Thứ Tư, 26 tháng 8, 2020

Chân dung đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc

Lạ nhỉ, bọn quan chức bị lộ đứa nào cũng có bằng Cao cấp lí luận chính trị. Không biết chúng học khi nào vì mỗi năm mỗi cơ quan chỉ được phân bổ vài chỉ tiêu đi học. Thời gian học kéo dài tới 2 năm với rất nhiều nội dung nhằm tăng cường phẩm chất đạo đức cách mạng cho người cán bộ. Tôi cũng đã đi học, đã học xong rồi nhưng đến khi thi thì bỏ không thi mà ra nước ngoài ở lâu dài, nên tôi biết. Tôi đồ rằng bằng của bọn này hoặc là bằng đểu, hoặc là bằng thật nhưng không học hay học đểu. Lý do thì sờ sờ ra đó: Có thằng nào thực hiện đúng các yêu cầu trong bài học đâu. 
Chân dung đại biểu Quốc hội TP. HCM khóa XIV Phạm Phú Quốc
25/08/2020 - Ông Phạm Phú Quốc, đại biểu Quốc hội khóa XIV thuộc đoàn đại biểu TP. HCM và từng kinh qua nhiều vị trí quan trọng trong doanh nghiệp nhà nước như tại Tổng công ty Bến Thành, Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM (HFIC), Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận.

Ông Phạm Phú Quốc, TGĐ Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC), đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021.
Ngày 25/8, Ban Công tác Đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết đang xác mính tính xác thực về việc Hãng thông tấn Al-Jazeera ngày 24/8 đưa tin, Quốc đảo Síp (Cyprus) đang bán quyền công dân cho nhiều nhân vật chính trị và những tội phạm bị truy nã. Đáng chú ý, trong danh sách này có tên ông Phạm Phú Quốc, đại biểu Quốc hội khóa XIV thuộc đoàn đại biểu TP. HCM.

Ông Phạm Phú Quốc sinh năm 1968, quê quán tại xã Triệu Hải, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, hiện đang đăng ký thường trú tại TP. HCM. Ông Quốc từng theo học 5 năm ở Trường Đại học Thủy sản Nha Trang, Khánh Hòa và có bằng kĩ sư hàng hải và bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh. Ngoài ra, vị này cũng có bằng Cao cấp lí luận chính trị.

Ông Phạm Phú Quốc trúng cử đại biểu Quốc hội lần đầu năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 4 TP. HCM, gồm Quận 5, Quận 10 và Quận 11 khi đang là Tổng giám đốc Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM (HFIC). Ông Quốc từng là Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP. HCM.

Trước đó, ông Quốc từng kinh qua nhiều vị trí quan trọng tại Tổng công ty Bến Thành, Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM (HFIC), Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận.

Cụ thể, năm 1998, ông Phạm Phú Quốc bắt đầu công tác tại Tổng Công ty Bến Thành với vị trí trưởng phòng điều hành tour của Công ty Thương mại dịch vụ Du lịch Tân Định Fiditourist.

Sau đó, ông Phạm Phú Quốc lần lượt trải qua nhiều vị trí quản lý khác trong tổng công ty. Đến tháng 2/2014, ông Quốc được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Bến Thành và nắm giữ cương vị này tới tháng 9/2015.

Trong khoảng thời gian gắn bó hơn 1,5 năm với Tổng Công ty Bến Thành, ông Phạm Phú Quốc còn làm Chủ tịch HĐQT tại CTCP TMDV Bến Thành (TSC), Công ty TNHH LD KS Plaza, CTCP Đầu tư và Dịch vụ Khánh Hội; Thành viên HĐTV tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB).

Rời Tổng Công ty Bến Thành, ông Phạm Phú Quốc được UBND TP. HCM bổ nhiệm giữ chức vụ Thành viên không chuyên trách HĐTV kiêm Tổng Giám đốc HFIC. Quyết định bổ nhiệm có thời hạn 5 năm. Đến tháng 2/2018, ông Phạm Phú Quốc được Phó Chủ tịch UBND TP. HCM Trần Vĩnh Tuyến trao quyết định của UBND TP. HCM điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM.

Trước ông Phạm Phú Quốc cũng có trường hợp ĐBQH khác vướng lùm xùm mang hai quốc tịch là bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, ĐBQH khoá XIII trúng cử khoá XIV thuộc khối doanh nhân. Bà Hường bị phát hiện mang 2 quốc tịch Việt Nam và Malta.

Theo đó, tại phiên họp chiều ngày 3/8/2016, HĐND TP. Hà Nội kỳ họp thứ 2, khóa XV đã thông qua Nghị quyết bãi miễn đại biểu HĐND TP. Hà Nội đối với bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường. Lý do là bởi, việc có hai quốc tịch của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường đã vi phạm Hiến pháp, Luật Quốc tịch Việt Nam.

Mới đây, Hãng thông tấn Al-Jazeera – đã đưa thông tin cho biết, Quốc đảo Síp (Cyprus) đang bán quyền công dân cho nhiều nhân vật chính trị, trong đó có một nhân vật ở TP.HCM và người này được nêu đích danh là "Pham Phu Quoc" – một doanh nhân, nhà chính trị ở TP.HCM, Việt Nam. Mức giá để mua quyền công dân tại Quốc đảo Síp được bài báo nêu là khoảng 2,5 triệu USD (tương đương khoảng 58 tỷ đồng).

https://danviet.vn/chan-dung-dai-bieu-quoc-hoi-tp-hcm-khoa-xiv-pham-phu-quoc-20200825163347707.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét