Chuẩn Bị Cho Cuộc Chia Ly Mỹ-Trung
Prepare for the U.S. and China to Decouple
08/09/20 by Michael A. Witt, Harvard Business Review Home
Thực tế, cái giá kinh tế mà Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc sẵn sàng trả để không còn phụ thuộc nhau về kinh tế là tương đối nhỏ so với tổng sản lượng quốc gia của họ. Ví dụ, quy mô GDP của Mỹ là 21.500 tỷ USD năm 2018; tổng số vốn đầu tư trực tiếp của Mỹ ở Trung Quốc khoảng 117 tỷ USD năm 2018, chỉ bằng sản lượng vài ngày của Mỹ mà thôi. Tóm lại, các công ty cần bắt đầu tính tới xung đột địa chính trị khi hoạch định các kế hoạch đầu tư.
Đằng sau những tin tức nóng về đại dịch Covid-19 có một vấn đề lâu dài hơn mà các doanh nghiệp không sớm thì muộn cũng phải đối mặt: khi làn sóng phi toàn cầu hóa (de-globalization) tăng tốc thì hai khối kinh tế thù địch nhau sẽ nổi lên – một khối tập trung quanh Trung Quốc và khối kia có Hoa Kỳ là trung tâm.
Thực ra chúng ta đã đi tới cảnh huống đó một thời gian rồi, công cuộc phi toàn cầu hóa đã âm thầm diễn ra khoảng một thập niên. Ngay trước khi bùng phát đại dịch, thương mại thế giới đã rơi vào tình trạng trì trệ; vốn đầu tư nước ngoài năm 2018 đã giảm khoảng 70% so với đỉnh điểm năm 2007. Quan hệ Mỹ-Trung vốn không êm ấm, đã đi tới bước ngoặc đối đầu dưới thời Tập Cận Bình. Từ năm 2018, chúng ta đã chứng kiến những vụ va chạm mở màn cho cuộc Chiến tranh Lạnh mới.
Đại dịch Covid-19 đẩy nhanh tiến trình này; nó cung cấp lý lẽ biện minh cho việc rút về nước các cơ sở sản xuất những mặt hàng chiến lược. Nhật Bản chẳng hạn, đã dành ra 2,2 tỷ USD hỗ trợ các công ty chuyển ra khỏi Trung Quốc. Đại dịch đã đưa thêm các điểm va chạm, trực tiếp hay gián tiếp, vào một danh sách rất dài những điểm đối kháng giữa Mỹ và Trung Quốc, từ vấn đề trách nhiệm của Bắc Kinh đối với đại dịch đến quyết định của Trung Quốc chấm dứt “một quốc gia, hai chế độ” ở Hong Kong.
Các nhà tư vấn về rủi ro chính trị từng nói với người viết bài này rằng các công ty Mỹ hy vọng nhiệm kỳ tổng thống của ông Donald Trump sẽ kết thúc sau cuộc bầu cử tháng Mười Một. Họ sẽ thất vọng. Trước tiên, khó đưa ra kết luận chắc chắn rằng ông Trump sẽ thất cử. Hai là, quan trọng hơn, nếu trong những ngày này có một vấn đề mà cả đảng Cộng Hòa và đảng Dân Chủ đồng ý được với nhau thì đó là chuyện cần phải kiểm soát cuộc trỗi dậy của Trung Quốc.
Cuối năm 2018, người viết bài này đã hỏi ý kiến 109 nhà quản lý các công ty đa quốc gia, đặt ra một kịch bản Chiến tranh Lạnh với hai khối kinh tế đối kháng, và yêu cầu họ cho biết phản ứng mang tính chiến lược của họ là gì. Họ đưa ra hai lựa chọn chính: địa phương hóa doanh nghiệp tối đa để cho dù doanh nghiệp hoạt động trong khối này hoặc khối kia thì vẫn được coi là doanh nghiệp địa phương; và hai là đứng hẳn vào một khối.
Vào lúc đó, thực hiện thành công một chiến lược địa phương hóa là cả một kỳ công. Bây giờ, các mối căng thẳng gia tăng, các quan hệ yếu đi thì địa phương hóa càng trở nên rất khó. Chính vì vậy, cần chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc chia ly; cụ thể, các công ty Mỹ và công ty hoạt động tại các thị trường liên kết với Mỹ nên sẵn sàng:
Giảm sự hiện diện ở Hong Kong
Bắc Kinh đã áp đặt luật an ninh quốc gia lên Hong Kong, rõ ràng phá vỡ vị thế tự trị của Hong Kong. Sự can thiệp công khai của Bắc Kinh đặt nghi vấn về khả năng duy trì nhà nước pháp quyền và tư pháp độc lập của vùng lãnh thổ này – một đặc điểm không có hoặc rất yếu kém ở Trung Quốc lục địa.
Hoa Kỳ và một số quốc gia khác đã chính thức đình chỉ quy chế đối xử ưu đãi dành cho Hong Kong; do đó các công ty nên tính sẵn các kế hoạch bất ngờ để chuyển các hoạt động nhạy cảm đi nơi khác.
Đáng ngại là các công ty Mỹ - bị tác động trực tiếp của cuộc đối đầu Trung-Mỹ - dường như chưa chuẩn bị gì cả dù họ biết mình đang gặp nguy hiểm. Một cuộc khảo sát hồi tháng 6-2020 của Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hong Kong cho thấy hơn một nửa số người được hỏi ý kiến tỏ ra “rất quan tâm tới luật an ninh quốc gia” và 60% tin rằng nó có hại cho việc kinh doanh của họ; gần một nửa tỏ ra bi quan về tương lai Hong Kong trong trung hạn và dài hạn. Nhưng hai phần ba số người này chưa hề lập kế hoạch dự phòng những biến cố bất ngờ để ứng phó với đạo luật và các mối căng thẳng đang gia tăng.
Chuyển dây chuyền cung ứng tới các quốc gia an toàn hơn về chính trị
Các nỗ lực gần đây chuyển hoạt động sản xuất sang các quốc gia láng giềng của Trung Quốc – chẳng hạn các động tác của Apple, Google và Microsoft đẩy mạnh sản xuất ở Việt Nam và Thái Lan – là không đầy đủ. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy sự gần gũi về địa lý là một thông số chủ yếu để dự đoán nước nào sẽ trở thành thành viên của khối kinh tế nào cho dù họ có muốn hay không.
Các công ty cần tính tới khả năng nhiều phần của thế giới sẽ không còn là nơi thuận lợi cho mình đặt căn cứ sản xuất. Vì vậy các doanh nghiệp nên xem xét xây dựng cơ sở ở những nơi “xa xôi” (nhìn từ quan điểm địa chính trị), ở các nước an toàn hơn. Một ví dụ, các đối tác sản xuất của Apple đang tìm chỗ đặt cơ sở không chỉ ở Đông Á mà cả ở Ấn Độ và Mexico.
Đánh giá lại mối quan hệ với các công ty và trường đại học Trung Quốc
Các mối quan hệ này hiển nhiên chứa nhiều cạm bẫy, khi xem xét các lĩnh vực công nghệ tiên tiến có khả năng ứng dụng trong quân sự. Tuy nhiên, khi quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc càng ngày càng được hiểu là trò chơi “được ăn cả, ngã về không” thì ngay cả các mối quan hệ vô thưởng vô phạt nhất cũng có thể bị ảnh hưởng.
Càng ngày sẽ càng có nhiều công ty thấy mình bị ghi tên vào “sổ bìa đen” của Mỹ hoặc của Trung Quốc, và cả một ngành công nghiệp hoặc một số cá nhân nhà quản trị sẽ bị ảnh hưởng. Ví dụ, năm ngoái Trung Quốc đã trừng phạt Canada vì Ottawa đã bắt giam phó giám đốc công ty Huawei Mạnh Vãn Chu (Meng Wanzhou) bằng cách bắt giam hai công dân Canada, tuyên án tử hình một người Canada khác và hạn chế nhập cảng dầu cải canola của Canada. Trung Quốc cũng dùng biện pháp hạn chế nhập cảng tương tự để trừng phạt khi tranh chấp với Na Uy (cá hồi) hoặc Úc (thịt bò). Ngành kinh doanh của bạn, công ty của bạn, các nhà quản trị của bạn cũng có thể là trường hợp tiếp theo.
Tính tới rủi ro địa chính trị trong đầu tư
Một công ty phụ thuộc vào các thị trường liên kết với Mỹ bỏ vốn đầu tư vào khối kinh tế khác có thể sẽ khó biện minh cho quyết định đầu tư của mình – kể cả việc rót thêm vốn cho các hoạt động đã có sẵn. Nhà đầu tư sẽ phải giải thích tại sao, qua việc đầu tư của mình, đã góp phần vào tăng trưởng kinh tế và như vậy làm gia tăng sức mạnh của đối thủ. Lập luận rằng phát triển kinh tế sẽ mang lại dân chủ hóa và hòa bình đã tỏ ra không đúng với trường hợp Trung Quốc, nơi các cơ hội cho nền quản trị dân chủ đã biến mất dưới thời Tập Cận Bình.
Lập luận sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế sẽ làm giảm xung đột có vẻ đáng tin hơn nhưng thực tế, cái giá kinh tế mà Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc sẵn sàng trả để không còn phụ thuộc nhau về kinh tế là tương đối nhỏ so với tổng sản lượng quốc gia của họ. Ví dụ, quy mô GDP của Mỹ là 21.500 tỷ USD năm 2018; tổng số vốn đầu tư trực tiếp của Mỹ ở Trung Quốc khoảng 117 tỷ USD năm 2018, chỉ bằng sản lượng vài ngày của Mỹ mà thôi. Tóm lại, các công ty cần bắt đầu tính tới xung đột địa chính trị khi hoạch định các kế hoạch đầu tư.
Những dự báo đáng sợ hiện nay về tương lai mối quan hệ Mỹ-Trung có thể sai lầm, và cũng có thể chúng ta sẽ một lần nữa được hưởng quả ngọt của công cuộc toàn cầu hóa và hợp tác quốc tế. Tôi thành thật hy vọng như vậy. Nhưng hy vọng không phải là một chiến lược và chuẩn bị sẵn sàng thì bao giờ cũng tốt hơn.
____________________________________________
Dịch từ bài viết của Michael A. Witt, giảng viên, nghiên cứu viên về kinh doanh quốc tế trường INSEAD ở Singapore, phụ tá nghiên cứu Viện Reischauer thuộc Đại học Harvard, đăng trên Harvard Business Review
Đằng sau những tin tức nóng về đại dịch Covid-19 có một vấn đề lâu dài hơn mà các doanh nghiệp không sớm thì muộn cũng phải đối mặt: khi làn sóng phi toàn cầu hóa (de-globalization) tăng tốc thì hai khối kinh tế thù địch nhau sẽ nổi lên – một khối tập trung quanh Trung Quốc và khối kia có Hoa Kỳ là trung tâm.
Thực ra chúng ta đã đi tới cảnh huống đó một thời gian rồi, công cuộc phi toàn cầu hóa đã âm thầm diễn ra khoảng một thập niên. Ngay trước khi bùng phát đại dịch, thương mại thế giới đã rơi vào tình trạng trì trệ; vốn đầu tư nước ngoài năm 2018 đã giảm khoảng 70% so với đỉnh điểm năm 2007. Quan hệ Mỹ-Trung vốn không êm ấm, đã đi tới bước ngoặc đối đầu dưới thời Tập Cận Bình. Từ năm 2018, chúng ta đã chứng kiến những vụ va chạm mở màn cho cuộc Chiến tranh Lạnh mới.
Đại dịch Covid-19 đẩy nhanh tiến trình này; nó cung cấp lý lẽ biện minh cho việc rút về nước các cơ sở sản xuất những mặt hàng chiến lược. Nhật Bản chẳng hạn, đã dành ra 2,2 tỷ USD hỗ trợ các công ty chuyển ra khỏi Trung Quốc. Đại dịch đã đưa thêm các điểm va chạm, trực tiếp hay gián tiếp, vào một danh sách rất dài những điểm đối kháng giữa Mỹ và Trung Quốc, từ vấn đề trách nhiệm của Bắc Kinh đối với đại dịch đến quyết định của Trung Quốc chấm dứt “một quốc gia, hai chế độ” ở Hong Kong.
Các nhà tư vấn về rủi ro chính trị từng nói với người viết bài này rằng các công ty Mỹ hy vọng nhiệm kỳ tổng thống của ông Donald Trump sẽ kết thúc sau cuộc bầu cử tháng Mười Một. Họ sẽ thất vọng. Trước tiên, khó đưa ra kết luận chắc chắn rằng ông Trump sẽ thất cử. Hai là, quan trọng hơn, nếu trong những ngày này có một vấn đề mà cả đảng Cộng Hòa và đảng Dân Chủ đồng ý được với nhau thì đó là chuyện cần phải kiểm soát cuộc trỗi dậy của Trung Quốc.
Cuối năm 2018, người viết bài này đã hỏi ý kiến 109 nhà quản lý các công ty đa quốc gia, đặt ra một kịch bản Chiến tranh Lạnh với hai khối kinh tế đối kháng, và yêu cầu họ cho biết phản ứng mang tính chiến lược của họ là gì. Họ đưa ra hai lựa chọn chính: địa phương hóa doanh nghiệp tối đa để cho dù doanh nghiệp hoạt động trong khối này hoặc khối kia thì vẫn được coi là doanh nghiệp địa phương; và hai là đứng hẳn vào một khối.
Vào lúc đó, thực hiện thành công một chiến lược địa phương hóa là cả một kỳ công. Bây giờ, các mối căng thẳng gia tăng, các quan hệ yếu đi thì địa phương hóa càng trở nên rất khó. Chính vì vậy, cần chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc chia ly; cụ thể, các công ty Mỹ và công ty hoạt động tại các thị trường liên kết với Mỹ nên sẵn sàng:
Giảm sự hiện diện ở Hong Kong
Bắc Kinh đã áp đặt luật an ninh quốc gia lên Hong Kong, rõ ràng phá vỡ vị thế tự trị của Hong Kong. Sự can thiệp công khai của Bắc Kinh đặt nghi vấn về khả năng duy trì nhà nước pháp quyền và tư pháp độc lập của vùng lãnh thổ này – một đặc điểm không có hoặc rất yếu kém ở Trung Quốc lục địa.
Hoa Kỳ và một số quốc gia khác đã chính thức đình chỉ quy chế đối xử ưu đãi dành cho Hong Kong; do đó các công ty nên tính sẵn các kế hoạch bất ngờ để chuyển các hoạt động nhạy cảm đi nơi khác.
Đáng ngại là các công ty Mỹ - bị tác động trực tiếp của cuộc đối đầu Trung-Mỹ - dường như chưa chuẩn bị gì cả dù họ biết mình đang gặp nguy hiểm. Một cuộc khảo sát hồi tháng 6-2020 của Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hong Kong cho thấy hơn một nửa số người được hỏi ý kiến tỏ ra “rất quan tâm tới luật an ninh quốc gia” và 60% tin rằng nó có hại cho việc kinh doanh của họ; gần một nửa tỏ ra bi quan về tương lai Hong Kong trong trung hạn và dài hạn. Nhưng hai phần ba số người này chưa hề lập kế hoạch dự phòng những biến cố bất ngờ để ứng phó với đạo luật và các mối căng thẳng đang gia tăng.
Chuyển dây chuyền cung ứng tới các quốc gia an toàn hơn về chính trị
Các nỗ lực gần đây chuyển hoạt động sản xuất sang các quốc gia láng giềng của Trung Quốc – chẳng hạn các động tác của Apple, Google và Microsoft đẩy mạnh sản xuất ở Việt Nam và Thái Lan – là không đầy đủ. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy sự gần gũi về địa lý là một thông số chủ yếu để dự đoán nước nào sẽ trở thành thành viên của khối kinh tế nào cho dù họ có muốn hay không.
Các công ty cần tính tới khả năng nhiều phần của thế giới sẽ không còn là nơi thuận lợi cho mình đặt căn cứ sản xuất. Vì vậy các doanh nghiệp nên xem xét xây dựng cơ sở ở những nơi “xa xôi” (nhìn từ quan điểm địa chính trị), ở các nước an toàn hơn. Một ví dụ, các đối tác sản xuất của Apple đang tìm chỗ đặt cơ sở không chỉ ở Đông Á mà cả ở Ấn Độ và Mexico.
Đánh giá lại mối quan hệ với các công ty và trường đại học Trung Quốc
Các mối quan hệ này hiển nhiên chứa nhiều cạm bẫy, khi xem xét các lĩnh vực công nghệ tiên tiến có khả năng ứng dụng trong quân sự. Tuy nhiên, khi quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc càng ngày càng được hiểu là trò chơi “được ăn cả, ngã về không” thì ngay cả các mối quan hệ vô thưởng vô phạt nhất cũng có thể bị ảnh hưởng.
Càng ngày sẽ càng có nhiều công ty thấy mình bị ghi tên vào “sổ bìa đen” của Mỹ hoặc của Trung Quốc, và cả một ngành công nghiệp hoặc một số cá nhân nhà quản trị sẽ bị ảnh hưởng. Ví dụ, năm ngoái Trung Quốc đã trừng phạt Canada vì Ottawa đã bắt giam phó giám đốc công ty Huawei Mạnh Vãn Chu (Meng Wanzhou) bằng cách bắt giam hai công dân Canada, tuyên án tử hình một người Canada khác và hạn chế nhập cảng dầu cải canola của Canada. Trung Quốc cũng dùng biện pháp hạn chế nhập cảng tương tự để trừng phạt khi tranh chấp với Na Uy (cá hồi) hoặc Úc (thịt bò). Ngành kinh doanh của bạn, công ty của bạn, các nhà quản trị của bạn cũng có thể là trường hợp tiếp theo.
Tính tới rủi ro địa chính trị trong đầu tư
Một công ty phụ thuộc vào các thị trường liên kết với Mỹ bỏ vốn đầu tư vào khối kinh tế khác có thể sẽ khó biện minh cho quyết định đầu tư của mình – kể cả việc rót thêm vốn cho các hoạt động đã có sẵn. Nhà đầu tư sẽ phải giải thích tại sao, qua việc đầu tư của mình, đã góp phần vào tăng trưởng kinh tế và như vậy làm gia tăng sức mạnh của đối thủ. Lập luận rằng phát triển kinh tế sẽ mang lại dân chủ hóa và hòa bình đã tỏ ra không đúng với trường hợp Trung Quốc, nơi các cơ hội cho nền quản trị dân chủ đã biến mất dưới thời Tập Cận Bình.
Lập luận sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế sẽ làm giảm xung đột có vẻ đáng tin hơn nhưng thực tế, cái giá kinh tế mà Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc sẵn sàng trả để không còn phụ thuộc nhau về kinh tế là tương đối nhỏ so với tổng sản lượng quốc gia của họ. Ví dụ, quy mô GDP của Mỹ là 21.500 tỷ USD năm 2018; tổng số vốn đầu tư trực tiếp của Mỹ ở Trung Quốc khoảng 117 tỷ USD năm 2018, chỉ bằng sản lượng vài ngày của Mỹ mà thôi. Tóm lại, các công ty cần bắt đầu tính tới xung đột địa chính trị khi hoạch định các kế hoạch đầu tư.
Những dự báo đáng sợ hiện nay về tương lai mối quan hệ Mỹ-Trung có thể sai lầm, và cũng có thể chúng ta sẽ một lần nữa được hưởng quả ngọt của công cuộc toàn cầu hóa và hợp tác quốc tế. Tôi thành thật hy vọng như vậy. Nhưng hy vọng không phải là một chiến lược và chuẩn bị sẵn sàng thì bao giờ cũng tốt hơn.
____________________________________________
Dịch từ bài viết của Michael A. Witt, giảng viên, nghiên cứu viên về kinh doanh quốc tế trường INSEAD ở Singapore, phụ tá nghiên cứu Viện Reischauer thuộc Đại học Harvard, đăng trên Harvard Business Review
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét