Giới phóng viên bị phe phái ‘lợi dụng đấu đá’ trước đại hội đảng?
Dec 19, 2020 HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Ông Nguyễn Quốc Phong, cựu phó tổng biên tập báo Thanh Niên, gây xôn xao khi tiết lộ trên trang cá nhân: “Người viết báo nên tránh bị vào vòng xoáy của những cuộc đấu đá trước đại hội.”. Bài đăng của ông Phong hôm 19 Tháng Mười Hai được hiểu là cách ông này nhìn nhận vụ nhà báo tự do Trương Châu Hữu Danh bị bắt ở thành phố Cần Thơ với cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.”Phóng viên tại Đại Hội 12 ở Hà Nội hôm 28 Tháng Giêng, 2016. (Hình: Na Son Nguyen/AFP via Getty Images)Trong vụ này, công luận vẫn chưa rõ nguyên nhân thật sự khiến Công An thành phố Cần Thơ thi hành lệnh bắt và không loại trừ khả năng vụ này có liên quan đến một số bài đăng của ông Danh chỉ trích Bí Thư Tỉnh Ủy Đắk Lắk Bùi Văn Cường. Các bài về Bí Thư Cường đều đỡ bị gỡ khỏi trang cá nhân của nhà báo Danh trước khi ông này bị bắt.
Trong bài gần nhất, ông Phong kể lại chuyện mình từng bị khiển trách vì “thiếu nhạy cảm, làm lộ bí mật nhà nước về an ninh tiền tệ” và bị cách chức do dính dáng đến vụ lộ bí mật điều tra vụ quan chức PMU18…
Ông Phong cho biết thêm trên trang cá nhân: “Việc này xảy ra từ 2006 khi đại hội đảng toàn quốc đang diễn ra. Nhưng mãi đến năm 2008 họ mới đưa ra xét xử và kỷ luật các nhà báo. Suy cho cùng cũng là ‘thời điểm nhạy cảm,’ khi mà chính trường đang có những người lợi dụng báo chí để đánh người nọ, thụi người kia kiểu ‘ném đá giấu tay’ hòng tranh giành địa vị, quyền lực. Nhiều khi là rất thiếu trong sáng.”
Theo ông Phong, vụ ông bị xử lý kỷ luật “chính là một bài học mà các nhà báo nên cân nhắc trước khi đặt bút.”
Chia sẻ của cựu phó tổng biên tập báo Thanh Niên được đăng tải trong bối cảnh chỉ còn một tháng là Đại Hội 13 diễn ra theo kế hoạch đã định của Hà Nội.
Báo chí nhà nước phỏng vấn ông Võ Tuấn Nhân, thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP via Getty Images)
Trên mạng xã hội, các phóng viên theo dõi mảng chính trị của truyền thông nhà nước tỏ vẻ rất dè dặt trước diễn biến của Hội Nghị 14 vừa bế mạc. Một trong số đó, nhà báo Phạm Việt Thắng, công tác tại báo Dân Tộc, thường đưa tin trên trang cá nhân về tình hình quy hoạch nhân sự cấp cao của đảng CSVN theo kiểu úp mở: “Nghệ An: 3”, “Chúc mừng nhân sự dự kiến (của làng phây nhà cháu) 1. Hoài, 2. Xuân, 3. Khái…”
Trong một diễn biến khác, trang cá nhân của nhà báo Nguyễn Thông, cựu biên tập viên tờ Thanh Niên, được ghi nhận đã bị Facebook khóa với lý do “Vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng.” Ông Thông được biết đến là người thường đưa bình luận thẳng thắn về các sự kiện của đảng CSVN cũng như chỉ trích nhiều giới chức. (N.H.K) [qd]
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/gioi-phong-vien-bi-phe-phai-loi-dung-dau-da-truoc-dai-hoi-dang/
Trên mạng xã hội, các phóng viên theo dõi mảng chính trị của truyền thông nhà nước tỏ vẻ rất dè dặt trước diễn biến của Hội Nghị 14 vừa bế mạc. Một trong số đó, nhà báo Phạm Việt Thắng, công tác tại báo Dân Tộc, thường đưa tin trên trang cá nhân về tình hình quy hoạch nhân sự cấp cao của đảng CSVN theo kiểu úp mở: “Nghệ An: 3”, “Chúc mừng nhân sự dự kiến (của làng phây nhà cháu) 1. Hoài, 2. Xuân, 3. Khái…”
Trong một diễn biến khác, trang cá nhân của nhà báo Nguyễn Thông, cựu biên tập viên tờ Thanh Niên, được ghi nhận đã bị Facebook khóa với lý do “Vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng.” Ông Thông được biết đến là người thường đưa bình luận thẳng thắn về các sự kiện của đảng CSVN cũng như chỉ trích nhiều giới chức. (N.H.K) [qd]
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/gioi-phong-vien-bi-phe-phai-loi-dung-dau-da-truoc-dai-hoi-dang/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét