Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2022

Tưởng nhớ chị Thanh Tâm: Món nợ của anh Nguyên Ngọc

Trong bài vừa đăng "ĐIẾU VĂN CỦA NHÀ VĂN NGUYÊN NGỌC TIỄN ĐƯA VỢ" có đoạn viết về "Một tay đại úy quân cảnh thẩm vấn tra tấn Tâm (vợ nhà văn Nguyên Ngọc)". Bài này có đoạn viết về tay đại úy đó.
Tưởng nhớ chị Thanh Tâm: Món nợ của anh Nguyên Ngọc
Nguyễn Ngọc Giao - Có hai người phụ nữ mà tôi hằng ước mơ được gặp mặt, mà rốt cuộc giấc mơ không thành. Người thứ nhất là bác Phạm Thi Tề, hiền thê của nhà cách mạng Vũ Đình Huỳnh – mẹ của anh Vũ Thư Hiên, tác giả Đêm giữa ban ngày. Mùa xuân năm kia, 2020, vợ chồng tôi ra Hà Nội, trải một phần di cốt của ông bạn già Georges Boudarel xuống tả ngạn Sông Hồng, rồi nhờ được anh Dũng, em trai anh Hiên, đưa xuống nghĩa trang Văn Điển, viếng mộ bác Vũ Đình Huỳnh và bác Phạm Thị Tề.

Từ Hà Nội trở lại Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đã định dừng chân ở Đà Nẵng, vào Hội An, trao phần cuối cùng di cốt Boudarel cho nhà văn Nguyên Ngọc – theo yêu cầu của anh và các bạn miền Trung, dải đất mà “Bouda” đã đi dọc theo, từ chiến khu Đ lên Việt Bắc trước đó gần 70 năm.

Cuối tháng 2.2020, đại dịch Covid-19 đã lan rộng ở nước ta theo chân các đoàn du khách Trung Quốc, chúng tôi phải hủy chuyến đi Đà Nẵng. Thế là tôi lỡ dịp vào Hội An thăm chị Thanh Tâm, người phụ nữ thứ hai, sau bác Tề, mà tôi mong ước được gặp mặt.

ĐIẾU VĂN CỦA NHÀ VĂN NGUYÊN NGỌC TIỄN ĐƯA VỢ

Đọc đoạn này thấy thương cô Tâm quá: Một tay đại úy quân cảnh thẩm vấn tra tấn Tâm khốc liệt bao nhiêu ngày vẫn không moi được chút gì ở Tâm, ngoài sự kinh ngạc trước khí tiết của người nữ cách mạng. Mấy năm sau khi Tâm được trao trả qua sông Thạch Hãn và cầu Hiền Lương, tình cờ gặp lại chính viên đại úy ấy trong đoàn đại diện chính quyền miền Nam, anh ta trân trọng cúi đầu nói: “Hôm nay chị là người chiến thắng.” Tâm trả lời: “Ước mong mai này đất nước thống nhất, xin được mời anh ra thăm miền Bắc”. Thực tế sau khi nước nhà thống nhất, chẳng có mấy người miền Nam ra thăm miền Bắc mà chỉ thấy người miền Bắc đua nhau vào miền Nam. Họ vào Nam làm gì chắc những người lớn tuổi bây giờ đều biết. Chắc lúc đó cô Tâm cứ tưởng miền Bắc là thiên đường trên mặt đất.
ĐIẾU VĂN CỦA NHÀ VĂN NGUYÊN NGỌC TIỄN ĐƯA VỢ
(2g chiều, ngày 5/5/2022)
Kính thưa quý vị,
Hôm nay chúng ta cùng nhau tiễn đưa một người phụ nữ về nơi an nghỉ cuối cùng sau một cuộc đời hơn 80 năm, vừa anh hùng vừa bình thường một cách kỳ lạ. Người phụ nữ đó tên là Tôn Thị Tĩnh, sinh năm 1941, quê ở xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, trong một gia đình nghèo, có người cha tên là Tôn Chất, đã người tham gia thành lập chi bộ Đảng đầu tiên ở tỉnh Bình Định. Ngôi nhà nghèo xưa đã bị chiến tranh phá nát, sau năm 1975 mới được xây lại, vẫn nhỏ bé vậy, làm nơi ghi ký ức lịch sử.

Năm 1955, tôi là một trong những người đi tuyển cô bé Tĩnh mới 13-14 tuổi để đưa đi tập kết ra Bắc làm văn công quân đội ở sư đoàn 324. Nhưng rồi chẳng thấy có năng khiếu đặc biệt xuất sắc, nên chuyển cho đi học trường miền Nam, học Bổ túc công nông, lên đến Đại học Sư phạm Hóa. 

Cựu TT Brazil phê phán phương Tây về Chiến tranh Nga-Ukraine

Cựu Tổng thống Brazil phê phán phương Tây về Chiến tranh Nga-Ukraine
Cựu Tổng thống Brazil Lula Inacio da Silva, người đã xuất hiện trên trang bìa của tạp chí Time ấn bản Nam Mỹ mới nhất, tuyên bố vào ngày 4 tháng 5 rằng, chiến tranh bùng nổ giữa Ukraine và Nga không chỉ là lỗi của Tổng thống Nga Vladimir Putin, mà còn có lỗi của Tổng thống Ukraine Zelensky. Lula da Silva cũng nói rằng Tổng thống Biden và NATO có thể đã tránh được chiến tranh bùng nổ, chứ không phải thúc đẩy nó.

Phát biểu của Da Silva đã làm dấy lên các cuộc thảo luận sôi nổi trên Internet, nhiều cư dân mạng đã chỉ trích nó, nhưng một số người ủng hộ cũng đồng tình với quan điểm của ông Da Silva .

Cựu tổng thống Brazil: Cả ông Zelensky và ông Putin đều phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến

Bush gặp Zelenskyy online, bày tỏ ủng hộ Ukraine

Hehe, Zelensky được Bush thổi phồng lên là “Winston Churchill của thời đại chúng ta”. Kiểu kích động này đang làm Zelensky sướng điên và sẽ quyết tâm đánh Nga đến người Ukraine cuối cùng. Hoan hô chính sách "Ukraine hóa chiến tranh" của Mỹ. Chỉ có điều thủ đoạn "Việt Nam hóa chiến tranh" của Mỹ áp dụng ở VN đầu thập kỷ 1970 đã thất bại thảm hại, không biết chiêu trò "Ukraine hóa chiến tranh" của Mỹ lần này có thành công không ?
George W. Bush gặp Tổng thống Zelenskyy online, bày tỏ ủng hộ Ukraine
Cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush đã thông báo vào cuối ngày 5/5 (thứ Năm) rằng ông và Tổng thống Ukraine Zelensky đã có cuộc họp qua video. Ông ca ngợi ông Zelensky là “Winston Churchill của thời đại chúng ta” và cho biết, nước Mỹ luôn ủng hộ cuộc chiến giành tự do của Ukraine.

Trong một tuyên bố được chia sẻ thông qua “Trung tâm Tổng thống George W. Bush” (George W.Bush Presidential Center), cựu Tổng thống Mỹ nói: “Sáng nay, tôi rất vinh dự được nói chuyện với Tổng thống Zelensky, ‘Winston Churchill của thời đại chúng ta’, được trò chuyện trong vài phút. Tôi cảm ơn ông ấy vì khả năng làm lãnh đạo tổng thống, tấm gương và cam kết của ông ấy đối với tự do, tôi ngưỡng mộ lòng dũng cảm của người dân Ukraine”.

Những cái chết thương tâm

Những cái chết thương tâm
06/05/2022 TTO - Theo thống kê mấy tháng gần đây cho thấy trẻ em bị đuối nước khắp cả nước tăng lên rất nhanh, cao bất thường so với những năm trước. 
Trước tình trạng đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường công tác phòng chống đuối nước trẻ em và ngay sau đó Bộ GD-ĐT cũng có công văn hỏa tốc gửi cho sở GD-ĐT các tỉnh triển khai thực hiện nhiệm vụ này.
Thật ra tình trạng này diễn ra nhiều năm nay, đã có nhiều giải pháp nhưng do thực hiện chưa triệt để nên năm nào cũng tái diễn. Trước tiên, trách nhiệm chính phải thuộc về các trường học bởi vì tính ra số thời gian trẻ sống ở trường vẫn chiếm nhiều nhất.

Người Việt "vô địch" ASEAN vì "ôm vàng"

Hé lộ lý do người Việt tăng mua vàng, "vô địch" ASEAN vì "ôm vàng"
An Linh 06/05/2022 3 tháng đầu năm 2022, người dân 4 nước ASEAN gồm Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia chỉ mua 9 tấn vàng. Nhưng cùng thời điểm, người Việt đã mua 19,6 tấn vàng (số liệu của Hội đồng vàng Thế giới - WGC).

Người Việt xếp hàng mua vàng. Ảnh: CTV
Đây là con số không ngạc nhiên khi vàng trở thành "của để dành", kênh đầu tư và là nơi trú ẩn lâu nay của người Việt. Tuy nhiên, "ôm vàng" nhiều không tốt cho nền kinh tế trong bối cảnh giá vàng tại Việt Nam cao hơn giá vàng thế giới hơn chục triệu đồng/lượng.

Loạn tiến sĩ – Vì đâu nên nỗi?

Loạn tiến sĩ – Vì đâu nên nỗi?
SÀI GÒN NHỎ - 5-5-22 Hiếu Chân - Vài suy nghĩ lan man nhân chuyện tiến sĩ mọc ra như nấm ở Việt Nam. Mấy hôm nay, trên mạng xã hội Facebook rộ lên chuyện phong trào “tiến sĩ” nhân vụ báo chí phanh phui chuyện Viện Hàn Lâm Khoa Học và Xã Hội Việt Nam cấp bằng tiến sĩ giống như cái máy đẻ, “nghiệm thu” hàng chục đề tài nghiên cứu để sinh ra hàng chục tiến sĩ trong một ngày. 
Một trong vô số luận án tiến sĩ ở Học viện 
Chính trị quốc gia HCM. Ảnh Facebook
Đọc tiêu đề của các luận văn tiến sĩ này khó ai khép được miệng cười, hoặc không nhịn được mà phải văng tục, chẳng hạn như luận văn “Nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức viên chức thành phố Sơn La” của Đặng Hoàng Anh, bộ môn Giáo dục học, được giáo sư tiến sĩ Lưu Quang Hiệp và phó giáo sư tiến sĩ Đặng Văn Dũng thuộc Viện Khoa học Thể dục Thể thao hướng dẫn! 

Quan hệ đối tác Hoa Kỳ-VN trong một thế giới phức tạp

Quan hệ đối tác Hoa Kỳ-Việt Nam trong một thế giới phức tạp
Ngày 5 tháng 5 năm 2022 - Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt giữa Hoa Kỳ và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ diễn ra vào ngày 12 đến 13 tháng 5 tại Washington, D.C. Nhưng ngay cả khi chính quyền Biden đặt mục tiêu thúc đẩy các mục tiêu chính sách đối ngoại liên quan đến khối 10 nước, họ cũng sẽ muốn tận dụng cơ hội để đạt được tiến bộ song phương với các đối tác chiến lược quan trọng, trong đó có Việt Nam. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ có chuyến công du đầu tiên tới Hoa Kỳ dự hội nghị thượng đỉnh và sẽ có những phát biểu trước công chúng tại CSIS (Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế). Đánh giá về chuyến thăm Nhật Bản gần đây, ông Chính có khả năng sẽ giải quyết nhiều vấn đề với các đối tác Hoa Kỳ, bao gồm thương mại, an ninh và phục hồi Covid-19. Hai đối tác có cơ hội đạt được những tiến bộ quan trọng trong các lĩnh vực này, cũng như về giao lưu nhân dân và các vấn đề lịch sử cụ thể đối với mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2022

Luận án tiến sĩ 'cầu lông cho công chức...' là có thật

Như tôi đã nhiều lần viết trên Blog và FB cá nhân, luận án tiến sĩ trước tiên phải là một công trình khoa học, tức là nó luôn luôn đúng và mãi mãi đúng, ai cũng phải công nhận là đúng. Vì luôn luôn đúng và mãi mãi đúng nên nó sẽ là cơ sở khoa học để các thế hệ sau tiếp tục nghiên cứu, phát triển ở tầm cao hơn, chứ họ không phải nghiên cứu lại; đây là tính kế thừa, phát triển trong nghiên cứu khoa học. Đây cũng là đứng trên vai người khổng lồ là tất cả những thành tựu khoa học đã có. "Giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức viên chức" không thể là một đề tài khoa học vì nó phụ thuộc quá lớn vào quy định pháp luật của nhà nước về chức năng, nhiệm vụ của công chức viên chức và vào ý kiến chủ quan của mỗi cá nhân. Giải pháp đề ra mà người bảo đúng, kẻ bảo sai thì không còn gì là khoa học, mà chỉ là một công trình, dự án thực tế của những người làm đề án kỹ thuật hoặc quản lý chứ không phải là công trình khoa học. Trên thế giới, sau khi học xong đại học, sinh viên có thể chọn 1 trong 2 con đường: Nhánh thứ nhất là làm thực tế, xây dựng các công trình, dự án để triển khai trong thực tế... Đây là nhánh làm thạc sĩ kỹ thuật, đòi hỏi sinh viên phải thực tập và viết dự án. Người đi theo nhánh thứ nhất không bao giờ có thể làm luận án tiến sĩ. Nhánh thứ hai là làm khoa học, chuyên nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng lý thuyết, đây là nhánh làm thạc sĩ nghiên cứu chuyên sâu (về khoa học). Người đi theo nhánh thứ hai này nếu điểm cao thì có thể được làm luận án tiến sĩ.
Luận án tiến sĩ 'phát triển môn cầu lông cho công chức...' là có thật
05/05/2022 Luận án tiến sĩ giáo dục học nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức viên chức thành phố Sơn La đang gây xôn xao mạng xã hội. Luận án có tiêu đề "Nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức viên chức thành phố Sơn La" được công bố trên trang luanvan.moet.edu.vn- một website chính thức của Bộ GD-ĐT đăng tải thông tin luận văn tốt nghiệp và luận án tiến sĩ của các cơ sở đào tạo.

Trên luanvan.moet.edu.vn luận án tiến sĩ giáo dục học nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức viên chức thành phố Sơn La của tác giả Đặng Hoàng Anh, được Viện khoa học Thể dục thể thao phát hành. Ngành nghiên cứu: Giáo dục học.

Chiến lược quân sự của Trung Quốc bắt đầu lộ diện

Chiến lược quân sự của Trung Quốc bắt đầu lộ diện
Jonah Blank 
Ngày 5 tháng 5 năm 2022 - Chiến lược quân sự mới đang gây khó khăn của Trung Quốc sắp ra mắt. Thỏa thuận của Bắc Kinh với Quần đảo Solomon đã làm Hoa Kỳ và các đồng minh của họ lo ngại. ảnh Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị sát cánh cùng Bộ trưởng Ngoại giao Quần đảo Solomon Jeremiah Manele Noel Celis / AFP / Getty

Lần cuối cùng thế giới bên ngoài chú ý nhiều đến Quần đảo Solomon là vào năm 1943: Nhiều binh sĩ Hoa Kỳ thiệt mạng trong Trận chiến Guadalcanal kéo dài sáu tháng ở đó hơn là trong giai đoạn bốn năm đẫm máu nhất của Chiến tranh Afghanistan. Kể từ sau Thế chiến thứ hai, chuỗi đảo Nam Thái Bình Dương xa xôi này đã đi từ lãnh thổ bị chiếm đóng thành thuộc địa sang trạng thái độc lập thường xuyên hỗn loạn mà dường như tất cả các cường quốc đều không nhận thấy. 

Hà Nội sẽ ngang tầm thủ đô các nước phát triển

Đọc bài này tôi không hiểu Bộ Chính trị đặt mục tiêu đến năm 2030, Hà Nội sẽ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực có nghĩa là gì ? Nói đến "các nước phát triển" là nói đến các nước công nghiệp trình độ cao. Trong khu vực chúng ta, chỉ có Nhật Bản xứng đáng được coi là nước công nghiệp trình độ cao. Hàn Quốc và Singapore cũng gần đạt như thế. Thế là hết. Vậy Hà Nội sẽ ngang bằng Tokyo, Sơ Un và Singapore vào năm 2045 ? Tôi không tin điều này. Riêng về GRDP/người năm đó chỉ đạt 36.000 USD là đã kém quá xa rồi. Người ta thường nói ở loài người, kẻ mạnh không biết làm, chỉ biết nói và nói. Ở loài thú thì ngược lại. "Người ta còn nói những người biết làm thì sẽ làm; những người không biết làm thì dạy người khác, và những người không biết dạy thì làm chính trị".
Trình độ phát triển của Hà Nội sẽ ngang tầm thủ đô các nước phát triển
Quang Phong 05/05/2022 - (Dân trí) - Bộ Chính trị đặt mục tiêu đến năm 2030, Hà Nội sẽ hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

Hệ thống giao thông của Hà Nội sẽ được phát triển đồng bộ, hiện đại.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Liên hợp quốc kêu gọi chấm dứt xung đột tại Ukraine

Liên hợp quốc là một tổ chức vô thưởng vô phạt và tiêu xài lãng phí tiền bạc của nhân dân thế giới vào loại số 1. Tổng Thư ký Liên hợp quốc xưa này chỉ là anh hề chạy lăng xăng quanh các ông Tổng thống, Thủ tướng. Hệ thống này nên được giải thể; đây là ý kiến của ngài D. Trump khi làm Tổng thống Mỹ cách đây có 2 năm. Tôi hoan hô ông D. Trump vì những ý kiến như thế này của ông. Liên hợp quốc trước đây do Mỹ điều khiển, nhưng nay thì ba phải và hỗn loạn. Tôi rất ghét quan chức của hệ thống Liên hợp quốc; chúng được nhận tiền lương hậu hĩnh để tư vấn giúp các nước đang phát triển, nhưng thực chất chúng toàn tư vấn bậy bạ nhằm bảo vệ ích của các nước phương Tây mà bỏ qua lợi ích của các nước đang phát triển. Sang VN cũng như đến các nước đang phát triển khác, chúng thấy các quan chức địa phương ngu dốt, tham nhũng, điều hình kinh tế xã hội môi trường như đám say rượu, nhưng vẫn luôn mồm khen tốt tốt để được nước sở tại tín nhiệm và lại làm thêm vài nhiệm kỳ. Tôi thường nói lịch sử phương Tây đã chứng minh chỉ có bọn Tây dốt, không tìm được việc ở chính quốc, mới phải sang các nước đang phát triển kiếm việc. Nhà nước ta đừng nghe chúng xui dại mà tài nguyên, của cải mất hết, đất nước ngày càng lầm than. Đọc bài dưới đây thấy Liên hợp quốc đúng như tôi nhận xét ở trên. Chỉ có ngu Nga mới nghe lời kêu gọi chấm dứt tấn công Ukraine của anh hề Antonio Guterres. Phương Tây càng cứng rắn chống Nga thì Nga càng phải đánh và càng cần làm Ukraine tan thành nhiều quốc gia nhỏ.
Liên hợp quốc kêu gọi chấm dứt xung đột tại Ukraine
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres ngày 5/5 đã kêu gọi chấm dứt xung đột ở Ukraine. Ông Guterres đưa ra lời kêu gọi này khi phát biểu tại phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về tình hình Ukraine, trong đó ông thông báo ngắn gọn về các hoạt động ngoại giao con thoi của ông hồi tuần trước tại Nga và Ukraine. 
Tòa nhà bị hư hại do xung đột tại Mariupol, Ukraine. (Ảnh: THX/TTXVN
Người đứng đầu Liên hợp quốc nhấn mạnh xung đột cần phải chấm dứt vì lợi ích của người dân Ukraine, Nga và toàn thế giới.

Vì sao Mariupol đặc biệt quan trọng với Tổng thống Putin?

Độ này tôi chán đọc tin vì tình hình chiến sự ở Ukraine dường như ít có chuyển biến tích cực. Mặc dù phía Nga vẫn làm chủ tình hình và nắm thế chủ động, nhưng quân Nga tấn công yếu quá, đáng thất vọng. Phương Tây thì đang trong tình trạng bi thảm: Kinh tế, xã hội rối loạn vì cấm vận Nga và viện trợ vũ khí cho Ukraine, do đó chúng đang lo lắng không biết có nên tiếp tục gồng mình chống Nga nữa hay thôi kệ Ukraine cho nhẹ nợ. Nhà nước VN thì có vẻ như đã quyết định không đưa nhiều tin về cuộc chiến Nga - Ukraine và các sự kiện liên quan; biểu hiện qua việc các trang báo lớn đều gỡ bỏ chuyên mục tin về cuộc chiến này. Vì thế thông tin càng ngày càng ít. Báo phương Tây tiếng Anh và Pháp thì tôi không muốn xem vì toàn đưa tin xuyên tạc có lợi cho Phương Tây (tôi đã xem báo Phương Tây trong gần 20 năm sống ở đó nên biết rõ bản chất bịp bợm của nó rồi). Tính toàn cục, chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga đang mang lại nhiều lợi ích to lớn cho Nga; không chỉ làm cho Phương Tây lo lắng, hốt hoảng, không đoàn kết, suy thoái..., mà còn đảm bảo Ukraine không còn thế và lực để hung hăng làm tiên phong cho Phương Tây chống Nga như trước chiến dịch. Hơn thế, với việc chiếm được gần như toàn bộ miền Đông và miền Nam Ukraine, thế trận quốc phòng và kinh tế của Nga đang vững mạnh hơn rất nhiều so với trước.
Vì sao trận đánh ác liệt ở Mariupol lại đặc biệt quan trọng với Tổng thống Putin?
06/05/2022 VOV.VN - Truyền thông Nga cho biết, việc Nga giành quyền kiểm soát gần như toàn bộ Mariupol là một chiến thắng được mong đợi từ lâu trong chiến dịch “phi hạt nhân hóa” Ukraine của Tổng thống Putin. 
Nếu Mariupol thất thủ, Nga có thể kiểm soát toàn bộ vùng bờ biển của Ukraine trải dài từ khu vực Rostov ở phía Đông dọc theo bờ Biển Azov tới vùng ngoại ô Odessa. Thắng lợi này sẽ dọn đường giúp Nga hỗ trợ hậu cần cho các lực lượng ở phía Nam dễ dàng hơn và làm suy yếu nỗ lực của Ukraine trong việc bảo vệ Odessa.
Nhà máy Azovstal - nơi cuối cùng mà lực lượng phòng vệ Ukraine còn cố thủ tại thành phố Mariupol. Ảnh: Reuters

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2022

Nguyên Ngọc vẫn vững bước trên đường xa…

Nguyên Ngọc vẫn vững bước trên đường xa…
GS Chu Hảo - Năm 2012, nhân dịp kỷ niệm Nguyên Ngọc tròn 80 tuổi, một số bạn bè, đồng nghiệp và học trò của ông đã cùng nhau làm một cuốn sách nhỏ với tựa đề Nguyên Ngọc vẫn trên đường xa… Mỗi bài trong tập sách nhỏ ấy là những ấn tượng sâu sắc về các khía cạnh hết sức đa dạng của ông. 

Ông là một nhà văn lớn, và thường những nhà văn lớn đồng thời cũng là một nhà tư tưởng; một nhà văn hóa - giáo dục dấn thân, luôn ở hàng đầu trong những vấn đề nóng bỏng của xã hội; có người gọi ông là chân nhân hay hiền nhân. Nhưng có lẽ bản thân ông tâm đắc với danh xưng là người con của Xứ Quảng đau thương bất khuất và của vùng Tây Nguyên huyền ảo với khát vọng tự do khôn nguôi. Mỗi bài trong đó đều là một lời đồng vọng thiết tha chia sẻ những ưu tư của Nguyên Ngọc. Nhưng ưu tư của ông thì nhiều. Vì vậy ai cũng mong ông còn phải sống và “chiếu đấu” cùng với chúng ta dài dài để, như ông vừa tủm tỉm cười vừa nói: “Đi mãi… để rồi xem Con Tạo xoay vần đến đâu? Và để còn thấy cuộc sống cứ lừng lững đi tới”.

Nở rộ phong trào phụ nữ "rủ nhau đấm đá" xả stress

Đất nước mình thời nay vui ghê. Chồng hết giờ làm việc là vào quán bia; vợ tan ca là "rủ nhau đấm đá". Không biết có ông chồng nào nửa đêm nhậu về bị vợ nhầm là bao cát để tung chân vung tay xả stress không ?
Nở rộ phong trào phụ nữ "rủ nhau đấm đá" xả stress, huấn luyện viên "đắt sô"
03/05/2022 - Gần đây, ngày càng nhiều các cô gái trẻ tham gia tập luyện võ thuật với mong muốn vừa giữ dáng, xả stress, có sức khỏe tốt, vừacó thêm những kỹ năng tự vệ trong tình huống bất trắc...

Sa
u dịch Covid-19, người dân bắt đầu quan tâm đến sức khỏe của chính mình hơn. Họ lựa chọn cho mình một môn thể thao để rèn luyện thể chất bản thân. Thay vì đến phòng GYM như trước, nhiều chị em phụ nữ đã bị mê hoặc bởi võ thuật và họ lựa chọn môn thể thao mạnh mẽ này để luyện tập.

Tố nhà tàu bắt ngồi ghế nhựa 'để dành ghế cho cán bộ'

Hehe, du khách tố cáo, nhà tàu phải nhận lỗi, nhưng chính quyền thì không. Đọc đến đoạn "du khách tố nhà tàu bảo dành ghế cho cán bộ, dẫn đến việc du khách phải ra sau tàu ngồi ghế nhựa, đại diện cơ quan chức năng cho biết không có chuyện này" thấy buồn vì không thể có chuyện du khách và nhà tàu nói sai, chỉ có quan chức là không có thái độ tiếp thu; mà quan chức càng ngu, càng gian và càng không biết nhận sai thì dân càng khổ. Tôi nghe nói chính quyền Quảng Ninh bây giờ quản lý nhà tàu rất nghiêm; không thể có tình trạng nhà tàu muốn bán bao nhiêu vé thì bán mà tôi tin là nhà tàu chỉ bán đúng số ghế, nhưng rồi có đoàn cán bộ đột xuất đến, nhà tàu không thể từ chối nên đành bắt du khách nhường ghế cho họ. Bây giờ du khách tố cáo thì đoàn cán bộ lại chối trách nhiệm. Thuyền quá tải, du khách ngồi ghế nhựa và ngồi lung tung đã dẫn tới nhiều vụ chìm tàu vì tàu bị lệch trọng tâm. Ngoài biển khơi đầy sóng chứ đâu phải cái ao nhà. Bài học chìm tàu chết nhiều người ở cửa Đại cách đây hơn 1 tháng chưa đủ để cảnh tỉnh các nhà tàu và quan chức sao. Vai trò quản lý của nhà nước và ý thức của cán bộ trong vụ này rất kém. Thực tế này ở VN làm tôi rất ngại khi sử dụng phương tiện giao thông do người khác lái, nhất là giao thông đường bộ và đường thủy. Tôi chỉ tin tưởng mỗi xe buýt chạy trong phạm vi địa phương vì xe to và tốc độ chậm.
Thực hư du khách tố nhà tàu bắt ngồi ghế nhựa 'để dành ghế cho cán bộ'
03/05/2022 Cơ quan chức năng của H.Cô Tô (Quảng Ninh) vừa làm rõ phản ánh của du khách tố nhà tàu bắt khách ngồi ghế nhựa dẫn đến đoàn khách này phải bỏ vé, quay lên bờ do sợ mất an toàn. Ngày 3.5, theo UBND H.Cô Tô (Quảng Ninh), địa phương này vừa làm rõ phản ánh của du khách tố nhà tàu bắt ngồi ghế nhựa, khiến họ phải quay lên bờ.
Phản ánh của du khách trên mạng xã hội
Trước đó, vào ngày 28.4, theo phản ánh của chị Nguyễn Kiều Oanh (H.Quế Võ, Bắc Ninh), gia đình chị có đặt 7 vé của nhà tàu Nguyên Việt 666 xuất phát từ Cô Tô đi cảng Cái Rồng, giá 250.000 đồng/vé.

Đề nghị giảm giá vé, chi phí học bơi cho học sinh

Hiếm khi ngành giáo dục nước ta biết đưa ra một đề nghị nhân văn như thế này với học sinh. Tôi rất tán thành Trung ương và các địa phương phải phổ cập bơi cho 100% học sinh, giống y như phổ cập giáo dục cấp tiểu học và trung học cơ sở. Phổ cập có nghĩa là Nhà nước đảm bảo thanh toán 100% chi phí học bơi cho học sinh. Được biết trẻ em chỉ cần học 1-2 tuần là biết bơi; vậy thì tại sao nhà trường không tổ chức mỗi tuần 1-2 buổi bơi cho các em trong 1 học kỳ, coi như một môn học bắt buộc; khi đó đảm bảo 100% học sinh sẽ đều biết bơi. Biết bơi rất lợi cho cả cuộc đời sau này. Các con tôi học ở Thụy Sĩ, khi ở tiểu học, tuần nào cũng có giờ bơi; bơi để rèn luyện sức khỏe và kỹ thuật bơi chứ đứa nào cũng đều đã biết bơi và có thể bơi đủ các kiểu. Điều thuận lợi là nước ta có rất nhiều bể bơi và hồ bơi, chỉ cần Nhà nước có chủ trương phổ cập bơi và chịu chi một số tiền, thì việc liên kết với các cơ sở bơi cho học sinh đến đó bơi không có gì là khó cả. Khó nhất là cái Nhà nước này chỉ quan tâm tới thu tiền của dân chứ không quan tâm tới chi tiền cho dân, kể cả chi tiền cho sự sống chết của trẻ em.
Đề nghị các địa phương hỗ trợ, giảm giá vé, chi phí học bơi cho học sinh
(PLO)- Bộ GD-ĐT yêu cầu các Sở GD-ĐT tham mưu UBND tỉnh, thành phố ban hành chương trình, kế hoạch, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo các điều kiện dạy, học bơi trong các cơ sở giáo dục, có chính sách hỗ trợ, giảm giá vé, chi phí học bơi, rèn luyện kỹ năng bơi an toàn cho học sinh.

Hàng trăm người dân tìm kiếm 5 học sinh đuối 
nước ở H.Thiệu Hóa (Thanh Hóa) ngày 4.4
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công điện gửi Giám đốc các sở Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường phòng, chống đuối nước cho trẻ em, học sinh.

Cần bao nhiêu tiền để nghỉ hưu?

Người dân VN đọc bài dưới đây để mơ ước thôi chứ mấy ai có được mức lương 15-20 triệu/tháng như trong bài để mà tiết kiệm. Rồi lại phải bổ sung thêm lương hưu 6 triệu/tháng nữa thì mới sống yên ổn khi nghỉ hưu được. Chuyên gia còn đưa ra con số tích lũy tới 9 tỷ đồng trước khi về hưu... Toàn những con số không tưởng với đám quan chức quèn và đa số người lao động khác trên cả nước. Tuy nhiên, trang báo An Ninh của ngành công an đăng bài này có lẽ đúng và cần thiết cho anh em trong ngành, vì đâu đâu cũng nghe người dân bàn tán chuyện lương công an cao ngất ngưởng, ngoài ra công an còn nhiều lộc lắm... Cá nhân tôi không tán thành lời khuyên người lao động phải có thêm ít nhất "3 tỷ đồng gửi trong tài khoản ngân hàng" lấy lãi ăn dần lúc nghỉ hưu (bất hạnh thay dù không tán thành, nhưng tôi vẫn phải gửi ngân hàng vì tôi chỉ có ít tiền nên chẳng thể dùng số tiền ít ỏi đó đầu tư vào đâu được, và kể cả nếu có nhiều tiền thì vẫn phải gửi tiết kiệm ở ngân hàng vì tôi dốt và nhát nên không biết và không dám đầu tư tiền dư thừa vào đâu cho an toàn và có lãi cao). Dưới góc độ nhà kinh tế, tôi khuyên các bạn không nên gửi tiết kiệm ngân hàng để kiếm lãi suất 5-6%/năm trong khi tỷ lệ lạm phát cao tới cả chục phần trăm (tôi không tin những con số lạm phát của Chính phủ), mà các bạn nên đầu tư vào đất đai (giải pháp tốt nhất), vàng bạc đá quý, cổ phần cổ phiếu doanh nghiệp, tranh nghệ thuật của những nghệ sĩ có tên tuổi, hoặc ngoại tệ (Franc Thụy Sĩ, Nhân dân tệ Trung Quốc, Đô la Úc, tiền của các nước xuất khẩu dầu mỏ ở Trung Đông hay các nước trung lập ở Bắc Âu...). Cũng không nên đầu tư vào đồng đô la Mỹ vì Mỹ in đô la bừa bãi để mua hàng hóa và dịch vụ trên thị trường thế giới nên đô la Mỹ ngày càng dư thừa, mà cái gì dư thừa thì bao giờ cũng mất giá trị.
Cần bao nhiêu tiền để nghỉ hưu?
04/05/2022 - Nhiều người Việt có thói quen chi tiêu "chỉ biết hôm nay, không tính ngày mai", trong khi các chuyên gia tài chính cho rằng nên có một kế hoạch về hưu ngay từ khi bạn 25 tuổi để đảm bảo một tuổi già an nhàn.
Vợ chồng ông Hùng, 65 tuổi, sống ở quận Ba Đình, về hưu được 5 năm với 3 tỷ gửi trong tài khoản ngân hàng, một căn hộ chung cư cho thuê giá 15 triệu/1 tháng, và số lương hưu hai ông bà cộng lại là 12 triệu đồng. Tổng cộng một tháng ông bà có 27 triệu tiền mặt, đủ chi cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày và chi phí mua thuốc, khám chữa bệnh.

Hoa Kỳ nghĩ gì về quan hệ Việt-Nga?

Trước chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Hoa Kỳ nghĩ gì về quan hệ Việt-Nga?
Joaquin Nguyễn Hòa, Gửi bài từ California, Hoa Kỳ, 4 tháng 5 2022 - 
Cuộc xâm lăng của nước Nga vào Ukraine làm dấy lên một liên minh phương Tây chưa từng thấy từ Chiến tranh Lạnh cho đến nay, thì tin "tập trận với Nga" của Việt Nam quả là một cơn chấn động đối với nhiều người quan sát Việt Nam, trong cũng như ngoài nước.

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính phát biểu trong cuộc họp báo với người đồng cấp Nhật Bản tại Hà Nội, Việt Nam, ngày 01 tháng 5 năm 2022

Đàn ông VN có ‘cậu nhỏ’ thuộc nhóm ngắn nhất thế giới

Hehe, người VN có câu "ngu si tứ chi phát triển"; câu này của các cụ, mà các cụ đã truyền lại thì cấm có sai. Từ đây có thể suy rộng ra là nếu ngu si thì cả chim cũng phát triển. Vậy là tôi cũng như các đấng mày râu khác ở Việt Nam có thể tự hào chúng ta thuộc nhóm... thông minh nhất thế giới vì không chỉ lùn tịt (nhất lé nhì lùn) mà còn có chim bé nhất.
Đàn ông Việt Nam có ‘cậu nhỏ’ thuộc nhóm ngắn nhất thế giới
04/05/2022 Nam giới ở Việt Nam có kích thước dương vật đứng thứ 78 trong tổng số 86 quốc gia/vùng lãnh thổ được khảo sát.

Một đơn vị y tế đã tiến hành thu thập dữ liệu từ Đánh giá Dân số Thế giới để đưa ra số liệu về kích thước trung bình của dương vật khi cương cứng từ 86 quốc gia/vùng lãnh thổ. Họ cũng sử dụng thông tin của Google từ năm 2021.

Dược sĩ Navin Khosla, người thực hiện nghiên cứu, chia sẻ, cuộc khảo sát dựa trên dữ liệu tự báo cáo. Bởi vậy, một số người được hỏi có thể cung cấp chỉ số sai lệch. Tuy nhiên, thống kê vẫn đưa ra thông tin cơ bản về kích thước trung bình trên khắp thế giới.

Xu hướng 'tuần làm việc 4 ngày' lan rộng khắp châu Á

Từ những năm 1980 một số nước công nghiệp đã đề xuất "tuần làm việc 4 ngày". Một số nước đã thử áp dụng thí điểm... nhưng bị người dân phản đối vì họ... thích đi làm 5 ngày. Bây giờ thì xu hướng 'tuần làm việc 4 ngày' đã lan rộng khắp châu Á. Chỉ có VN ta luôn luôn đi ngược với thế giới. UBTVQH mới thông qua nghị quyết cho phép tăng thời gian làm thêm cho người lao động. Thực tế đang rất kinh hoàng: Đa số người lao động vẫn phải làm 6 ngày/tuần, ngoài ra còn làm thêm giờ, thêm nghề... thì mới có tiền đủ sống. Chỉ có quan chức nhà nước mới được ưu ái làm 5 ngày/tuần. Lúc nào cũng tự hào thời đại 4.0 với 5.0, nhưng thực tế lao động chủ yếu vẫn thủ công, chân tay..., nên số ngày làm việc trong tuần chỉ có tăng chứ không có giảm. Người VN chán đi làm nuôi bộ máy quan chức tham lam lắm rồi, ai cũng mong sớm được nghỉ hưu.
Xu hướng 'tuần làm việc 4 ngày' lan rộng khắp châu Á
 05/05/2022 Nhiều công ty và chính phủ các nước châu Á đang cẩn trọng thử nghiệm ý tưởng "tuần làm việc 4 ngày" nhằm ngăn chặn tình trạng làm việc kéo dài trong nhiều giờ, ảnh hưởng đến nguồn nhân lực và năng suất lao động.
Trong nhiều thập kỷ, Nhật Bản chật vật ứng phó với vấn nạn karoshi - "chết do làm việc quá sức". Ảnh: Nikkei

Ủng hộ lập BCĐ cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Tôi rất phản đối chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Ngay cả ở cấp Trung ương, Ban chỉ đạo này cũng không cần thiết. Việc thành lập những ban này chỉ khẳng định được một điều: Bộ máy nhà nước ta đã và đang rất kém, thậm chí vô hiệu lực, trong việc phòng chống tham nhũng và tiêu cực, trong khi quan chức chỉ thích ngồi chỉ đạo chứ không thích trực tiếp làm việc. Chúng ta có hệ thống các ủy ban nhân dân và hội đồng nhân dân, có thanh tra, kiểm sát, công an, tòa án..., ở gần như tất cả các cấp trong hệ thống chính trị với hàng triệu nhân sự; vậy tại sao hệ thống chính quyền lại bất lực phải để hệ thống Đảng lập ra nhiều loại ban chỉ đạo ? Tệ hơn nữa là ở đâu cũng có ban chỉ đạo. Tuyển sinh vào lớp 10 cũng ban chỉ đạo, phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới vi rút Corona gây ra... cũng ban chỉ đạo; mà các ban chỉ đạo còn có ở tận cấp phường xã mới ghê. Trong bài dưới đây, ông Nguyễn Thái Học, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương, đánh giá "trong thời gian qua, các địa phương đã có sự chuyển biến rất tích cực trong cuộc chiến chống tham nhũng". Đã chuyển biến rất tích cực thì tốt rồi, cần gì phải mở rộng bộ máy Ban Chỉ đạo cấp tỉnh khổng lồ và tốn kém nữa. Cụ "Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, Đề án đã trình bày đầy đủ, đúng đắn, có cơ sở lý luận và thực tiễn về sự cần thiết, căn cứ và nguyên tắc thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh". Tôi cho rằng cụ nói lấy được vì chẳng ở đâu có thực tiễn xây dựng Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực như VN ta, cũng chẳng có lý thuyết, lý luận nào về xây dựng các Ban này trong nội bộ các chính đảng, kể cả trong các chính đảng cầm quyền.
63 địa phương ủng hộ chủ trương lập BCĐ cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
05/05/2022 - VOV.VN - 63/63 địa phương ủng hộ chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tại Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc ngày 4/5 và dự kiến kéo dài đến 10/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, thực hiện Chương trình công tác năm 2022 và Kết luận tại phiên họp thứ 21 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác này, Bộ Chính trị giao Ban Nội chính Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan khẩn trương, nghiêm túc nghiên cứu, xây dựng Đề án thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (Ảnh: Trọng Phú)

Thứ Ba, 3 tháng 5, 2022

Nga có ngầm để mặc Trung Quốc 'xơi tái' Biển đông ?

Nga có ngầm để mặc Trung Quốc 'xơi tái' Biển đông ?
FB Thanh Đoàn • 
Trong bối cảnh Nga đang bị phương Tây trừng phạt vì xâm chiếm Ukraina, Biển Đông đang bị đe doạ 'xơi tái' bởi Trung Quốc, cuộc tập trận chung Liên Minh Lục Địa 2022 có thể là dấu hiệu cho thấy "Việt Nam muốn chứng minh rằng Nga vẫn là một người bạn đáng tin cậy của Việt Nam". Đây có lẽ là thông điệp mà Việt Nam muốn gửi tới Trung Quốc chứ không phải Mỹ hay Châu Âu.

Trung Quốc chưa bao giờ lãng phí các cuộc khủng hoảng, họ không chỉ "toạ sơn quan hổ đấu" mà luôn là "đục nước béo cò". Rất nhanh, chế độ Bắc Kinh đang thử lòng Nga và năng lực mà họ cho là "đang ngày càng yếu nhược" của Mỹ trên Biển Đông. 

Đài Loan quá khó có thể nuốt trôi lúc này, nhưng Biển Đông thì nhiều cơ hội hơn vì rào cản duy nhất là Nga ở khu vực này đang trở thành 'bạn thân' của Bắc Kinh. Nhưng thái độ của Nga thì sao? Liệu vì cần đồng minh cho cuộc xâm lược Ukraine, Nga có để mặc Biển Đông cho 'người bạn mới' này hay không?

Nga cáo buộc Hoa Kỳ ‘phân chia toàn bộ cấu trúc’ của thế giới

Nga cáo buộc Hoa Kỳ đang cố gắng ‘phân chia toàn bộ cấu trúc’ của thế giới
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã cáo buộc Hoa Kỳ đang cố gắng phá vỡ trật tự thế giới hiện có thông qua việc thao túng các tổ chức và liên minh quốc tế. Phát biểu trên Kênh 1 của truyền hình nhà nước Nga, hôm 26/04, Ngoại trưởng Lavrov cáo buộc chính phủ Tổng thống Biden và phương Tây không còn công nhận luật pháp quốc tế hoặc điều khoản quan trọng về bình đẳng chủ quyền giữa tất cả các quốc gia.

“Họ đang cố gắng phân chia toàn bộ cấu ​​trúc đã hình thành trong nhiều thập niên và dựa trên sự đồng thuận, sự tham gia của tất cả các bên tham gia chính, bao gồm Hoa Kỳ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Úc”, ông nói.

Bắc Kinh đổ lỗi cho NATO trong xung đột Nga-Ukraine

Tôi ủng hộ hệ thống dân chủ tự do của phương Tây và phản đối chủ nghĩa độc tài của Trung Quốc. Tuy nhiên, tôi cũng phản đối sự can thiệp, kiểm soát và áp đặt của Hoa Kỳ ở khắp nơi trên thế giới và sự bành trướng quân sự của NATO sang Đông Âu, nhất là đe dọa trực tiếp nền an ninh của nước Nga. Do đó, tôi đồng ý với quan điểm của ĐCS Trung Quốc, đó là: “Cuộc khủng hoảng Ukraine một lần nữa minh chứng quyền bá chủ của Hoa Kỳ là ngòi nổ cho bất ổn toàn cầu và Hoa Kỳ là thủ phạm lớn nhất của tình trạng hỗn loạn trên thế giới".
Bắc Kinh tăng cường đổ lỗi cho NATO trong xung đột Nga-Ukraine
Chiến lược của Trung Quốc nhằm thách thức trật tự quốc tế do Hoa Kỳ lãnh đạo được tiến hành theo hai bước. Đầu tiên, Bắc Kinh liệt kê những thất bại trong chính sách đối ngoại của Washington, và sau đó nêu ra một 'giải pháp thay thế ưu việt': mô hình quản trị kiểu Trung Quốc. Bắc Kinh có thể không gây áp lực rõ ràng lên các quốc gia khác như cái cách mà Liên Xô hoặc Hoa Kỳ đã thực thi trong nửa cuối thế kỷ 20. Tuy nhiên, nó chắc chắn sẽ tìm cách đưa họ vào một hệ thống ổn định và có thể đoán trước được - chủ nghĩa độc tài.

Chiến lược của Trung Quốc nhằm thách thức trật tự quốc tế do Hoa Kỳ lãnh đạo được tiến hành theo hai bước:

Lãnh đạo nữ trốn truy nã giỏi hơn lãnh đạo nam!

Đọc bài dưới đây thấy mừng vì quan chức nam nếu bị truy tố có muốn chạy cũng không thoát được. Thông tin trên mạng cho biết Hội nghị Trung ương 5 khoá 13 của Đảng CSVN sẽ khai mạc vào ngày mai thứ tư 4-5-2022; trong chương trình Hội nghị có bàn về xây dựng tổ chức đảng, chỉnh đốn đảng và kỷ luật đảng, bàn và thông qua việc thành lập Ban phòng chống tham nhũng và tiêu cực cấp tỉnh... Hy vọng tại Hội nghị này, Trung ương sẽ có những kỷ luật thật nghiêm khắc với một số quan lớn cấp Bộ trưởng trở lên chứ toàn cấp tép riu như 2-3 năm vừa qua thì rất chán, ít nhất cũng phải cỡ như cặp đôi Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long. Cách đây hơn 1 tháng, tại kỳ họp từ ngày 28 đến ngày 31-3, Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKT) khi xem xét kết quả kiểm tra các dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Bộ Khoa học và Công nghệ và Ban cán sự đảng Bộ Y tế nhiệm kỳ 2016-2021 liên quan đến vụ việc tại Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á, đã kết luận Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của hai Bộ và hai Ban cán sự do các ông lãnh đạo, và chịu trách nhiệm cá nhân về những vi phạm, khuyết điểm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại tiền và tài sản của Nhà nước, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.
Lãnh đạo nữ trốn truy nã giỏi hơn lãnh đạo nam!
FB Mai Bá Kiếm 1-5-2022 Sau khi các báo đưa tin khởi tố và bắt giam Nguyễn Thị Thanh Nhàn, GĐ Công ty AIC, “nhà tiên tri tố tụng” Trương Huy San đăng 3 tấm hình “bị can” Nhàn và xủ quẻ: “Hai trong ba tấm hình này được chụp ở Nhật và vẫn đang tiếp tục hành trình từ Nhật (chị Nhàn)”.

Nếu quẻ độn này đúng thì đã có 4 nữ lãnh đạo chính quyền và doanh nghiệp đã kịp xuất cảnh trước khi bị bắt là: Hồ Thị Kim Thoa (thứ trưởng Bộ Công thương); Đào Thị Hương Lan (GĐ Sở Tài chính TP.HCM); Nguyễn Thị Thu Thủy (GĐ Công ty QLKD nhà TP.HCM) và Nguyễn Thị Thanh Nhàn.

Việt Nam đang gặp nguy hiểm, nhưng Mỹ có thể giúp đỡ

Việt Nam đang gặp nguy hiểm, nhưng Mỹ có thể giúp đỡ
Dylan Motin - Hoa Kỳ nên giúp Việt Nam tránh khỏi cơn ác mộng chiến lược của liên minh Trung Quốc-Campuchia-Lào. Giữ Lào ngoài tầm kiểm soát của Bắc Kinh sẽ ngăn chặn tình huống xấu nhất xảy ra với liên minh Trung Quốc-Campuchia-Lào chống Việt Nam. Tuy nhiên, ngay cả một lực lượng nhỏ của Trung Quốc ở Campuchia, kết hợp với chính quân đội Campuchia, cũng đủ để điều động các lực lượng đáng kể của Việt Nam để bao phủ biên giới phía tây của họ. Do đó, Hoa Kỳ nên cung cấp không gian thở cho Phnom Penh để nới lỏng sự kìm kẹp của Trung Quốc. Một nguyên nhân quan trọng khiến Campuchia phụ thuộc vào Trung Quốc là sự thù địch của Mỹ đối với chế độ hiện tại.

Việc Nga xâm lược Ukraine đưa ra một lời nhắc nhở rõ ràng về những gì đôi khi đang chờ đợi các cường quốc nhỏ láng giềng theo chủ nghĩa xét lại. Cuộc xâm lược của Nga vào cuối tháng 2 năm 2022 đã gây chấn động thế giới, nhưng nó chỉ xảy ra sau nhiều năm chuẩn bị về quân sự và chính trị tạo cơ sở cho một chiến dịch lớn. 

Để lương hưu đủ sống

Trên Blog và FB này, đã nhiều lần tôi khuyến nghị nên tăng tiền lương hưu cho người hưu có mức lương hưu thấp và giảm tiền lương hưu cho người hưu có mức lương hưu cao, chứ không tính theo % đóng bảo hiểm như hiện nay. Đây là cách làm của thế giới, vì họ coi đã về hưu thì mọi người đều bình đẳng với nhau bất kể trước đây người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội nhiều hay ít. Cụ thể cần có mức lương hưu tối thiểu (ví dụ 4 triệu đồng) và mức lương hưu tối đa (ví dụ gấp 2,5 lần là 10 triệu đồng).
Để lương hưu đủ sống
02/05/2022 MINH VŨ (PLO)- Để lương hưu đủ sống, nên dành tỷ lệ tăng trợ cấp BHXH hàng tháng cao hơn cho người lao động có mức thu nhập rất thấp từ tiền lương hưu và ít hơn đối với những đối tượng khác.

Người dân nhận lương hưu. Ảnh: VIẾT LONG
Theo thống kê của các cơ quan chức năng, hiện nay đối tượng là người lao động nghỉ hưởng chế độ hưu trí có mức thu nhập từ tiền lương hưu hàng tháng rất thấp, có hơn 300.000 ngàn người có mức thu nhập từ tiền lương hưu dưới 2 triệu 500 nghìn đồng/tháng. Điều đó cũng đồng nghĩa là đời sống của nhiều người lao động rất khó khăn, thậm chí là sống chật vật với đồng lương sau khi về hưu.

Miền Tây cạn kiệt

Đọc đoạn này thấy buồn quá: Những con sông đã ô nhiễm nặng do nguồn nước xả ra từ các công ruộng sử dụng nhiều thuốc trừ sâu. Cá mắm cũng không thể sinh sống nổi, đang cạn kiệt dần. Sông rạch miền Tây bây giờ hầu như chỉ còn cá lau kiếng, một loại cá không có giá trị thương phẩm bao nhiêu nhưng lại là chúa tể hủy hoại môi trường. Cuối bài này có trích câu nói của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị toàn quốc về thực hiện Nghị quyết phát triển vùng Đồng bằng Sông Cửu Long ngày 22/4/2022. Toàn những khẩu hiệu chung chung bao giờ cũng đúng. Tôi đoán là bản thân ông Trọng và đám quan chức vỗ tay hoan hô ông đều không biết phải làm gì để biến những khẩu hiệu chung chung đó thành hiện thực.
Miền Tây cạn kiệt
2/5/2022, Tôi gặp vũng nước đọng bên rìa đám ruộng, rộng chừng chiếc đệm, khi đi ngang cánh đồng lúa chín ở miệt Láng Linh (huyện Châu Phú, An Giang) vài hôm trước. Trước đây, vũng nước trên ruộng lúa sắp thu hoạch sẽ nhung nhúc cá - những con cá đã sống mấy tháng trời trên mảnh ruộng, lúc người ta xả nước để chuẩn bị thu hoạch lúa, chúng sẽ bị lùa lại trong các vũng nước đọng. Đa phần là cá rô đồng, cá sặc, cá lóc; móc sâu xuống bùn một chút là có cá chạch, lươn.
Mùa lúa chín cũng là lúc dân miền Tây quê tôi đi bắt cá trên ruộng, tát chừng một vũng là cả nhà ăn không hết. Mà nguyên cánh đồng thì biết bao nhiêu là vũng, bởi vậy bà con khỏi lo chuyện cá mắm trong bữa cơm. Cứ như cá để sẵn ngoài đồng, đến bữa thì xách thùng xách thau ra bắt về ăn. Ếch trong đám lúa cũng thường nhảy xuống vũng, xuống mương kiếm mồi. Chỉ cần đặt mấy cái lọp ếch, sáng ra có thể được vài ký. Ai thuộc thế hệ 7X hay 8X, từng gắn bó với ruộng đồng miền Tây, chắc không xa lạ gì những điều tôi vừa kể.

Tháng Tư, nhớ một kẻ sĩ can trường

Luật sư Vũ Văn Mẫu là Ngoại trưởng của chính phủ Việt Nam Cộng hòa trong suốt thời kỳ 9 năm liền của chế độ Ngô Đình Diệm (1955 - 1963). Ông được Tổng thống Diệm luôn trân trọng gọi là “ngài”, có thể coi là “đại thần” hay “khai quốc công thần” của chế độ. Đây là thời kỳ bị phía Bắc Việt coi là khát máu nhất với đồng bào miền Nam VN vì chế độ Diệm đã cho đem máy chém đi khắp nơi để chém giết người dân, đến mức Bí thư xứ ủy Nam Kỳ rồi thứ nhất Đảng lao động VN Lê Duẩn khẳng định phải dùng bạo lực cách mạng để lật đổ nó chứ không thể đàm phán hòa bình thống nhất với nó. Ông đã làm "Thủ tướng 2 ngày (28-30/4/1975)" của chế độ Việt Nam Cộng hòa, nhưng cũng như tướng Dương Văn Minh, ông là người ôn hòa, ủng hộ chủ trương bàn giao cho chính quyền quân Giải phóng; do vậy, chính quyền Cộng sản chỉ thực hiện các biện pháp giám sát nhưng xử lý không khắt khe với ông. Sau khi tình hình ổn định, ông được cho phép xuất cảnh sang Pháp và định cư ở đây cho đến tận cuối đời. Ông mất ngày 20 tháng 8 năm 1998 tại Paris, thọ 84 tuổi. Trong bài này trên báo chính thống của chế độ cộng sản, ông Mẫu được ca ngợi hết lời, thậm chí được ca ngợi là "Một kẻ sĩ can trường", "Một chính khách thương dân và chính trực"; có lẽ chưa có chính khách nào của chế độ cộng sản được ca ngợi như thế; đúng là rất lạ.
Tháng Tư, nhớ một kẻ sĩ can trường
02/05/2022 Mấy năm trước, tôi được mời dự đám giỗ một giáo sư bấy lâu chỉ nghe tên qua sách vở. Ông là bậc khoa bảng nổi tiếng đã đạt được văn bằng luật cao nhất ở Paris, trở thành người thầy luật khoa hàng đầu của nhiều thế hệ ở miền Nam.
Giáo sư Vũ Văn Mẫu trong lễ phục đến trình quốc thư cho Nữ hoàng Anh khi làm đại sứ tại nước này năm 1964. Ảnh: TL

Đứt gãy chuỗi cung ứng, DN Việt thiệt hại nặng

Đứt gãy chuỗi cung ứng, DN Việt thiệt hại nặng
02-05-2022 - Trong lúc xung đột Nga - Ukraine chưa có hồi kết, việc Trung Quốc thắt chặt các hoạt động sản xuất, thương mại đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang "ngồi trên lửa"

Vận chuyển bằng đường biển tiếp tục khó khăn, tình trạng trễ lịch tàu về cảng thường xuyên hơn Ảnh: Hoàng Triều. 
Khoảng một tháng nay, tình trạng "kẹt cảng" ở Trung Quốc càng lúc càng trầm trọng khiến doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu, logistics và cả DN sản xuất hàng dệt may, da giày, điện tử... khốn đốn khi mà đường đi của nguyên vật liệu, hàng hóa bị gián đoạn.

Chuyện những cây cầu ở Miền Tây và BOT

Trên khắp đất nước, ở đâu cũng thấy những trạm thu phí đường bộ BOT. Những trạm thu phí này không chỉ đơn thuần cướp tiền phi nghĩa và vô đạo đức của Nhà nước đối với các loại xe ôtô qua lại và bị các nước tài trợ phản đối, mà cái chính là gây tác hại cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân và tất cả người dân VN; vì những loại phí BOT này đã đang và sẽ tiếp tục đẩy giá hàng hóa và dịch của của cả nước tiếp tục tăng lên mãi. Chỉ có giới quan tham và giới chủ BOT có lợi; trong khi tỷ lệ lạm phát cao và người dân bị bần cùng hóa, đất nước sẽ càng ngày càng suy yếu và mất phương hướng. Bè lũ quan tham còn đang tìm cách dẫn dắt Nhà nước tới chỗ thu phí BOT cả những tuyến đường do Nhà nước dùng tiền thuế của dân đầu tư. Thật quá kinh khủng, khi đó sẽ không còn dấu hiệu gì của một Nhà nước của dân, vì dân và do dân nữa.
Chuyện những cây cầu ở Miền Tây và BOT
FB Chế Quốc Long - Cầu Mỹ Thuận, bắc qua sông Tiền, nối hai tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang, được khởi công ngày 06/7/1997 do nước Australia tài trợ, khánh thành ngày 21/5/2000. Người dân Miền Tây vui mừng chưa hết nụ cười thì ngay lập tức trạm thu phí phía Tiền Giang hoạt động. Dĩ nhiên, Australia phản đối việc thu phí do cây cầu này được xây từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Australia, họ muốn giúp đỡ dân Miền tây vốn đã quá vất vả với hạ tầng giao thông kém cỏi. 
Phía VN viện cớ phải thu phí để trang trải tiền bảo trì, duy tu, điện chiếu sáng nên cù nhây quyết không buông, người Úc lại bảo “thế chúng mày thu đủ các thuế khác để làm gì?” Phía VN vẫn chây lỳ, Người Úc đành âm thầm rút khỏi dự án cầu Cao Lãnh và Vàm Cống. Mãi đến 01.01.2013, trạm thu phí cầu Mỹ Thuận mới chính thức dừng thu phí, khi đã áp phí bảo trì đường bộ bắt buộc.

Xuất khẩu càng tăng, mức lan tỏa lại càng giảm

Đọc bài này của TS Bùi Trinh để thấy thất bại thảm hại của chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của VN. Lý thuyết và thực tiễn thế giới đều khẳng định mục tiêu chủ yếu của thu hút FDI là khai thác công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty FDI đã tích lũy và phát triển qua nhiều thập kỷ và từ những khoản chi phí lớn. Đặc biệt, khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ doanh nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các doanh nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với chúng cũng sẽ được tham gia quá trình phân công lao động quốc tế và tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu, tạo thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Các mục tiêu khác như bổ sung cho nguồn vốn trong nước, tạo công ăn việc làm và tăng nguồn thu ngân sách chỉ là thứ yếu. Thậm chí lý thuyết và thực tiễn thế giới còn chứng minh ở phần lớn các nước, vốn nước ngoài không bổ sung cho nguồn vốn trong nước mà ngược lại nó thay thế cho nguồn vốn trong nước, tức là vì có vốn nước ngoài nên người trong nước giảm tiết kiệm, tăng tiêu dùng và ăn chơi rất lãng phí, kinh tế đất nước hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài. Việt Nam là trường hợp điển hình của mặt trái này. Có thể nói trên lãnh thổ VN tồn tại song song hai nền kinh tế độc lập, chẳng lan tỏa gì sang nhau: Kinh tế trong nước và Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Người nước ngoài nhập khẩu đầu vào để người Việt gia công rồi xuất khẩu. Một nửa xuất siêu để bù đắp chi phí gia công, thuê đất, đóng thuế, hối lộ bộ máy tham nhũng, chi tiêu sinh hoạt của họ và mở rộng đầu tư FDI ở VN, nửa còn lại họ chuyển về nước một cách hợp pháp. Đọc tới câu "việc hớn hở với thành tích xuất khẩu chẳng phải buồn cười lắm sao?", mình nghĩ nó không khác gì cái tát vào mặt mấy ông quan lãnh đạo khối FDI và Xuất khẩu.
Xuất khẩu càng tăng, mức lan tỏa lại càng giảm
Bùi Trinh 01/05/2022 (KTSG) – Trong 10 năm qua xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng trưởng nhanh chóng qua các năm: năm 2010 đạt 39,1 tỉ đô la Mỹ, chiếm 54,1% tổng kim ngạch xuất khẩu, đến năm 2021 tăng lên 247,54 tỉ đô la và chiếm 73,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Trong khi đó, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước trong tổng kim ngạch xuất khẩu lại diễn biến theo xu hướng ngược lại, từ 45,9% của năm 2010 xuống còn 26,4% vào năm 2021. Tính chung trong cả giai đoạn 2010-2021, cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của khu vực doanh nghiệp FDI đã tăng thêm 19,5 điểm phần trăm và ngược lại cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của khu vực kinh tế trong nước giảm 19,5%.

Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2022

Những chính khách về hưu làm doanh nhân

Tạp chí điện tử Nhà đầu tư của Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) do TS Nguyễn Anh Tuấn, nguyên Phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, nguyên Tổng biên tập báo Đầu Tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, làm Tổng biên tập, mà khi đăng bài dưới đây lại quên mất đại ca Trần Xuân Giá thì kể cũng lạ. Đại ca Giá sinh 1939 tại Thừa Thiên Huế, từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, phó chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (1996-2022). Đại ca nổi tiếng không phải vì những chức vụ trên vì mỗi chức vụ ông chỉ được làm đúng một nhiệm kỳ, mà nổi tiếng vì thời làm Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng ACB, ông đã dính tới nhiều vụ án hình sự nổi tiếng. Trên wiki có liệt kê 2 vụ án điển hình có vai trò của ông, đó là Vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và Vụ án ngân hàng ACB. Trong vụ án đầu, ông đã ký quyết định của ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng sai quy định, dẫn tới toàn bộ số tiền gửi này (gần 719 tỷ đồng) đã bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt. Vụ Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt tổng cộng hơn 4.911 tỷ đồng được coi là vụ án lớn nhất trong lịch sử ngành Ngân hàng Việt Nam. Riêng Ngân hàng ACB bị khởi tố 6 người trong đó có ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên), nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Sáng lập Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB); ông Trần Xuân Giá, nguyên Chủ tịch HĐQT ACB..., do có hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử đã tạm đình chỉ vụ án đối với ông Giá vì lý do sức khỏe. Trong vụ án thứ 2, ông Giá bị khởi tố về tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng. Theo Cáo trạng số 10/VKSTC - V1 ngày ngày 10 tháng 2 năm 2014 của Viện Kiểm sát tối cao, ông Trần Xuân Giá bị quy hai tội là đề ra chủ trương ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng và chủ trương mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trái quy định của pháp luật, gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB 1.406 tỷ đồng. Tuy nhiên, ngày 20-5-2014, tại phiên tòa sơ thẩm, thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã công bố quyết định của Hội đồng xét xử về việc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can Trần Xuân Giá vì lý do sức khỏe. Việc tạm đình chỉ này vẫn tạm thời bị treo đến hiện nay, tức là bất cứ lúc nào, cơ quan pháp luật cũng có thể mở lại vụ án với ông Giá.
Những chính khách về hưu làm doanh nhân
THANH TRẦN 27, Tháng 04, 2022 | Nhàđầutư - Sau khi về hưu, nhiều chính trị gia đã quyết định rẽ ngang sang làm lãnh đạo của các doanh nghiệp hay ngân hàng.

Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (Vietbank) Bùi Xuân Khu. Ảnh: VBB.

Đất nông nghiệp tại Tây Nguyên đang teo dần?

Đọc bài này thấy đau xót. Không chỉ Tây Nguyên mà cả nước như trong cơn sốt đất, nhưng đúng là Tây Nguyên là nơi sốt nhất. Thế trận nhà đất, đất vườn đang trăm hoa đua nở khắp nơi, không trừ chốn nào trên Tây Nguyên. Người mua đất cũng như người bán đều sợ mình lỡ cơ hội. Bất kể ngày mưa hay nắng, làng gần hay buôn xa, từng đoàn người từ các thành phố lớn trong cả nước đều rầm rập tới thăm vườn, nhắm đường… để tìm mua đất Tây Nguyên rồi để đó chờ ngày lên giá. Mà giá đất lên đâu có ít. Tại Dăk Song, có chị chuyên doanh hồ tiêu cho hay năm ngoái một sào đất (1.000 mét vuông) nông nghiệp giá 100 triệu đồng thì nay lên đến 1 tỉ đồng! Tiền đổ hết vào đất, rồi người bán đất lấy tiền đó xây nhà, mua xe, trả nợ và tiêu xài, còn một vài tỉ đồng gửi ngân hàng lấy lãi..., thì kinh tế đất nước làm sao phát triển. Vậy mà báo cáo hàng tháng của Chính phủ lúc nào cũng tuyệt vời. Thậm chí trang baochinhphu.vn/ vừa đưa tin: "Theo báo cáo tại phiên họp Chính phủ tháng 4, hầu hết các lĩnh vực tiếp tục khởi sắc, nhiều lĩnh vực đạt mức tốt hơn cả những năm trước đại dịch".
Đất nông nghiệp tại Tây Nguyên đang teo dần?
Nguyễn Quang Bình 30/04/2022 (KTSG) – Hiếm khi thấy người dân các tỉnh Tây Nguyên rộn ràng và bồn chồn như hiện nay. Bất kể ngày mưa hay nắng, làng gần hay buôn xa, từng đoàn người từ các thành phố lớn trong cả nước đều rầm rập tới thăm vườn, nhắm đường… để tìm đất lập trại, lập ấp. Đất có giá. Giá đất lên từng ngày. Nguy cơ nông nghiệp vỡ thế trận ở vùng cao nguyên trù phú này trong thời gian có thể đoán trước.
Một đồi chè ở Tây Nguyên. Ảnh: TTXVN
Sau mấy năm thị trường nông sản liêu xiêu vì đại dịch Covid-19, rồi đến lượt giá phân bón cao ngất trời, tiền bán sản phẩm không đủ tái đầu tư… Thế mà không ít nhà vườn ở Tây Nguyên chưa hết bần thần thì bỗng nhiên được đếm tiền mỏi tay như chưa bao giờ được đếm.

Văn minh đô thị và cá tính phương Nam

Báo Văn nghệ Công an thỉnh thoảng cũng đăng một số bài hay, như bài này. Người Sài Gòn không có tính cục bộ, họ biết chấp nhận người không giống mình và thích giúp đỡ người bất hạnh hơn. Người Sài Gòn làm thì làm chết thôi, chơi thì chơi xả láng. Người Sài Gòn thấy việc nghĩa không làm là không phải người trí dũng, thấy người lâm nguy không cứu là không phải anh hùng. Người Sài Gòn rất hào sảng, thẳng như ruột ngựa. Chú Việt Phương (nhà thơ nổi tiếng, thư ký hơn 50 năm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng) đã có lần nói với tôi những câu trên; chú còn nói khi chơi với nhau, họ đều chấp nhận hoặc mình làm anh Hai, hoặc tôn người khác làm anh Hai.
Văn minh đô thị và cá tính phương Nam
28/04/2022 - Trong đại dịch toàn cầu, Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh có nhiều tháng là tâm điểm chú ý của cả nước. Người Việt Nam hướng về Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh với tất cả sự chia sẻ và thương yêu. Và không phụ lại sự chờ đợi và hy vọng, Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh đã thích ứng bình thường mới bằng sự phục hồi nhanh chóng trên mọi lĩnh vực.
Một góc bến Bình Đông, quận 8, TP Hồ Chí Minh.
Thực sự, với thử thách COVID-19, Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh càng chứng minh được bản lĩnh một đô thị lớn, một đô thị trung tâm với những đặc trưng riêng biệt về văn hóa. Và không ai phủ nhận, Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh có vẻ đẹp cá tính phương Nam.

Hàn gắn vết thương và thực hiện hòa giải Dân Tộc!

Tôi đồng ý với bác Bin về đánh giá sau: "trên thực tế, Đảng đã từ bỏ các quan điểm Mác- Lênin, XHCN trên hai lĩnh vực kinh tế và đối ngoại rồi. Cũng chính nhờ vậy mà đất nước mới thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và thu được những thành tựu rất quan trọng, có ý nghĩa lịch sử về đối nội và đối ngoại như đến nay. Thế mà, dù đã có nghị quyết về đổi mới toàn diện và đồng bộ, Đảng CSVN vẫn chưa thực hiện đổi mới thật sự về chính trị, vẫn kiên trì níu giữ mô hình quản lý đất nước cũ - hệ thống chính trị hiện hành - theo quan điểm Mác - Lênin, XHCN, thực chất là Đảng trị, độc quyền, không dân chủ, đã quá lẻ loi, lạc lõng, lỗi thời trên thế giới. Đây chính là điều đã và đang ngăn cản dân tộc ta hàn gắn vết thương nội chiến, thực hiện hòa giải, hòa hợp, đại đoàn kết". Nhưng tôi tin là thế hệ các nhà lãnh đạo Đảng hiện nay vẫn không muốn và sẽ không thực hiện 5 kiến nghị của bác Bin trong bài này. Họ cũng không quan tâm tới vấn đề then chốt theo đề nghị của bác Bin là "xây dựng lại Đảng Cộng sản Việt Nam thành một Đảng thực sự của dân, do dân, vì dân, thực sự trong sạch, vững mạnh, thực sự xứng đáng là Đảng tiên phong lãnh đạo toàn dân tộc trong thời đại mới". Thậm chí đến điều lệ Đảng họ cũng phớt lờ không tôn trọng và cũng không giải thích với các đảng viên và người dân. Tôi vừa tham gia Hội nghị rà soát, bổ sung quy hoạch các chức danh cấp ủy, lãnh đạo nhiệm kỳ 2021-2025 và bỏ phiếu quy hoạch các chức danh này, được cấp trên phát cho một số tài liệu, trong đó có Điều lệ Đảng và Quy định, Hướng dẫn thi hành Điều lệ Đảng. Đọc lại Điều lệ Đảng, tôi rất buồn khi đọc tới đoạn "Đồng chí Tổng bí thư giữ chức vụ Tổng bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp".
Hàn gắn vết thương Huynh Đệ Tương Tàn vẫn còn rỉ máu! Thực hiện hòa giải, hòa hợp, Đại Đoàn Kết Dân Tộc!
Nguyễn Đình Bin - Hôm nay, 30 tháng 4, một ngày kỷ niệm cho đến nay mỗi lần đến thì “CÓ HÀNG TRIỆU NGƯỜI VUI MÀ CŨNG CÓ HÀNG TRIỆU NGƯỜI BUỒN ”, như cố Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói.
Vì sao lại như vậy?
Là con dân Việt, chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật lịch sử, cùng nhau suy ngẫm, tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
Tôi cho rằng: cần phấn đấu đạt được nhận thức đồng thuận và thực hiện những việc cơ bản sau đây: