Tổng thống Trump có những lựa chọn gì để đảo ngược kết quả bầu cử?
Ngọc Trân - Đông Phương • 26/12/20• Hoa Kỳ đang ở trong một thời kỳ phi thường. Tổng thống (TT) Trump đang nắm trong tay những đặc quyền nào? Điều kiện tiên quyết để Tổng thống trực tiếp bắt quân phản loạn là gì? Hãy cùng xem tác giả Đường Tịnh Viễn phân tích.Tổng thống Trump phát biểu tại một cuộc mít tinh vận động tranh cử. (Nguồn ảnh: ANDREW CABALLERO-REYNOLDS / AFP / Getty Images)
Chúng ta thấy rằng cuộc chiến pháp lý của nhóm TT Trump về cơ bản là đã đi đến bước ngoặt cuối cùng và ít nhất 7 vụ kiện đã được gửi đến Tối cao Pháp viện. Nhưng kết quả cuối cùng như thế nào, rất khó để đưa ra kết luận. Rốt cuộc TT Trump sẽ dùng cách nào để cứu nước Mỹ? Tôi tin rằng có rất nhiều độc giả sẽ nghĩ đến các phương pháp như ban hành Thiết quân luật, viện dẫn luật chống phản loạn, bắt giữ, v.v.
Nhưng trên thực tế, các thuật ngữ này mang các ý nghĩa pháp lý khác nhau, cơ sở thực hiện, phạm vi và quyền hạn cũng khác nhau. Vì vậy, hôm nay chúng ta sẽ dành chút thời gian để thảo luận về những khái niệm này, để chúng ta có thể nhìn thấy trên tổng thể thì TT Trump có những đặc quyền nào và ông ấy có thể làm những gì.
1) Thiết quân luật: khái niệm mơ hồ không có pháp chế rõ ràng
Trước hết hãy nói về “Thiết quân luật”. Nhìn chung, chúng ta đã nghe nhiều người nói rằng họ ủng hộ việc Tổng thống Trump ban hành lệnh Thiết quân luật, hay còn gọi là "Martial Law" trong tiếng Anh. Thực tế, nó gần giống như cách hiểu chung về "quản chế quân sự".
Vậy rốt cuộc Bộ nào của chính phủ kiểm soát quyền Thiết quân luật này? Ai mới là người có quyền tuyên bố Thiết quân luật? Và có thể tuyên bố thực thi Thiết quân luật trong những trường hợp nào?
Khái niệm Thiết quân luật thường được hiểu là một hình thức quản lý và kiểm soát cưỡng chế đặc biệt do quân đội thực hiện để tiếp quản quyền lực của chính phủ đối với quốc gia hoặc một số khu vực, một số ngành, bộ phận riêng lẻ. Nhưng điều khá ngạc nhiên là, có lẽ do nước Mỹ từ khi sinh ra đã mang trong mình tinh thần tự do, chúng tôi phát hiện rằng, việc pháp luật định nghĩa Thiết quân luật như thế nào, hay quyền lực này do bộ phận nào của chính phủ kiểm soát, v.v. thì trong Hiến pháp Hoa Kỳ không nhắc đến một chữ.
Điều này đã khiến người Mỹ không thể nhất quán về vấn đề này. Một số người không công nhận rằng chính phủ liên bang có quyền tuyên bố Thiết quân luật, bởi vì Hiến pháp không đề cập đến điều đó. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng Quốc hội nên có quyền Thiết quân luật, vì Khoản 8 Điều 1 của Hiến pháp quy định rằng Quốc hội có quyền ban hành tất cả các đạo luật cần thiết và phù hợp. Một số người khác cho rằng từ đặc điểm chức năng của Thiết quân luật, là một Tổng tư lệnh tam quân, Tổng thống mới có quyền tuyên bố Thiết quân luật.
Có thể khẳng định là Tổng thống Trump có thẩm quyền để thực thi Thiết quân luật và tiêu chuẩn thực hiện tương đối rộng. Miễn là có thể chứng minh rằng một số khu vực nhất định của Hoa Kỳ hiện đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng an ninh công cộng và các phương pháp thông thường đã thất bại, Tổng thống có thể tuyên bố Thiết quân luật. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)
Thực tế là trong lịch sử Hoa Kỳ, Quốc hội, Tổng thống, các Chỉ huy quân sự, và một số Thống đốc bang đều từng tuyên bố thực hiện Thiết quân luật ở một số khu vực nhất định. Có nhiều lý do để Thiết quân luật, bao gồm cả thời chiến, chẳng hạn như ở Hawaii sau trận Trân Châu Cảng, khi có những xáo trộn xã hội do xung đột sắc tộc, và thậm chí cả ở những khu vực thiên tai bão lụt. Trong lịch sử của Hoa Kỳ, chưa bao giờ xảy ra tình trạng cả nước áp đặt tình trạng Thiết quân luật.
Về vấn đề cần cần đáp ứng những điều kiện gì để thực hiện Thiết quân luật, đây cũng là một điểm mơ hồ, luật pháp Hoa Kỳ không có các tiêu chuẩn chính thức và thống nhất. Nói chung, khi có khủng hoảng nghiêm trọng về an ninh công cộng, và các quy tắc thông thường không còn phù hợp để áp dụng hoặc không thể áp dụng, khi không còn cách nào khác để bảo vệ an ninh công cộng thì có thể thực thi Thiết quân luật.
Do đó, chúng ta thấy rằng đối với TT Trump, có thể khẳng định là ông ấy có thẩm quyền để thực thi Thiết quân luật và tiêu chuẩn thực hiện tương đối rộng. Miễn là có thể chứng minh rằng một số khu vực nhất định của Hoa Kỳ hiện đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng an ninh công cộng và các phương pháp thông thường đã thất bại, Tổng thống có thể tuyên bố Thiết quân luật. Ở đây, an ninh công cộng là một yếu tố cốt lõi, mà chúng ta sẽ thảo luận sau.
Thực tế là trong lịch sử Hoa Kỳ, Quốc hội, Tổng thống, các Chỉ huy quân sự, và một số Thống đốc bang đều từng tuyên bố thực hiện Thiết quân luật ở một số khu vực nhất định. Có nhiều lý do để Thiết quân luật, bao gồm cả thời chiến, chẳng hạn như ở Hawaii sau trận Trân Châu Cảng, khi có những xáo trộn xã hội do xung đột sắc tộc, và thậm chí cả ở những khu vực thiên tai bão lụt. Trong lịch sử của Hoa Kỳ, chưa bao giờ xảy ra tình trạng cả nước áp đặt tình trạng Thiết quân luật.
Về vấn đề cần cần đáp ứng những điều kiện gì để thực hiện Thiết quân luật, đây cũng là một điểm mơ hồ, luật pháp Hoa Kỳ không có các tiêu chuẩn chính thức và thống nhất. Nói chung, khi có khủng hoảng nghiêm trọng về an ninh công cộng, và các quy tắc thông thường không còn phù hợp để áp dụng hoặc không thể áp dụng, khi không còn cách nào khác để bảo vệ an ninh công cộng thì có thể thực thi Thiết quân luật.
Do đó, chúng ta thấy rằng đối với TT Trump, có thể khẳng định là ông ấy có thẩm quyền để thực thi Thiết quân luật và tiêu chuẩn thực hiện tương đối rộng. Miễn là có thể chứng minh rằng một số khu vực nhất định của Hoa Kỳ hiện đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng an ninh công cộng và các phương pháp thông thường đã thất bại, Tổng thống có thể tuyên bố Thiết quân luật. Ở đây, an ninh công cộng là một yếu tố cốt lõi, mà chúng ta sẽ thảo luận sau.
2) Đạo luật Chống phản loạn: Tổng thống có thể đơn phương thực hiện?
Câu hỏi quan trọng thứ hai là liệu TT Trump có quyền viện dẫn “Đạo luật Chống phản loạn” (Insurrection Act) và sau đó sử dụng quân đội và Vệ binh Quốc gia để loại bỏ quân phản loạn hay không?
Điều này phụ thuộc vào nội dung của "Đạo luật Chống phản loạn" của Hoa Kỳ. Đạo luật được ban hành vào năm 1807 và các điều khoản quy định rằng Tổng thống có thể triển khai quân đội và Vệ binh Quốc gia để dập tắt cuộc nổi loạn khi xảy ra ba tình huống sau. Ở đây cần phải nói rằng quyền chỉ huy Vệ binh Quốc gia thường được trao cho chính quyền tiểu bang, và chính phủ liên bang có thể triệu tập họ khi cần thiết, nhưng nếu muốn vậy thì trước đó chính phủ liên bang cần phải thu quyền chỉ huy Vệ binh Quốc gia về. Ba tình huống đó là:
a) Khi xảy ra nổi loạn ở một bang nào đó, Tổng thống có thể triển khai Quân đội Liên bang và Vệ binh Quốc gia theo yêu cầu của quốc hội bang, hoặc theo yêu cầu của Thống đốc khi quốc hội bang không thể tổ chức họp.
b) Khi Tổng thống cho rằng bang nào đó đã cản trở, câu kết hoặc nổi loạn bất hợp pháp chống lại thẩm quyền của Hoa Kỳ, khiến việc thực thi luật pháp Hoa Kỳ thông qua các thủ tục tư pháp thông thường trở nên không còn thực tế ở bất kỳ bang nào, ông ấy có thể triển khai Quân đội Liên bang và Vệ binh Quốc gia để dập tắt cuộc nổi loạn.
c) Khi trong nước xảy ra bất kỳ cuộc nổi loạn, bạo lực, câu kết phi pháp hoặc âm mưu nào, và phản đối hoặc cản trở việc thực hiện luật pháp Hoa Kỳ, hoặc cản trở quá trình xét xử theo các luật này, Tổng thống có quyền sử dụng Quân đội Liên bang, Vệ binh Quốc gia hoặc bằng bất kỳ biện pháp nào khác mà ông cho là cần thiết để dập tắt cuộc nổi loạn.
Điểm chính cần nắm ở đây là: Bằng cách viện dẫn “Đạo luật Chống phản loạn”, Tổng thống có thể xuất binh theo yêu cầu của chính quyền bang hoặc quốc hội bang, hoặc cũng có thể không cần yêu cầu nào hết, trực tiếp gửi quân đến chống lại cuộc phản loạn. Một điều nữa là, hình thức phản loạn không nhất thiết phải là một cuộc nổi loạn tập trung đám đông mang dao, mang súng. Chỉ cần ai đó cản trở việc thực thi luật pháp Hoa Kỳ thông qua các liên minh hoặc âm mưu bất hợp pháp, hoặc cản trở các thủ tục tư pháp, Tổng thống có quyền sử dụng dự luật này.
Hình thức phản loạn không nhất thiết phải là một cuộc nổi loạn tập trung đám đông mang dao, mang súng. Chỉ cần ai đó cản trở việc thực thi luật pháp Hoa Kỳ thông qua các liên minh hoặc âm mưu bất hợp pháp, hoặc cản trở các thủ tục tư pháp, Tổng thống có quyền sử dụng Đạo luật Chống phản loạn. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)
Điều đáng chú ý là "Đạo luật Chống phản loạn" đã được sửa đổi hai lần kể từ khi được công bố. Lần đầu là thêm một chương mới vào năm 1861, cho phép chính phủ liên bang sử dụng Vệ binh Quốc gia và Quân đội Liên bang trong trường hợp xảy ra "cuộc nổi dậy chống lại thẩm quyền của chính phủ Hoa Kỳ", ngay cả khi đó không phải là mong muốn của chính quyền tiểu bang. Nói cách khác, trong trường hợp cần thiết, ngay cả khi chính quyền địa phương phản đối, Tổng thống vẫn có thể cử quân đội đến để dẹp yên phiến loạn, ở đây có tính cưỡng chế.
Lần thứ hai là bổ sung một điều khoản vào năm 1871, cho phép chính phủ liên bang sử dụng dự luật này để duy trì điều khoản bảo vệ bình đẳng của Tu chính án thứ 14 trong Hiến pháp Hoa Kỳ. Vào thời điểm đó, điều này là để bảo vệ người Mỹ gốc Phi khỏi tổ chức Ku Klux Klan. Điều khoản bảo vệ bình đẳng này là một trong những quyền hiến định quan trọng được Hiến pháp trao cho người dân.
Nói cách khác, khi một tiểu bang không thể bảo vệ hoặc từ chối bảo vệ các quyền hiến định của người dân, điều này cũng tạo thành cơ sở pháp lý để Tổng thống viện dẫn "Đạo luật Chống phản loạn". Khi đó, Tổng thống có toàn quyền triển khai Quân đội Liên bang và Vệ binh Quốc gia để ngăn chặn những hành vi vi phạm quyền hiến định và khôi phục quyền uy của Hiến pháp. Không phải TT Trump đã nói rồi sao? Ông muốn người dân Mỹ khôi phục niềm tin vào quyền bầu cử của họ và khôi phục niềm tin vào Hiến pháp. Vậy ông ấy dựa vào đâu để khôi phục? "Đạo luật Chống phản loạn" là vũ khí pháp luật chính đáng vào đúng thời điểm này.
Trong lịch sử của Hoa Kỳ, "Đạo luật Chống phản loạn" đã được viện dẫn hàng chục lần. Kể từ phong trào dân quyền vào những năm 1960, việc sử dụng "Đạo luật Chống phản loạn" ở Hoa Kỳ đã trở thành điều hiếm thấy. Lần gần đây nhất Đạo luật này được viện dẫn là vào năm 1992 tại Los Angeles. Sự việc lúc đó là 4 cảnh sát đã chế ngự một người Mỹ gốc Phi tên là Rodney Glen King lái xe khi đang say rượu, người này đã phản kháng và đánh cả cảnh sát. Sau đó các kênh truyền thông chính thống đã phát đi những đoạn phim được cắt ghép cẩn thận để chĩa mũi rìu của dư luận về phía cảnh sát. Kết quả là một lượng lớn người gốc Phi và gốc Tây Ban Nha đổ đi biểu tình, sau đó biến thành bạo loạn.
Trong cuộc bạo loạn của Black Lives Matter (BLM) năm nay, TT Trump cũng định viện dẫn "Đạo luật Chống phản loạn" để dập tắt nhóm người này, nhưng bị Bộ trưởng Quốc phòng khi đó là ông Mark Esper phản đối nên đã không thực hiện được. Điều này cũng phản ánh một thực tế khách quan là, Bộ trưởng Quốc phòng gần như là người duy nhất có thể ngăn cản Tổng thống về vấn đề có nên khởi động “Đạo luật Chống phản loạn” hay không.
Điều đáng chú ý là "Đạo luật Chống phản loạn" đã được sửa đổi hai lần kể từ khi được công bố. Lần đầu là thêm một chương mới vào năm 1861, cho phép chính phủ liên bang sử dụng Vệ binh Quốc gia và Quân đội Liên bang trong trường hợp xảy ra "cuộc nổi dậy chống lại thẩm quyền của chính phủ Hoa Kỳ", ngay cả khi đó không phải là mong muốn của chính quyền tiểu bang. Nói cách khác, trong trường hợp cần thiết, ngay cả khi chính quyền địa phương phản đối, Tổng thống vẫn có thể cử quân đội đến để dẹp yên phiến loạn, ở đây có tính cưỡng chế.
Lần thứ hai là bổ sung một điều khoản vào năm 1871, cho phép chính phủ liên bang sử dụng dự luật này để duy trì điều khoản bảo vệ bình đẳng của Tu chính án thứ 14 trong Hiến pháp Hoa Kỳ. Vào thời điểm đó, điều này là để bảo vệ người Mỹ gốc Phi khỏi tổ chức Ku Klux Klan. Điều khoản bảo vệ bình đẳng này là một trong những quyền hiến định quan trọng được Hiến pháp trao cho người dân.
Nói cách khác, khi một tiểu bang không thể bảo vệ hoặc từ chối bảo vệ các quyền hiến định của người dân, điều này cũng tạo thành cơ sở pháp lý để Tổng thống viện dẫn "Đạo luật Chống phản loạn". Khi đó, Tổng thống có toàn quyền triển khai Quân đội Liên bang và Vệ binh Quốc gia để ngăn chặn những hành vi vi phạm quyền hiến định và khôi phục quyền uy của Hiến pháp. Không phải TT Trump đã nói rồi sao? Ông muốn người dân Mỹ khôi phục niềm tin vào quyền bầu cử của họ và khôi phục niềm tin vào Hiến pháp. Vậy ông ấy dựa vào đâu để khôi phục? "Đạo luật Chống phản loạn" là vũ khí pháp luật chính đáng vào đúng thời điểm này.
Trong lịch sử của Hoa Kỳ, "Đạo luật Chống phản loạn" đã được viện dẫn hàng chục lần. Kể từ phong trào dân quyền vào những năm 1960, việc sử dụng "Đạo luật Chống phản loạn" ở Hoa Kỳ đã trở thành điều hiếm thấy. Lần gần đây nhất Đạo luật này được viện dẫn là vào năm 1992 tại Los Angeles. Sự việc lúc đó là 4 cảnh sát đã chế ngự một người Mỹ gốc Phi tên là Rodney Glen King lái xe khi đang say rượu, người này đã phản kháng và đánh cả cảnh sát. Sau đó các kênh truyền thông chính thống đã phát đi những đoạn phim được cắt ghép cẩn thận để chĩa mũi rìu của dư luận về phía cảnh sát. Kết quả là một lượng lớn người gốc Phi và gốc Tây Ban Nha đổ đi biểu tình, sau đó biến thành bạo loạn.
Trong cuộc bạo loạn của Black Lives Matter (BLM) năm nay, TT Trump cũng định viện dẫn "Đạo luật Chống phản loạn" để dập tắt nhóm người này, nhưng bị Bộ trưởng Quốc phòng khi đó là ông Mark Esper phản đối nên đã không thực hiện được. Điều này cũng phản ánh một thực tế khách quan là, Bộ trưởng Quốc phòng gần như là người duy nhất có thể ngăn cản Tổng thống về vấn đề có nên khởi động “Đạo luật Chống phản loạn” hay không.
Khi một tiểu bang không thể bảo vệ hoặc từ chối bảo vệ các quyền hiến định của người dân, điều này cũng tạo thành cơ sở pháp lý để Tổng thống viện dẫn "Đạo luật Chống phản loạn". Khi đó, Tổng thống có toàn quyền triển khai Quân đội Liên bang và Vệ binh Quốc gia để ngăn chặn những hành vi vi phạm quyền hiến định và khôi phục quyền uy của Hiến pháp. (Getty)
3) Habeas corpus: chìa khóa cho cuộc bình định phản loạn của Tổng thống
Tiếp theo, hãy nói về vấn đề thứ ba mà mọi người đều rất quan tâm, đó là Tổng thống có quyền trực tiếp ra lệnh bắt giữ hay không.
Chúng ta đều biết rằng trong những trường hợp thông thường, trách nhiệm của cơ quan tư pháp là bắt giữ những kẻ tình nghi phạm tội. Quyền lực tư pháp là độc lập và không phải tuân theo lệnh của Tổng thống, vì vậy Tổng thống không thể trực tiếp ra lệnh bắt bất cứ ai.
Tuy nhiên, trong thời kỳ phi thường quan trọng, ví dụ như tuyên bố áp đặt Thiết quân luật hoặc tuyên bố gửi quân đến dẹp yên phiến loạn, Tổng thống thực sự có thể ủy quyền cho quân nhân bắt giữ những người bị nghi ngờ tham gia gây nguy hiểm cho an ninh công cộng hoặc tham gia vào cuộc nổi loạn. Như vậy, sẽ đề cập đến một khái niệm quan trọng: Habeas corpus - Luật không được phép bắt giam người trái phép.
"Habeas corpus" là một lệnh triệu tập do đích thân thẩm phán thụ lý đơn xin và ký ban hành, có thể ra lệnh đưa người bị bắt đến tòa án để thẩm tra nhằm xác định xem có đầy đủ lý do để giam giữ người đó hay không. Nếu không đủ lý do, thẩm phán có quyền ra lệnh trả tự do cho nghi phạm.
"Habeas corpus" là một phương tiện quan trọng trong các thủ tục pháp lý để bảo vệ các quyền cơ bản của con người và tự do cá nhân. Đặc biệt là trong những thời điểm phi thường, chẳng hạn như dưới tình trạng ban bố Thiết quân luật hoặc viện dẫn Đạo luật Chống phản loạn, bất cứ ai nếu như bị các bên không phải là cơ quan tư pháp giam giữ có thể tự mình hoặc nhờ người khác nộp đơn lên tòa án để thách thức tính hợp pháp của hành vi giam giữ này, họ sẽ nhanh chóng nhận được quyết định của tòa án.
Do đó, nếu TT Trump muốn sử dụng các biện pháp phi thường để bắt giữ những nhân vật đầu não hoặc phần tử cốt cán liên quan đến cuộc đảo chính lần này, việc đầu tiên ông phải làm là đình chỉ lệnh "Habeas corpus". Đặc biệt là khi cơ quan tư pháp đã bị thâm nhập rất thâm sâu và trở thành một phần của tập đoàn đảo chính. Đứng trước một loạt các hành vi phạm tội nhưng cơ quan này đã không hành động, họ thậm chí còn gây trở ngại hoặc ngăn chặn các cuộc điều tra pháp lý hợp pháp của nhóm TT Trump. Trong trường hợp này, khả năng lớn là Tổng thống cần phải dựa vào quân đội để tiến hành bắt giữ, vậy thì ông cần phải đình chỉ lệnh "Habeas corpus" trước thì mới có thể cấp quyền bắt giữ cho quân đội.
"Habeas corpus" là một lệnh triệu tập do đích thân thẩm phán thụ lý đơn xin và ký ban hành, có thể ra lệnh đưa người bị bắt đến tòa án để thẩm tra nhằm xác định xem có đầy đủ lý do để giam giữ người đó hay không. Nếu không đủ lý do, thẩm phán có quyền ra lệnh trả tự do cho nghi phạm.
"Habeas corpus" là một phương tiện quan trọng trong các thủ tục pháp lý để bảo vệ các quyền cơ bản của con người và tự do cá nhân. Đặc biệt là trong những thời điểm phi thường, chẳng hạn như dưới tình trạng ban bố Thiết quân luật hoặc viện dẫn Đạo luật Chống phản loạn, bất cứ ai nếu như bị các bên không phải là cơ quan tư pháp giam giữ có thể tự mình hoặc nhờ người khác nộp đơn lên tòa án để thách thức tính hợp pháp của hành vi giam giữ này, họ sẽ nhanh chóng nhận được quyết định của tòa án.
Do đó, nếu TT Trump muốn sử dụng các biện pháp phi thường để bắt giữ những nhân vật đầu não hoặc phần tử cốt cán liên quan đến cuộc đảo chính lần này, việc đầu tiên ông phải làm là đình chỉ lệnh "Habeas corpus". Đặc biệt là khi cơ quan tư pháp đã bị thâm nhập rất thâm sâu và trở thành một phần của tập đoàn đảo chính. Đứng trước một loạt các hành vi phạm tội nhưng cơ quan này đã không hành động, họ thậm chí còn gây trở ngại hoặc ngăn chặn các cuộc điều tra pháp lý hợp pháp của nhóm TT Trump. Trong trường hợp này, khả năng lớn là Tổng thống cần phải dựa vào quân đội để tiến hành bắt giữ, vậy thì ông cần phải đình chỉ lệnh "Habeas corpus" trước thì mới có thể cấp quyền bắt giữ cho quân đội.
Nếu TT Trump muốn sử dụng các biện pháp phi thường để bắt giữ những nhân vật đầu não hoặc phần tử cốt cán liên quan đến cuộc đảo chính lần này, việc đầu tiên ông phải làm là đình chỉ lệnh "Habeas corpus" trước thì mới có thể cấp quyền bắt giữ cho quân đội. (Getty)
Vậy Tổng thống có quyền lực này không? Có, Khoản 9 Điều 1 trong Hiến pháp Hoa Kỳ quy định rõ ràng rằng, trong trường hợp xảy ra nổi loạn (rebellion) hoặc bị xâm lược, có thể tạm thời đình chỉ lệnh "Habeas corpus" vì lý do an toàn công cộng.
Phần lớn dư luận cho rằng TT Trump nên noi gương TT Lincoln, vì TT Lincoln từng làm như vậy vào thời Nội chiến. TT Lincoln đã ban hành sắc lệnh hành pháp của Tổng thống và 8 lần ra lệnh tạm thời đình chỉ lệnh "Habeas corpus" ở bang Maryland và một số nơi thuộc miền Trung Tây của Hoa Kỳ. Cũng chính bằng cách này, ông đã nhanh chóng bắt giữ nhiều người ủng hộ cuộc nổi dậy ở miền Nam nước Mỹ. Tuy nhiên, lệnh hành pháp của ông đã bị Tòa án Liên bang khi đó phán định là vi hiến.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra sau sự kiện 11/9, TT Bush “con” đã ra lệnh đình chỉ lệnh "Habeas corpus" đối với những kẻ liên quan đến cuộc tấn công khủng bố. Khi đó, lệnh này cũng bị Tòa án Liên bang cho là vi hiến.
Vậy Tổng thống có quyền lực này không? Có, Khoản 9 Điều 1 trong Hiến pháp Hoa Kỳ quy định rõ ràng rằng, trong trường hợp xảy ra nổi loạn (rebellion) hoặc bị xâm lược, có thể tạm thời đình chỉ lệnh "Habeas corpus" vì lý do an toàn công cộng.
Phần lớn dư luận cho rằng TT Trump nên noi gương TT Lincoln, vì TT Lincoln từng làm như vậy vào thời Nội chiến. TT Lincoln đã ban hành sắc lệnh hành pháp của Tổng thống và 8 lần ra lệnh tạm thời đình chỉ lệnh "Habeas corpus" ở bang Maryland và một số nơi thuộc miền Trung Tây của Hoa Kỳ. Cũng chính bằng cách này, ông đã nhanh chóng bắt giữ nhiều người ủng hộ cuộc nổi dậy ở miền Nam nước Mỹ. Tuy nhiên, lệnh hành pháp của ông đã bị Tòa án Liên bang khi đó phán định là vi hiến.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra sau sự kiện 11/9, TT Bush “con” đã ra lệnh đình chỉ lệnh "Habeas corpus" đối với những kẻ liên quan đến cuộc tấn công khủng bố. Khi đó, lệnh này cũng bị Tòa án Liên bang cho là vi hiến.
Hai ví dụ này cho chúng ta thấy hai điểm mấu chốt: một là việc đình chỉ lệnh "Habeas corpus" có điều kiện tiên quyết chặt chẽ hơn, hoặc là phải xảy ra phản loạn, hoặc là bị ngoại xâm. Một điều nữa là cơ quan tư pháp rõ ràng đã có thái độ rất thận trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của công dân. Như chúng ta có thể thấy, vào thời TT Lincoln, nước Mỹ đang trong cuộc nội chiến, còn thời TT Bush “con” thì nước Mỹ cũng đang ở trong tình trạng bị tấn công nghiêm trọng. Mặc dù vậy, Tòa án Liên bang vẫn thà phán định là vi hiến chứ nhất quyết không chịu nới lỏng tiêu chuẩn.
Điều này đặt ra một câu hỏi, đó là có phải Tổng thống sẽ không có quyền bắt giữ nếu Tòa án Liên bang ra phán quyết vi hiến? Không phải vậy. Mặc dù việc TT Lincoln đình chỉ lệnh "Habeas corpus" bị Chánh án Tòa án Tối cao Roger B. Taney phản đối và bị phán quyết là vi hiến, nhưng nhìn chung, để chiến thắng trong cuộc chiến, quyền hành pháp chiếm vị trí quan trọng hơn. Hoàn cảnh của TT Bush “con” cũng tương tự, họ đã không từ bỏ trách nhiệm bảo vệ đất nước khi bị tòa phán quyết là vi hiến.
Bản chất của tam quyền phân lập nằm ở sự kiểm soát và cân bằng lẫn nhau. Dĩ nhiên quyền tư pháp có thể hạn chế Tổng thống, nhưng trong những thời điểm phi thường, quyền hành pháp của Tổng thống cũng có thể hạn chế cơ quan tư pháp hoặc cơ quan lập pháp khi họ không màng đến đại cục.
Là một Tổng thống, ông Trump không hề thiếu quyền lực, như chúng ta đã phân tích thì ông ấy thậm chí còn có rất nhiều đặc quyền. Vậy điều ông thiếu là gì?
Điều này đặt ra một câu hỏi, đó là có phải Tổng thống sẽ không có quyền bắt giữ nếu Tòa án Liên bang ra phán quyết vi hiến? Không phải vậy. Mặc dù việc TT Lincoln đình chỉ lệnh "Habeas corpus" bị Chánh án Tòa án Tối cao Roger B. Taney phản đối và bị phán quyết là vi hiến, nhưng nhìn chung, để chiến thắng trong cuộc chiến, quyền hành pháp chiếm vị trí quan trọng hơn. Hoàn cảnh của TT Bush “con” cũng tương tự, họ đã không từ bỏ trách nhiệm bảo vệ đất nước khi bị tòa phán quyết là vi hiến.
Bản chất của tam quyền phân lập nằm ở sự kiểm soát và cân bằng lẫn nhau. Dĩ nhiên quyền tư pháp có thể hạn chế Tổng thống, nhưng trong những thời điểm phi thường, quyền hành pháp của Tổng thống cũng có thể hạn chế cơ quan tư pháp hoặc cơ quan lập pháp khi họ không màng đến đại cục.
Là một Tổng thống, ông Trump không hề thiếu quyền lực, như chúng ta đã phân tích thì ông ấy thậm chí còn có rất nhiều đặc quyền. Vậy điều ông thiếu là gì?
còn tiếp
Ngọc Trân - Đông Phương
Theo Epoch Times tiếng Trung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét