Ông Trump ký đạo luật Đài Loan và Tây Tạng làm Trung Quốc choáng váng
Quyết định mới nhất của Tổng thống Trump tiếp tục khiến Trung Quốc "choáng váng". Tối 27/12 (giờ Mỹ), Tổng thống Donald Trump chính thức ký dự luật chi tiêu và cứu trợ đại dịch COVID-19 trị giá 2,3 nghìn tỷ USD. Đáng lưu ý, trong luật này cũng bao gồm các điều khoản về đạo luật liên quan đến Đài Loan, Tây Tạng và Hong Kong. Đạo luật TPSA quy định không cho phép Trung Quốc mở thêm lãnh sự quán mới tại Mỹ trước khi Mỹ được thiết lập cơ quan lãnh sự tại thủ phủ Lhasa của khu tự trị Tây Tạng, và quy định rằng sự can thiệp của Trung Quốc vào việc lựa chọn người kế vị Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ bị coi là vi phạm tự do tôn giáo Tây Tạng.
Tổng thống Donald Trump tham gia hội nghị từ xa nhân ngày Lễ Tạ ơn với các thành viên của Quân đội Hoa Kỳ tại Nhà Trắng vào ngày 26/11/2020. (Andrew Caballero-Reynolds / AFP qua Getty Images)
Dự luật ngân sách được Quốc hội Mỹ thông qua ngày 21/12, nhưng Tổng thống Trump nhất định đòi nâng khoản viện chi một lần cho 14 triệu người Mỹ thất nghiệp từ 600 USD lên 2.000 USD.
Tuy nhiên, hôm nay, Tổng thống Trump đã bất ngờ ký thông qua dự luật này, trong đó bao gồm đạo luật TAA (thúc đẩy quan hệ Mỹ - Đài Loan) và TPSA (Đạo luật Chi viện và Chính sách Tây Tạng).
Tổng thống Donald Trump tham gia hội nghị từ xa nhân ngày Lễ Tạ ơn với các thành viên của Quân đội Hoa Kỳ tại Nhà Trắng vào ngày 26/11/2020. (Andrew Caballero-Reynolds / AFP qua Getty Images)
Dự luật ngân sách được Quốc hội Mỹ thông qua ngày 21/12, nhưng Tổng thống Trump nhất định đòi nâng khoản viện chi một lần cho 14 triệu người Mỹ thất nghiệp từ 600 USD lên 2.000 USD.
Tuy nhiên, hôm nay, Tổng thống Trump đã bất ngờ ký thông qua dự luật này, trong đó bao gồm đạo luật TAA (thúc đẩy quan hệ Mỹ - Đài Loan) và TPSA (Đạo luật Chi viện và Chính sách Tây Tạng).
1) Đạo luật về Đài Loan và Tây Tạng
TAA là bộ luật thúc đẩy củng cố quan hệ Mỹ - Đài Loan trên nền tảng Đạo luật Quan hệ Đài Loan (TRA). Theo đó, chính phủ Mỹ:
a) Ủng hộ các nỗ lực liên tục của Đài Loan nhằm duy trì năng lực tác chiến phi đối xứng.
b) Thúc đẩy Đài Loan gia tăng chi tiêu quốc phòng để cung cấp đủ nguồn lực cho chiến lược phòng vệ.
c) Bình thường hóa việc bán vũ khí cho Đài Loan nhằm giúp hòn đảo nâng cao khả năng tự vệ.
Đạo luật nhấn mạnh việc Mỹ ủng hộ Đài Loan được tham gia một cách có ý nghĩa vào Liên Hiệp Quốc và các tổ chức trực thuộc Liên Hiệp Quốc như Hội đồng Y tế Thế giới (WHA), Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol), và các tổ chức quốc tế khác mà không yêu cầu thành viên phải có tư cách quốc gia độc lập chính thức.
Đạo luật cũng yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ soạn thảo một báo cáo đánh giá về những hướng dẫn của Bộ này cho các trao đổi với Đài Loan và trong vòng 180 ngày kể từ khi Đạo luật được thông qua. Ngoại trưởng Mỹ phải đệ trình báo cáo đó cho các Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện và Thượng viện.
Đạo luật nhấn mạnh việc Mỹ ủng hộ Đài Loan được tham gia một cách có ý nghĩa vào Liên Hiệp Quốc và các tổ chức trực thuộc Liên Hiệp Quốc như Hội đồng Y tế Thế giới (WHA), Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol), và các tổ chức quốc tế khác mà không yêu cầu thành viên phải có tư cách quốc gia độc lập chính thức.
Đạo luật cũng yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ soạn thảo một báo cáo đánh giá về những hướng dẫn của Bộ này cho các trao đổi với Đài Loan và trong vòng 180 ngày kể từ khi Đạo luật được thông qua. Ngoại trưởng Mỹ phải đệ trình báo cáo đó cho các Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện và Thượng viện.
2) Đạo luật về Tây Tạng
Trong khi đó, đạo luật TPSA đưa ra quy định không cho phép Trung Quốc mở thêm lãnh sự quán mới tại Mỹ trước khi Mỹ được thiết lập cơ quan lãnh sự tại thủ phủ Lhasa của khu tự trị Tây Tạng.
Đạo luật Chính sách và Hỗ trợ Tây Tạng quy định rằng sự can thiệp của Trung Quốc vào việc lựa chọn người kế vị Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ bị coi là vi phạm tự do tôn giáo Tây Tạng. Đạo luật cho phép chính phủ Mỹ áp đặt các chế tài về kinh tế và thị thực lên các quan chức Trung Quốc có liên quan đến việc can thiệp vào người kế vị Đức Đạt Lai Lạt Ma, hiện đã 85 tuổi.
Nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma, cáo buộc chính quyền Trung Quốc thực hiện "cuộc diệt chủng văn hóa" trong khu vực (Ảnh: Stephen Brashear/Getty Images)
3) Phản ứng của Trung Quốc
Chỉ vài giờ sau khi ông Trump ký dự luật trên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên chiều 28/12 tuyên bố nước này "kiên quyết phản đối" đạo luật liên quan.
"Vấn đề Đài Loan có liên quan đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Trung Quốc, hoàn toàn là công việc nội bộ của Trung Quốc, không cho phép thế lực bên ngoài can thiệp," ông Triệu nói.
"Mỹ cần chấm dứt việc lợi dụng vấn đề Đài Loan để nhúng tay vào nội chính Trung Quốc, không được thực thi các điều khoản và nội dung tiêu cực trong đạo luật liên quan nhằm vào Trung Quốc, làm tổn hại lợi ích của Trung Quốc, nhằm tránh làm ảnh hưởng đến quan hệ Mỹ-Trung và sự ổn định của vùng biển Đài Loan."
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Ảnh Bộ Ngoại giao TQ)
Trước đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân ngày 22/12 cũng phản ứng với việc Quốc hội Mỹ thông qua TAA.
Ông Uông thúc giục Washington "không được ký duyệt và thực thi các điều khoản và nội dung tiêu cực trong đạo luật liên quan nhằm vào Trung Quốc, làm tổn hại lợi ích của Trung Quốc, nhằm tránh làm tổn hại hơn nữa đại cục trong quan hệ và hợp tác hai nước".
Hồi tháng 3 năm nay, ông Trump đã ký thông qua đạo luật Sáng kiến Bảo vệ và Tăng cường Đồng minh Quốc tế Đài Loan (TAIPEI Act). Đạo luật này yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ báo cáo về các bước thực hiện để tăng cường quan hệ ngoại giao với Đài Loan.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét