Tháng 9/2013, Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc ra phán quyết tác giả các bài trực tuyến nếu cố tình lan truyền “tin đồn” hoặc “dối trá”, có trên 5.000 người theo dõi hoặc hơn 500 lần chia sẻ, sẽ phải đối mặt án tù 3 năm. ĐCSTQ đã chặn Google, Facebook, Twitter, Instagram… cũng như hàng vạn trang web nước ngoài, đồng thời “cấy tạo” nên nhiều MXH nội địa dưới sự giám sát của chính quyền Bắc Kinh như Weibo và Tencent. Bằng cách kiểm duyệt chặt chẽ Internet, một thế hệ trẻ sinh ra tại TQ những năm 1990, 2000 gần như hoàn toàn không biết đến Internet thế giới. Họ gần như không biết FB, Twitter, hay Google… và chỉ quen sử dụng các ứng dụng và dịch vụ trực tuyến tìm kiếm như Baidu, dịch vụ truyền thông xã hội WeChat và nền tảng video Tik Tok. Điều này đã giúp ĐCSTQ xây dựng một hệ thống giá trị theo định hướng nhằm thay thế các giá trị dân chủ, tự do của phương Tây.
Lạ mà quen: TQ bắt mạng xã hội phải quy hàng?
Với Trung Quốc, điều gì cũng có thế xảy ra. Ngay cả mạng xã hội cũng bị vùi dập? Dịch ‘viêm phổi Vũ Hán’ do virus corona mới (2019-nCoV) đang hoành hành tại Trung Quốc và ảnh hưởng đến 24 quốc gia trên thế giới. Tính đến nay (7/2), 56 thành phố tại đất nước này đã bị phong tỏa, 31.207 ca lây nhiễm và 637 người đã tử vong (theo số liệu công khai của Bộ Y tế nhà nước Trung Quốc).
Hình ảnh tượng trưng cho việc bác sĩ muốn cứu
người và quyền lực kiểm duyệt tại Trung Quốc.
Cùng với diễn biến tình hình dịch bệnh ngày càng nghiêm trọng, làn sóng chỉ trích việc chính quyền Trung Quốc che giấu thông tin, bóp nghẹt tự do ngôn luận cũng ngày càng dâng cao. Nhất là sau khi bác sĩ Lý Văn Lượng, một trong những bác sĩ đầu tiên của Trung Quốc đã cố gắng cảnh báo sớm cho thế giới về nCoV đã qua đời vào sáng sớm ngày thứ Sáu (7/2).