Không thể vô ơn trước Stalin
12 Tháng Mười Hai 2020, Tác giả: NGUYỄN VĂN TOÀN
Khi Liên Xô còn tồn tại, nữ văn sĩ Xô viết Marietta Shaginyan (1888 - 1982) từng lên tiếng cảnh giác: “Không thể quên điều này, không thể vô ơn trước Stalin về việc ông đã bảo vệ được tổ quốc xã hội chủ nghĩa của chúng ta… Giai đoạn đó sẽ còn lại trong lịch sử thế giới như thời đại của Stalin vĩ đại”.Chân dung Stalin
Thời đại Stalin vĩ đạiSau khi Vladimir Lenin (1870 - 1924) mất, Joseph Stalin (1878 - 1953) trở thành người đứng đầu bộ máy lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô. Nữ văn sĩ Xô viết Marietta Shaginyan (1888 - 1982) đã viết: “Stalin, một nhân vật lịch sử vạm vỡ, suốt hàng chục năm liền sau khi Lenin qua đời, đã hoàn thành nhiệm vụ vô cùng to lớn được đặt lên vai ông: duy trì được quốc gia xã hội chủ nghĩa của công nhân, nông dân và trí thức nhân dân đầu tiên và nhiều năm liền là duy nhất trên thế giới, bảo toàn đất nước trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại 1941 - 1945…”.
Sinh thời, Lenin nhấn mạnh: “Cơ sở vật chất duy nhất của chủ nghĩa xã hội chỉ có thể là nền đại công nghiệp cơ khí có khả năng cải tạo cả nông nghiệp”. Người đưa ra nhận định nổi tiếng: “Chủ nghĩa cộng sản = Chính quyền Xô viết + Điện khí hóa toàn quốc”. Do đó, trong Báo cáo Chính trị của Đại hội XIV (1925), Stalin đã nhận định: “Biến nước ta từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp có thể tự lực sản xuất lấy thiết bị cần thiết, đó là điểm căn bản, là cơ sở của đường lối chung của chúng ta… Biến nước ta từ một nước nhập khẩu thiết bị thành một nước chế tạo được các thiết bị ấy, vì đó là điều đảm bảo sự độc lập kinh tế của nước ta. Và chính điều đó đảm bảo cho nước ta không biến thành vật phụ thuộc vào các nước tư bản chủ nghĩa”.
Trong 13 năm trước thế chiến thứ hai (1939 - 1945), dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô do Stalin đứng đầu, Liên Xô đã xây dựng được 9.000 xí nghiệp lớn, trang bị kỹ thuật hiện đại, nhiều ngành công nghiệp mới quan trọng đã ra đời. So với năm 1913, đến năm 1940 sản lượng đại công nghiệp của Liên Xô tăng hơn 12 lần; tỷ lệ công nghiệp đã chiếm ưu thế trong nền kinh tế quốc dân (hơn 3/4 tổng sản lượng). Trong đó 2/3 thuộc ngành công nghiệp nặng, sản lượng của ngành chế tạo máy tăng 35 lần, sản lượng điện tăng 24 lần (năm 1913 là 2 triệu kWh, năm 1940 là 48 triệu kWh).
Địa vị của Liên Xô trong nền kinh tế của thế giới có sự thay đổi tích cực. Năm 1913, tổng sản lượng công nghiệp của nước Nga đứng hàng thứ năm của thế giới (sau Mỹ, Anh, Pháp, Đức) và chiếm tỷ lệ khoảng 4% trên thế giới thì đến năm 1937, sản lượng công nghiệp của Liên Xô đã vượt lên đứng hàng thứ hai trên thế giới (chỉ sau Mỹ). Tỷ lệ công nghiệp của Liên Xô trong sản lượng công nghiệp thế giới đã lên đến 14%. Trong lịch sử, để trở thành một nước công nghiệp, nước Anh cần 200 năm, nước Mỹ cần 120 năm, Nhật Bản cần 40 năm, trong khi đó Liên Xô chỉ cần 18 năm để hoàn thành về cơ bản quá trình công nghiệp hóa của mình. Đây là tốc độ công nghiệp hóa nhanh nhất mà thế giới từng ghi nhận.
Stalin đã tiếp nối di sản của Lenin để xây dựng Liên Xô trở nên hùng cường
Ngày 22-6-1941, Đức Quốc Xã tấn công Liên bang Xô viết. Ngày 23-6-1941, Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao được thành lập. Một tuần sau, ngày 30-6-1941, Hội đồng quốc phòng Nhà nước ra đời. Stalin được cử đứng đầu cả hai cơ quan quyền lực cao nhất trong thời kỳ chiến tranh này. Ngày 3-7-1941, phát biểu trên đài phát thanh, Stalin nhấn mạnh: “Mục đích của cuộc Chiến tranh giữ nước của toàn nhân dân chống bọn phát xít áp bức không chỉ tiêu diệt những nguy cơ đối với đất nước ta, mà còn giúp đỡ cho tất cả các dân tộc châu Âu đang rên xiết dưới ách thống trị của chủ nghĩa phát xít Đức. Trong cuộc chiến tranh giải phóng này chúng ta không đơn độc”.
Quân đội Xô viết tuy ban đầu bị quân phát xít áp đảo nhưng đã chống trả rất kiên cường. Cuối năm 1941, Hồng quân Liên Xô đã chặn đứng được quân đội Đức Quốc Xã tại cửa ngõ thủ đô Moskva. Trải qua nhiều trận chiến ác liệt, đến cuối năm 1944 Liên Xô đã giải phóng được toàn bộ đất đai của mình và đánh đuổi quân Đức trên lãnh thổ các nước Đông Âu, Trung Âu và đưa chiến tranh vào chính nước Đức. Tháng 4-1945, quân đội Xô viết bắt đầu công phá Berlin. Đức Quốc Xã sau đó đã sụp đổ và đầu hàng vào ngày 9-5-1945. Tại buổi chiêu đãi lớn mừng chiến thắng ngày 24-5-1945, Stalin đã khẳng định: “Nhân dân Nga tin tưởng vào đường lối đúng đắn của Chính phủ và sẵn sàng xả thân để bảo đảm việc đánh tan nước Đức”.
Dưới sự chỉ đạo với quyết định “Về những biện pháp cấp bách khôi phục kinh tế ở các vùng được giải phóng khỏi sự chiếm đóng của bọn phát xít” của Stalin, đến cuối năm 1945 Liên Xô đã khôi phục được 7.500 nhà máy và xí nghiệp, hơn 1.000 trạm máy kéo, hàng nghìn nông trường quốc doanh và nông trang tập thể.
Tháng 3-1946, Liên Xô bước vào công cuộc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 6. Nhiệm vụ chính của kế hoạch này là tiếp tục khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, đưa sản lượng công nghiệp và nông nghiệp đạt và vượt mức trước chiến tranh. Kế hoạch dự định đưa thu nhập quốc dân tăng 30% so với năm 1940 và trên cơ sở đó nâng cao đời sống vật chất và văn hóa cho nhân dân. Thời kỳ 1945 - 1955 là thời kỳ niềm phấn khởi tự hào của dân chúng Liên Xô dâng cao, nền kinh tế đã được hồi phục và phát triển khá nhanh. Thu nhập quốc dân từ năm 1940 đến năm 1950 tăng 64%. Năm 1949 Liên Xô thử nghiệm thành công bom nguyên tử và năm 1954 là quốc gia đầu tiên có nhà máy điện nguyên tử. Hai sự kiện này đặt dấu chấm hết của sự độc quyền về vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ. Thủ tướng Anh Winston Churchill (1874 - 1965) khi ấy đã nói rằng: “Stalin đã tiếp nhận một nước Nga đi giày cỏ và đã để lại một nước Nga với vũ khí hạt nhân”.
Nhà kinh tế học Mỹ Wassily Leontief - người đoạt giải Nobel Kinh tế năm 1973 và là thầy của Paul Samuelson đoạt giải Nobel Kinh tế năm 1970, Robert Solow đoạt giải Nobel Kinh tế năm 1987 và Vernon L. Smith đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2002 - từng ca ngợi nền kinh tế kế hoạch của Liên Xô vì đã đạt được bước đại nhảy vọt về công nghiệp trong những năm 1930. Cũng theo ông Wassily Leontief, vì có nền kinh tế kế hoạch mà Liên Xô đã nhanh chóng phục hồi sau tranh thế chiến thứ hai (1939 - 1945).
Charles de Gaulle (1890 - 1970), Tổng thống sáng lập ra nền đệ ngũ cộng hòa ở Pháp, đánh giá: “Stalin có một uy tín to lớn, và không chỉ riêng ở nước Nga”. Thủ tướng Anh Winston Churchill, một người trên thực tế có ác cảm lớn với Liên Xô, cũng phải thừa nhận: “Một hạnh phúc lớn lao đối với nước Nga là trong những năm thử thách khổng lồ, đất nước này được thiên tài, tướng quân sắt đá Stalin lãnh đạo. Ông ấy là nhân vật kiệt xuất nhất, bao trùm lên cái thời nhiều biến động mà cuộc đời ông ấy đã trôi qua. Stalin là con người nhiệt huyết phi thường và ý chí không gì bẻ gãy nổi, cứng rắn, khốc liệt trong trò chuyện, người mà ngay cả tôi, kẻ được giáo dục tại nghị viện Anh, cũng không có gì cưỡng lại được. Stalin trước hết có một óc hài hước phong phú, khả năng thâu nhận những ý tưởng một cách chuẩn xác. Sức mạnh này trở nên vĩ đại ở Stalin đến nỗi ông ấy là người độc nhất vô nhị giữa những nhà lãnh đạo quốc gia mọi thời và mọi nơi. Stalin đã gây cho chúng tôi một ấn tượng kỳ vĩ. Ông ấy có trí anh minh sâu sắc, tư duy hợp lý, không bao giờ biết hoảng loạn. Ông ấy là một nghệ nhân bất khả chiến bại trong những khoảnh khắc khó khăn kiếm tìm lối thoát từ những tình huống tuyệt vọng nhất… Lịch sử, dân tộc không bao giờ quên lãng những người như thế”.
Bôi nhọ lịch sử khiến Liên Xô tan rã
Khi Nikita Khrushchev lên làm Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Liên Xô đã phát động chiến dịch lên án tệ sùng bái cá nhân Stalin nhưng thực chất là muốn hạ bệ hình tượng lãnh tụ của Stalin. Trong một cuộc gặp gỡ giữa những người lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô với các nhà văn Xô viết, Khrushchev đã thô bạo ngắt ngang lời phát biểu của nhà thơ Konstantin Simonov (người được tặng Giải thưởng Nhà nước Liên Xô mang tên Stalin các năm 1942, 1943, 1946, 1947, 1949, 1950): “Đã qua Đại hội Đảng lần thứ XX rồi, sao giọng điệu của nhà văn vẫn khó nghe đến vậy nhỉ?”. Simonov điềm tĩnh đáp trả: “Thưa đồng chí Nikita Sergeyevich! Ngay một anh lái xe muốn cho xe lùi cũng không thể làm ngay tắp lự được. Một số nhà văn loại bỏ khỏi sáng tác của mình những gì viết về Stalin. Một số khác thay tên Stalin bằng tên Lenin. Riêng cá nhân tôi, tôi đã và sẽ không bao giờ làm điều đó!”. Kết quả, Simonov bị xóa tên khỏi Ban chấp hành Hội Nhà văn Liên Xô, bị bãi nhiệm chức vụ Tổng biên tập tạp chí Thế giới mới, bị cử “đi thực tế” ở Tashkent, thủ đô nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Uzbekistan. Năm 1964, Khrushchev bị phê phán vì những sai lầm trong chính sách đối nội, đối ngoại và đã tự nguyện về hưu.
Từ trái qua: Stalin và Tổng thống Mỹ Roosevelt, Thủ tướng Anh Churchill tại Tehran (Iran) năm 1943
Năm 1987, để gạt bỏ dần những người “bảo thủ” trong Đảng Cộng sản Liên Xô, ê kíp của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev đã phát động chính sách “glasnost” (công khai hóa) với hy vọng người dân sẽ ủng hộ Gorbachev nhiều hơn trong sự nghiệp “perestroika” (cải tổ). Gorbachev cho rằng trong lịch sử Liên Xô, không nên có nhân vật và chỗ trống bị lãng quên. Trào lưu tư tưởng phủ định hoàn toàn Stalin như lửa tàn bùng cháy trở lại. Mũi nhọn phê phán từ chĩa vào cá nhân Stalin tiến tới chĩa vào Đảng Cộng sản Liên Xô.
Tháng 3-1988, báo Nước Nga Xô viết đăng bức thư của Nina Andreyeva, nữ giảng viên ở Học viện Khoa học kỹ thuật Leningrad, lên án trào lưu “công khai hóa”, chỉ rõ nó thực chất là dòng nước ngược. Lá thư chỉ ra rất nhiều hiện tượng không bình thường lúc bấy giờ ở Liên Xô như: hoạt động rầm rộ của các tổ chức bất hợp pháp được thế lực thù địch trong và ngoài nước ủng hộ; những luận điệu được giới truyền thông và các cuộc hội thảo tâng bốc vô tội vạ về thể chế nghị viện, thể chế đa đảng phương Tây, phủ định hoàn toàn địa vị lãnh đạo của Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân, công kích độc ác đối với lịch sử Liên Xô và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Gorbachev liền triệu tập hội nghị khẩn cấp để thảo luận đối sách ngăn chặn, đánh trả “thế lực chống đối cải tổ”. Dưới sự chỉ đạo của Alexander Yakovlev, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, ngày 5-4-1988, báo Pravda (Sự thật) đăng bài phản kích, gọi bức thư của Andreyeva là tuyên ngôn của phần tử chống cải tổ, gọi Andreyeva là kẻ thù của cải tổ. Sau khi Liên Xô tan rã, người dân Nga mới biết Yakovlev là “điệp viên có ảnh hưởng” cho Mỹ như tiết lộ của Vladimir Kryuchkov, Chủ tịch Ủy ban An ninh quốc gia (KGB).
Vào năm 1989 ở Liên Xô có 1,4 triệu công nhân của hơn 1.500 xí nghiệp bãi công do sự kích động của những phần tử xấu như kiểu “Công đoàn đoàn kết” ở Ba Lan, tổn thất kinh tế vượt quá 8 tỉ rúp. Các phe nhóm đối lập ngày càng được đà để lấn tới. Đỉnh cao là ngày 1-5-1990, trước khi Ủy ban Trung ương Đảng Liên Xô họp đã có 100.000 người thuộc các nhóm đối lập tụ họp trước Điện Kremli, đòi phủ nhận quyền lãnh đạo đất nước của Đảng Cộng sản Liên Xô.
Valentin Falin, Trưởng ban Đối ngoại Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Bí thư Trung ương Đảng (1989 - 1991), nhận định về vai trò của Yakovlev: “Bây giờ thì đã có thông tin rõ ràng về việc trước khi Liên bang Xô viết tan rã, ông ấy đã rất năng nổ đi khắp các nước cộng hòa và thổi bùng lên ở đó tâm lý cực đoan quá khích. Trước khi bức tường Berlin sụp đổ, ông ấy đã sang cả CHDC Đức lẫn CHLB Đức”.
Năm 1994, nhà văn Yuri Bondarev khi nhìn lại tình cảnh của thời kỳ này đã nói: “Trong sáu năm, báo chí đã thực hiện được mục tiêu mà quân đội châu Âu có trang bị tinh nhuệ nhất cũng không thể thực hiện được khi xâm lược nước ta bằng lửa và kiếm vào những năm 1940. Quân đội đó có thiết bị kỹ thuật hàng đầu nhưng thiếu một thứ. Đó là hàng triệu ấn phẩm mang vi trùng”.
Vào năm 1995, Cương lĩnh Đại hội XXX của Liên đoàn các Đảng Cộng sản - Đảng Cộng sản Liên Xô (SKP - KPSS) đã tuyên bố sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô là do “Cuộc công kích công khai của các thế lực phản động bắt đầu từ cuối những năm 1980 dưới sự tác động trực tiếp của nhóm phản bội chính trị Gorbachev - Yakovlev - Shevardnadze đã kết thúc bằng cuộc đảo chính phản cách mạng năm 1991 - 1993”.
Trong bài phát biểu vào ngày 30-12-1999 với tiêu đề: “Nước Nga buổi giao thời thiên niên kỷ”, Vladimir Putin khi đó là Thủ tướng Liên bang Nga đã đánh giá rằng: “Trong thế kỷ sắp trôi qua này, nước Nga đã có 3/4 thời gian sống với những mục tiêu và lý tưởng cộng sản. Nếu có ai đó phủ nhận thành quả của chủ nghĩa cộng sản thì quả là sai lầm nghiêm trọng... Nếu chúng ta không nhận thức chính xác về vị trí của người dân và xã hội thì chúng ta sẽ phải trả một giá rất đắt, lúc này sai lầm sẽ càng trầm trọng hơn”. Ngày 31-12-1999, Boris Yeltsin, nhân vật “nã đạn vào quá khứ” khi cấm Đảng Cộng sản Liên Xô hoạt động và là nhân vật chính khiến Liên Xô tan rã tuyên bố từ chức, giao quyền Tổng thống vào tay Thủ tướng Putin. Từ đó đến nay, vị cựu trung tá Ủy ban An ninh quốc gia (KGB) thời Liên Xô đã được nhân dân Nga tín nhiệm là Thủ tướng Liên bang Nga (1999 - 2000, 2008 - 2012), Tổng thống Liên bang Nga (2000 - 2004, 2004 - 2008, 2012 - 2018, 2018 - 2024).
Putin từng bày tỏ: “Tôi rất thích và cho đến nay vẫn thích tư tưởng cộng sản, tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Đó là những lý tưởng tốt đẹp”. Bởi vậy, tháng 7-2001, trong buổi họp báo tại Moskva, các nhà báo của tờ Đoàn Thanh niên Cộng sản (Komsomol) và báo Chân lý đề cập vấn đề sự đổ vỡ của Nhà nước Liên Xô, có nhà báo hỏi “Ngài đánh giá thế nào về sự đổ vỡ của Liên Xô?” thì Putin đã khẳng định: “Ai không tiếc cho sự đổ vỡ của Liên Xô, người đó không có lương tâm”.
Hiện nay, Đảng Cộng sản Nga và nhiều người dân Nga luôn thể hiện sự trân trọng Stalin
Ngày 19-5-2009, nước Nga chính thức thông báo về việc thành lập một ủy ban độc lập có nhiệm vụ là chống các hành vi hay âm mưu xuyên tạc lịch sử. Nguyên do là vì ngày càng có ít người trực tiếp tham gia hoặc được chứng kiến cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (1941 - 1945) còn sống đến ngày nay, nên ngày càng có nhiều ý kiến, quan điểm gây tranh cãi liên quan đến thế chiến 2 (1939 - 1945). Trên thực tế, rất nhiều thế lực thù địch Nga đã đòi viết lại lịch sử của cuộc chiến tranh này, trong đó, các thế lực này muốn “bỏ quên” cống hiến của Hồng quân Liên Xô ngày ấy trong việc đánh bại chế độ phát xít. Thậm chí, có một số kẻ cơ hội chính trị, nhân danh các công trình nghiên cứu sai lịch sử để từ đó đòi xét lại vai trò của Stalin cũng như vai trò chủ chốt của Liên Xô trong việc giải phóng nhân loại khỏi thảm họa phát xít.
Tại Đại hội Đảng Cộng sản Nga tháng 2-2013, Tổng thống Putin đã gửi thư chúc mừng. Trong thư, Putin bày tỏ niềm tin tưởng rằng, Đảng Cộng sản Liên bang Nga sẽ ngày càng phát triển đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Không dừng lại ở đó, Putin còn ra sắc lệnh lấy ngày kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga 7-11-1917 làm ngày Đoàn kết dân tộc hàng năm.
Cuộc khảo sát do Trung tâm Levada tiến hành có 1.600 người tham dự từ 137 điểm dân cư ở Nga vào năm 2017 cho thấy Stalin dẫn đầu danh sách bảng xếp hạng các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử.
Ngày 2-3-2018, tại Kaliningrad, khi được hỏi nếu có cơ hội, ông muốn thay đổi điều gì trong lịch sử Nga, Putin trả lời sẽ tìm cách ngăn Liên Xô tan rã.♦
http://www.honvietquochoc.com.vn/bai-viet/6424-hv154-khng-th-v-n-trc-stalin.aspx
AK 47
Trả lờiXóa