Việt Nam nên đổi từ 'dập dịch' sang cứu kinh tế và sống chung với Covid?
Hoàng Hiền 7 tháng 5 2021 - Có quan điểm cho rằng ở Việt Nam, Covid không đáng sợ như cách mà Nhà nước đang nhận định. Hơn nữa, quy luật của virus là dần dần giảm độc lực để trở thành một căn bệnh thông thường. COVID cũng không nằm ngoài quy luật này mà sẽ dần trở thành cúm mùa. Do đó, Nhà nước cần thay đổi phương thức chống dịch để tiết kiệm tiền của và nhân lực, đồng thời tỉnh táo khai thông lại nền kinh tế cho cuộc chung sống lâu dài với COVID.
Tiêm chủng: hình chụp 28/4 ở Hải Dương
Hôm nay 07/05/2021, tin tức nói Covid đã có mặt tại Bệnh viện K chuyên chữa ung thư ở Hà Nội. Mặc dù đã quen với việc dịch lắng đi rồi lại bùng phát, và hầu như lần nào tâm điểm bùng phát cũng là từ các bệnh viện lớn, nhưng tin tức trên vẫn làm nhiều người rất lo lắng.Covid bùng phát tại các bệnh viện khiến ta lo đòn đánh kép lên bệnh nhân
Lo vì người bệnh ung thư thể trạng vốn đã yếu, lại trải qua quá trình điều trị chịu nhiều loại thuốc vốn gây nhiều tác dụng phụ (trong đó phổ biến là gây suy nhược cơ thể), thì đòn đánh kép của Covid + ung thư sẽ gây ra hậu quả không lường nổi.
Hơn một năm chống chọi COVID, truyền thông Việt Nam đưa tin chỉ có 35 ca tử vong trong tổng số khoảng 1.700 ca bệnh.
Với dân số trên 100 triệu người trải dài ở nhiều địa hình phức tạp, cả hai con số kể trên được thế giới đánh giá là một kỳ tích mới của ngành y tế và chính phủ Việt Nam. Nhất là khi xem xét nó trong điều kiện thiếu thốn bác sĩ, thiết bị và thuốc men, cộng với khả năng truyền thông và nhận thức rất chênh lệch của người dân giữa các vùng.
Sẽ ra sao nếu không chỉ bệnh viện chữa ung thư mà Covid tấn công các cơ sở y tế chuyên khoa lão khoa, thận, tiểu đường, HIV…, những nơi bệnh nhân vốn đã khá "mong manh"?
Sẽ ra sao nếu COVID tấn công các cơ sở cứu trợ người già và nhà tù, nơi có điều kiện sống chật chội, dinh dưỡng kém, vệ sinh và thông khí đều hạn chế?
Nếu thế, con số tử vong chắc chắn không dừng ở 35 và tốc độ tăng cũng sẽ không nhỏ giọt như suốt hơn năm nay.
Điều đáng lo nhất, viễn tượng các cơ sở y tế ở những vùng trọng điểm sẽ quá tải về nhân lực và thiết bị y tế- cũng có thể xảy ra.
Chỉ trong hai ngày nay, nhìn vào hàng loạt mệnh lệnh liên tiếp về giãn cách, cấm các hoạt động thiết yếu, cho học sinh nghỉ học trên hàng chục địa phương khắp cả nước, người quan sát có thể hình dung phần nào quan điểm của chính phủ Việt Nam về đợt bùng dịch lần này.
Sẽ ra sao nếu không chỉ bệnh viện chữa ung thư mà Covid tấn công các cơ sở y tế chuyên khoa lão khoa, thận, tiểu đường, HIV…, những nơi bệnh nhân vốn đã khá "mong manh"?
Sẽ ra sao nếu COVID tấn công các cơ sở cứu trợ người già và nhà tù, nơi có điều kiện sống chật chội, dinh dưỡng kém, vệ sinh và thông khí đều hạn chế?
Nếu thế, con số tử vong chắc chắn không dừng ở 35 và tốc độ tăng cũng sẽ không nhỏ giọt như suốt hơn năm nay.
Điều đáng lo nhất, viễn tượng các cơ sở y tế ở những vùng trọng điểm sẽ quá tải về nhân lực và thiết bị y tế- cũng có thể xảy ra.
Chỉ trong hai ngày nay, nhìn vào hàng loạt mệnh lệnh liên tiếp về giãn cách, cấm các hoạt động thiết yếu, cho học sinh nghỉ học trên hàng chục địa phương khắp cả nước, người quan sát có thể hình dung phần nào quan điểm của chính phủ Việt Nam về đợt bùng dịch lần này.
Nhận diện đúng rủi ro
Xin được giới thiệu một góc nhìn khác: Covid ở Việt Nam có thể chỉ là bệnh nhẹ
Tôi đang sống ở TP HCM. Hơn một năm nay bùng đại dịch, cuộc sống của tôi gần như không thay đổi gì. Vẫn đi làm bình thường, cuối tuần đi chợ mua thức ăn. Vẫn thỉnh thoảng đi ăn tiệm, cà phê công việc hay tán dóc.
Thói quen đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, vệ sinh và mở cửa nhà cho thông thoáng, có ánh nắng thì đã hình thành từ bé, là lối sống rồi.
Miền Nam nắng nóng quanh năm, từ lâu ai ra đường cũng phải đeo khẩu trang, trước để tránh nắng đốt rám cái mặt, sau để đỡ hít bụi. Còn ôm hôn thì dân ta làm gì có thói quen ôm hôn ai? Di chuyển thì cũng gần như tuyệt đối bằng xe máy. Xe hơi thì hạ cửa sổ, chịu khó nóng tí nhưng an toàn….
Nhìn quanh, người dân cũng sống với tâm thế như vậy. Chỉ có thay đổi là tỷ lệ đeo khẩu trang nhiều hơn, rửa tay nhiều hơn. Còn thì người ta vẫn tụ tập cà phê và nhậu nhẹt gần như trước khi có dịch.
Có lẽ thời tiết nắng chan chứa và gió lồng lộng ở Việt Nam, đặc biệt ở hơn nửa dải đất từ miền Trung đổ vào vốn không có mùa đông, chính là kẻ tử thù của virus corona.
Bãi biển Đà Nẵng
Vì theo các nghiên cứu khoa học nhất quán từ đầu mùa dịch đến giờ, các giọt bắn cực nhỏ chứa virus từ mũi họng người bệnh bắn ra, khi gặp nhiệt độ cao và môi trường thoáng khí chúng sẽ nhanh chóng khô ngay khiến con virus tiêu đời lập tức.
Trong điều kiện đặc trưng này, độc tính của virus cũng giảm nhẹ. Chúng chỉ tồn tại và lan truyền nhanh trong không gian kín, nhiệt độ thấp và không thông khí mà thôi.
Chính đặc trưng của khí hậu và lối sống của người Việt là yếu tố tự nhiên cực kỳ quan trọng bên cạnh các biện pháp khác của chính phủ khiến COVID không lan rộng và gây tử vong nhiều.
Sự thật, trước giờ các ổ dịch đều bùng phát từ trong bệnh viện. Còn ở chợ hay các bãi biển nơi người chen chúc san sát, gần như không đeo khẩu trang hay sát khuẩn tay, thì lại không có ca lây nhiễm nào.
Đợt dịch trước bùng từ hai ổ dịch trong bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện Đà Nẵng. Đợt này, dịch bùng tiếp tại 6 bệnh viện (đang bị phong tỏa, gồm bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, bệnh viện khu vực Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (cơ sở 2), bệnh viện Phổi (Lạng Sơn), bệnh viện 105 Sơn Tây, bệnh viện K cơ sở Tân Triều) và có thể chưa dừng lại, trích theo báo chính thống.
Những người làm việc trong ngành y ở Việt Nam quá rõ tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện, lây nhiễm chéo nặng nề ở tất cả các cơ sở y tế trong cả nước. Đặc biệt ở các bệnh viện công, nơi bệnh nhân luôn luôn đông, nhân viên y tế quá tải, cơ sở vật chất và khả năng chăm sóc thiếu thốn và yếu kém. Cuối cùng, chính những nơi đang điều trị bệnh nhân lại trở thành nơi lây nhiễm và phát tán bệnh ra cộng đồng.
Nhưng phong tỏa cả bệnh viện, từ chối nhận bệnh nhân mới ngay khi có một mầm bệnh trong khoa phòng nào đó liệu có phải là biện pháp tốt nhất?
Ngay từ đầu mùa dịch năm ngoái, tuy ngấm ngầm nhưng trong giới chuyên môn y tế ở Việt Nam đã hình thành hai quan điểm khác biệt.
Luồng quan điểm phổ biến và chiếm vị trí chủ đạo trên cả truyền thông lẫn thực hành, gồm các lãnh đạo Bộ Y tế và khá đông các bác sĩ đang làm việc thì tán thành cách thức chống dịch hiện tại.
Nghĩa là bất cứ khi nào, bất cứ điểm nào khi có ca dương tính thì lập tức khoanh vùng, cô lập, truy vết, cách ly ngay lập tức. Mục đích là giữ một cộng đồng "sạch", không có mầm bệnh. Phương thức này đang được thực hiện từ đầu mùa dịch cho đến hiện tại.
Xin được giới thiệu một góc nhìn khác: Covid ở Việt Nam có thể chỉ là bệnh nhẹ
Tôi đang sống ở TP HCM. Hơn một năm nay bùng đại dịch, cuộc sống của tôi gần như không thay đổi gì. Vẫn đi làm bình thường, cuối tuần đi chợ mua thức ăn. Vẫn thỉnh thoảng đi ăn tiệm, cà phê công việc hay tán dóc.
Thói quen đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, vệ sinh và mở cửa nhà cho thông thoáng, có ánh nắng thì đã hình thành từ bé, là lối sống rồi.
Miền Nam nắng nóng quanh năm, từ lâu ai ra đường cũng phải đeo khẩu trang, trước để tránh nắng đốt rám cái mặt, sau để đỡ hít bụi. Còn ôm hôn thì dân ta làm gì có thói quen ôm hôn ai? Di chuyển thì cũng gần như tuyệt đối bằng xe máy. Xe hơi thì hạ cửa sổ, chịu khó nóng tí nhưng an toàn….
Nhìn quanh, người dân cũng sống với tâm thế như vậy. Chỉ có thay đổi là tỷ lệ đeo khẩu trang nhiều hơn, rửa tay nhiều hơn. Còn thì người ta vẫn tụ tập cà phê và nhậu nhẹt gần như trước khi có dịch.
Có lẽ thời tiết nắng chan chứa và gió lồng lộng ở Việt Nam, đặc biệt ở hơn nửa dải đất từ miền Trung đổ vào vốn không có mùa đông, chính là kẻ tử thù của virus corona.
Bãi biển Đà Nẵng
Vì theo các nghiên cứu khoa học nhất quán từ đầu mùa dịch đến giờ, các giọt bắn cực nhỏ chứa virus từ mũi họng người bệnh bắn ra, khi gặp nhiệt độ cao và môi trường thoáng khí chúng sẽ nhanh chóng khô ngay khiến con virus tiêu đời lập tức.
Trong điều kiện đặc trưng này, độc tính của virus cũng giảm nhẹ. Chúng chỉ tồn tại và lan truyền nhanh trong không gian kín, nhiệt độ thấp và không thông khí mà thôi.
Chính đặc trưng của khí hậu và lối sống của người Việt là yếu tố tự nhiên cực kỳ quan trọng bên cạnh các biện pháp khác của chính phủ khiến COVID không lan rộng và gây tử vong nhiều.
Sự thật, trước giờ các ổ dịch đều bùng phát từ trong bệnh viện. Còn ở chợ hay các bãi biển nơi người chen chúc san sát, gần như không đeo khẩu trang hay sát khuẩn tay, thì lại không có ca lây nhiễm nào.
Đợt dịch trước bùng từ hai ổ dịch trong bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện Đà Nẵng. Đợt này, dịch bùng tiếp tại 6 bệnh viện (đang bị phong tỏa, gồm bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, bệnh viện khu vực Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (cơ sở 2), bệnh viện Phổi (Lạng Sơn), bệnh viện 105 Sơn Tây, bệnh viện K cơ sở Tân Triều) và có thể chưa dừng lại, trích theo báo chính thống.
Những người làm việc trong ngành y ở Việt Nam quá rõ tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện, lây nhiễm chéo nặng nề ở tất cả các cơ sở y tế trong cả nước. Đặc biệt ở các bệnh viện công, nơi bệnh nhân luôn luôn đông, nhân viên y tế quá tải, cơ sở vật chất và khả năng chăm sóc thiếu thốn và yếu kém. Cuối cùng, chính những nơi đang điều trị bệnh nhân lại trở thành nơi lây nhiễm và phát tán bệnh ra cộng đồng.
Nhưng phong tỏa cả bệnh viện, từ chối nhận bệnh nhân mới ngay khi có một mầm bệnh trong khoa phòng nào đó liệu có phải là biện pháp tốt nhất?
Ngay từ đầu mùa dịch năm ngoái, tuy ngấm ngầm nhưng trong giới chuyên môn y tế ở Việt Nam đã hình thành hai quan điểm khác biệt.
Luồng quan điểm phổ biến và chiếm vị trí chủ đạo trên cả truyền thông lẫn thực hành, gồm các lãnh đạo Bộ Y tế và khá đông các bác sĩ đang làm việc thì tán thành cách thức chống dịch hiện tại.
Nghĩa là bất cứ khi nào, bất cứ điểm nào khi có ca dương tính thì lập tức khoanh vùng, cô lập, truy vết, cách ly ngay lập tức. Mục đích là giữ một cộng đồng "sạch", không có mầm bệnh. Phương thức này đang được thực hiện từ đầu mùa dịch cho đến hiện tại.
Luồng quan điểm thứ hai mà tôi tìm hiểu được đến từ hầu hết gồm các bác sĩ cao tuổi hơn, trong đó có nhiều chuyên gia cây đa cây đề về dịch tễ, cho rằng các biện pháp cực đoan đang tiến hành sẽ không thể có hiệu quả trong dài hạn, ngược lại gây tốn kém rất nhiều công của vì hoàn toàn thụ động đi theo đuôi con virus.
Họ cho rằng phải chấp nhận thực tế virus đã tồn tại và lưu hành trong cộng đồng, nhưng không bùng phát vì thiếu các điều kiện cơ bản. Do vậy, quan trọng nhất tất nhiên vẫn là thực hành 5K, nhưng song song đó phải dự phòng và dự báo thật tốt các điểm có nguy cơ, lập kế hoạch từ trước và đảm bảo thường xuyên việc tăng cường thông khí, vệ sinh, giãn cách… tại các nơi có nguy cơ cao như cơ sở y tế; hạn chế các hoạt động tập trung đông người trong không gian kín…
Mục đích là chống được dịch bệnh nhưng giảm thiểu thiệt hại kinh tế, duy trì đời sống bình thường nhất có thể.
Những người này đặt câu hỏi: "Nếu vẫn tiếp tục đóng cửa và bỏ hàng núi tiền ra để chạy theo cắt cơn COVID-19, nhưng sang năm lỡ có thêm con COVID-22 hoặc một mặt bệnh nào đấy đã cũ bỗng đùng đùng quay trở lại, thì tiền đâu mà lo"?
Thêm nữa, nhóm quan điểm kể trên cho rằng con số gần 1.700 người dương tính ở Việt Nam không phản ảnh đúng thực tế. Theo họ, đây chỉ là những ca phát hiện dương tính khi đến xét nghiệm ở bệnh viện hoặc khi nhập cảnh.
Nhưng với tính chất lây lan và thích nghi với tế bào vật chủ của virus cùng với việc Việt Nam không xét nghiệm rộng rãi thì số lượng người nhiễm virus nhưng không phát hiện triệu chứng, hoặc chỉ có một ít triệu chứng sau đó đã tự khỏi phải cao hơn thế rất nhiều.
Nếu chết vì Covid thấp như thế thì có đáng sợ?
Cũng lý luận như thế, họ chứng minh con số 35 người tử vong vì Covid được công bố, trong đó hầu hết là người cao tuổi và người có bệnh nền lâu năm là rất thấp so với tỷ lệ tử vong của các căn bệnh đang lưu hành khác, ví dụ bệnh tim mạch, ung thư và tiểu đường.
Ví dụ, năm 2017 Việt Nam có tổng cộng 27.000 người tử vong do các nguyên nhân liên quan đến tiểu đường.
Một góc phố cổ Hà Nội vắng lặng do hàng quán phải đóng cửa vì dịch Covid-19
Năm 2015, mỗi ngày có 80 người tử vong do bệnh này. Với bệnh tim mạch, mỗi năm có 200.000 người tử vong - số liệu từ Bộ Y tế Việt Nam….
Cuối cùng, luồng quan điểm này nhận xét: ở Việt Nam, Covid không đáng sợ như cách mà Nhà nước đang nhận định. Hơn nữa, quy luật của virus là dần dần giảm độc lực để trở thành một căn bệnh thông thường. COVID cũng không nằm ngoài quy luật này mà sẽ dần trở thành cúm mùa.
Nhà nước cần thay đổi phương thức chống dịch để tiết kiệm tiền của và nhân lực, đồng thời tỉnh táo khai thông lại nền kinh tế cho cuộc chung sống lâu dài với COVID.
Các lý lẽ nói trên hầu như không được hiện diện trên các trang báo chính thống. Chúng chỉ tồn tại trong truyền thông xã hội, các post cá nhân trên mạng xã hội facebook, các cuộc tranh luận nội bộ và bàn cãi trong các nhóm, trên mạng cũng như ngoài đời.
Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người trong và ngoài ngành y dần đồng tình với quan điểm này, cho dù với thái độ thận trọng, theo nhiều mức độ khác nhau.
Hôm nay, hầu hết các dịch vụ có thể tụ tập đông người như nhà hàng, rạp hát, phòng gym, quán bar, karaok, vũ trường, quán game… trên nhiều tỉnh thành đã được yêu cầu đóng cửa.
Đà Nẵng còn căng hơn: quán ăn không được bán tại chỗ, chỉ được bán mang đi. Thậm chí bãi biển cũng bị đóng cửa! Trường học quay lại thời học online, cha mẹ kêu trời. Các địa điểm du lịch nháy mắt quay lại vắng tanh như chùa Bà Đanh vì làm gì còn dịch vụ mà đến nghỉ dưỡng?
Tôi cứ nghĩ mãi về các con số 35 người tử vong và gần 1.700 ca bệnh, trong những so sánh bất tận quay cuồng về thiệt hại và chung sống.
Còn quý vị?
Bài thể hiện quan điểm riêng của một cây bút tự do ở TPHCM.
Họ cho rằng phải chấp nhận thực tế virus đã tồn tại và lưu hành trong cộng đồng, nhưng không bùng phát vì thiếu các điều kiện cơ bản. Do vậy, quan trọng nhất tất nhiên vẫn là thực hành 5K, nhưng song song đó phải dự phòng và dự báo thật tốt các điểm có nguy cơ, lập kế hoạch từ trước và đảm bảo thường xuyên việc tăng cường thông khí, vệ sinh, giãn cách… tại các nơi có nguy cơ cao như cơ sở y tế; hạn chế các hoạt động tập trung đông người trong không gian kín…
Mục đích là chống được dịch bệnh nhưng giảm thiểu thiệt hại kinh tế, duy trì đời sống bình thường nhất có thể.
Những người này đặt câu hỏi: "Nếu vẫn tiếp tục đóng cửa và bỏ hàng núi tiền ra để chạy theo cắt cơn COVID-19, nhưng sang năm lỡ có thêm con COVID-22 hoặc một mặt bệnh nào đấy đã cũ bỗng đùng đùng quay trở lại, thì tiền đâu mà lo"?
Thêm nữa, nhóm quan điểm kể trên cho rằng con số gần 1.700 người dương tính ở Việt Nam không phản ảnh đúng thực tế. Theo họ, đây chỉ là những ca phát hiện dương tính khi đến xét nghiệm ở bệnh viện hoặc khi nhập cảnh.
Nhưng với tính chất lây lan và thích nghi với tế bào vật chủ của virus cùng với việc Việt Nam không xét nghiệm rộng rãi thì số lượng người nhiễm virus nhưng không phát hiện triệu chứng, hoặc chỉ có một ít triệu chứng sau đó đã tự khỏi phải cao hơn thế rất nhiều.
Nếu chết vì Covid thấp như thế thì có đáng sợ?
Cũng lý luận như thế, họ chứng minh con số 35 người tử vong vì Covid được công bố, trong đó hầu hết là người cao tuổi và người có bệnh nền lâu năm là rất thấp so với tỷ lệ tử vong của các căn bệnh đang lưu hành khác, ví dụ bệnh tim mạch, ung thư và tiểu đường.
Ví dụ, năm 2017 Việt Nam có tổng cộng 27.000 người tử vong do các nguyên nhân liên quan đến tiểu đường.
Một góc phố cổ Hà Nội vắng lặng do hàng quán phải đóng cửa vì dịch Covid-19
Năm 2015, mỗi ngày có 80 người tử vong do bệnh này. Với bệnh tim mạch, mỗi năm có 200.000 người tử vong - số liệu từ Bộ Y tế Việt Nam….
Cuối cùng, luồng quan điểm này nhận xét: ở Việt Nam, Covid không đáng sợ như cách mà Nhà nước đang nhận định. Hơn nữa, quy luật của virus là dần dần giảm độc lực để trở thành một căn bệnh thông thường. COVID cũng không nằm ngoài quy luật này mà sẽ dần trở thành cúm mùa.
Nhà nước cần thay đổi phương thức chống dịch để tiết kiệm tiền của và nhân lực, đồng thời tỉnh táo khai thông lại nền kinh tế cho cuộc chung sống lâu dài với COVID.
Các lý lẽ nói trên hầu như không được hiện diện trên các trang báo chính thống. Chúng chỉ tồn tại trong truyền thông xã hội, các post cá nhân trên mạng xã hội facebook, các cuộc tranh luận nội bộ và bàn cãi trong các nhóm, trên mạng cũng như ngoài đời.
Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người trong và ngoài ngành y dần đồng tình với quan điểm này, cho dù với thái độ thận trọng, theo nhiều mức độ khác nhau.
Hôm nay, hầu hết các dịch vụ có thể tụ tập đông người như nhà hàng, rạp hát, phòng gym, quán bar, karaok, vũ trường, quán game… trên nhiều tỉnh thành đã được yêu cầu đóng cửa.
Đà Nẵng còn căng hơn: quán ăn không được bán tại chỗ, chỉ được bán mang đi. Thậm chí bãi biển cũng bị đóng cửa! Trường học quay lại thời học online, cha mẹ kêu trời. Các địa điểm du lịch nháy mắt quay lại vắng tanh như chùa Bà Đanh vì làm gì còn dịch vụ mà đến nghỉ dưỡng?
Tôi cứ nghĩ mãi về các con số 35 người tử vong và gần 1.700 ca bệnh, trong những so sánh bất tận quay cuồng về thiệt hại và chung sống.
Còn quý vị?
Bài thể hiện quan điểm riêng của một cây bút tự do ở TPHCM.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-57026492
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét