Ứng cử viên của Trung Quốc trúng cử ngay vòng đầu tiên. Tin này buồn thật. Điều này không chỉ khẳng định TQ lúc nào cũng là quan tòa tại Tòa án quốc tế về Luật biển để xét xử các vụ tranh chấp, mà còn khẳng định tiếng nói của Mỹ trên trường quốc tế ngày càng yếu trong khi vị thế của TQ đã trở nên áp đảo.
Ngày 24-8, các quốc gia thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 đã có mặt tại phòng họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc để bỏ phiếu kín bầu 7 thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) cho nhiệm kỳ mới. Kết quả bỏ phiếu cho thấy các ứng cử viên của Cameroon, Malta, Ý, Trung Quốc , Chile và Ukraine trúng cử ngay vòng đầu tiên. Trong đó, ứng cử viên David J. Attard của Malta đạt số phiếu cao nhất (160/166 phiếu).
Trong số 7 thẩm phán sẽ hết nhiệm kỳ ngày 30-9 tới, có một thẩm phán Trung Quốc là ông Cao Chí Quốc. Với việc ông Đoàn Khiết Long được chọn, Bắc Kinh sẽ kéo dài chuỗi hiện diện liên tục tại ITLOS kể từ khi tòa án này được thành lập vào năm 1996.
Những căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc trong vấn đề biển Đông đã khiến cuộc bỏ phiếu của ITLOS lần này nhận được sự quan tâm của quốc tế. Theo trang web của ITLOS, có 3 thẩm phán Trung Quốc phục vụ tại cơ quan tư pháp này kể từ cuộc bầu cử đầu tiên được tổ chức vào năm 1996.
Trong một hội nghị trực tuyến về biển Đông giữa tháng 7, trợ lý ngoại trưởng Mỹ David R. Stilwell đã thúc giục các nước không bỏ phiếu cho ứng viên Trung Quốc Đoàn Khiết Long.
Khi đó, ông Stilwell phát biểu: "Lựa chọn một quan chức người Trung Quốc cho cơ quan này cũng giống như thuê một kẻ phóng hỏa điều hành Sở Cứu hỏa".
"Chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia tham gia cuộc bầu cử lựa chọn vào tòa án quốc tế để đánh giá cẩn thận thông tin đăng ký của ứng cử viên người Trung Quốc và xem xét liệu một thẩm phán người Trung Quốc sẽ giúp đỡ hay cản trở luật hàng hải quốc tế. Với hồ sơ của Bắc Kinh, câu trả lời phải rõ ràng" – trợ lý ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh.
Bình luận của ông Stilwell đưa ra ngay sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo chỉ trích việc Trung Quốc muốn ôm trọn các nguồn tài nguyên ngoài khơi ở biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng bảo vệ ông Đoàn Khiết Long, nói rằng ứng viên này "rất thông thạo luật quốc tế, có kiến thức phong phú lẫn kinh nghiệm thực tế trong luật biển quốc tế".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh lập luận trong cuộc họp báo vào tháng 7 khẳng định: "Nếu được bầu, chắc chắn ông Đoàn Khiết Long sẽ cống hiến hết mình cho các công việc của tòa án và giải quyết các tranh chấp trên biển một cách hòa bình".
Hiện vẫn còn một ghế trống cho nhóm Mỹ Latinh và Caribe, và vòng bỏ phiếu thứ hai sẽ được tổ chức ngày 25-8. Đối đầu nhau sẽ là ứng viên của Jamaica và ứng viên của Brazil.
Trung Quốc trúng cử ghế thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật biển
Tân Hoa Xã đưa tin Đại sứ Trung Quốc tại Hungary Đoàn Khiết Long đã trúng cử ghế thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) nhiệm kỳ 2020 - 2029. Ngày 24-8, các quốc gia thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 đã có mặt tại phòng họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc để bỏ phiếu kín bầu 7 thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) cho nhiệm kỳ mới. Kết quả bỏ phiếu cho thấy các ứng cử viên của Cameroon, Malta, Ý, Trung Quốc , Chile và Ukraine trúng cử ngay vòng đầu tiên. Trong đó, ứng cử viên David J. Attard của Malta đạt số phiếu cao nhất (160/166 phiếu).
Trong số 7 thẩm phán sẽ hết nhiệm kỳ ngày 30-9 tới, có một thẩm phán Trung Quốc là ông Cao Chí Quốc. Với việc ông Đoàn Khiết Long được chọn, Bắc Kinh sẽ kéo dài chuỗi hiện diện liên tục tại ITLOS kể từ khi tòa án này được thành lập vào năm 1996.
Những căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc trong vấn đề biển Đông đã khiến cuộc bỏ phiếu của ITLOS lần này nhận được sự quan tâm của quốc tế. Theo trang web của ITLOS, có 3 thẩm phán Trung Quốc phục vụ tại cơ quan tư pháp này kể từ cuộc bầu cử đầu tiên được tổ chức vào năm 1996.
Trong một hội nghị trực tuyến về biển Đông giữa tháng 7, trợ lý ngoại trưởng Mỹ David R. Stilwell đã thúc giục các nước không bỏ phiếu cho ứng viên Trung Quốc Đoàn Khiết Long.
Khi đó, ông Stilwell phát biểu: "Lựa chọn một quan chức người Trung Quốc cho cơ quan này cũng giống như thuê một kẻ phóng hỏa điều hành Sở Cứu hỏa".
"Chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia tham gia cuộc bầu cử lựa chọn vào tòa án quốc tế để đánh giá cẩn thận thông tin đăng ký của ứng cử viên người Trung Quốc và xem xét liệu một thẩm phán người Trung Quốc sẽ giúp đỡ hay cản trở luật hàng hải quốc tế. Với hồ sơ của Bắc Kinh, câu trả lời phải rõ ràng" – trợ lý ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh.
Bình luận của ông Stilwell đưa ra ngay sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo chỉ trích việc Trung Quốc muốn ôm trọn các nguồn tài nguyên ngoài khơi ở biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng bảo vệ ông Đoàn Khiết Long, nói rằng ứng viên này "rất thông thạo luật quốc tế, có kiến thức phong phú lẫn kinh nghiệm thực tế trong luật biển quốc tế".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh lập luận trong cuộc họp báo vào tháng 7 khẳng định: "Nếu được bầu, chắc chắn ông Đoàn Khiết Long sẽ cống hiến hết mình cho các công việc của tòa án và giải quyết các tranh chấp trên biển một cách hòa bình".
Hiện vẫn còn một ghế trống cho nhóm Mỹ Latinh và Caribe, và vòng bỏ phiếu thứ hai sẽ được tổ chức ngày 25-8. Đối đầu nhau sẽ là ứng viên của Jamaica và ứng viên của Brazil.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét