Tài xế GrabBike biểu tình phản đối tăng thuế VAT, đại diện chính quyền trả lời vòng vo
RFA 2020-12-07 - Vào ngày 7/12, hàng trăm tài xế xe công nghệ GrabBike đã đồng loạt tắt ứng dụng (app) và biểu tình để phản đối quy định tăng thuế VAT thêm 10% từ ngày 5/12/2020. Hàng trăm tài xế GrabBike biểu tình
ở Hà Nội và Sài Gòn ngày 7/12/2020.
Một tài xế xe GrabBike, không muốn nêu tên vì lý do an toàn (tạm gọi là anh A), có mặt tại khu vực gần trụ sở Công ty TNHH Grab, ở phường Tân Phong, quận 7, TP.HCM vào sáng ngày 7/12 kể lại với RFA quang cảnh anh tận mắt chứng kiến công an hành xử với đoàn tài xế xe GrabBike:“Ở khu vực quận 7 thì họ không kêu giải tán, nhưng họ kêu đậu xe ở trên lề đường và yêu cầu anh em tài xế GrabBike phản đối ôn hòa, chứ đừng gây rối. Nói chung, khi trình bày việc (xuống đường phản đối thuế VAT tăng) này ra thì các anh công an cũng đồng tình.”
Phản ứng từ chính quyền
Đài RFA ghi nhận buổi làm việc tại trụ sở Công ty Grab với rất đông tài xế GrabBike được trực tiếp trên trang mạng xã hội Facebook, có tên “Hội GrabBike Sài Gòn”, kéo dài hơn 1 tiếng đồng hồ. Một tài xế GrabBike khác, cũng không muốn nêu tên (tạm gọi là anh B), tường thuật lại buổi tiếp xúc này có đại diện của Cục thuế và của Công ty Grab.
“Nói chung là người ta toàn nói vòng vo mà không nói về vấn đề chính. Bên Cục thuế thì không trả lời được thắc mắc rằng 10% thuế VAT tăng thêm do công ty hay tài xế xe GrabBike trả. Đại diện Cục thuế lúc đầu trả lời lòng vòng. Khoảng sau một tiếng đồng hồ thì người ta nói là không đủ thẩm quyền trả lời câu hỏi đó. Còn đại diện Công ty Grab, bà Hà, Giám đốc Khu vực phía Nam, nói rằng cho thêm thời gian để bà trả lời câu hỏi được xác đáng. Giới tài xế hỏi thời gian trong bao lâu: 1 ngày hay 1 tuần lễ, 1 năm hay 10 năm… và bà Hà nói là sẽ trả lời sớm nhất, chứ không đưa ra thời gian cụ thể.”
Báo giới ghi nhận ở Hà Nội có hàng trăm người mặc áo Grab xuống đường tuần hành trên xe gắn máy qua các tuyến đường Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Chí Thanh, Cầu Giấy…và sau đó tụ tập tại trụ sở Grab Duy Tân. Đoàn người này được nói là mang băng-rôn, khẩu hiệu yêu cầu Grab xem xét lại chính sách thuế mới.
Báo mạng Lao Động, dẫn lời của một đại diện Công ty Grab ở Hà Nội cho biết đã cho người nói chuyện và giải thích với các tài xế rằng việc thuế VAT tăng thêm 10% là quy định của nhà nước, không phải do Grab tự ý tăng.
Zing.vn, trong bản tin liên quan giới tài xế GrabBike biểu tình phản đối mức thuế VAT tăng thêm 10%, vào ngày 7/12, đã trích lời Phó trưởng phòng CSGT Công an Hà Nội, Thiếu tá Đào Việt Long cho biết nhóm tài xế mặc áo Grab tuần hành chưa xin phép cơ quan chức năng và cơ quan này đã báo cáo lên Công an thành phố Hà Nội, vào chiều cùng ngày, để đề xuất phương án xử lý theo quy định.
Ảnh minh họa. Một tài xế GrabBike nghỉ mệt trong lúc chờ cuộc gọi cuốc xe của khách hàng. Hình chụp ở Hà Nội, ngày 16/6/2020. AFP
Nguyện vọng và hy vọng của tài xế GrabBike
Vụ việc hàng trăm tài xế GrabBike biểu tình ở Hà Nội và Sài Gòn diễn ra sau khi Nghị định 126, được ban hành và có hiệu lực từ ngày 5/12/2020. Nghị định 126 quy định tất cả các tài xế công nghệ sẽ bị xem là cá nhân hợp tác với tổ chức kinh doanh và phải chịu mức thuế giá trị gia tăng (VAT) 10% phát sinh trên tất cả các cuốc xe, thay vì mức 3% như hiện nay.
Ví dụ đơn giản mà tài xế GrabBike Nguyễn Văn Dũng chia sẻ với RFA hôm 3/12 là một cuốc xe thu về 100 ngàn đồng, thì đóng phí cho Công ty Grab 20%. Với mức thuế mới tăng thêm 10% VAT, thì tổng thuế VAT một cuốc xe lên đến 30%.
Tài xế GrabBike tạm gọi tên A, chia sẻ thêm vào hôm 7/12:
“Tại vì 20% thuế VAT đã tính vào phần thuế thu hộ cho nhà nước rồi. Thắc mắc là 10% tăng thêm do khách hàng chịu hay tài xế chịu hoặc khách hàng và công ty Grab phải chia đôi. Tính ra chiết khấu thuế VAT bây giờ là hơn 27%. Mức thuế này là cao quá, chưa kể chi phí tiền xăng nhớt, xe hư hao…”
Qua trao đổi với hai tài xế ẩn danh, Đài RFA nêu câu hỏi liệu rằng họ sẽ tiếp tục công việc này hay không, trong điều kiện mức thuế VAT vẫn tăng thêm 10% mà tài xế GrabBike phải chịu. Cả hai tài xế cùng trả lời cho chúng tôi biết rằng họ phải tìm công việc khác để làm. Tài xế GrabBike tạm gọi tên B bày tỏ:
“Phải tìm công việc khác vì mức thuế này nặng quá, mà cứ thu thuế không thôi, đâu có lo gì được cho tài xế đâu.”
Tài xế GrabBike tạm gọi tên B chia sẻ thêm rằng không có hy vọng gì sau cuộc tiếp xúc với đại diện Cục thuế và Giám đốc đại diện Grab Khu vực phía Nam:
“Chắc chắn là không có hy vọng. Tại vì anh em bức xúc tập trung đến công ty hỏi vậy thôi, chứ quy định thuế tăng này khi tới tai Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, nếu ông giải quyết thì mới hy vọng được thôi. Còn bên Cục thuế đã ra quy định thì không có hy vọng gì họ thu hồi lại quyết định. Cục thuế và Công ty Grab coi như là một. Cục thuế ban hành quy định gì thì Công ty Grab phải tuân theo và Cục thuế đâu cần biết Công ty Grab làm cách nào, miễn sao thu về 10% thuế VAT tăng thêm thôi.”
Mạng Báo Zing.vn, vào hạ tuần tháng 9/2019, ghi nhận theo ước tính của Google và Temasek, thị trường gọi xe công nghệ, bao gồm cả dịch vụ giao thức ăn tại Việt Nam có quy mô 500 triệu USD vào năm 2018, cao gấp 2,5 lần so với mức 200 triệu USD vào năm 2015. Con số này có thể tăng lên 2 tỷ USD vào năm 2025. Trong đó, theo thống kê của ABI Research, trong 6 tháng đầu năm 2019, Việt Nam có 200 triệu chuyến xe thông qua ứng dụng công nghệ và Grab chiếm áp đảo đến 73% thị phần.
Ông Nguyễn Lân Thắng, một khách hàng sử dụng dịch vụ GrabBike và là một nhà hoạt động xã hội, theo dõi sát sao cuộc đình công của giới tài xế GrabBike hôm 7/12, lên tiếng với RFA về quan điểm của ông.
“Ngân sách quốc gia đang bị thâm hụt rất lớn và việc tăng thuế để bù đắp sự thâm hụt của ngân sách quốc gia, về lý mà nói thì cũng phải có một sự công bằng. Tại vì trong các hình thức kinh doanh vận tải, mới gần đây, ngành hàng công, cụ thể là Vietnam Airlines được nhà nước cấp hàng nghìn tỷ để bù lỗ cho sự thiệt hại do đại dịch COVID-19 gây ra. Nhưng trong khi bối cảnh kinh tế khó khăn, rất nhiều người lao động phải lao ra đường hành nghề chạy xe ôm như vậy lại bị đánh thuế. Việc đánh thuế vào lực lượng lao động phổ thông như thế thi tôi cho rằng rất là bất công. Và việc đánh thuế đó, thực ra, sẽ gây nên những sự bất ổn xã hội ngầm rất lớn; không phải chỉ riêng trong lĩnh vực vận tải mà còn nhiều lĩnh vực khác. Bởi vì, chi phí giao thông vận tải còn liên quan đến các chi phí sản xuất và giá dịch vụ của rất nhiều ngành khác nữa.”
Trên trang Facebook Đài RFA, chúng tôi cũng ghi nhận rất nhiều ý kiến đồng tình với giới tài xế GrabBike rằng Chính phủ Việt Nam cần xem xét lại quy định mới tăng thế VAT 10% đối với dịch vụ xe công nghệ. Độc giả Nguyễn Phi Long bình luận rằng “Giữa lúc dịch bệnh COVID-19 và thiên tai bão lụt làm người dân điêu đứng. Đời sống rất khó khăn trăm bề mà lại tăng thuế VAT thật bất nhân và không hợp lý”.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/hundress-of-grabbike-drivers-demonstrate-agains-increasing-vat-tax-12072020130142.html
Nguyện vọng và hy vọng của tài xế GrabBike
Vụ việc hàng trăm tài xế GrabBike biểu tình ở Hà Nội và Sài Gòn diễn ra sau khi Nghị định 126, được ban hành và có hiệu lực từ ngày 5/12/2020. Nghị định 126 quy định tất cả các tài xế công nghệ sẽ bị xem là cá nhân hợp tác với tổ chức kinh doanh và phải chịu mức thuế giá trị gia tăng (VAT) 10% phát sinh trên tất cả các cuốc xe, thay vì mức 3% như hiện nay.
Ví dụ đơn giản mà tài xế GrabBike Nguyễn Văn Dũng chia sẻ với RFA hôm 3/12 là một cuốc xe thu về 100 ngàn đồng, thì đóng phí cho Công ty Grab 20%. Với mức thuế mới tăng thêm 10% VAT, thì tổng thuế VAT một cuốc xe lên đến 30%.
Tài xế GrabBike tạm gọi tên A, chia sẻ thêm vào hôm 7/12:
“Tại vì 20% thuế VAT đã tính vào phần thuế thu hộ cho nhà nước rồi. Thắc mắc là 10% tăng thêm do khách hàng chịu hay tài xế chịu hoặc khách hàng và công ty Grab phải chia đôi. Tính ra chiết khấu thuế VAT bây giờ là hơn 27%. Mức thuế này là cao quá, chưa kể chi phí tiền xăng nhớt, xe hư hao…”
Qua trao đổi với hai tài xế ẩn danh, Đài RFA nêu câu hỏi liệu rằng họ sẽ tiếp tục công việc này hay không, trong điều kiện mức thuế VAT vẫn tăng thêm 10% mà tài xế GrabBike phải chịu. Cả hai tài xế cùng trả lời cho chúng tôi biết rằng họ phải tìm công việc khác để làm. Tài xế GrabBike tạm gọi tên B bày tỏ:
“Phải tìm công việc khác vì mức thuế này nặng quá, mà cứ thu thuế không thôi, đâu có lo gì được cho tài xế đâu.”
Tài xế GrabBike tạm gọi tên B chia sẻ thêm rằng không có hy vọng gì sau cuộc tiếp xúc với đại diện Cục thuế và Giám đốc đại diện Grab Khu vực phía Nam:
“Chắc chắn là không có hy vọng. Tại vì anh em bức xúc tập trung đến công ty hỏi vậy thôi, chứ quy định thuế tăng này khi tới tai Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, nếu ông giải quyết thì mới hy vọng được thôi. Còn bên Cục thuế đã ra quy định thì không có hy vọng gì họ thu hồi lại quyết định. Cục thuế và Công ty Grab coi như là một. Cục thuế ban hành quy định gì thì Công ty Grab phải tuân theo và Cục thuế đâu cần biết Công ty Grab làm cách nào, miễn sao thu về 10% thuế VAT tăng thêm thôi.”
Mạng Báo Zing.vn, vào hạ tuần tháng 9/2019, ghi nhận theo ước tính của Google và Temasek, thị trường gọi xe công nghệ, bao gồm cả dịch vụ giao thức ăn tại Việt Nam có quy mô 500 triệu USD vào năm 2018, cao gấp 2,5 lần so với mức 200 triệu USD vào năm 2015. Con số này có thể tăng lên 2 tỷ USD vào năm 2025. Trong đó, theo thống kê của ABI Research, trong 6 tháng đầu năm 2019, Việt Nam có 200 triệu chuyến xe thông qua ứng dụng công nghệ và Grab chiếm áp đảo đến 73% thị phần.
Ông Nguyễn Lân Thắng, một khách hàng sử dụng dịch vụ GrabBike và là một nhà hoạt động xã hội, theo dõi sát sao cuộc đình công của giới tài xế GrabBike hôm 7/12, lên tiếng với RFA về quan điểm của ông.
“Ngân sách quốc gia đang bị thâm hụt rất lớn và việc tăng thuế để bù đắp sự thâm hụt của ngân sách quốc gia, về lý mà nói thì cũng phải có một sự công bằng. Tại vì trong các hình thức kinh doanh vận tải, mới gần đây, ngành hàng công, cụ thể là Vietnam Airlines được nhà nước cấp hàng nghìn tỷ để bù lỗ cho sự thiệt hại do đại dịch COVID-19 gây ra. Nhưng trong khi bối cảnh kinh tế khó khăn, rất nhiều người lao động phải lao ra đường hành nghề chạy xe ôm như vậy lại bị đánh thuế. Việc đánh thuế vào lực lượng lao động phổ thông như thế thi tôi cho rằng rất là bất công. Và việc đánh thuế đó, thực ra, sẽ gây nên những sự bất ổn xã hội ngầm rất lớn; không phải chỉ riêng trong lĩnh vực vận tải mà còn nhiều lĩnh vực khác. Bởi vì, chi phí giao thông vận tải còn liên quan đến các chi phí sản xuất và giá dịch vụ của rất nhiều ngành khác nữa.”
Trên trang Facebook Đài RFA, chúng tôi cũng ghi nhận rất nhiều ý kiến đồng tình với giới tài xế GrabBike rằng Chính phủ Việt Nam cần xem xét lại quy định mới tăng thế VAT 10% đối với dịch vụ xe công nghệ. Độc giả Nguyễn Phi Long bình luận rằng “Giữa lúc dịch bệnh COVID-19 và thiên tai bão lụt làm người dân điêu đứng. Đời sống rất khó khăn trăm bề mà lại tăng thuế VAT thật bất nhân và không hợp lý”.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/hundress-of-grabbike-drivers-demonstrate-agains-increasing-vat-tax-12072020130142.html
Tài xế Grab tắt App, phản ứng chính sách khấu trừ mới
Chánh Trung, Thứ Hai, 7/12/2020 - (TBKTSG Online) - Sáng 7-12-2020, hàng trăm tài xế Grab tại Hà Nội và TPHCM đã đồng loạt tắt ứng dụng, tập trung tại các trụ sở của Grab và nhiều địa điểm khác nhau để phản ứng với chính sách khấu trừ mới của Grab.
Hàng trăm tài xế GrabBike, GrabCar, sáng 7-12, đã tắt ứng dụng nhận đặt xe của khách hàng (app) và tập trung tại các con phố Duy Tân, Cầu Giấy - nơi đặt các văn phòng của Grab tại Hà Nội và ở đại lộ Nguyễn Văn Linh, đường Nguyễn Thị Thập, quận 7... là trụ sở của Grab tại TPHCM.
Các tài xế Grab cho biết họ phản đối mức khấu trừ mới sau khi áp dụng thuế Giá trị gia tăng (GTGT) trên mỗi cuốc xe mà Grab vừa cho áp dụng vì mức phí mới này quá cao, làm ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của tài xế.
Hàng trăm tài xế GrabBike, GrabCar, sáng 7-12, đã tắt ứng dụng nhận đặt xe của khách hàng (app) và tập trung tại các con phố Duy Tân, Cầu Giấy - nơi đặt các văn phòng của Grab tại Hà Nội và ở đại lộ Nguyễn Văn Linh, đường Nguyễn Thị Thập, quận 7... là trụ sở của Grab tại TPHCM.
Các tài xế Grab cho biết họ phản đối mức khấu trừ mới sau khi áp dụng thuế Giá trị gia tăng (GTGT) trên mỗi cuốc xe mà Grab vừa cho áp dụng vì mức phí mới này quá cao, làm ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của tài xế.
Tài xế GrabBike tại TPHCM đồng loạt tắt App phản đối chính sách chiết khấu mới. Ảnh Chánh Trung
Nhiều tài xế GrabBike ở TPHCM bức xúc cho biết: “Hiện nay Grab trừ 20% của mỗi cuốc xe. Sau đó lại trừ tiếp 10% VAT số tiền tài xế được hưởng. Nghĩa là, nếu tài xế GrabBike chạy cuốc xe 50.000 đồng sẽ bị trừ 10.000 đồng tiền phí cho công ty, sau đó bị trừ tiếp 10% VAT (là 4.000 đồng) nữa. Như vậy, các tài xế chỉ còn 36.000 đồng để mang về”.
Theo các tài xế xe công nghệ hiện nay mỗi ngày các tài xế phải chạy hơn 10 giờ đồng hồ hoặc hơn để đạt chỉ tiêu. Nếu áp dụng mức chiết khấu mới thì tài xế mỗi ngày phải chạy nhiều hơn mà số tiền đem về còn bị giảm hơn so với trước đây. Bên cạnh đó, Grab còn tăng giá các dịch vụ GrabCar, GrabBike, GrabFood… cũng sẽ khiến người dùng e ngại sử dụng các dịch vụ và các tài xế có thể còn sẽ gặp khó khăn để hoàn thành định mức.
Trước đó, Grab vừa công bố thay đổi chính sách thuế áp dụng cho toàn bộ đối tác tài xế của mình và tăng giá cước cơ bản của các dịch vụ GrabCar, GrabBike, GrabFood và giao hàng siêu tốc cũng điều chỉnh tăng. Grab Việt Nam cho biết, Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, có hiệu lực thi hành từ ngày 5-12-2020. Theo quy định, chính sách thuế giá trị gia tăng (VAT) áp dụng cho các nền tảng đặt xe và toàn bộ các đối tác tài xế công nghệ sẽ thay đổi.
Với quy định này, Grab sẽ tiến hành kê khai thuế VAT trên toàn bộ doanh thu hợp tác, bằng cách khấu trừ ngay nghĩa vụ thuế VAT (thuế suất 10%) cho toàn bộ cuốc xe vận tải, trước khi phân chia doanh thu theo hợp đồng cho đối tác. Grab cho biết, tỷ lệ phân chia không thay đổi (ở mức 75% hoặc 80%).
Mức thuế Thu nhập cá nhân cũng được giữ nguyên là 1,5%. Grab cho biết, sẽ áp dụng chính sách này từ 11 giờ sáng ngày 5-12. Kể từ thời điểm này, thuế VAT 10% và thuế TNCN 1,5% sẽ được khấu trừ chung với phí sử dụng ứng dụng, trên mỗi chuyến xe. Như vậy, dù phí sử dụng ứng dụng không thay đổi, nhưng mức khấu trừ trên mỗi chuyến xe của tài xế sẽ tăng lên lần lượt là 28,364% và 32,841%, tùy từng đối tác.
Grab cũng đồng thời sẽ tăng giá các dịch vụ GrabCar kể từ trưa ngày 5-12. Theo đó, giá cước tối thiểu của GrabCar tại Hà Nội sẽ tăng thêm 2.000 đồng, từ 25.000 đồng lên 27.000 đồng cho 2km đầu và tăng từ thêm 1.000 đồng (từ 8.500 đồng lên 9.500 đồng cho mỗi km tiếp theo). Tương tự, GrabCar 7 chỗ tăng từ 30.000 đồng lên 32.000 đồng cho 2km đầu và từ 10.000 lên 11.000 đồng cho mỗi km tiếp theo. Tại TPHCM, giá cước tối thiểu của GrabCar cũng tăng thêm 2.000 đồng, từ 25.000 đồng lên 27.000 đồng cho 2km đầu và tăng từ thêm 500 đồng cho mỗi km tiếp theo.
Lý giải việc tăng giá, Grab cho biết là để: “đảm bảo thu nhập cho đối tác GrabCar sau khi Nghị định 126 đi vào hiệu lực”. Tương tự, các dịch vụ xe hai bánh của Grab gồm GrabBike, GrabBikePremium, GrabExpress và GrabFood cũng đã được điều chỉnh tăng từ đầu tháng 12.
Theo ghi nhận của phóng viên, đến chiều ngày 7-12 một số tài xế xe công nghệ vẫn còn tập trung để phản đối tại TPHCM, Hà Nội và các tài xế đều đòi gặp đại diện Grab để thảo luận về sự việc này.
Trên các hội nhóm tài xế xe công nghệ trên Facebook ghi nhận các tài xế xe công nghệ cho biết sẽ tắt App một tuần để phản đối mức chiết khấu mới của Grab.
https://www.thesaigontimes.vn/td/311472/tai-xe-grab-tat-app-phan-ung-chinh-sach-khau-tru-moi.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét