo tốt hay xấu"
Nguyễn Liên, 19/11/2022 - (Dân trí) - Thủ tướng nhấn mạnh, cần hoàn thiện cơ chế chính sách sao cho phù hợp thực tiễn, tương xứng với lao động đặc thù của giáo viên; chăm lo tốt nhất cả về vật chất và tinh thần cho nhà giáo.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi lễ (Ảnh: T.H).
Mỗi thầy, cô giáo phải xem nhiệm vụ giáo dục là cao cả

Ba điểm nhấn từ buổi gặp cử tri của ông Trọng

Ba điểm nhấn từ buổi gặp cử tri của ông Nguyễn Phú Trọng
BBC 19 tháng 11 2022 - Lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vừa có buổi gặp cử tri sau kỳ họp Quốc hội sáng 19/11 tại Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có buổi tiếp xúc cử tri các quận Đống Đa, Ba Đình và Hai Bà Trưng. Phát biểu của ông Trọng hôm 19/11 hé lộ ít nhất ba điểm đáng chú ý.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ảnh cũ
1) Trung Quốc có lời mời từ trước
Vào cuối tháng Mười, ông Nguyễn Phú Trọng là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến Bắc Kinh ngay sau khi Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc kết thúc. Hôm 19/11, ông Trọng tiết lộ thư mời của Trung Quốc gửi ngay từ trước Đại hội XX.

Hai hố đen hút tiền mạnh nhất của nền kinh tế

Bài này cho rằng nợ xấu và trái phiếu doanh nghiệp đang là những bóng ma khổng lồ đè nặng lên hệ thống NHTM và nền kinh tế VN; Việt Nam thực đã bước chân vào "căng thẳng tín dụng", suy diễn bước tiếp theo có thể là khủng hoảng bất động sản, khủng hoảng ngân hàng, cuối cùng là khủng hoảng cả nền kinh tế, đưa cuộc sống của người dân trở về với cái máng lợn... Nhưng như trong bài tôi vừa viết hôm qua: Thủ tướng Chính đã rất kịp thời quyết định xem xét dỡ bỏ giới hạn tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế; động thái này nhằm ‘vừa đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng vừa ổn định kinh tế vĩ mô, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế’, ông Chính nói như vậy trong một tuyên bố được công bố hôm 18/11 trên cổng thông tin Chính phủ. Việt Nam đang áp trần 14% đối với tăng trưởng tín dụng trong năm nay; mặc dù ông Chính không nói rõ mức trần này sẽ được nâng lên bao nhiêu; nhưng trần này mà được nâng lên thì tỷ lệ nợ xấu sẽ lại giảm, thị trường bất động sản sẽ lại sôi động... Chỉ có điều tiền ra nhiều thì lạm phát sẽ phải tăng lên, và người dân sẽ càng thêm điêu đứng vì lạm phát. Như vậy cái giá để cứu hệ thống NHTM và thị trường BĐS chính là giảm thu nhập thực tế và giảm mức sống của toàn thể nhân dân lao động VN. Thuế lạm phát đã được nhà nước ta thực hiện quá nhiều lần và đã trở nên quá bình thường đối với người dân, và người dân cũng chỉ biết im lặng cam chịu. Đây chính là nguyên nhân giải thích tại sao VN không có khủng hoảng kinh tế trong khi ở các nước khác thì sẽ nổ ra khủng hoảng kinh tế.
Hai hố đen hút tiền mạnh nhất của nền kinh tế
Nợ xấu và trái phiếu doanh nghiệp là hai hố đen hút tiền mạnh nhất của nền kinh tế. Một chủ doanh nghiệp nhỏ than phiền không thể vay vốn với tài sản đảm bảo tốt ở tại một ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước lớn với lý do ngân hàng này hết 'room' tín dụng. Một cá nhân cho biết họ không thể vay tiền từ NHTM dù tài sản đảm bảo là chính sổ tiết kiệm của họ tại ngân hàng đó... Căng thẳng thanh khoản ngày một rõ nét. Tiền đang bị hút vào hai hố đen: Nợ xấu và Trái phiếu doanh nghiệp.

1) Căng thẳng tín dụng hay khủng hoảng tín dụng
Tình trạng mà người dân, doanh nghiệp không thể tiếp cận tín dụng từ hệ thống ngân hàng được gọi là căng thẳng tín dụng, thuật ngữ tiếng anh là Credit Crunch; một số nơi gọi là khủng hoảng tín dụng.

Chúc mừng thầy cô giáo nhân Ngày Nhà Giáo VN

Chúc mừng thầy cô giáo nhân Ngày Nhà Giáo Việt Nam
Hôm nay 20/11 là Ngày Nhà Giáo Việt Nam, bồi hồi nhớ đến một số thầy cô giáo mình rất kính trọng từ khi học lớp 1 đến khi thành tiến sĩ, từ những thầy cô giáo ở những nơi mình sơ tán trong những năm tháng Mỹ ném bom phá hoại miền Bắc Việt Nam 1965-1969 và 1972, đến những thầy cô giáo ở Hà Nội, Sài Gòn và cả ở Mockba, Paris, Clermont - Ferrand hay ở Whasington xa xôi, mình cảm thấy nhớ và biết ơn các thầy cô giáo quá. 
Chính những thầy cô ở nơi sơ tán đã nhen nhóm lên ngọn lửa ham mê học tập đầu tiên của mình khi mình còn chưa tới 10 tuổi, vì các thầy cô ngày ấy dạy học trò chúng mình bằng cả trái tim nhiệt huyết, bằng đạo đức tuyệt vời và bằng những hành vi chuẩn mực đích thực của nhà giáo. Mình còn nhớ cảnh hồi lớp 3 cô Phương ở Thái Nguyên đã dùng chiếc xe đạp cũ nát chở mình từ xã nghèo miền núi xa xôi đến trung tâm huyện để dự thi học sinh giỏi trong khi trên đầu máy bay Mỹ vẫn gào thét.