Điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc phong toả Đài Loan?
FB Viên Chinh Chiến - Tình hình trên eo biển Đài Loan đang diễn ra với các viễn cảnh đáng lo ngại. Các tàu chiến Trung Quốc đang bao vây và đe doạ Đài Loan. Máy bay chiến đấu Trung Quốc cũng liên tục xâm phạm không phận Đài Loan. Mặc dù nhiều chuyên gia cho rằng, sẽ là bất lợi cho Trung Quốc nếu tấn công Đài Loan lúc này, bởi vì, nói cho cùng nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan, đây sẽ là sự tàn sát giữa những anh em trong một nhà; đồng thời, cộng đồng quốc tế sẽ phản ứng bằng cách cô lập Trung Quốc, điều này sẽ khiến Trung Quốc gặp bất lợi.Đài Loan hiên ngang (mầu đỏ)
Khả năng xảy ra xung đột trên eo biển Đài Loan
Tuy nhiên, thái độ thù địch của Bắc Kinh ngày càng dâng cao ở khu vực này. Đặc biệt, Tập Cận Bình đã cảm thấy rất tự tin trong việc đưa Trung Quốc trở thành siêu cường, thoả mãn “Giấc mộng Trung Hoa”. Chính những điều này đã dẫn đến những xung đột tiềm ẩn tại eo biển Đài Loan.
Mỹ đang lo ngại rằng họ có thể không còn đủ khả năng để ngăn cản Trung Quốc chiếm Đài Loan bằng vũ lực. Đô đốc Phil Davidson, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, lo ngại nói với Quốc hội Mỹ hồi tháng 3 rằng, từ nay đến năm 2027, có thể Trung Quốc sẽ tấn công Đài Loan.
Nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan, Mỹ sẽ buộc phải tham gia. Mặc dù Mỹ không bị ràng buộc theo hiệp ước phải bảo vệ Đài Loan, nhưng một cuộc tấn công của Trung Quốc sẽ là phép thử đối với sức mạnh quân sự cũng như quyết tâm ngoại giao và chính trị của Mỹ. Nếu Hạm đội 7 không xuất hiện, Trung Quốc sẽ sớm trở thành cường quốc ở châu Á. Các đồng minh của Mỹ trên khắp thế giới sẽ biết rằng không thể tin tưởng vào Mỹ. Nền hòa bình do Mỹ thống trị (Pax Americana) sẽ sụp đổ.
Tuy nhiên, một số chuyên gia khuyến cáo rằng có thể Trung Quốc sẽ không chọn cách tấn công Đài Loan từ biển vào, mà Trung Quốc có thể sử dụng chiến thuật phong toả để dần dần xâm chiếm Đài Loan nhưng lại hạn chế được sự tham gia từ Mỹ và các quốc gia khác. Đó sẽ là một cuộc phong tỏa nhằm tấn công Đài Loan trong vòng vài tháng hoặc vài năm, mở đường cho một chiến dịch không kích cuối cùng để buộc hòn đảo này phải đầu hàng.
Kịch bản Trung Quốc phong toả Đài Loan
Trong những năm tới, nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ lợi dụng thành quả của một cuộc bầu cử ở Đài Loan làm cái cớ để thông báo rằng họ sẽ bắt đầu khai thác và thực thi Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) xung quanh hòn đảo này để chuẩn bị cho một cuộc “thống nhất”. Động thái này sẽ nhanh chóng leo thang thành cuộc xâm nhập quy mô lớn và có tổ chức nhắm vào các vùng biển của Đài Loan bằng các tàu không vũ trang hoặc vũ trang hạng nhẹ, tương tự như việc Bắc Kinh chiếm đóng Đá Ba Đầu trong năm nay. Do thiếu lực lượng quân sự truyền thống, nên hải quân Đài Loan sẽ không thể ngăn chặn các cuộc xâm nhập này, vì việc sử dụng lực lượng gây chết người sẽ là bất khả thi về mặt chính trị trong mắt dư luận thế giới.
Trong lúc Đài Loan phải vật lộn với những sự việc gần giống như các cuộc đột kích, hải quân Trung Quốc sẽ bắt đầu ngăn chặn và kiểm tra các tàu trong vùng biển của Đài Loan. Các tàu này sẽ chỉ được trả tự do nếu thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc. Các lực lượng hải quân khác, trong đó có hải quân Mỹ và Nhật Bản, có thể cố gắng đảm bảo cho tàu của họ tiếp cận các cảng của Đài Loan, nhưng việc này đòi hỏi một nỗ lực không thể duy trì lâu dài.
Hơn nữa, Trung Quốc sẽ bắt đầu sử dụng các chiến thuật va chạm và cản trở bằng các tàu chuyên dụng giá rẻ, độ bền cao, trước khi gia tăng sử dụng các loại vũ khí nguy hiểm nhưng không gây sát thương trực tiếp. Chẳng hạn, Bắc Kinh có thể sử dụng thiết bị phát sóng siêu ngắn và các vũ khí sóng âm - loại vũ khí đã được sử dụng để chống lại Ấn Độ. Đây sẽ là những vũ khí vô giá trên biển và có thể khiến các nỗ lực quốc tế dần sụp đổ, qua đó giúp Trung Quốc thắt chặt phong tỏa Đài Loan.
Tại thời điểm này, các đồng minh của Đài Loan sẽ phải đối mặt với hai lựa chọn đầy khó khăn: một là chấp nhận thất bại và rút lui, để Đài Loan tự định đoạt số phận của họ; hai là bắt đầu đánh chìm tàu Trung Quốc. Lựa chọn đầu tiên, mặc dù đáng lo ngại, nhưng dường như lại dễ xảy ra nhất. Khi các đồng minh của Đài Loan dần dần bỏ mặc họ và dư luận nước ngoài không còn quan tâm, Trung Quốc sẽ hiện thực hóa kế hoạch phong tỏa bằng cách cắt đứt mọi cách tiếp cận với bên ngoài qua đường hàng không và đường biển. Nếu quân đội Đài Loan bắt đầu sử dụng vũ lực để phá vỡ phong tỏa, Trung Quốc sẽ triển khai một chiến dịch không kích nhằm vào Đài Loan bằng lực lượng không quân và dàn tên lửa mặt đất của nước này.
Bởi Đài Loan sẽ không thể bảo vệ các ngành công nghiệp và cơ sở hạ tầng của họ khỏi bị tấn công hoặc tiếp nhận sự trợ giúp từ bên ngoài, nên hòn đảo này sẽ dần kiệt quệ, cuối cùng chấp nhận một giải pháp chính trị - tương tự như sự đầu hàng. Câu hỏi duy nhất là liệu Đài Loan sẽ cầm cự được trong 6 tháng hay 3 năm. Kết quả sẽ không khiến bất kỳ ai phải nghi ngờ.
Vậy còn lựa chọn thứ hai? Điều gì sẽ xảy ra nếu một liên minh quốc tế bắt đầu đánh chìm các tàu Trung Quốc và cố gắng phá vỡ lớp phong tỏa? Thứ nhất, về mặt chính trị, đây là phương án khó thực hiện. Các quốc gia phương Tây hoàn toàn có khả năng đánh bom các nước có nền quân sự yếu kém. Tuy nhiên, việc đối đầu với một cường quốc sẽ khó hơn nhiều. Điều này được chứng tỏ một phần qua phản ứng nhẹ nhàng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đối với sự xâm lược của Nga ở Caucasus và Ukraine, trái với hành động quyết liệt của họ nhằm chống lại Serbia trong những năm 1990, hay gần đây hơn là Libya, Iraq và Syria.
Thứ hai, tính ưu việt của các loại vũ khí trên bộ của Trung Quốc, cũng khoảng cách địa lý xa xôi đồng nghĩa rằng hải quân Mỹ sẽ không bao giờ có thể duy trì hạm đội của nước này đủ gần Đài Loan như trước. Đây không phải là cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan năm 1996. Khối lượng lớn tên lửa, máy bay không người lái, tàu nhỏ và máy bay truyền thống mà Trung Quốc có thể sử dụng trong khu vực nhiều khả năng sẽ áp đảo các hạm đội và căn cứ trên đảo của Mỹ, tất cả đều dựa vào hệ thống phòng không vốn có rất ít đạn dược sẵn sàng sử dụng ngay lập tức. Thậm chí các tàu khu trục Zumwalt - vũ khí hủy diệt hàng loạt tân tiến nhất - cũng sẽ khó có thể đánh chặn hơn vài chục mục tiêu đang bay tới, ngay cả khi giả sử chúng hoạt động gần như hoàn hảo. Trên thực tế, các loại vũ khí trên bộ của Trung Quốc cũng được bổ sung nhanh hơn các hệ thống trên biển của Mỹ.
Kịch bản phong toả sẽ được lặp lại
Nếu Trung Quốc thành công trong chiến thuật phong toả để xâm chiếm Đài Loan, kịch bản này sẽ được Trung Quốc tiếp tục áp dụng để có thể giành vị trí thống lĩnh trên biển Đông. Các quốc gia ASEAN đang trực tiếp kiểm soát một số thực thể trên biển Đông sẽ là mục tiêu tiếp theo, trong đó Việt Nam có thể sẽ là mục tiêu đầu tiên mà Trung Quốc muốn nhắm tới.
Tại sao lại là Việt Nam? Bởi vì các lý do sau đây:
Thứ nhất, Việt Nam hiện nay là quốc gia đang kiểm soát nhiều thực thể nhất tại Trường Sa, gồm 21 thực thể (gồm 9 đảo nổi, 12 đảo chìm) với 33 điểm đóng quân. Vì vậy, nếu Trung Quốc có thể chiếm đoạt các thực thể này của Việt Nam thì Bắc Kinh có thể mở rộng sự hiện diện ở biển Đông một cách dễ dàng.
Thứ hai, Việt Nam được coi là nước “cứng đầu” nhất trong các quốc gia ASEAN có tranh chấp biển Đông với Trung Quốc. Nếu “trị” được Việt Nam, các quốc gia ASEAN khác sẽ dễ dàng “quy thuận” Trung Quốc.
Thứ ba, các nguồn lực của Việt Nam để chống lại cuộc phong toả trên biển Đông của Trung Quốc còn nhiều hạn chế. Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Việt Nam cũng không có hiệp ước an ninh nào ràng buộc để các cường quốc khác tham chiến hỗ trợ Việt Nam như trường hợp Nhật Bản hoặc Đài Loan.
Trung Quốc đã và đang áp dụng chiến thuật phong toả này ở các khu vực nhỏ hơn. Sự kiện Đá Vành khăn năm 1995, Scarborough năm 2012 hay sự kiện Đá Ba Đầu mới đây là minh chứng cho các hoạt động đó của Trung Quốc. Trung Quốc cũng đã từng đe doạ tấn công các thực thể Việt Nam đang chiếm giữ tại Trường Sa nếu Việt Nam không rút các dự án thăm dò và khai thác dầu khí tại các Lô 07.3 hồi năm 2018.
Chính vì vậy, Mỹ, Đài Loan, Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á trực tiếp liên quan đến tranh chấp biển Đông cần phải đặt ra các chiến lược đối phó khi bị Trung Quốc phong toả. Trung Quốc sẽ giành chiến thắng nhờ chiến thuật tiêu hao hậu cần - một dạng tấn công âm ỉ mà không phải dồn dập. Đồng thời các quốc gia này cần phải tập trung các nguồn lực cần thiết để sẵn sàng đối phó trong trường hợp này xảy ra.
Tuy nhiên, thái độ thù địch của Bắc Kinh ngày càng dâng cao ở khu vực này. Đặc biệt, Tập Cận Bình đã cảm thấy rất tự tin trong việc đưa Trung Quốc trở thành siêu cường, thoả mãn “Giấc mộng Trung Hoa”. Chính những điều này đã dẫn đến những xung đột tiềm ẩn tại eo biển Đài Loan.
Mỹ đang lo ngại rằng họ có thể không còn đủ khả năng để ngăn cản Trung Quốc chiếm Đài Loan bằng vũ lực. Đô đốc Phil Davidson, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, lo ngại nói với Quốc hội Mỹ hồi tháng 3 rằng, từ nay đến năm 2027, có thể Trung Quốc sẽ tấn công Đài Loan.
Nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan, Mỹ sẽ buộc phải tham gia. Mặc dù Mỹ không bị ràng buộc theo hiệp ước phải bảo vệ Đài Loan, nhưng một cuộc tấn công của Trung Quốc sẽ là phép thử đối với sức mạnh quân sự cũng như quyết tâm ngoại giao và chính trị của Mỹ. Nếu Hạm đội 7 không xuất hiện, Trung Quốc sẽ sớm trở thành cường quốc ở châu Á. Các đồng minh của Mỹ trên khắp thế giới sẽ biết rằng không thể tin tưởng vào Mỹ. Nền hòa bình do Mỹ thống trị (Pax Americana) sẽ sụp đổ.
Tuy nhiên, một số chuyên gia khuyến cáo rằng có thể Trung Quốc sẽ không chọn cách tấn công Đài Loan từ biển vào, mà Trung Quốc có thể sử dụng chiến thuật phong toả để dần dần xâm chiếm Đài Loan nhưng lại hạn chế được sự tham gia từ Mỹ và các quốc gia khác. Đó sẽ là một cuộc phong tỏa nhằm tấn công Đài Loan trong vòng vài tháng hoặc vài năm, mở đường cho một chiến dịch không kích cuối cùng để buộc hòn đảo này phải đầu hàng.
Kịch bản Trung Quốc phong toả Đài Loan
Trong những năm tới, nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ lợi dụng thành quả của một cuộc bầu cử ở Đài Loan làm cái cớ để thông báo rằng họ sẽ bắt đầu khai thác và thực thi Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) xung quanh hòn đảo này để chuẩn bị cho một cuộc “thống nhất”. Động thái này sẽ nhanh chóng leo thang thành cuộc xâm nhập quy mô lớn và có tổ chức nhắm vào các vùng biển của Đài Loan bằng các tàu không vũ trang hoặc vũ trang hạng nhẹ, tương tự như việc Bắc Kinh chiếm đóng Đá Ba Đầu trong năm nay. Do thiếu lực lượng quân sự truyền thống, nên hải quân Đài Loan sẽ không thể ngăn chặn các cuộc xâm nhập này, vì việc sử dụng lực lượng gây chết người sẽ là bất khả thi về mặt chính trị trong mắt dư luận thế giới.
Trong lúc Đài Loan phải vật lộn với những sự việc gần giống như các cuộc đột kích, hải quân Trung Quốc sẽ bắt đầu ngăn chặn và kiểm tra các tàu trong vùng biển của Đài Loan. Các tàu này sẽ chỉ được trả tự do nếu thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc. Các lực lượng hải quân khác, trong đó có hải quân Mỹ và Nhật Bản, có thể cố gắng đảm bảo cho tàu của họ tiếp cận các cảng của Đài Loan, nhưng việc này đòi hỏi một nỗ lực không thể duy trì lâu dài.
Hơn nữa, Trung Quốc sẽ bắt đầu sử dụng các chiến thuật va chạm và cản trở bằng các tàu chuyên dụng giá rẻ, độ bền cao, trước khi gia tăng sử dụng các loại vũ khí nguy hiểm nhưng không gây sát thương trực tiếp. Chẳng hạn, Bắc Kinh có thể sử dụng thiết bị phát sóng siêu ngắn và các vũ khí sóng âm - loại vũ khí đã được sử dụng để chống lại Ấn Độ. Đây sẽ là những vũ khí vô giá trên biển và có thể khiến các nỗ lực quốc tế dần sụp đổ, qua đó giúp Trung Quốc thắt chặt phong tỏa Đài Loan.
Tại thời điểm này, các đồng minh của Đài Loan sẽ phải đối mặt với hai lựa chọn đầy khó khăn: một là chấp nhận thất bại và rút lui, để Đài Loan tự định đoạt số phận của họ; hai là bắt đầu đánh chìm tàu Trung Quốc. Lựa chọn đầu tiên, mặc dù đáng lo ngại, nhưng dường như lại dễ xảy ra nhất. Khi các đồng minh của Đài Loan dần dần bỏ mặc họ và dư luận nước ngoài không còn quan tâm, Trung Quốc sẽ hiện thực hóa kế hoạch phong tỏa bằng cách cắt đứt mọi cách tiếp cận với bên ngoài qua đường hàng không và đường biển. Nếu quân đội Đài Loan bắt đầu sử dụng vũ lực để phá vỡ phong tỏa, Trung Quốc sẽ triển khai một chiến dịch không kích nhằm vào Đài Loan bằng lực lượng không quân và dàn tên lửa mặt đất của nước này.
Bởi Đài Loan sẽ không thể bảo vệ các ngành công nghiệp và cơ sở hạ tầng của họ khỏi bị tấn công hoặc tiếp nhận sự trợ giúp từ bên ngoài, nên hòn đảo này sẽ dần kiệt quệ, cuối cùng chấp nhận một giải pháp chính trị - tương tự như sự đầu hàng. Câu hỏi duy nhất là liệu Đài Loan sẽ cầm cự được trong 6 tháng hay 3 năm. Kết quả sẽ không khiến bất kỳ ai phải nghi ngờ.
Vậy còn lựa chọn thứ hai? Điều gì sẽ xảy ra nếu một liên minh quốc tế bắt đầu đánh chìm các tàu Trung Quốc và cố gắng phá vỡ lớp phong tỏa? Thứ nhất, về mặt chính trị, đây là phương án khó thực hiện. Các quốc gia phương Tây hoàn toàn có khả năng đánh bom các nước có nền quân sự yếu kém. Tuy nhiên, việc đối đầu với một cường quốc sẽ khó hơn nhiều. Điều này được chứng tỏ một phần qua phản ứng nhẹ nhàng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đối với sự xâm lược của Nga ở Caucasus và Ukraine, trái với hành động quyết liệt của họ nhằm chống lại Serbia trong những năm 1990, hay gần đây hơn là Libya, Iraq và Syria.
Thứ hai, tính ưu việt của các loại vũ khí trên bộ của Trung Quốc, cũng khoảng cách địa lý xa xôi đồng nghĩa rằng hải quân Mỹ sẽ không bao giờ có thể duy trì hạm đội của nước này đủ gần Đài Loan như trước. Đây không phải là cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan năm 1996. Khối lượng lớn tên lửa, máy bay không người lái, tàu nhỏ và máy bay truyền thống mà Trung Quốc có thể sử dụng trong khu vực nhiều khả năng sẽ áp đảo các hạm đội và căn cứ trên đảo của Mỹ, tất cả đều dựa vào hệ thống phòng không vốn có rất ít đạn dược sẵn sàng sử dụng ngay lập tức. Thậm chí các tàu khu trục Zumwalt - vũ khí hủy diệt hàng loạt tân tiến nhất - cũng sẽ khó có thể đánh chặn hơn vài chục mục tiêu đang bay tới, ngay cả khi giả sử chúng hoạt động gần như hoàn hảo. Trên thực tế, các loại vũ khí trên bộ của Trung Quốc cũng được bổ sung nhanh hơn các hệ thống trên biển của Mỹ.
Kịch bản phong toả sẽ được lặp lại
Nếu Trung Quốc thành công trong chiến thuật phong toả để xâm chiếm Đài Loan, kịch bản này sẽ được Trung Quốc tiếp tục áp dụng để có thể giành vị trí thống lĩnh trên biển Đông. Các quốc gia ASEAN đang trực tiếp kiểm soát một số thực thể trên biển Đông sẽ là mục tiêu tiếp theo, trong đó Việt Nam có thể sẽ là mục tiêu đầu tiên mà Trung Quốc muốn nhắm tới.
Tại sao lại là Việt Nam? Bởi vì các lý do sau đây:
Thứ nhất, Việt Nam hiện nay là quốc gia đang kiểm soát nhiều thực thể nhất tại Trường Sa, gồm 21 thực thể (gồm 9 đảo nổi, 12 đảo chìm) với 33 điểm đóng quân. Vì vậy, nếu Trung Quốc có thể chiếm đoạt các thực thể này của Việt Nam thì Bắc Kinh có thể mở rộng sự hiện diện ở biển Đông một cách dễ dàng.
Thứ hai, Việt Nam được coi là nước “cứng đầu” nhất trong các quốc gia ASEAN có tranh chấp biển Đông với Trung Quốc. Nếu “trị” được Việt Nam, các quốc gia ASEAN khác sẽ dễ dàng “quy thuận” Trung Quốc.
Thứ ba, các nguồn lực của Việt Nam để chống lại cuộc phong toả trên biển Đông của Trung Quốc còn nhiều hạn chế. Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Việt Nam cũng không có hiệp ước an ninh nào ràng buộc để các cường quốc khác tham chiến hỗ trợ Việt Nam như trường hợp Nhật Bản hoặc Đài Loan.
Trung Quốc đã và đang áp dụng chiến thuật phong toả này ở các khu vực nhỏ hơn. Sự kiện Đá Vành khăn năm 1995, Scarborough năm 2012 hay sự kiện Đá Ba Đầu mới đây là minh chứng cho các hoạt động đó của Trung Quốc. Trung Quốc cũng đã từng đe doạ tấn công các thực thể Việt Nam đang chiếm giữ tại Trường Sa nếu Việt Nam không rút các dự án thăm dò và khai thác dầu khí tại các Lô 07.3 hồi năm 2018.
Chính vì vậy, Mỹ, Đài Loan, Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á trực tiếp liên quan đến tranh chấp biển Đông cần phải đặt ra các chiến lược đối phó khi bị Trung Quốc phong toả. Trung Quốc sẽ giành chiến thắng nhờ chiến thuật tiêu hao hậu cần - một dạng tấn công âm ỉ mà không phải dồn dập. Đồng thời các quốc gia này cần phải tập trung các nguồn lực cần thiết để sẵn sàng đối phó trong trường hợp này xảy ra.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét