Thứ Tư, 19 tháng 5, 2021

Càng cứu trợ khủng hoảng, tổn thất kinh tế càng nhiều

Giá tài sản đã tăng vọt. Người ta không hiểu tại sao thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản có thể ở mức cao nhất mọi thời đại trong khi cùng lúc đó, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm mạnh từ 3,5% đến 4,9% trên toàn cầu tại các nền kinh tế tiến tiến. Kể cả khi bỏ qua lý thuyết kinh tế phức tạp và chuyển sang suy nghĩ thông thường, thì người ta cũng hoàn toàn có thể biết được rằng tình hình này là không bền vững; kinh tế thế giới sẽ phải đi đến chỗ sụp đổ.
Càng cứu trợ khủng hoảng, tổn thất kinh tế càng nhiều
FB Thủy Tiên - 
Mọi cuộc khủng hoảng, dù là khủng hoảng kinh tế - tài chính hay đại dịch viêm phổi Vũ Hán, tài sản, việc làm đều từ bỏ tầng lớp trung lưu của xã hội. Sự nghèo đi và sự ít đi của tầng lớp trung lưu, ngược trở lại, khiến cầu thế giới và kinh tế thế giới ngày một ảm đạm. Vòng xoáy tăng trưởng thấp, tiền rẻ, đầu cơ, bong bóng tài chính nhờ đòn bẩy, vỡ nợ... lại tiếp tục một chu kỳ mới, mệt mỏi hơn, ít hy vọng hơn....

Chuyên gia kinh tế Martin Wolf cho rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ sụp đổ ngay cả khi các nhà hoạch định chính sách không áp đặt lệnh phong tỏa, và có thể vẫn sụp đổ sau khi phong tỏa kết thúc. (Ảnh: Pixabay)

Cuộc khủng hoảng Covid-19 đã khiến việc cứu mạng người trở thành ưu tiên hàng đầu. Trong quá trình này, nền kinh tế đang trên bờ vực sụp đổ. Khi mọi người ngừng đi du lịch, đến nhà hàng và mua sắm. Thời điểm mà các doanh nghiệp ghi nhận doanh số bán hàng của họ giảm mạnh, thì nền kinh tế gần như chắc chắn sẽ giảm sâu. Các nhóm dễ bị tổn thương, chẳng hạn như người vô gia cư và người nghèo, sẽ càng dễ bị tổn thương hơn, và tầng lớp trung lưu rộng lớn cũng sẽ trải qua một thời kỳ đau đớn.

Và giống như mọi cuộc khủng hoảng, đặc biệt là đại dịch Covid-19 lần này, các khoản tiền cứu trợ ngày một lớn, nhưng tầng lớp trung lưu thì lại càng bị thu hẹp, việc làm và thu nhập thấp hơn, sự tổn thương lại càng sâu sắc hơn, tương lai đóng thuế cao hơn...

Bảo vệ tầng lớp trung lưu và mở rộng tầng lớp này mới là kế sách lâu bền nhất của mọi nền kinh tế. Đáng tiếc, các cuộc cứu trợ suốt năm 2020 cho tới giờ này đã không làm được điều đó.

Những thất bại kinh tế thế giới hiện nay đều đến từ sự tổn thương của tầng lớp trung lưu

Dù các Ngân hàng Trung ương (NHTW), các chính phủ có bơm tiền vô tội vạ, chi tiêu phóng tay trong hàng thập kỷ mà lạm phát vẫn thấp và tăng trưởng vẫn trì trệ. Điều đó không phù hợp với mọi lý thuyết kinh tế học. Đây chính là hậu quả với nền kinh tế khi tầng lớp trung lưu ngày càng bị tổn thương nặng nề hơn sau mỗi cuộc khủng hoảng.

Ví dụ về Hoa Kỳ, nơi tầng lớp trung lưu có tỷ trọng cao. Điều nổi bật nhất đối với nước Mỹ lúc này là có rất ít việc làm, nợ công của Mỹ quá cao và tầng lớp trung lưu kém vị thế để chống chọi với bão khủng hoảng.

Cục Dự trữ Liên bang đã hạ lãi suất và có các công cụ khác để duy trì dòng chảy tín dụng, nhưng vẫn không thể bù đắp cho sự sụt giảm chi tiêu mạnh mẽ mà người Mỹ đang chứng kiến. Điều đó sẽ đòi hỏi các biện pháp tài khóa, bao gồm cả việc đưa tiền vào tay các gia đình trung lưu, không chỉ vì họ cần mà bởi vì họ là trụ cột của nền kinh tế, nhóm duy trì cầu mạnh mẽ, nếu không có họ, các doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại.

Chi tiêu của người tiêu dùng của Mỹ đóng góp vào 70% tổng sản phẩm quốc nội của nền kinh tế này. Nếu mọi người không mua ô tô, đồ nội thất hoặc bất cứ thứ gì ngoài nhu cầu thiết yếu khi các nghề tương ứng sẽ không có việc làm. Ngoài ra, nếu họ bận rộn với việc chăm sóc con cái, chăm sóc một người thân lớn tuổi bị hoãn điều trị bởi hệ thống chăm sóc sức khỏe quá tải, hoặc chỉ đơn giản là thu mình ở nhà, thì khả năng và mức độ sẵn sàng chi tiêu của họ sẽ càng giảm sút.

Tầng lớp trung lưu Mỹ đang ngày càng sống dựa vào lương. Tiết kiệm theo tỷ lệ phần trăm thu nhập khả dụng đã giảm từ 13% xuống 8% kể từ năm 1973. Lượng tài sản trung bình (được định nghĩa là tổng tài sản trừ tổng nợ) mà tầng lớp trung lưu nắm giữ là 87.000 USD. Nhưng tài sản thanh khoản, nghĩa là tài khoản séc, tài khoản thị trường tiền tệ, tài khoản tiết kiệm và thẻ trả trước, trung bình chỉ có 4.000 USD. Fed ước tính rằng cứ 10 hộ gia đình thì có 6 người không có đủ tiền tiết kiệm để trang trải chi phí trong vòng 3 tháng.

Tình trạng này cũng tương tự tại hầu hết các nền kinh tế khác trên toàn cầu. Tức là tầng lớp trung lưu ngày một nghèo đi sau mỗi cuộc khủng hoảng, họ buộc phải cắt giảm chi tiêu để phòng bị cho một tương lai phập phồng và bất định.

Vốn FDI giảm mạnh trên toàn cầu

FDI là dòng vốn tạo ra việc làm, thu nhập cho tầng lớp trung lưu trong nền kinh tế thực. Nhưng có vẻ như hàng nghìn tỷ USD cứu trợ không hề thúc đẩy sự tăng trưởng của FDI, mà là ngược lại.

Theo báo cáo của OECD, năm 2020, dòng vốn FDI toàn cầu giảm mạnh xuống còn 846 tỷ USD, giảm 38% so với năm 2019. Đại dịch đã đẩy nhanh sự suy giảm đều đặn và góp phần đẩy dòng vốn FDI toàn cầu xuống mức thấp nhất kể từ năm 2005.

Năm 2020, dòng vốn FDI toàn cầu chỉ chiếm 1% GDP thế giới, mức thấp nhất kể từ năm 1999. Mức giảm này là mức thấp nhất của dòng vốn cổ phần ở các nước OECD kể từ năm 2005, chủ yếu là do các đợt thoái vốn lớn khỏi Thụy Sĩ và Hà Lan, ví dụ: doanh số bán cổ phần hiện có tại các tập đoàn có công ty mẹ ở nước ngoài và dòng vốn FDI vào Hoa Kỳ và các nước OECD khác giảm mạnh. Dòng nợ nội bộ của các công ty âm càng làm cho tổng dòng vốn FDI giảm.

Sự phục hồi của hoạt động Sáp nhập và Mua lại (M&A) xuyên biên giới, bắt đầu từ nửa cuối năm 2020 và tiếp tục kéo dài đến quý 1 năm 2021 ở các nền kinh tế tiên tiến, có thể thúc đẩy vốn FDI và tổng dòng vốn vào năm 2021, trừ khi các khoản thoái vốn mới và lớn vẫn tiếp diễn vào năm 2021 và góp phần giữ cho dòng vốn FDI ở mức thấp.

Dòng vốn FDI vào đã giảm dần ở hầu hết các quốc gia vào năm 2020. Trong khu vực OECD, dòng vốn này đã giảm 51% xuống còn 389 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ năm 2005. Dòng vốn FDI vào khu vực OECD chỉ chiếm 38% tổng dòng vốn FDI toàn cầu vào năm 2020, so với 52% vào năm 2019 và 58% vào năm 2018. Sự sụt giảm này một phần là do sự giảm mạnh của dòng vốn FDI vào ở Hoa Kỳ và dòng vốn âm đáng kể ở Hà Lan.

Ngoài 2 quốc gia này, dòng vốn FDI vào giảm đáng kể ở Ireland (48 tỷ USD), Vương quốc Anh (26 tỷ USD) và Canada (24 tỷ USD). Trong khi nhiều quốc gia OECD ghi nhận dòng vốn vào giảm so với năm trước, Áo, Na Uy và Thụy Sĩ lại có dòng vốn vào âm năm thứ ba liên tiếp. Ngược lại, dòng vốn FDI tăng hơn 10 tỷ USD vào Luxembourg và Thụy Điển.

Dòng vốn FDI ra từ khu vực OECD giảm 48% vào năm 2020 xuống 425 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ năm 2005. Con số này chiếm 62% dòng vốn FDI ra toàn cầu, so với 70% vào năm 2019. Sự khác biệt này chủ yếu là do dòng ra âm lớn từ Hà Lan và do Đức và Nhật Bản giảm mạnh so với mức giá trị cao trong năm 2019.

Mười tám quốc gia OECD khác ghi nhận dòng vốn FDI ra giảm, vượt quá 30 tỷ USD ở Canada và Ireland và các quốc gia sau cũng ghi nhận dòng ra âm: Áo, Na Uy và Vương quốc Anh. Ngược lại, dòng vốn FDI ra đạt mức cao kỷ lục ở Luxembourg, gấp đôi ở Thụy Điển và chuyển từ mức tiêu cực sang tích cực ở Thụy Sĩ . Dòng vốn từ Hoa Kỳ vẫn tương đối ổn định.

Dòng vốn FII đổ vào nơi không có trong rổ hàng hóa tính CPI

Dòng vốn nóng gián tiếp FII đổ vào các thị trường tài sản tài chính toàn cầu (đây là dòng vốn không tạo ra giá trị gia tăng nhiều cho nền kinh tế thực như FDI) thì lại tăng mạnh mẽ nhờ cứu trợ không giới hạn.

Khi cầu tiêu dùng yếu do tài sản của dân thường, đặc biệt là của tầng lớp trung lưu mỏng đi, thì tiền không thể đi vào sản xuất. Dòng tiền từ cứu trợ đã làm tăng dòng vốn nóng gián tiếp (FII) chứ không phải dòng vốn FDI nơi tạo việc làm và thu nhập cho tầng lớp trung lưu.

Dòng vốn FII lại đổ vào chứng khoán, đầu cơ tài sản... Nền kinh tế toàn cầu đang hướng đến một cuộc khủng hoảng tài chính lớn hơn cuộc khủng hoảng trước đó. Luôn luôn là như vậy.

Thêm vào đó, chính sách tiền tệ lỏng lẻo kết hợp với kích thích tài khóa đã khiến nền kinh tế tràn ngập thanh khoản. Nhà kinh tế học của thế kỷ 20 John Keynes nói rằng nếu cầu tư nhân giảm, thì nhà nước nên tham gia để giữ cho tổng cầu không thay đổi càng lâu càng tốt.

Thật không may, lý thuyết của Kyenes không đúng, nhất là khi những người nhúng tay vào tiền là những người đã có đủ chứ không phải những người bị mất trong đợt đầu tiên của đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Những người này thấy không cần phải mua thêm hàng hóa và dịch vụ. Thay vào đó, họ đổ tiền vào thị trường tài sản như cổ phiếu, bất động sản, Bitcoin và các mục tiêu đầu cơ ngắn hạn, chứ không phải là vào một phần của nền kinh tế thực.

Số liệu chứng minh rằng Covid-19 mang là cuộc phân chia tài sản vĩ đại nhất của nhân loại cho big tech, big pharma và mang lại lợi ích chính trị "đúng lúc nhất" cho Trung Quốc cũng như Đảng Dân chủ Mỹ.

Hơn một nửa tổng số người Mỹ cho biết họ sở hữu cổ phiếu, nhưng một số nhóm có cổ phần trên thị trường cao hơn nhiều so với những nhóm khác. Hơn 80% cổ phiếu thuộc sở hữu của 10% người Mỹ giàu có nhất, có nghĩa là khi thị trường đi lên, họ là những người gặt hái được nhiều lợi nhuận nhất. Người da trắng cũng chiếm đa số người hưởng lợi từ thị trường - theo ước tính của Palladino - 92% vốn cổ phần doanh nghiệp và giá trị quỹ tương hỗ thuộc sở hữu của các hộ gia đình da trắng, so với dưới 2% mỗi hộ gia đình Da đen và Tây Ban Nha.

Giá tài sản đã tăng vọt. Người ta không hiểu tại sao thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản có thể ở mức cao nhất mọi thời đại trong khi cùng lúc đó, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm mạnh từ 3,5% đến 4,9% trên toàn cầu tại các nền kinh tế tiến tiến. Kể cả khi bỏ qua lý thuyết kinh tế phức tạp và chuyển sang suy nghĩ thông thường, thì người ta cũng hoàn toàn có thể biết được rằng điều này là không bền vững.

Vòng xoáy khó thoát

Như kinh tế học đã dạy, mục tiêu cuối cùng của bất kỳ hoạt động kinh tế nào là tiêu dùng. Do đó, tích lũy tiền của đã tạo thành một yêu cầu đối với GDP để được chuyển thành hàng hóa và/hoặc dịch vụ khi người nắm giữ tiền của mong muốn. Trong một nền kinh tế ổn định - ở trạng thái cân bằng - mối quan hệ giữa tiền của và GDP cho phép các giao dịch kinh tế chuyển từ thị trường tài sản sang thị trường hàng hóa và dịch vụ mà không ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Số lượng tiền của mà chủ sở hữu tài sản muốn tự thoái vốn có thể được chuyển đổi thành hàng hóa và dịch vụ với giá không đổi.

Điều xảy ra sau đại dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát là tổng số lượng hàng hóa và dịch vụ đã giảm, khiến các quốc gia hiện nay trở nên nghèo hơn so với trước khi đại dịch bắt đầu. Trong khi đó, tổng tiền của lại tăng lên.

Các chủ sở hữu của cải cá nhân không nắm bắt được điều đó mà lại cho rằng khối lượng của cải lớn hơn của họ tương đương với cầu hàng hóa và dịch vụ sẽ gia tăng ở giai đoạn sau. Nhưng trên thực tế điều này không thể xảy ra, đơn giản là vì không có đủ hàng hóa và dịch vụ.

Không sớm thì muộn, sự không phù hợp này sẽ tác động trực tiếp đến các chủ sở hữu tiền của. Khi đó, họ sẽ phản ứng như những gì xảy ra trong vụ khủng hoảng hoa Tulip năm 1637 và sự sụp đổ của Phố Wall vào năm 1929. Rõ ràng là, khi một đợt bán ra lớn xảy ra, nó sẽ làm giảm giá, cướp đi một phần đáng kể của cải của họ và khiến họ không thể trả các khoản vay phát sinh khi lãi suất gần bằng không. Vòng xoáy này sẽ kéo theo nhu cầu hàng hóa và dịch vụ giảm, đẩy thế giới vào một cuộc suy thoái, nếu không muốn nói là một tình trạng đình trệ.

Vây khi nào điều này sẽ xảy ra? Nó phụ thuộc vào sự kết hợp của việc thổi giá tài sản và sự phục hồi của nền kinh tế thực. Nếu thế giới nhanh chóng quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng, như quỹ đạo trước khi có virus Vũ Hán, thì còn khá lâu nữa mới xảy ra. Còn nếu tăng trưởng toàn cầu vẫn thấp hơn thời kỳ tiền virus Corona, làm nới rộng khoảng cách giữa lượng hàng hóa và dịch vụ và làm giá tài sản tăng, thì điều tồi tệ có thể sẽ xảy ra khá sớm.

Một điều trớ trêu trong cuộc chơi này là mối quan hệ Mỹ - Trung. Tranh chấp chính trị đã làm suy yếu mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ảnh hưởng của cuộc cạnh tranh này đến môi trường kinh tế và thương mại khiến các nhà đầu tư tự hỏi liệu đã đến lúc để cắt giảm một số khoản đầu tư của họ hay chưa. Mối lo tiếp theo là tình trạng phá sản tại các Thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển (khu vực công và doanh nghiệp) bị mắc nợ nhiều, có thể khiến các tổ chức tài chính ở các nước giàu có bị ảnh hưởng. Mối quan tâm nữa là sự không chắc chắn của khu vực ngân hàng khi họ buộc phải chấp nhận tiền gửi mà không có bất kỳ triển vọng nào về hoạt động cho vay bình thường. Tất cả điều này sẽ đặt thế giới vào tình trạng bất ổn và sẽ càng ngày càng lún sâu vào vòng xoáy khủng khoảng.

NGUỒN TIN THAM KHẢO
https://data.oecd.org/fdi/fdi-flows.htm
https://nationalinterest.org/feature/coronavirus-collapse-asset-price-inflation-will-generate-economic-crisis-181727
https://www.barrons.com/articles/the-middle-class-faces-its-greatest-threat-since-the-1930s-51584717673
https://www.vox.com/business-and-finance/22421417/stock-market-pandemic-economy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét