Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Đức Chung có cùng bài như nhau. Đó là xây dựng một nhóm lợi ích làm nòng cốt rồi dùng nhóm đó và chức vụ cao của mình bắt hoặc ép buộc các thuộc cấp phải làm theo lệnh "mồm" của mình. Nhiều thuộc cấp biết làm thế là trái pháp luật nhưng vẫn phải thực thi công việc vì nếu không sẽ bị trù dập. Cũng không ai dám phản biện vì sợ sẽ bị coi là chống lại cấp trên và đi ngược đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Khi làm, họ cứ nghĩ sau này nếu có chuyện xảy ra, cấp trên sẽ phải chịu trách nhiệm, còn họ chỉ bị phê bình, rút kinh nghiệm là xong. Thực tế đâu như vậy. Rất nhiều vụ cấp dưới đi tù, cấp trên bình chân như vại, điển hình là ông Trần Xuân Giá thời làm Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chủ tịch Ngân hàng thương mại cổ phần Á châu (ACB) trong nhiều phi vụ, hay ông Nguyễn Tấn Dũng. Do đó, trong vụ Nguyễn Đức Chung, tôi tin chắc có nhiều người “không oan, nhưng là oan” vì họ vì đồng lương, vì cuộc sống, đã buộc phải làm theo lệnh của Chung, không có cách làm khác. Thế cho nên tôi luôn luôn sống theo quan điểm "thấy người khác làm được không có nghĩa là mình cũng làm được"; trong vụ này là thấy người khác tham gia tham nhũng thành giàu không có nghĩa là mình cũng tham gia tham nhũng và sẽ giàu. Mỗi người có một quan niệm sống riêng, một số phận riêng nên mình phải suy nghĩ, chọn đường đi tốt nhất, an toàn nhất cho mình; đừng vì ham lợi lộc mà tham gia với các nhóm lợi ích để rồi chúng nó hưởng, mình đi tù. Nếu bị họ ép làm trái pháp luật thì mình không chấp nhận, nếu cần thì bỏ họ đi kiếm sống ở nơi khác.
Chết oan cùng Airktic
fb Trương Châu Hữu Danh - 23-8-2020 - Hơn 2 năm trước, khi tôi bắt tay tìm hiểu về Airktic và 22 dự án “sân sau ủy ban”, nhiều tờ báo lúc đó đánh ngược. Nếu tra trên Google, các bài viết bốc thơm chế phẩm Redoxy 3C đến nay vẫn còn. Vì sao có hàng trăm bài báo lội ngược dòng, hẳn các bên liên quan đều biết.
(Còn 22 dự án, thì có 2 dự án sân sau (Kho lạnh Hà Đông và Trung tâm giặt là Việt Hưng) do nhân viên siêu thị Minh Hoa làm Giám đốc, đã phải ngừng, nhưng chưa có ai chịu trách nhiệm. Đề tài này tôi sẽ nói sau). Riêng vụ hóa chất, ngân sách chi hàng trăm tỷ đồng để mua hơn 420 tấn, giờ là lúc các cơ quan chức năng mổ xẻ trách nhiệm của các bên có liên quan.
Khi Làng Mới làm loạt bài về Airktic do anh Nguyễn Đức Hạnh (con trai anh Nguyễn Đức Chung) là đơn vị độc quyền cung cấp nhiều dịch vụ cho Hà Nội, là phóng viên điều tra chính, tôi phát hiện rất nhiều cơ quan trực thuộc UBND thành phố Hà Nội “bị vào guồng” và không thể làm khác. Ngay cả những Phó Chủ tịch ủy ban như anh Hùng, anh Toản, có muốn làm khác cũng khó.
Sau loạt bài của Làng Mới, giữa năm 2019, Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo thanh tra vụ việc. Động thái này, thực ra là nước cờ cao, vì một vụ việc có dấu hiệu sai phạm thanh tra đang chủ động làm rõ thì cơ quan điều tra của Bộ Công an phải chờ kết quả.
Chánh Thanh tra Hà Nội Nguyễn An Huy đã ban hành kết luận vụ việc sau một thời gian kéo dài trái quy định. Điều này gây khó khăn cho Bộ Công an vì phải chờ đợi rất lâu. Đến khi ông An Huy kết luận không sai phạm, thì mới đến lượt cơ quan điều tra vào cuộc, và khởi tố vụ án, khởi tố nhiều bị can.
Vụ án này, sắp tới sẽ còn nhiều bị can, và nếu thu hồi đúng, đủ thì ngân sách sẽ có hàng trăm tỷ. Nếu mở rộng vụ án, con số thu hồi sẽ lên đến ngàn tỷ.
Tuy nhiên, cần thấy rằng trong vụ án này cũng như vụ Nhật Cường, rất nhiều cơ quan tham mưu của UBND thành phố Hà Nội đã rơi vào tình thế “không oan, nhưng là oan”. Bởi họ không có cách làm khác.
Trong hồ sơ thanh tra của ông An Huy, có một sở là Sở Tài Chính, khi tham mưu khá chắc tay, đối chiếu theo quy định của pháp luật, thì không sai, nhưng không hiểu sao ở kết luận ban đầu ông An Huy lại đưa vào. Ví dụ, ông An Huy cho rằng “… Sở TC và Liên ngành đề nghị Công ty thoát nước đàm phán, thỏa thuận ký hợp đồng mua 141 tấn sản phẩm Redoxy 3C là chưa thận trọng…”. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, trách nhiệm của cơ quan tài chính không thuộc vấn đề này…
Sau giải trình của Sở Tài Chính, Thanh tra Hà Nội bỏ các nội dung kiến nghị liên quan đến Sở TC, nhưng các sai phạm nghiêm trọng của Hà Nội nhân dịp này cũng được gỡ sạch.
Vụ án đã bị khởi tố, trách nhiệm thanh tra của ông An Huy chắc chắn sẽ bị Bộ Công an xem xét, và trách nhiệm của Hội đồng nhân dân TP Hà Nội, của Ban kinh tế ngân sách và các ban ngành khác cũng sẽ được xem xét.
Còn 22 dự án “sân sau”, là một câu chuyện dài.
Khi Làng Mới làm loạt bài về Airktic do anh Nguyễn Đức Hạnh (con trai anh Nguyễn Đức Chung) là đơn vị độc quyền cung cấp nhiều dịch vụ cho Hà Nội, là phóng viên điều tra chính, tôi phát hiện rất nhiều cơ quan trực thuộc UBND thành phố Hà Nội “bị vào guồng” và không thể làm khác. Ngay cả những Phó Chủ tịch ủy ban như anh Hùng, anh Toản, có muốn làm khác cũng khó.
Sau loạt bài của Làng Mới, giữa năm 2019, Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo thanh tra vụ việc. Động thái này, thực ra là nước cờ cao, vì một vụ việc có dấu hiệu sai phạm thanh tra đang chủ động làm rõ thì cơ quan điều tra của Bộ Công an phải chờ kết quả.
Chánh Thanh tra Hà Nội Nguyễn An Huy đã ban hành kết luận vụ việc sau một thời gian kéo dài trái quy định. Điều này gây khó khăn cho Bộ Công an vì phải chờ đợi rất lâu. Đến khi ông An Huy kết luận không sai phạm, thì mới đến lượt cơ quan điều tra vào cuộc, và khởi tố vụ án, khởi tố nhiều bị can.
Vụ án này, sắp tới sẽ còn nhiều bị can, và nếu thu hồi đúng, đủ thì ngân sách sẽ có hàng trăm tỷ. Nếu mở rộng vụ án, con số thu hồi sẽ lên đến ngàn tỷ.
Tuy nhiên, cần thấy rằng trong vụ án này cũng như vụ Nhật Cường, rất nhiều cơ quan tham mưu của UBND thành phố Hà Nội đã rơi vào tình thế “không oan, nhưng là oan”. Bởi họ không có cách làm khác.
Trong hồ sơ thanh tra của ông An Huy, có một sở là Sở Tài Chính, khi tham mưu khá chắc tay, đối chiếu theo quy định của pháp luật, thì không sai, nhưng không hiểu sao ở kết luận ban đầu ông An Huy lại đưa vào. Ví dụ, ông An Huy cho rằng “… Sở TC và Liên ngành đề nghị Công ty thoát nước đàm phán, thỏa thuận ký hợp đồng mua 141 tấn sản phẩm Redoxy 3C là chưa thận trọng…”. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, trách nhiệm của cơ quan tài chính không thuộc vấn đề này…
Sau giải trình của Sở Tài Chính, Thanh tra Hà Nội bỏ các nội dung kiến nghị liên quan đến Sở TC, nhưng các sai phạm nghiêm trọng của Hà Nội nhân dịp này cũng được gỡ sạch.
Vụ án đã bị khởi tố, trách nhiệm thanh tra của ông An Huy chắc chắn sẽ bị Bộ Công an xem xét, và trách nhiệm của Hội đồng nhân dân TP Hà Nội, của Ban kinh tế ngân sách và các ban ngành khác cũng sẽ được xem xét.
Còn 22 dự án “sân sau”, là một câu chuyện dài.
Văn bản giải trình. Ảnh: internet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét