Thứ Hai, 24 tháng 8, 2020

Dân muốn biết "Được-Mất" trong Hiệp ước BG Việt - Trung

Hàng năm Việt Nam thường tổ chức những ngày Kỷ niệm những cuộc kháng chiến thắng lợi chống giặc Tầu xâm lược qua suốt hàng nghìn năm lịch sử. Đó là cách nhắc khéo cho nhà cầm quyền đương đại ở Trung Hoa lục địa nên nhớ đến tổ tiên của họ đã phải trả giá, phải chịu nhục nhã khi xâm lược Việt Nam ! Nhưng có lẽ lịch sử đã không ghi chép việc tổ tiên làm những lễ kỷ niệm mất đất với giặc Tàu như thế này. Phải chăng ngày trước tổ tiên ta không bao giờ làm như vậy ? Kỷ niệm thế này, quan thì vui mừng nâng cốc vỗ tay hảo hảo nhưng dân thì tê tái trong lòng. Vậy thì kỷ niệm ngày này làm gì để mất lòng dân ?
Dân muốn biết "Được - Mất" trong Hiệp ước biên giới Việt - Trung
FB Nguyễn Ngọc Chu - CÓ NÊN KỶ NIỆM HIỆP ƯỚC BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG? VÀ PHÉP BIẾT ‘ĐƯỢC - MẤT’ TRONG HIỆP ƯỚC BIÊN GIỚI VIỆT - TRUNG

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đồng chủ trì hoạt động kỷ niệm 20 năm ký Hiệp ước Biên giới và 10 năm triển khai văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc.

Ải Nam Quan của VN
1. Hôm qua 23/8/2020, truyền thông đưa tin khá rầm rộ về hoạt động kỷ niệm 20 năm ký Hiệp ước Biên giới và 10 năm triển khai văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc. Hoạt động diễn ra tại TP Móng cái - do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cùng Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đồng chủ trì.

(https://baoquocte.vn/cac-hoat-dong-ky-niem-20-nam-viet-nam-…).

Không biết đây là sáng kiến của bên nào? Và xuất phát trực tiếp từ ai? Có phải từ Tập Cận Bình không?

Có phải phía Việt Nam tổ chức kỷ niệm 20 năm ký Hiệp ước Biên giới và 10 năm triển khai văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền để nhắc nhở Trung Quốc cũng phải tuân thủ đường biên giới trên biển hay không?

Còn phía Trung Quốc tổ chức để làm gì? Để ăn mừng? Hay để làm thí dụ nhắc nhở Việt Nam về đường biên giới trên biển? Với Trung Quốc, không có sự kiện nào mà không có chủ đích sâu xa.

2. Việt Nam phải xây dựng và bảo vệ tình hữu nghị tốt đẹp với nhân dân Trung Quốc. Việt Nam phải phát triển quan hệ láng giềng bình thường với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH). Đó là điều rõ ràng không nghi ngờ.

Nhưng không phải sự kiện nào với CHNDTH cũng phải kỷ niệm. Có sự kiện phải tránh kỷ niệm.

3. Đã có rất nhiều tư liệu về Hiệp ước Biên giới Việt – Trung. Ở đây không bàn về nội dung và về ‘được - mất’ cụ thể của Hiệp ước Biên giới Việt – Trung.

Nhưng có thể khẳng định rằng phía Trung Quốc ‘được’ mà ‘không mất’.

Tại sao ư?

Có một phép để biết thiệt hơn trong ăn chia. Nếu ăn chia với con sư tử mà thấy con sư tử hài lòng thì chắc chắn phần hơn sẽ thuộc về con sư tử.

Nhìn thái độ hài long đến mức hân hoan của Trung Quốc về Hiệp ước Biên giới Việt - Trung, thì biết Trung Quốc chỉ có ‘được’ mà ‘chẳng mất’ tý gì trong Hiệp ước Biên giới Việt - Trung ký kết năm 1999.

Biết rằng, rất khó khăn khi phải chung sống láng giềng với chính thể CHNDTH. Nhưng cũng nên tránh kỷ niệm Hiệp ước Biên giới Việt - Trung năm 1999.

Nguyễn Ngọc Chu
(FB Nguyễn Ngọc Chu)


Hình ảnh có thể có: nhà, ngoài trời và văn bản
Hình ảnh có thể có: ngoài trời

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét