Thứ Ba, 25 tháng 8, 2020

Văn hóa khác nhau giữa CA Bắc Ninh và CA Hà Nội

Hai cách xử sự khác nhau của công an Bắc Ninh và công an Hà Nội
FB Thao Ngoc 24/8 - Mấy ngày qua có 2 sự kiện liên quan đến 2 cháu bé được dư luận rất quan tâm. Sự kiện thứ nhất là cháu Nguyễn Cao Gia Bảo (SN 2018), con anh Nguyễn Văn Hưng (37 tuổi, trú tại khu Khúc Toại, phường Khúc Xuyên, TP Bắc Ninh) bị mất tích tại công viên Nguyễn Văn Cừ thuộc địa bàn phường khi bố dẫn đi chơi.Nguyễn Cao Gia Bảo
Ảnh cháu Bảo được CA trao lại cho gia đình
Sau khi nhận được tin báo, và sau hơn 28 giờ, Công an tỉnh Bắc Ninh chủ trì phối hợp cùng Cục Cảnh sát điều tra (Bộ Công an), Công an tỉnh Tuyên Quang đã giải cứu thành công cháu bé bị bắt cóc tại công viên Nguyễn Văn Cừ, phường Đại Phúc, TP Bắc Ninh, đưa về bàn giao cho gia đình. Đồng thời bắt giữ nghi phạm gây án là Nguyễn Thị Thu (32 tuổi, quê Cao Bằng).Cơ quan điều tra đã di lý nghi phạm từ Tuyên Quang về trụ sở để điều tra làm rõ.

Tờ VTC News ngày 23/8/2020 có bài: “Công an cảm ơn người dân, cộng đồng mạng giúp giải cứu bé 2 tuổi ở Bắc Ninh”

Theo đó: “Lãnh đạo Công an tỉnh Bắc Ninh bày tỏ sự cảm ơn đến người dân, cộng đồng mạng trong việc tìm kiếm và giải cứu bé trai 2 tuổi ở Bắc Ninh”.

Ở đây vai trò người dân chỉ là góp phần truy lùng tung tích nghi phạm giúp công an mà thôi. Nhưng CA Bắc Ninh vẫn gửi lời cảm ơn người dân với lời lẽ chân thành và trân trọng.

Sự kiện thứ 2 là việc giải cứu cháu bé sơ sinh bị mẹ bỏ rơi, bị mắc kẹt giữa 2 ngôi nhà tại ngõ 174 Trâu Quỳ (TT.Trâu Quỳ, H.Gia Lâm, Hà Nội).

Vấn đề rắc rối ở chỗ xác định ai là những người đã giải cứu cháu bé và đưa đến bệnh viện cho ngành y tế chăm sóc?

Ngày 21/8/2020, trên fanpage Công an TP.Hà Nội thông tin: “Ngay sau khi nhận được tin báo của người dân phát hiện một cháu bé bị mắc kẹt tại khe tường giữa 2 ngôi nhà trong ngõ 174 Trâu Quỳ (TT.Trâu Quỳ, H.Gia Lâm), Đội cảnh sát PCCC và cứu hộ cứu nạn công an huyện và công an thị trấn khẩn trương có mặt tại hiện trường tìm cách giải cứu. Do khe tường quá hẹp, lực lượng chức năng cùng nhân dân đã thận trọng đục tường, nỗ lực bảo đảm an toàn đưa cháu bé ra ngoài thành công.

Nỗ lực giải cứu cháu bé của người dân và lực lượng chức năng được cư dân mạng cảm kích và thả tim không ngớt”. (Báo Thanh Niên ngày 21/8/2020 đưa tin).



Thông tin này đã bị dư luận phản ứng dữ dội. Rằng công an Gia Lâm đóng vai “Lý Thông cướp công Thạch Sanh”. Chính người dân là kẻ phát hiện, đục tường giải cứu đưa cháu bé ra chứ không phải là Công an Gia Lâm như họ khoe khoang.

Ngay sau đó, Công an Gia Lâm giải thích rằng: “Nói về việc dư luận cho rằng Công an huyện Gia Lâm "tranh công" giải cứu cháu bé của người dân, lãnh đạo công an huyện này cho biết trong quá trình đăng tải thông tin lên fanpage, người biên tập thông tin đã viết thiếu từ dẫn đến sự hiểu lầm”, như báo Tuổi Trẻ lúc 18h ngày 21/8/2020 đưa tin.

Nghĩa là lỗi do thằng đánh máy, dẫn đến “người dân hiểu lầm”.Thật tội nghiệp cho “thằng đánh máy”. Khi nào cấp trên lỡ bí thì thằng đánh máy được đưa ra dùng như cái giẻ lau, đưa thân ra cho thiên hạ chùi chân.

Báo Tuổi Trẻ lại “xát muối vào vết thương,” khi đăng bài: “Giải cứu bé sơ sinh bị bỏ rơi: Người dân hay công an đã khoan đục tường cứu bé”?

Khi phóng viên đặt câu hỏi trên, thì: “Lãnh đạo Công an huyện Gia Lâm (Hà Nội) cho hay vụ bé sơ sinh bị bỏ rơi giữa khe tường “có thể có những dấu hiệu tiêu cực hình sự nên đơn vị đang tập trung điều tra, chưa thể cung cấp thông tin vụ việc”.Luồn lách quá hay.

Nghĩa là né tránh, đưa ra lý do khác để không trả lời thẳng vào nội dung câu hỏi.

Phía người dân: “Nhiều người khẳng định thời điểm giải cứu cháu bé chỉ thấy hàng xóm ở khu trọ tự khoan tường cứu cháu bé, khi bé trai được đưa ra ngoài thì lúc này lực lượng chức năng mới tới hiện trường. Lúc anh Bằng và anh Phạm Thành Công đang ở nhà thì thấy anh Nguyễn Huy Tuân hốt hoảng chạy sang nhà anh Bằng mượn khoan để đục tường giải cứu cháu bé.

Còn anh Công khẳng định thời điểm khoan tường giải cứu cháu bé chỉ có anh và anh Bằng, anh Tuân cùng một số người dân chứ không có công an”, như Báo Tuổi Trẻ ngày 21/8/2020 đưa tin).

Khi thấy sự việc “nuốt không trôi”, dù là tiếc đứt ruột như kiểu diều hâu vồ hụt con mồi, mất đi một dịp lòe dân khoe công trạng của mình. Nhưng sau đó Công an Hà Nội đã tỉnh ra, và buộc lòng thừa nhận không trực tiếp cứu bé sơ sinh bị mẹ bỏ rơi ở khe tường, như Báo Mới lúc 22h12p ngày 21/8/2020 đưa tin.

Điều đáng nói là thời đại 4.0 này rồi mà còn có kẻ ngây ngô, tưởng rằng “vải thưa che mắt thánh”, có thể che mắt được nhân dân. Nên biết rằng, người dân không được nói, không có nghĩa là họ không biết. Nhưng những hành động mờ ám của công an mọi lúc mọi nơi người dân đều biết tuốt.

Qua hai sự việc này để thấy, trong trường hợp này, “Công an Bắc Ninh đã khôn ngoan hơn Công an Hà Nội một cái đầu”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét