Thứ Bảy, 6 tháng 3, 2021

Bất tuân dân sự: Thánh ôn hòa GANDHI XƯA - MYANMAR NAY

Bất tuân dân sự là các hoạt động, công khai từ chối tuân theo một số luật lệ, yêu cầu và lệnh của chính phủ hoặc của một quyền lực quốc tế chiếm đóng. Bất tuân dân sự đôi khi, mặc dù không phải luôn luôn, được định nghĩa như là phản kháng bất bạo động. Bất tuân dân sự là một trong nhiều cách được người dân sử dụng để chống lại những gì họ cho là không công bằng, không phù hợp với nguyện vọng của đông đảo nhân dân. Bản chất của bất tuân dân sự là mối quan hệ giữa cá nhân (hoặc thiểu số hay đa số công dân) với nhà nước, theo đó, cá nhân (hoặc thiểu số hay đa số công dân) có thể không tuân thủ pháp luật hoặc không phục tùng nhà nước; thậm chí, có thể thực hành chống lại luật pháp của nhà nước nếu cảm thấy những điều luật đó không phù hợp với người dân, kể cả là với thiểu số, bằng phương pháp "cách mạng hòa bình". Nó đã được sử dụng trong nhiều phong trào phản kháng bất bạo động tại nhiều nơi trên thế giới và được đông đảo nhân dân thế giới ủng hộ và tôn vinh, như Ấn Độ (Mahatma Gandhi), Mỹ (Martin Luther King), Nam Phi (Nelson Mandela), "cách mạng đường phố" ở các nước Đông Âu và Liên Xô; "Mùa xuân Ả Rập" ở các nước Trung Đông và Bắc Phi, “cách mạng dù” của sinh viên Hồng Công (năm 2014 và 2019)... Đặc biệt, bất tuân dân sự được áp dụng khá phổ biến tại các nước hay có đảo chính quân sự như Myanmar, Thái Lan... Tuy nhiên, nhà nước VN cho rằng bất tuân dân sự là một thủ đoạn phản cách mạng của các thế lực phản động quốc tế nhằm chống phá, lật đổ chính quyền, thay đổi chế độ chính trị ở những nước tiến bộ, không cùng "quỹ đạo" với chúng. Cụ thể bất tuân dân sự thể hiện tư tưởng cực đoan, "vô chính phủ", được lợi dụng gắn với cái gọi là xã hội dân sự để chống phá Đảng và Nhà nước, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam. Các hình thức như bất tuân cưỡng chế khi giải phóng mặt bằng đất đai, vận động tài xế phản đối trả phí BOT giao thông, từ chối đóng các loại quỹ phúc lợi xã hội hay tẩy chay hàng hóa nước ngoài (của Trung Quốc ?)... cũng được Nhà nước VN xem là một dạng của bất tuân dân sự. Thậm chí viết bài trên mạng xã hội bày tỏ chính kiến không đồng tình với một số chủ trương, chính sách của Nhà nước cũng bị coi là bất tuân dân sự. Chính vì quan niệm bất tuân dân sự rộng rãi như vậy nên Nhà nước VN nhìn đâu cũng thấy thù địch.
Bất tuân dân sự: Thánh ôn hòa GANDHI XƯA - MYANMAR NAY
FB Nguyen Khan - Có thể nói, dù có thiện chí đến mấy cộng đồng quốc tế cũng chẳng giúp được gì nhiều cho cuộc đấu tranh của nhân dân Myanmar khi bọn quân phiệt đảo chính được TC (Trung Cộng) và Nga hậu thuẫn mạnh mẽ.


Một mình TC hậu thuẫn quốc tế cũng bó tay, huống hồ nay cả Nga và TC cùng hậu thuẫn thì quốc tế không thể gây được bất cứ sức ép khả dĩ nào lên nhà cầm quyền quân phiệt Myanmar. Bởi :

- Cơ quan duy nhất của Liên Hiệp Quốc có quyền trừng phạt quân phiệt Myanmar bằng hành động quân sự, bằng tòa án hình sự quốc tế hay bằng các lệnh cấm vận... là Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Song TC và Nga là 2 trong 5 nước thường trực có quyền phủ quyết các nghị quyết của hội đồng này. Nghĩa là ngay cả khi 14/15 ủy viên Hội đồng Bảo an chấp thuận một nghị quyết trừng phạt nào đó, mà ủy viên còn lại là ủy viên thường trực phủ quyết thì nghị quyết đó sẽ bị vô hiệu. Vì thế liên hiệp quốc không làm gì được quân phiệt Myanmar khi có TC và Nga là hai ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an hậu thuẫn.

- Nếu các nước đơn phương hoặc đa phương cấm vận Myanmar về kinh tế, thương mại, chính trị, quán sự, ngoại giao... thì cũng chẳng gây khó khăn gì mấy cho quân phiệt Myanmar, vì TC và Nga sẽ giúp đỡ Myanmar như đã từng giúp đỡ Bắc Triều Tiên đứng vững hơn nửa thế kỷ bị Mỹ và phương tây cấm vận.

Quân phiệt đã nắm quyền cai trị Myanmar từ năm 1962 bằng một cuộc đảo chính, chỉ chia một phần quyền lực cho chính phủ dân sự vào năm 2015 sau cuộc tổng tuyển cử với chiến thắng áp đảo thuộc về liên minh Quốc gia vì dân chủ của bà cố vấn Aung San Suu Kyi.

Hơn nửa thế kỷ cầm quyền, quân phiệt Myanmar đã nhiều lần đối mặt với nhiều lệnh cấm vận và cô lập gay gắt của cộng đồng quốc tế, song nhờ TC hậu thuẫn, bọn quân phiệt vẫn đứng vững, chỉ có đất nước và nhân dân Myanmar ngày càng nghèo đói tàn mạc vì bị cấm vận, bọn quân phiệt vẫn giàu có, sung sướng như Kim Jong Un của Bắc Hàn.

Nói tóm lại, nay TC và Nga đã công khai hậu thuẫn... thì cộng đồng quốc tế bó tay chẳng làm gì được quân phiệt Myanmar.

Có lẽ trục ma quỷ: TC, Nga và quân phiệt Myanmar đã tính kỹ mọi bất trắc trước khi thực hiện đảo chính. Nếu có e ngại là e ngại tổng thống Donald Trump với những quyết định đơn phương táo bạo khó lường, nhưng Donald Trump đã bị phơi áo thì chẳng còn ai có thể gây khó khăn khi quân phiệt Myanmar đảo chính.

Điều mà trục ma quỷ nói trên không ngờ là phản ứng quyết liệt của toàn dân Myanmar. Bởi điểm yếu nhất của các chế độ độc tài và chế độ quân phiệt là thái độ đồng lòng bất tuân dân sự của toàn dân.

Có lẽ giờ đây bọn quân phiệt đang lo lắng vì phải đối mặt với đấu pháp bất tuân dân sự của nhân dân Myanmar, là đấu pháp khó bị bạo quyền khuất phục nhất, là khắc tinh của các chế độ cai trị bằng họng súng. Càng bị đàn áp dã man thì những cuộc biểu tình ôn hòa bất tuân dân sự của nhân dân Myanmar càng đông đảo và rộng khắp cả nước. Dù đạn đã nổ, máu đã đổ, nhiều người biểu tình đã ngã xuống, song người dân Myanmar vẫn không chùng bước

Bởi ngay cả đế quốc Anh từng tự hào "Mặt Trời nước Anh không bao giờ lặn" vì thuộc địa Anh có khắp nơi trên thế giới, sức mạnh nước Anh là vô đối. Vậy mà đành chào thua thánh ôn hòa Gandhi với đấu pháp bất tuân dân sự trên toàn nước Ấn. Anh buộc phải trao trả độc lập cho Ấn, Gandhi không tốn một viên đạn.

Những ngày vừa qua, hình ảnh bất tuân dân sự của Gandhi và toàn dân Ấn Độ cách đây hơn 70 năm đã lập lại tại Myanmar. Toàn dân Myanmar biểu tình ôn hòa bất tuân dân sự, không sử dụng bạo lực làm cớ cho bọn quân phiệt tố cáo khủng bố để đàn áp đẫm máu.


Hôm nay có thêm tin không vui cho quân phiệt Myanmar khi lữ đoàn 5 của liên minh quốc gia Karen (KNU) tuyên bố hợp tác cùng quốc tế chống lại quân phiệt Myanmar. Bang Karen phản đối cuộc đảo chính, tiếp nhận các quân nhân rời bỏ nhà cầm quyền quân phiệt, che chắn cho người biểu tình. Đây chính là bàn đạp giúp cộng đồng quốc tế có điểm tựa làm áp lực với quân phiệt Myanmar.

Với tình hình ngày càng bất lợi, trục ma quỷ TC, Nga và quân phiệt Myanmar khó lòng đạt được ý đồ, sự thất bại chỉ còn là vấn đề thời gian.

Bất tuân dân sự, một đấu pháp chiến thắng cường quyền của thánh ôn hòa Gandhi chưa bao giờ cũ...

Nguyen Khan

Có thể là hình ảnh về 2 người, mọi người đang đứng và ngoài trời
Có thể là hình ảnh về trẻ em, đang đứng và văn bản


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét