Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2020

Danh sách bê bối của Đài Truyền hình Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia liệt kê danh sách các bê bối của Vua Tin Vit dưới sự chỉ đạo tài tình và sáng suốt của ông Trần Bình Minh từ năm 2011 đến nay. Mặc dù người dân rất bức xúc, nhưng có thể thấy VTV tự cho rằng chưa bao giờ có sai sót đáng kể nào đến mức lãnh đạo phải tự mình… xin lỗi. Có nhiều việc sai quá rõ, ảnh hưởng đến cả uy tín của Đảng và Nhà nước, nhưng có thể VTV đánh giá nếu lên tiếng nhận lỗi sẽ làm suy giảm giá trị của ông Minh, một Ủy viên BCH TƯ đảng CSVN. Tiếp sau bê bối gần nhất ngày 17 tháng 8 năm 2020, ban lãnh đạo VTV vẫn coi như không có gì, vẫn cư xử trịch thượng; điều đó đã khiến bê bối “ký sinh trùng” trở thành giọt nước làm tràn ly làm người dân phẫn nộ. Đáng tiếc là người dân dễ tính đã nhanh chóng hài lòng khi BTV Thu Hương thay mặt… Ban Biên tập Chương trình nhận lỗi. Trong Bản tin Tài chính – Kinh doanh phát ngày 19 tháng 8, BTV Thu Hương chỉ thay mặt Ban Biên tập Chương trình để xin lỗi. Tuy nhiên, BTV phạm lỗi khi thực hiện Bản tin Tài chính – Kinh doanh phát vào sáng 17 tháng 8 lại là nhân viên của Trung tâm Tin tức VTV24. Bộ phận này thuộc Ban Thời sự và VTV có chừng 40 bộ phận như Ban Thời sự. Do đó BTV Thu Hương hay Ban Biên tập Chương trình chỉ là con ốc bé xíu trong guồng máy khổng lồ của VTV. Điều quan trọng nhất là ông Trần Bình Minh phải công khai nhận lỗi (giống như quan chức ở các nước khác vẫn làm), thì lại không xảy ra.
Danh sách bê bối của Đài Truyền hình Việt Nam
Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) là Đài truyền hình quốc gia trực thuộc Chính phủ Việt Nam. Trong lịch sử hoạt động của mình, VTV từng vướng phải không ít những bê bối, tranh cãi. Dưới đây là danh sách những bê bối nổi bật liên quan đến VTV. Đây là một danh sách chưa hoàn tất, và có thể sẽ không bao giờ thỏa mãn yêu cầu hoàn tất. Bạn có thể đóng góp bằng cách mở rộng nó bằng các thông tin đáng tin cậy.
Trần Bình Minh, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam.
1. Liên quan đến biên tập viên
  • Biên tập viên ăn cắp ở nước ngoài: Bà Kiều Trinh (con gái ông Vũ Văn Hiến, nguyên tổng giám đốc VTV, vợ cũ của đạo diễn Trần Lực) tiếp tục lên sóng truyền hình và giữ chức Trưởng phòng Văn hóa - Thể thao - Du lịch của Ban Thời sự VTV1 mặc dù khi còn đi học ở Kalmar (Thụy Điển), bà đã ăn cắp một số váy và hàng hóa trị giá 400 USD và bị cảnh sát bắt giữ thẩm vấn 6 tiếng đồng hồ.[1]
  • Biên tập viên nói lời khiếm nhã trên sóng trực tiếp: BTV Lê Bình đã không giữ được bình tĩnh và buột miệng nói tục do sự cố kỹ thuật liên tiếp của chương trình Bản tin Tài chính - Kinh doanh lên sóng trực tiếp sáng ngày 6 tháng 4 năm 2011 trên VTV1.[2]

2. Vi phạm bản quyền
VTV từng bị nhiều người tố cáo là vi phạm bản quyền hình ảnh, âm nhạc trong các chương trình phát sóng của đài.[3][4] Dưới đây là một số vụ điển hình:
  • Chương trình Quà tặng cuộc sống phát sóng ngày 25 tháng 6 năm 2015 trên VTV3 bị tố xâm phạm bản quyền.[5]
  • Bùi Minh Tuấn (chủ nhân kênh YouTube Yamaha Trung Tá) cho biết nhiều lần xem các chương trình trong năm 2015 của VTV, anh Tuấn phát hiện nhiều hình ảnh của mình bị VTV sử dụng mà không xin phép anh (tổng cộng 20 lần) nên anh đã tố cáo việc làm của VTV với YouTube,[6] dẫn tới việc kênh Youtube chính thức của VTV bị khóa.[7][8] Ngày 1 tháng 3 năm 2016, VTV đã lên tiếng thừa nhận việc vi phạm bản quyền sau khi kênh YouTube chính thức của đài đã bị khóa từ ngày 29 tháng 2.[9]
  • Phim Quỳnh búp bê tập 19 (phát sóng ngày 22 tháng 10 năm 2018 trên VTV3) đã sử dụng cả phần nhạc và lời ca khúc Nhật ký của mẹ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung nhưng chưa xin phép và thực hiện quyền tác giả. Trong tập đó có cảnh Quỳnh (Phương Oanh) đi làm từ thiện cùng công ty. Buổi tối sinh hoạt chung, Quỳnh được đề nghị hát một ca khúc, Quỳnh đã chọn Nhật ký của mẹ.[10]

3. Đưa tin sai sự thật

Sai sót trong chương trình “Điều ước thứ 7”[sửa | sửa mã nguồn]

Chương trình Điều ước thứ 7 ngày 10/01/2015 trên sóng VTV3 với nội dung chương trình kể về chuyện tình và điều ước của cô gái khiếm thị Nguyễn Như Đào (quê Anh Sơn, Nghệ An) và chàng trai Nguyễn Nhật Thanh (quê Quảng Xương, Thanh Hóa). Theo đó nội dung chương trình xoay quanh câu chuyện tình yêu hiếm có giữa một chàng trai trẻ là con trai duy nhất trong gia đình, tốt nghiệp khoa thanh nhạc, Học viện Âm nhạc Quốc gia và một cô gái khiếm thị nghèo khó.[11] Tuy nhiên, sau khi chương trình lên sóng, người dân địa phương và báo chí đã phát hiện có nhiều điểm không chính xác về nhân vật. Ngay sau đó, VTV đã lập tức cho tiến hành xác minh thông tin và thấy rằng hoàn cảnh gia đình cũng như câu chuyện của hai nhân vật đề cập trong chương trình không đúng như thực tế. Do đó VTV bị phạt 40 triệu đồng vì đưa tin sai sự thật.[12]

Dàn dựng phóng sự "quét rau" sai sự thật[sửa | sửa mã nguồn]

Chương trình Café sáng với VTV3 phát trên kênh VTV3 ngày 3 tháng 5 năm 2016 có đăng tải một phóng sự do phóng viên Phạm Thị Phương thực hiện (theo VTV, đây là phóng viên tập sự) quay cảnh người nông dân dùng chổi để quét ruộng rau cùng với lời bình: “Rau mà non người ta không dám ăn. Nên bây giờ phải quét để giả sâu ăn. Quét xong khoảng 2 đến 3 hôm sau mới thu hoạch cho giống sâu ăn thật![13] Sau đó trong phóng sự, thêm một người nông dân khác nói rằng: “Mình dùng chổi quét xuống, nhìn cũng giống như rau rách. Quét thế chẳng qua để lừa người tiêu dùng…”.[13] Tuy nhiên, theo như báo cáo của UBND xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá thì vào ngày 30 tháng 4 năm 2016 có 3 phóng viên tự giới thiệu là người của VTV3 về làng Cao Mật (xã Vĩnh Thành) để tác nghiệp trên cánh đồng trồng rau của nông dân địa phương. Trên ôtô của họ còn có các dụng cụ để dàn dựng đoạn phóng sự, rồi họ còn nhờ người dân đóng vai. Sau khi phát sóng, người dân xã Vĩnh Thành đã phản ứng kịch liệt.[13] Ngày 10 tháng 5 năm đó, tại hội nghị tiếp xúc cử tri trước bầu cử HĐND địa phương ở xã Vĩnh Thành, ba phóng viên trên đã về xã Vĩnh Thành để xin lỗi người dân địa phương.[13][14] Người dân làng đã không chấp nhận lời xin lỗi của các phóng viên và cương quyết yêu cầu họ phải làm một phóng sự khác để đính chính thông tin sai sự thật. Theo người dân làng thì sau khi xuất hiện clip dàn dựng này, việc tiêu thụ rau an toàn của bà con nông dân xã Vĩnh Thành gặp nhiều khó khăn.[13] VTV sau đó đã bị Bộ Thông tin - Truyền thông xử phạt 50 triệu đồng vì "vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí khi đăng phát thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng" và buộc phải cải chính xin lỗi.[15]

4. Liên quan đến yếu tố chính trị
  • Chương trình Thời sự 19h ngày 14 tháng 10 năm 2011 đã sử dụng cờ Trung Quốc 6 sao khi đưa tin về chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.[16]
  • Năm 2013, VTV phát sóng lời bài hát Người yêu của lính mang tính chất ca ngợi lính chế độ Việt Nam Cộng hòa (thuộc danh mục các bài hát bị cấm lưu hành) trong chương trình Chúng tôi là chiến sĩ.[16]
  • Trong chương trình Chào buổi sáng ngày 2 tháng 5 năm 2015, khi đưa tin về về vụ Freddie Gray, VTV đã đưa cả đoạn clip có cảnh blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải ngồi chung bàn với tổng thống Obama nhân ngày Tự do Báo chí Quốc tế.[16]
  • Tập 1 chương trình Điệp vụ tuyệt mật (phát sóng ngày 2 tháng 5 năm 2015 trên VTV3) hiển thị sai bản đồ Việt Nam: thủ đô Hà Nội bị đánh dấu đến khu vực Quảng TâyTrung Quốc và cũng không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Việt Nam đang tranh chấp chủ quyền), nên Ban sản xuất các chương trình giải trí (VTV3) đã bị phạt 15 triệu đồng.[17]
  • Tối 27 tháng 7 năm 2015, trong chương trình Khát vọng đoàn tụ được truyền hình trực tiếp trên VTV1, ekip chương trình là Ban Giám đốc Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội đã sử dụng một đoạn nhạc được cho là có giai điệu giống với giai điệu bài "Ca xướng tổ quốc" (Ca ngợi tổ quốc) của Trung Quốc làm nhạc nền khi Chủ tịch nước đi từ hàng ghế khán giả lên bục phát biểu. Ekip của chương trình sau đó đã bị kỷ luật khiển trách. Chương trình đã được chỉnh sửa trong các lần phát lại sau đó.[18]
  • Đêm 11 tháng 6 năm 2016, trong chương trình truyền hình trực tiếp trao giải Tấm gương bình dị mà cao quý - lần thứ 7, VTV đã lấy tranh cổ động học tập theo trước tác của Mao Trạch Đông để làm hình nền cho suốt chương trình.[19]

5. Các chương trình gây xúc phạm
  • Chương trình Bố ơi mình đi đâu thế (phiên bản Việt Nam) tập 18 (phát sóng ngày 10 tháng 10 năm 2015) đã xúc phạm đến những đối tượng trẻ em đang có chứng tự kỷ.[20]
  • Chương trình Quà tặng cuộc sống phát sóng ngày 19 tháng 11 năm 2014 phát phim "Nhặt xương cho thầy" có nội dung phản cảm. VTV bị phạt 30 triệu đồng vì gây xúc phạm nghề giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.[21]
  • Chương trình Gặp nhau cuối năm - Táo quân 2018 bị chỉ trích vì miệt thị cộng đồng LGBT. Ngày 22 tháng 2 năm 2018, Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) cùng Trung tâm Tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của người LGBT (ICS) vừa có thư ngỏ gửi đến ban biên tập chương trình Gặp nhau cuối năm để phản đối chương trình này, với lý do chương trình đã xúc phạm đến cộng đồng LGBT, cụ thể trong chương trình Táo quân 2018, nhân vật Bắc Đẩu thậm chí còn bị nói là: "Con chi sống trên trời không phải nữ cũng chẳng phải nam" và "bọn phụ nữ một nửa".[22]
  • Trong bản tin Tài chính - kinh doanh trực tiếp sáng ngày 17 tháng 8 năm 2020 trên VTV1, BTV Anh Quang đã sử dụng từ ngữ không phù hợp khiến khán giả hiểu sai nội dung muốn truyền tải[23] trong khi toàn bộ phóng sự là góc nhìn chia sẻ và cảm thông với những gánh hàng rong đang phải vật lộn mưu sinh thời COVID-19. Trong bản tin Tài chính - kinh doanh 2 ngày sau đó, MC dẫn bản tin đã gửi lời xin lỗi chân thành đến khán giả về lỗi tác nghiệp nghiêm trọng này[24].

6. Các bê bối khác
  • Tập 5 chương trình Điệp vụ tuyệt mật (phát sóng ngày 13/06/2015) đề cập quá nhiều đến nội dung nhạy cảm vào khung giờ vàng của truyền hình, với đối tượng khán giả đa dạng ở mọi lứa tuổi trong bối cảnh luật định về vấn đề chuyển giới tại Việt Nam chưa rõ ràng, cũng như việc một số quốc gia đã có luật cấm truyền thông về vấn đề người đồng giới, chuyển giới với đối tượng thanh niên là chưa phù hợp, thiếu suy xét. Không chỉ vậy, cách làm này còn khiến khán giả liên tưởng đến các pede show, sex show rất phổ biến ở PattayaThái Lan, tạo cảm giác về nội dung thiếu lành mạnh, không phù hợp với văn hoá Việt Nam trên làn sóng của Đài truyền hình quốc gia.
  • Chương trình Tìm kiếm tài năng: Vietnam's Got Talent thiếu thận trọng trong kiểm duyệt nội dung chương trình, để xảy ra sự cố thí sinh uống nhầm axit, gây phản ứng trong dư luận xã hội và báo chí.[25]
  • Lỗi sai về mặt lịch sử: trong chương trình Câu chuyện văn hóa trên sóng VTV1 năm 2015, trong đoạn thông tin về điện Long An (Huế), kèm theo lời: "Điện Long An, thuộc quần thể Kiến trúc cung Bảo Định. Được Thuận Trị - một trong những hoàng đế nổi tiếng về thơ văn cho xây dựng vào năm 1845...", biên tập viên thuyết minh chương trình đọc nhầm tên vua Thiệu Trị của nước ta thành vua Thuận Trị của nhà Thanh (Trung Quốc)[26]
  • Chương trình Nhân tố bí ẩn (X-Factor) ngày 12/10/2014 có tiết mục mashup các ca khúc Tây Nguyên của nhóm F-Band sử dụng chiếc khăn Piêu (biểu tượng văn hóa của đồng bào dân tộc Thái) để đóng khố, biểu diễn trên sân khấu, không đúng và không thích hợp, gây ảnh hưởng xấu trong dư luận xã hội nên VTV bị phạt 15 triệu đồng.[27]
  • VTV bị cáo buộc dàn dựng phóng sự về nạn phá rừng tại Đắk Lắk.[28]
  • Trong phần dự báo thời tiết sau chương trình Thời sự 12h ngày 05/07/2018, VTV đã sử dụng video vụ cháy cột điện tại đường Bến Nghé, Huế chiều 03/07/2018 để minh họa cho... vụ cháy xảy ra ở phố Kim Ngưu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội ngày 04/07/2018. Theo nhiều người nhận định, ban biên tập có thể đã không nhìn kỹ hình ảnh của video này khi tìm kiếm trên internet.[29]
  • VTV đưa nhầm logo của IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế) thành tên một từ chứa ý nghĩa tục tĩu (bằng tiếng Anh, "international mother fucker") trong chương trình Toàn cảnh thế giới phát sóng sáng 14/10/2018 trên sóng VTV1. Theo nhiều người nhận định, biên tập viên của VTV có thể đã không nhìn kỹ logo của tổ chức này khi tìm kiếm trên internet.[30]
  • Tập 6 chương trình Cuộc đua ký thú (mùa 6 - 2019) vướng tranh cãi liên quan đến thử thách lặn biển ở Phú Yên. Cụ thể, người chơi phải nhớ thứ tự tấm bê tông đặt dưới biển, sau đó xếp lại các tấm trên bờ thành đề bài để cùng giải đáp án. Tuy nhiên, chi tiết gây tranh cãi là những tấm bê tông này được đặt lên rạn san hô. Phía nhà sản xuất giải thích thêm ý định ban đầu của họ là đặt khung sắt và bê tông lên dải đá và cát, nhưng gặp trục trặc nên phải thay đổi. Sau cùng, ê-kíp Cuộc đua kỳ thú đã gửi lời xin lỗi. Theo đó, đơn vị sản xuất thừa nhận việc xếp bê tông lên san hô là sai và xin rút kinh nghiệm.
  • Tập 7 chương trình Kèo này ai thắng phát sóng ngày 12/03/2020 bị chỉ trích vì hình ảnh phản cảm. Cụ thể, trong phần thử thách vừa bịt mắt, vừa ném dao lên củ cải trắng của tài năng Hoàng Khang, chương trình đã sắp xếp một người mẫu nữ dùng miệng và tay giữ củ cải trắng để Hoàng Khang ném dao. Tuy nhiên, hành động của người mẫu nữ cùng với các góc quay khi lên sóng đã tạo ra nhiều hình ảnh bị cho là phản cảm, dung tục. Sau khi chương trình lên sóng, đoạn video cũng như hình ảnh chụp lại màn thực hiện thử thách ném dao vào củ cải trắng nhận nhiều phản ứng trái chiều từ dư luận. Trên mạng xã hội, nhiều khán giả lên tiếng chỉ trích chương trình vì cho rằng nhà sản xuất cố tình tạo tình huống nhạy cảm để thu hút người xem. Hiện tại, nhà sản xuất đã gỡ hết tập phát sóng này trên YouTube và các ứng dụng video khác.[31][32]
  • Quảng cáo nước tăng lực Hổ Vằn phát sóng đầu năm 2020 cùng với nhiều kênh truyền hình khác cũng bị chỉ trích vì những hành động nhảm nhí, phản cảm như việc lặp lại câu nói không hay, từ phản cảm hay xúc phạm dân tộc ít người như trang phục, lời nói,... Sau khi quảng cáo được phát sóng, dư luận đã có những phản ứng trái chiều. Một số khán giả cho rằng quảng cáo không dung tục, nhưng cũng có khán giả yêu cầu quảng cáo này không được phát sóng trên truyền hình nữa. Theo phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Quang Minh - cán bộ giảng dạy tại khoa Kiến trúc và quy hoạch, Đại học Xây dựng Hà Nội, việc quảng cáo này là sự "không tôn trọng khán giả"[33][34]. Đây không phải là lần đầu tiên quảng cáo của VTV bị chỉ trích như vậy. Trước đây VTV cũng bị chỉ trích với quảng cáo Kangaroo phát liên tục, bột giặt Aba, hay quảng cáo sữa chua Ba Vì dạy trẻ tính sai,...[35]
  • Phim Thịnh Đường Huyễn Dạ (phát sóng trên VTV8 và các trang mạng năm 2020) đã sử dụng nhã nhạc cung đình Huế trong một cảnh đám cưới trong phim, cụ thể là bài Lưu Thủy ở tập 4 (phút thứ 39) và bản hòa tấu bài Lưu thủy - Kim tiền ở tập 9. Ngay sau đó, VTV8 cũng đã có những kiểm tra ban đầu bởi phim mới phát trên VTV8 (chưa đến tập phim có đoạn nhạc này). Kênh đã ngừng phát sóng bộ phim này kể từ ngày 01/05/2020.[36][37]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét