Cáo lão từ quan - chuyện người Nhật và người Việt. Trước đây mình hay được kể một người Việt mọi thứ đều tuyệt vời hơn một người Nhật, nhất là về đạo đức cách mạng và trách nhiệm với dân, với nước..., nhưng ba người Việt thì thua xa ba người Nhật. Thế nhưng trong chuyện cáo lão từ quan này, mình nghĩ một người Việt đang thua xa một người Nhật. Nhưng thôi, hồi cụ người Việt mới tái cử năm 2016, trên blog này, mình đã nhiều lần bày tỏ nỗi lo cụ sẽ đột tử khi nhiệm kỳ chưa kết thúc. Thậm chí lúc đó cụ còn nói "Trình độ, năng lực, sự hiểu biết của tôi có hạn, tuổi tác lại đã lớn…”, nhưng cụ vẫn "quyết tâm không bỏ dở giữa chừng". Đến giờ có thể tin là mình lo quá xa, đúng là cầm đèn chạy trước ô tô. Cụ vẫn sống là tốt rồi, so sánh hơn thua với người Nhật làm gì cho khổ nhỉ.
Trình độ, năng lực, sự hiểu biết của tôi có hạn, tuổi tác lại đã lớn…”
Định nghĩa về “đạo đức” như nêu trên là nằm trong sách giáo khoa môn Giáo dục công dân lớp 10, nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, nhóm tác giả: Mai Văn Bính (Chủ biên), Lê Thanh Hà, Nguyễn Thị Thanh Mai, Lưu Thu Thủy.
Nhìn giác độ bài học đạo đức, thì sự kiện “cáo lão từ quan” vì tật bệnh của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, là gương sáng mà các chính khách ở Việt Nam cần cầu thị học hỏi.
Ông Shinzo Abe chính thức tuyên bố từ chức tại họp báo lúc 15g chiều 28-8 (giờ Việt Nam). Nhà lãnh đạo 65 tuổi đã mắc chứng viêm loét đại tràng kinh niên.
Tại họp báo, ông Abe cho biết sức khỏe của ông đã bắt đầu suy giảm vào khoảng giữa tháng trước. Nhà lãnh đạo Nhật Bản cho biết ông không muốn bệnh tình của mình dẫn tới những sai lầm trong quá trình đưa ra các quyết định chính sách quan trọng. “Tôi không thể là thủ tướng nếu tôi không thể đưa ra những quyết định tốt nhất cho người dân. Do đó, tôi quyết định rời khỏi vị trí hiện tại”, ông Abe giải thích.
Ông Abe nói rằng ông xin lỗi người dân Nhật Bản “từ tận đáy lòng” vì không thể làm tròn nghĩa vụ của mình. Vị thủ tướng cho biết thêm ông không phải là người ra quyết định về việc chọn ai là người kế nhiệm. Thủ tướng Abe nói rằng ông sẽ không bình luận về tên của những người có khả năng kế nhiệm, nhưng cho biết thủ tướng tiếp theo sẽ tiếp tục các nỗ lực chống dịch Covid-19. Ông cho biết tin tưởng Đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền chọn người kế nhiệm.
Một liên tưởng ở Việt Nam, vị Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước là ông Nguyễn Phú Trọng, sức khỏe của ông đã sút giảm mạnh trong chuyến công cán ở Kiên Giang hồi trung tuần tháng 4-2019.
Bài báo “Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ sớm trở lại làm việc” đăng trên tờ Tuổi Trẻ ngày 25-4-2019, có hai đoạn liên quan đến bệnh tình của ông Nguyễn Phú Trọng:
“Phóng viên của Hãng tin AFP hỏi thông tin về tình hình sức khỏe của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sau chuyến đi công tác ở Kiên Giang mới đây trước nhiều tin đồn liên quan đến sức khỏe của ông.
Trả lời câu hỏi này, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Do cường độ làm việc cao, thời tiết thay đổi đã ảnh hưởng đến sức khỏe của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Ông sẽ sớm trở lại làm việc bình thường”.
Trước đó, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến làm việc tại tỉnh Kiên Giang trong hai ngày 13 và 14-4.
Trả lời câu hỏi của cử tri tại buổi tiếp xúc cử tri phường An Cư (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) chiều 25- 4, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng khẳng định hiện tại sức khỏe Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ổn định, sẽ sớm trở lại làm việc.
Theo Chủ tịch Quốc hội, nguyên nhân là do thay đổi thời tiết và di chuyển quãng đường xa nên sức khỏe tổng bí thư có bị ảnh hưởng”. (1)
Tuy nhiên suốt thời gian dài sau đó, hình ảnh ông Nguyễn Phú Trọng xuất hiện trong các nghi thức ngoại giao gần như vắng hẳn. Truyền hình cũng ít đưa tin bằng video về những hoạt động thường nhật trong công việc điều hành liên quan đến chức vụ Tổng bí thư và Chủ tịch nước.
Có thể xác nhận là phóng sự ảnh “Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thăm, làm việc tại Kiên Giang” của tác giả Bách Hỷ, đăng trên báo Thanh Niên lúc 15g56 ngày 14-4-2019, là những hình ảnh gần đây nhất về hoạt động bên ngoài các phòng họp của ông Nguyễn Phú Trọng (2).
Đến tối chủ nhật 14-4-2019, tin tức ông Nguyễn Phú Trọng đang cấp cứu ở bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM rộ lên trên mạng xã hội và một số tờ báo nước ngoài.
Trong chương trình quốc tang cựu chủ tịch Lê Đức Anh tại Hà Nội, và sau đó là cựu tổng bí thư Lê Khả Phiêu, tuy thông báo Tổng bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng giữ vai trò chủ trì lễ tang và lễ truy điệu, tuy nhiên ông đã không xuất hiện.
Liệu có nên so sánh giữa một Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe với một Tổng bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng?
Phiếm đàm chuyện đạo đức qua việc “cáo lão từ quan” của tể tướng xứ Phù Tang, có lẽ tương đồng hơn về chuyện đạo đức nếu mang so hình ảnh của ông Đoàn Ngọc Hải, người đã ‘cởi áo từ quan’ lui về làm dân dã.
“Ta về rũ áo mây trôi
Gối trăng đánh giấc bên đồi dạ lan
Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng ngủ say”.
Bốn câu thơ trong thi phẩm “Động hoa vàng” của Phạm Thiên Thư, đã được người dân Sài Gòn nhắc lại để nói về Đoàn Ngọc Hải, trước tin ông đã bỏ tiền túi ra để mua một xe chuyên dụng y tế, và dùng xe này để chuyên chở miễn phí những người bệnh nghèo khó khi xuất viện về quê (3).
“Tôi đến bệnh viện tìm vị trí phù hợp và đậu xe ở ngoài, bệnh nhân nghèo khi có nhu cầu được chở về quê, tôi sẽ xem bệnh án và giấy xuất viện, thấy đúng thì tôi chở về ngay. Để thuận lợi phục vụ bệnh nhân nghèo, tôi rất mong được vào bên trong bệnh viện để đậu xe ở khu vực phù hợp” – Ông Đoàn Ngọc Hải nói về “điều kiện” để bệnh nhân nghèo được phục vụ miễn phí.
“Tôi chỉ phục vụ bệnh nhân nghèo miễn phí, để phần nào giúp gia đình họ bớt khó khăn”, ông Đoàn Ngọc Hải nói và chia sẻ thêm: “Trên xe, tôi cũng có trang bị đủ tiêu chuẩn để có thể chở bệnh nhân qua đời, cùng thân nhân họ về quê miễn phí”…
Làm “quan”, để được dân tin, dân yêu thì thời nào cũng khó. Bởi vì dân luôn khó tính, dân đòi hỏi rất cao về trình độ, năng lực cũng như phẩm chất đạo đức của quan lại ngày xưa mà nay chúng ta gọi là các cán bộ, công chức.
Nhưng dân cũng rất công bằng. “Ông quan” nào vì dân, quý dân, trọng dân thì dân yêu, dân trọng, dân quý. Nhiều người chỉ khi đã về hưu mới biết tình nghĩa thật mà người dân dành cho mình, từ đó mới thấy lòng dân là một thứ khó có được nhưng lại rất dễ đánh mất.
Cáo lão từ quan
fb Trần Dzạ Dzũng - Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, xuất hiện tương đối sớm và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Đạo đức được hiểu “Là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội”.Trình độ, năng lực, sự hiểu biết của tôi có hạn, tuổi tác lại đã lớn…”
Nhìn giác độ bài học đạo đức, thì sự kiện “cáo lão từ quan” vì tật bệnh của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, là gương sáng mà các chính khách ở Việt Nam cần cầu thị học hỏi.
Ông Shinzo Abe chính thức tuyên bố từ chức tại họp báo lúc 15g chiều 28-8 (giờ Việt Nam). Nhà lãnh đạo 65 tuổi đã mắc chứng viêm loét đại tràng kinh niên.
Tại họp báo, ông Abe cho biết sức khỏe của ông đã bắt đầu suy giảm vào khoảng giữa tháng trước. Nhà lãnh đạo Nhật Bản cho biết ông không muốn bệnh tình của mình dẫn tới những sai lầm trong quá trình đưa ra các quyết định chính sách quan trọng. “Tôi không thể là thủ tướng nếu tôi không thể đưa ra những quyết định tốt nhất cho người dân. Do đó, tôi quyết định rời khỏi vị trí hiện tại”, ông Abe giải thích.
Ông Abe nói rằng ông xin lỗi người dân Nhật Bản “từ tận đáy lòng” vì không thể làm tròn nghĩa vụ của mình. Vị thủ tướng cho biết thêm ông không phải là người ra quyết định về việc chọn ai là người kế nhiệm. Thủ tướng Abe nói rằng ông sẽ không bình luận về tên của những người có khả năng kế nhiệm, nhưng cho biết thủ tướng tiếp theo sẽ tiếp tục các nỗ lực chống dịch Covid-19. Ông cho biết tin tưởng Đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền chọn người kế nhiệm.
Một liên tưởng ở Việt Nam, vị Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước là ông Nguyễn Phú Trọng, sức khỏe của ông đã sút giảm mạnh trong chuyến công cán ở Kiên Giang hồi trung tuần tháng 4-2019.
Bài báo “Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ sớm trở lại làm việc” đăng trên tờ Tuổi Trẻ ngày 25-4-2019, có hai đoạn liên quan đến bệnh tình của ông Nguyễn Phú Trọng:
“Phóng viên của Hãng tin AFP hỏi thông tin về tình hình sức khỏe của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sau chuyến đi công tác ở Kiên Giang mới đây trước nhiều tin đồn liên quan đến sức khỏe của ông.
Trả lời câu hỏi này, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Do cường độ làm việc cao, thời tiết thay đổi đã ảnh hưởng đến sức khỏe của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Ông sẽ sớm trở lại làm việc bình thường”.
Trước đó, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến làm việc tại tỉnh Kiên Giang trong hai ngày 13 và 14-4.
Trả lời câu hỏi của cử tri tại buổi tiếp xúc cử tri phường An Cư (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) chiều 25- 4, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng khẳng định hiện tại sức khỏe Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ổn định, sẽ sớm trở lại làm việc.
Theo Chủ tịch Quốc hội, nguyên nhân là do thay đổi thời tiết và di chuyển quãng đường xa nên sức khỏe tổng bí thư có bị ảnh hưởng”. (1)
Tuy nhiên suốt thời gian dài sau đó, hình ảnh ông Nguyễn Phú Trọng xuất hiện trong các nghi thức ngoại giao gần như vắng hẳn. Truyền hình cũng ít đưa tin bằng video về những hoạt động thường nhật trong công việc điều hành liên quan đến chức vụ Tổng bí thư và Chủ tịch nước.
Có thể xác nhận là phóng sự ảnh “Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thăm, làm việc tại Kiên Giang” của tác giả Bách Hỷ, đăng trên báo Thanh Niên lúc 15g56 ngày 14-4-2019, là những hình ảnh gần đây nhất về hoạt động bên ngoài các phòng họp của ông Nguyễn Phú Trọng (2).
Đến tối chủ nhật 14-4-2019, tin tức ông Nguyễn Phú Trọng đang cấp cứu ở bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM rộ lên trên mạng xã hội và một số tờ báo nước ngoài.
Trong chương trình quốc tang cựu chủ tịch Lê Đức Anh tại Hà Nội, và sau đó là cựu tổng bí thư Lê Khả Phiêu, tuy thông báo Tổng bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng giữ vai trò chủ trì lễ tang và lễ truy điệu, tuy nhiên ông đã không xuất hiện.
Liệu có nên so sánh giữa một Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe với một Tổng bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng?
Phiếm đàm chuyện đạo đức qua việc “cáo lão từ quan” của tể tướng xứ Phù Tang, có lẽ tương đồng hơn về chuyện đạo đức nếu mang so hình ảnh của ông Đoàn Ngọc Hải, người đã ‘cởi áo từ quan’ lui về làm dân dã.
“Ta về rũ áo mây trôi
Gối trăng đánh giấc bên đồi dạ lan
Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng ngủ say”.
Bốn câu thơ trong thi phẩm “Động hoa vàng” của Phạm Thiên Thư, đã được người dân Sài Gòn nhắc lại để nói về Đoàn Ngọc Hải, trước tin ông đã bỏ tiền túi ra để mua một xe chuyên dụng y tế, và dùng xe này để chuyên chở miễn phí những người bệnh nghèo khó khi xuất viện về quê (3).
“Tôi đến bệnh viện tìm vị trí phù hợp và đậu xe ở ngoài, bệnh nhân nghèo khi có nhu cầu được chở về quê, tôi sẽ xem bệnh án và giấy xuất viện, thấy đúng thì tôi chở về ngay. Để thuận lợi phục vụ bệnh nhân nghèo, tôi rất mong được vào bên trong bệnh viện để đậu xe ở khu vực phù hợp” – Ông Đoàn Ngọc Hải nói về “điều kiện” để bệnh nhân nghèo được phục vụ miễn phí.
“Tôi chỉ phục vụ bệnh nhân nghèo miễn phí, để phần nào giúp gia đình họ bớt khó khăn”, ông Đoàn Ngọc Hải nói và chia sẻ thêm: “Trên xe, tôi cũng có trang bị đủ tiêu chuẩn để có thể chở bệnh nhân qua đời, cùng thân nhân họ về quê miễn phí”…
Làm “quan”, để được dân tin, dân yêu thì thời nào cũng khó. Bởi vì dân luôn khó tính, dân đòi hỏi rất cao về trình độ, năng lực cũng như phẩm chất đạo đức của quan lại ngày xưa mà nay chúng ta gọi là các cán bộ, công chức.
Nhưng dân cũng rất công bằng. “Ông quan” nào vì dân, quý dân, trọng dân thì dân yêu, dân trọng, dân quý. Nhiều người chỉ khi đã về hưu mới biết tình nghĩa thật mà người dân dành cho mình, từ đó mới thấy lòng dân là một thứ khó có được nhưng lại rất dễ đánh mất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét