Thứ Tư, 26 tháng 8, 2020

26 công dân VN đã mua quốc tịch Cyprus là ai ?

Trong bài này có viết ít nhất 26 công dân Việt Nam đã mua quốc tịch Cyprus. Đề nghị Chính phủ xác minh làm rõ họ là ai, tiền ở đâu ra để mua quốc tịch ? Trong bài này mới nêu tên ĐBQH Phạm Phú Quốc và doanh nhân Phạm Nhật Vũ. Còn lại 24 người là ai. Lại nhớ trước đây các ĐBQH Nguyễn Thị Nguyệt Hường có quốc tịch Malta, Đặng thị Hoàng Yến có quốc tịch Mỹ... nhưng Đảng và Nhà nước hoàn toàn không biết. Qua bao nhiêu quy trình tuyển chọn ĐBQH, vậy mà vẫn để lọt nhiều tên ĐBQH gian dối và chỉ khi bị nước ngoài khui ra các vị lãnh đạo mới biết. Vậy không biết các cơ quan kiểm tra hồ sơ, lý lịch và thẩm tra tư cách ứng cử viên ĐBQH có để làm gì? Trong quá trình làm ĐBQH, họ vi phạm tùm lum cũng không biết; vậy các cơ quan bảo vệ pháp luật và các đoàn ĐBQH đã giám sát họ như thế nào ? Loại ĐBQH này luôn vỗ ngực tự hào yêu nước thương dân, nhưng cho vợ con ra sống và làm việc ở nước ngoài, và bản thân cũng mua thêm quốc tịch nước ngoài để sau khi hạ cánh an toàn sẽ ra nước ngoài đoàn tụ. Vậy có thật chúng yêu nước thương dân không, hay chỉ muốn lợi dụng vị thế ĐBQH để tham nhũng rồi chuyển tiền cho vợ con ở nước ngoài cắt giữ ?
Những ai mua ‘hộ chiếu vàng’ của Cyprus?
25 tháng 8 2020 - 
Loạt phóng sự điều tra của hãng truyền thông Al Jazeera dựa trên tài liệu mật của chính phủ Cyprus (Đảo Síp) bị rò rỉ cho thấy đảo quốc này tạo điều kiện cho các chính khách nước ngoài 'dễ dính tham nhũng' mua quốc tịch EU. Biểu đồ trong một bài của phóng sự của Al Jazeera cho thấy ít nhất 26 công dân Việt Nam tham gia vào chương trình đầu tư cho "hộ chiếu vàng" trong giai đoạn nói trên.

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Người có hộ chiếu Cyprus được phép đi lại, làm việc trên khắp EU và được miễn thị thực nhập cảnh tới 174 quốc gia. Thông tin trong bộ hồ sơ có tên "The Cyprus Papers" (Hồ sơ Cyprus) tiết lộ rằng hàng chục quan chức cấp cao và gia đình của họ đã mua cái gọi là "hộ chiếu vàng" của Cyprus từ tháng 11/2017 đến tháng 9/2019.
Những người muốn "mua hộ chiếu" được mô tả là phải đầu tư tối thiểu 2.5 triệu đô la (khoảng 57 tỉ VND).

Họ là chính khách hoặc nằm trong ban lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước và cũng nhiều trường hợp mua hộ chiếu cho cả người nhà, theo Al Jazeera.

Trong 2.351 hồ sơ tham gia đầu tư vào chương trình này thì Nga là đông nhất (922), tiếp theo là Trung Quốc (482) và Ukraine (100) và các nước khác tại Trung Đông và Đông Nam Á.

Biểu đồ trong một bài của phóng sự của Al Jazeera cho thấy ít nhất 26 công dân Việt Nam tham gia vào chương trình đầu tư cho "hộ chiếu vàng" trong giai đoạn nói trên.

Chính khách và doanh nhân


Al Jazeera lập 100 hồ sơ từ hàng chục nước khác nhau và hiện mới nêu tên hai người từ Việt Nam là Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc (Đoàn ĐBQH Tp HCM) và doanh nhân Phạm Nhật Vũ.

Hồ sơ cho thấy ông Phạm Phú Quốc được cấp quốc tịch Cyprus ngày 12/12/2018 và vợ ông cũng có quốc tịch Cyprus.

Ông Phạm Nhật Vũ, hiện đang thụ án tù 3 năm vì tội đưa hối lộ trong vụ án MobiFone mua AVG, có hộ chiếu Cyprus ngày 06/05/2019 và vợ ông cũng được cấp quốc tịch Cyprus.

Trả lời câu hỏi của báo Tuổi Trẻ ngày 25/08 về việc này, ĐBQH Phạm Phú Quốc nói "Tôi khẳng định việc tôi có quốc tịch Cyprus là do gia đình [vợ và con] bảo lãnh, hoàn toàn không có việc mua quốc tịch với giá 2,5 triệu USD".

"Vợ và con trai tôi đều là những doanh nhân. Con trai tôi học tập, làm việc tại Anh từ năm 2013, có sự nghiệp ổn định và quyết định gắn bó lâu dài.

"Đến năm 2017, vợ và con gái tôi có mong muốn ra nước ngoài học tập và sinh sống cùng con trai tôi nên đã thực hiện các thủ tục xin quốc tịch tại đảo Cyprus. Quốc gia này cho phép nhập quốc tịch không phải thôi quốc tịch Việt Nam.

"Sau đó, giữa năm 2018 gia đình tôi đã làm thủ tục bảo lãnh xin quốc tịch cho tôi tại Cyprus," ông Quốc nói thêm.

Ông Phạm Phú Quốc, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh và từng là Tổng giám đốc Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước Tp HCM, nói ông đang thực hiện đầy đủ các nội dung báo cáo theo đúng quy định về việc này cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Trưởng Ban Công tác Đại biểu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Trần Văn Tuý được truyền thông trong nước dẫn lời nói Ban Công tác Đại biểu đang phối hợp với Đoàn ĐBQH TP.HCM xác minh thông tin xuất hiện trên một tờ báo nước ngoài về việc một đại biểu Quốc hội có quốc tịch nước ngoài khác ngoài quốc tịch Việt Nam.

"Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) quy định rõ về việc ĐBQH không được có 2 quốc tịch. Luật cũ trước đây tuy không quy định nhưng tinh thần một ĐBQH là không được có 2 quốc tịch," ông Trần Văn Tuý nói.

Hồi năm 2016 một đại biểu quốc hội Việt Nam bị bãi nhiệm vì có thêm quốc tịch nước ngoài.

Hình ảnh có thể có: văn bản cho biết 'ALJAZEERA Asia ΜΕΝΑ Americas Europe f Chinese Africa Oceania 200 Lebanese 400 89 Jordanian 74 482 Iranian 62 Egyptian 39 Indian 37 South SouthAfrican African 35 American 34 Iraqi 33 Vietnamese 33 Sep 19 Total: 2351'
Hình ảnh có thể có: 2 người

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét