Quỹ Dự trữ Liên bang đang thực hiện chính sách tiền tệ hợp lý. Tôi rất tán thành. Nhưng VN mà bắt chước thì tôi không tán thành vì lạm phát ở VN thực tế đã quá cao (tôi không tin những con số thống kê lạm phát được Tổng cục Thống kê công bố, chúng thấp xa so với thực tế) và tín dụng ngân hàng được tiêu xài và tham nhũng bừa bãi. Có thể nới lỏng chính sách tiền tệ thận trọng chứ tung quá nhiều tiền ra ngay thì chỉ tổ tiền mất tật mang.
Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell công bố hôm 27/08/2020 rằng cơ quan này sẽ nhắm tới chỉ số trung bình của lạm phát là 2%, thay vì đóng cứng mục tiêu lạm phát ở mức 2%. Đại dịch Covid-19 đã đẩy kinh tế Hoa Kỳ vào suy thoái, khiến Fed phải công bố cắt lãi suất xuống gần 0, và tung ra gói kích cầu 700 tỷ USD nhằm giúp kinh tế hồi phục.
Cơ hội cho kinh tế Hoa Kỳ?
Phát biểu tại Diễn đàn Thường niên của Fed ở Jackson Hole, ông Powell nói Fed cần làm nhiều hơn nữa để chống thất nghiệp.
Theo bình luận của phóng viên kinh tế BBC News, Andrew Walker, Fed “không tạo ra công cụ mới nhưng có chính sách thích ứng với ‘mục tiêu lạm phát’ – một công cụ đã có, để có thể điều chỉnh lạm phát tốt hơn…và nếu lạm phát cao thì lãi suất sẽ được điều chỉnh cao hơn một chút”.
“Chính sách ông Powell đề xuất sẽ khó cân bằng lại xu hướng suy thoái lớn vì dịch bệnh, nhưng ít ra nó cho Fed rộng tay ứng phó hơn trong tương lai.”
Từ Florida, tiến sĩ kinh tế Phạm Đỗ Chí giải thích với BBC News Tiếng Việt rằng, “với chính sách này, Fed sẽ cố khuyến khích mức tăng trưởng kinh tế. Ví dụ vào lúc kinh tế Mỹ phát triển bùng mạnh nào đó và nạn thất nghiệp xuống thấp dưới mức “tự nhiên” trên sắp có thể gây ra áp lực mới lên mức lạm phát, Fed bình thường sẽ dùng biện pháp “đánh ngăn chặn’ (“pre-empty strike”) tăng trước lãi suất và ngăn không cho lạm phát lên trên mức dự kiến lâu dài là 2%.”
TS Phạm Đỗ Chí nói rằng cách đây 5 năm vào 2015, lúc GDP Mỹ đã kéo dài thời gian bành trướng khá lâu và áp lực lạm phát có chiều hướng lên trên mức 2%, Fed đã cho tăng lãi suất ngắn hạn.
“Lần nữa vào cuối năm 2017 khi kinh tế Mỹ đang bùng lên mạnh trên 4% nhờ chính sách giảm thuế của chính phủ Donald Trump, Fed đã “siết chặt” lại bằng cách tăng lãi suất trong ba tháng liền cho tới tháng 12/2017 khiến thị trường chứng khoán bị một phen sụt giảm nặng. Tổng thống Trump đã phản đối kịch liệt chính sách “pre-empty” này của Fed, nhưng ông Powell vẫn cố duy trì chính sách độc lập của mình.”
Theo ông Neil Williams, nhà tư vấn tại Feredated Hermes thì việc “hướng tới mục tiêu trung bình của lạm phát chứ không đặt mục tiêu cố định, Fed có thể cho phép lạm phát dịch chuyển quá mức mong muốn là 2% rồi mới điều chỉnh siết chặt tỷ giá lãi suất”.
Ông Williams thừa nhận rằng chính sách nới lỏng này “sẽ giúp Fed dễ thở hơn” nhưng không rõ về lâu dài thì giữ được bao lâu.
Còn ông Phạm Đỗ Chí mô tả chi tiết hơn với BBC News Tiếng Việt tình hình kinh tế Hoa Kỳ và ứng phó gần đây của Fed:
“Vào tháng 3/2020 với cơn đại dịch Covid-19 kéo theo: cơn suy thoái kinh tế chính thức bắt đầu từ tháng 2; con số thất nghiệp trầm trọng từ đầu tháng 3; và chứng khoán Mỹ sụt khoảng 40% vào ngày 23/3, Fed đã lấy các quyết định “nới lỏng” mạnh mẽ, gần như không tiền khoáng hậu.
1. Giảm lãi suất hai lần trong tháng 3, đem lãi suất ngắn hạn từ 1.15-1.75% xuống gần mức zero, và lãi suât trái phiếu chính phủ 10 năm dưới 1%;
2. Fed mua hàng mấy chục nghìn tỷ đô la các trái phiếu chính phủ đủ mọi kỳ hạn, đem bảng cân đối tài chính của Fed (“Fed’s balance sheet”) lên mức kỷ lục là khoảng 80,000 tỷ để bảo đảm cho nền kinh tế Mỹ và cả thế giới có đủ thanh khoản ngắn và dài hạn;
3. Sẵn sàng mua cả các trái phiếu của khu vực tư nhân để bảo đảm thanh khoản cho khu vực này.
Theo BBC News hồi tháng 5/2020, chính chủ tịch Fed Jerome Powell đã cảnh báo rằng “xu hướng suy thoái kinh tế” tại Hoa Kỳ có thể kéo dài đến cuối 2021.
Nhưng nay, vào lúc Fed đưa ra các biện pháp mới này, như TS Phạm Đỗ Chí đánh giá, nhờ các gói kích thích (stimulus fiscal policy) của chính phủ Trump, nhất là gói trị giá 2,000 tỷ trong đợt đầu, kinh tế Mỹ dù đi vào nạn thất nghiệp và suy thoái nặng trong hai tháng 3-4 do tình trạng “lockdown” và giãn cách xã hội, đã thoát khỏi tình trạng ‘đại suy thoái’, từ từ ra khỏi “đáy” trong hai tháng 5-6/2020 và có cơ hội phục hồi kinh tế vào nửa sau của năm nay và nhất là năm tới 2021.”
Trang MarketWatch hôm 28/08 cho hay trước tình hình rất nghiêm trọng tại Hoa Kỳ, cả 17 thành viên cao cấp của Fed đều đã đồng ý với chính sách mới này, mà họ gọi là “một chiến lược nhằm tạo thêm sức mạnh cho thị trường lao động Hoa Kỳ”. Fed mong muốn thị trường lao động “sẽ tiếp tục giữ tiến độ” như hiện nay.
Trước câu hỏi về một số lĩnh vực kinh tế Hoa Kỳ có thể được tác động tích cực hơn từ chính sách mới nhất của Fed, ông Phạm Đỗ Chí dự đoán đầu tư và giá địa ốc sẽ tăng cao vì lãi suất dài hạn cho khu vực này đang ở mức thấp kỷ lục, lãi suất cho vay 30 năm xuống còn 2.75%-3%, do khuynh hướng mua nhà ở để dùng cả làm văn phòng (home office) theo khuynh hướng mới từ nạn dịch.
Với các nước khác, trong đó có Việt Nam câu hỏi chính là giá vàng, đô la Mỹ sẽ chịu tác động thế nào từ chính sách của Fed và các gói kích cầu kinh tế Hoa Kỳ.
Ông Phạm Đỗ Chí tin rằng các chính sách này đang có ảnh hưởng lên đồng đô la Mỹ và giá vàng.
“Giá vàng có thể sẽ leo thang trở lại. Từ vài tháng nay vàng đã leo lên chung quanh mức kỷ lục 2.000$/ounce và bạc 27$/ounce, do mức lãi suất thực trở thành âm (“negative”). Khuynh hướng này sẽ tiếp tục do chính sách tuyên bố của Fed là tiếp tục giữ lãi suất thấp và tạm chấp nhận mức lạm phát ngắn hạn cao hơn 2%, sẽ làm giá đô la Mỹ đi xuống và đưa giá kim loại quý lên cao thêm.”
Hoa Kỳ nới lỏng ‘mục tiêu lạm phát’, giá vàng sẽ còn tăng nhưng USD xuống?
Quỹ Dự trữ Liên bang (Federal Reserve-Fed), cơ quan đóng vai trò Ngân hàng trung ương của Mỹ, vừa thay đổi chính sách tiền tệ theo đuổi từ gần 1/4 thế kỷ có tên là “Inflation Targeting” (Mục Tiêu Lạm Phát).Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell công bố hôm 27/08/2020 rằng cơ quan này sẽ nhắm tới chỉ số trung bình của lạm phát là 2%, thay vì đóng cứng mục tiêu lạm phát ở mức 2%. Đại dịch Covid-19 đã đẩy kinh tế Hoa Kỳ vào suy thoái, khiến Fed phải công bố cắt lãi suất xuống gần 0, và tung ra gói kích cầu 700 tỷ USD nhằm giúp kinh tế hồi phục.
Cơ hội cho kinh tế Hoa Kỳ?
Phát biểu tại Diễn đàn Thường niên của Fed ở Jackson Hole, ông Powell nói Fed cần làm nhiều hơn nữa để chống thất nghiệp.
Theo bình luận của phóng viên kinh tế BBC News, Andrew Walker, Fed “không tạo ra công cụ mới nhưng có chính sách thích ứng với ‘mục tiêu lạm phát’ – một công cụ đã có, để có thể điều chỉnh lạm phát tốt hơn…và nếu lạm phát cao thì lãi suất sẽ được điều chỉnh cao hơn một chút”.
“Chính sách ông Powell đề xuất sẽ khó cân bằng lại xu hướng suy thoái lớn vì dịch bệnh, nhưng ít ra nó cho Fed rộng tay ứng phó hơn trong tương lai.”
Từ Florida, tiến sĩ kinh tế Phạm Đỗ Chí giải thích với BBC News Tiếng Việt rằng, “với chính sách này, Fed sẽ cố khuyến khích mức tăng trưởng kinh tế. Ví dụ vào lúc kinh tế Mỹ phát triển bùng mạnh nào đó và nạn thất nghiệp xuống thấp dưới mức “tự nhiên” trên sắp có thể gây ra áp lực mới lên mức lạm phát, Fed bình thường sẽ dùng biện pháp “đánh ngăn chặn’ (“pre-empty strike”) tăng trước lãi suất và ngăn không cho lạm phát lên trên mức dự kiến lâu dài là 2%.”
TS Phạm Đỗ Chí nói rằng cách đây 5 năm vào 2015, lúc GDP Mỹ đã kéo dài thời gian bành trướng khá lâu và áp lực lạm phát có chiều hướng lên trên mức 2%, Fed đã cho tăng lãi suất ngắn hạn.
“Lần nữa vào cuối năm 2017 khi kinh tế Mỹ đang bùng lên mạnh trên 4% nhờ chính sách giảm thuế của chính phủ Donald Trump, Fed đã “siết chặt” lại bằng cách tăng lãi suất trong ba tháng liền cho tới tháng 12/2017 khiến thị trường chứng khoán bị một phen sụt giảm nặng. Tổng thống Trump đã phản đối kịch liệt chính sách “pre-empty” này của Fed, nhưng ông Powell vẫn cố duy trì chính sách độc lập của mình.”
Theo ông Neil Williams, nhà tư vấn tại Feredated Hermes thì việc “hướng tới mục tiêu trung bình của lạm phát chứ không đặt mục tiêu cố định, Fed có thể cho phép lạm phát dịch chuyển quá mức mong muốn là 2% rồi mới điều chỉnh siết chặt tỷ giá lãi suất”.
Ông Williams thừa nhận rằng chính sách nới lỏng này “sẽ giúp Fed dễ thở hơn” nhưng không rõ về lâu dài thì giữ được bao lâu.
Còn ông Phạm Đỗ Chí mô tả chi tiết hơn với BBC News Tiếng Việt tình hình kinh tế Hoa Kỳ và ứng phó gần đây của Fed:
“Vào tháng 3/2020 với cơn đại dịch Covid-19 kéo theo: cơn suy thoái kinh tế chính thức bắt đầu từ tháng 2; con số thất nghiệp trầm trọng từ đầu tháng 3; và chứng khoán Mỹ sụt khoảng 40% vào ngày 23/3, Fed đã lấy các quyết định “nới lỏng” mạnh mẽ, gần như không tiền khoáng hậu.
1. Giảm lãi suất hai lần trong tháng 3, đem lãi suất ngắn hạn từ 1.15-1.75% xuống gần mức zero, và lãi suât trái phiếu chính phủ 10 năm dưới 1%;
2. Fed mua hàng mấy chục nghìn tỷ đô la các trái phiếu chính phủ đủ mọi kỳ hạn, đem bảng cân đối tài chính của Fed (“Fed’s balance sheet”) lên mức kỷ lục là khoảng 80,000 tỷ để bảo đảm cho nền kinh tế Mỹ và cả thế giới có đủ thanh khoản ngắn và dài hạn;
3. Sẵn sàng mua cả các trái phiếu của khu vực tư nhân để bảo đảm thanh khoản cho khu vực này.
Theo BBC News hồi tháng 5/2020, chính chủ tịch Fed Jerome Powell đã cảnh báo rằng “xu hướng suy thoái kinh tế” tại Hoa Kỳ có thể kéo dài đến cuối 2021.
Nhưng nay, vào lúc Fed đưa ra các biện pháp mới này, như TS Phạm Đỗ Chí đánh giá, nhờ các gói kích thích (stimulus fiscal policy) của chính phủ Trump, nhất là gói trị giá 2,000 tỷ trong đợt đầu, kinh tế Mỹ dù đi vào nạn thất nghiệp và suy thoái nặng trong hai tháng 3-4 do tình trạng “lockdown” và giãn cách xã hội, đã thoát khỏi tình trạng ‘đại suy thoái’, từ từ ra khỏi “đáy” trong hai tháng 5-6/2020 và có cơ hội phục hồi kinh tế vào nửa sau của năm nay và nhất là năm tới 2021.”
Trang MarketWatch hôm 28/08 cho hay trước tình hình rất nghiêm trọng tại Hoa Kỳ, cả 17 thành viên cao cấp của Fed đều đã đồng ý với chính sách mới này, mà họ gọi là “một chiến lược nhằm tạo thêm sức mạnh cho thị trường lao động Hoa Kỳ”. Fed mong muốn thị trường lao động “sẽ tiếp tục giữ tiến độ” như hiện nay.
Trước câu hỏi về một số lĩnh vực kinh tế Hoa Kỳ có thể được tác động tích cực hơn từ chính sách mới nhất của Fed, ông Phạm Đỗ Chí dự đoán đầu tư và giá địa ốc sẽ tăng cao vì lãi suất dài hạn cho khu vực này đang ở mức thấp kỷ lục, lãi suất cho vay 30 năm xuống còn 2.75%-3%, do khuynh hướng mua nhà ở để dùng cả làm văn phòng (home office) theo khuynh hướng mới từ nạn dịch.
Với các nước khác, trong đó có Việt Nam câu hỏi chính là giá vàng, đô la Mỹ sẽ chịu tác động thế nào từ chính sách của Fed và các gói kích cầu kinh tế Hoa Kỳ.
Ông Phạm Đỗ Chí tin rằng các chính sách này đang có ảnh hưởng lên đồng đô la Mỹ và giá vàng.
“Giá vàng có thể sẽ leo thang trở lại. Từ vài tháng nay vàng đã leo lên chung quanh mức kỷ lục 2.000$/ounce và bạc 27$/ounce, do mức lãi suất thực trở thành âm (“negative”). Khuynh hướng này sẽ tiếp tục do chính sách tuyên bố của Fed là tiếp tục giữ lãi suất thấp và tạm chấp nhận mức lạm phát ngắn hạn cao hơn 2%, sẽ làm giá đô la Mỹ đi xuống và đưa giá kim loại quý lên cao thêm.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét