Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020

Đà Nẵng thiếu thiện chí quốc phòng !

Tôi không hiểu Trương Quang Nghĩa ba năm nay (từ 7/10/2017) là Bí thư Đà Nẵng thì hắn làm gì vì Đà Nẵng xảy ra bao nhiêu việc lớn và các vụ trọng án nhưng không hề thấy hắn lên tiếng; chỉ có Chủ tịch UBND đôi khi còn lên tiếng. Tôi học với Nghĩa hơn 2 năm cấp 3. Đang học dở lớp 10/10 thì Nghĩa phải đi bộ đội, do đó được đặc cách cấp bằng tốt nghiệp phổ thông. Nghĩa có hai người anh ruột từng giữ những chức vụ cao cấp trong chính quyền và quân đội là là ông Trương Quang Được (1940-2016), nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam và Trương Quang Khánh (1953-), Thượng tướng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam. Do đó đường công danh của Nghĩa rất thuận lợi; thậm chí khi Nghĩa làm Tổng Giám đốc kiêm Phó Bí thư Đảng ủy Tổng công ty Vinaconex, nhiều cán bộ trong đó có cả Chủ tịch HĐQT bị bắt và bị kết án tù, Nghĩa cũng không sao cả, ngược lại còn thăng chức cao hơn.
Đà Nẵng thiếu thiện chí quốc phòng !
Bùi Công Dụng - Rất ít nơi nào trên đất nước ta có một địa danh mà ở đó vừa là một khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia, có đặc trưng giá trị văn hóa vùng biển với những đền thờ miếu mạo, di sản di tích, lại có vị trí đặc biệt về an ninh quốc phòng như bán đảo Sơn Trà.

Bán đảo Sơn Trà đã bị "băm nát" vì Đà Nẵng
 giao đất cho các dự án trái quy định.
Vậy mà để thực hiện một dự án, nhà đầu tư sẵn sàng phá bỏ nơi neo đậu tàu thuyền của ngư dân có sức chứa 500 tàu thuyền, mùa mưa bão còn trú ẩn tới 1000 tàu thuyền các loại; phải phá bỏ các công trình của đồn biên phòng và trung tâm tìm kiếm cứu nạn, công trình xây dựng nằm trong vùng dự án… hết thảy là 15.000 m2; phải đổ xuống biển gần 3 triệu m3 cát để san lấp tạo mặt bằng xây dựng và nhiều thứ tác động môi trường biển khác (một tài liệu về Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Công viên Đại dương Sơn Trà của Tập đoàn Sungroup năm 2017).

Hết chỗ chơi hay sao còn vui chơi cái gì ở đây? Khi mà Sơn Trà một bán đảo quan trọng trong công cuộc bảo vệ đất nước.

Trên đỉnh Sơn Trà có trạm rađa mà tầm quét sóng có thể vươn ra hàng trăm kilômet, được mệnh danh là “Mắt thần Đông Dương”. Hiện Mắt thần đang thực thi nhiệm vụ kiểm soát không lưu và cảnh báo sớm toàn bộ vùng nước Biển Đông, vịnh Bắc Bộ và không phận của Lào, Campuchia. Với vị trí này, trạm rađa trên bán đảo Sơn Trà còn là “mắt thần” của Trung tâm Cảnh báo sớm và điều hành tác chiến đường không trên toàn bộ Biển Đông và bầu trời Việt Nam.

Cho nên cần xác định rằng Sơn Trà của Đà Nẵng có vị trí chiến lược rất quan trọng trong toàn bộ hệ thống quốc phòng bảo vệ an ninh quốc gia, chủ quyền biển đảo. Mọi dự án phát triển kinh tế- xã hội đều phải được dựa trên nền tảng an ninh quốc gia. Cho nên phải rất cân nhắc khi triển khai.

Vì việc lớn quốc gia, các anh bên quốc phòng đã mời họp thì Ủy ban cũng nên phối hợp, chứ cứ giữ thái độ khăng khăng bất hợp tác thế này thì việc vàng hỏng ráo cả! 

Trương quang nghĩa: Không cho báo chí dự buổi làm việc của Bí thư Đà Nẵng  sau vụ khởi tố 2 cựu chủ tịch

Sinh thái mập mờ


Hầu hết các dự án đầu tư xây dựng khu du lịch được cấp trái phép trên Sơn Trà đều có chữ sinh thái: sinh thái Địa cầu, sinh thái Gềnh – Mũi Nghê, sinh thái Ghềnh Bàn- Bãi Đa, sinh thái Sơn Hải, sinh thái Hồ Xanh- Mặt Trời, sinh thái Suối Đá- Mặt Trời, sinh thái Biển Tiên Sa…

Nhưng tiêu chí sinh thái là cái gì thì không ai nói rõ. Đáng lẽ Bản thuyết minh quy hoạch của Tổng cục du lịch là văn bản phải giải thích và "ra điều kiện" cho một dự án sinh thái là phải làm cái gì thì Tổng cục lại không hề đề cập đến. (Biết quái đâu mà đề!). Họ chỉ lo tính sẽ xây trên Sơn Trà bao nhiêu phòng nghỉ khách sạn cao cấp để cho thuê, bán lấy tiền đút túi mà thôi. Tức là họ chỉ nghĩ đến tiền, phải viết chữ "sinh thái" vào thì mới nhanh được phê duyệt, nhanh có tiền. Còn dự án sinh thái.là cái gì không cần biết!

Vì không có tiêu chí sinh thái nên khi đầu tư xây dựng, công việc đầu tiên của các nhà đầu tư là phải chặt hết cây rừng, bất kể đó là rừng cấm quốc gia. Họ phải san bằng địa hình, ngăn chặn các dòng suối tự nhiên có từ ngàn năm của Sơn Trà…vân vân, nói chung là phải giải phóng mặt bằng sạch sẽ, thoáng đãng để xe cẫu xe máy dễ dàng lui tới thi công. (Khu du lịch sinh thái Biển Tiên Sa là một ví dụ điển hình).

Nếu không có sự gợi ý của chính quyền thì các doanh nghiệp không thể nào nghĩ ra được chữ sinh thái ma mỵ kia để đưa vào tên dự án của mình. Vì chỉ có cơ quan quản lý nhà nước mới có được văn bản về tiêu chuẩn sinh thái. Quyết định 104/2007/QĐ-BNN ngày 27/12/2007 và Thông tư 99/2006/TT-BNN ngày 6/11/2006 của Bộ NN&PTNT về quy chế quản lý hoạt động du lịch sinh thái và hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý rừng theo Quyết định 186/2006/QĐ-TTg... là những ví dụ điển hình.

Những văn bản đó định nghĩa chữ sinh thái rất rõ, cho nên, dự là chính quyền đã gợi ý cho doanh nghiệp, rằng các anh phải có chữ "sinh thái" vào thì khi duyệt dự án sẽ được các vị hội đồng dễ chấp nhận hơn, ít nhất là cũng làm đúng theo văn bản hướng dẫn của cấp trên!

Theo Quy chế 104 này thì "việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái (chứ không phải xây dựng các biệt thự khách sạn- BCD) trong Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, là phải không được làm ảnh hưởng đến sinh thái tự nhiên, không làm thay đổi sinh cảnh thực vật rừng, động vật hoang dã, dòng chảy sông suối, cảnh quan thiên nhiên trong khu vực. Việc xây dựng nhà nghỉ phục vụ du lịch (chứ không phải xây biệt thự, khách sạn nhiều tầng) chỉ được thực hiện trong phân khu dịch vụ hành chính, phân khu phục hồi sinh thái theo đề án đã được phê duyệt. Kiến trúc nhà nghỉ du lịch sinh thái theo truyền thống của địa phương, chiều cao tối đa cho xây dựng nhà nghỉ không quá 12 m!"

Và văn bản còn quy định, chỉ được xây dựng trong phân khu dịch vụ hành chính, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu khoa học: Tỉ lệ diện tích đất được xây dựng các công trình kiến trúc cơ sở hạ tầng (chứ không phải xây dựng biệt thự nhà hàng, khách sạn) này không vượt quá 20% diện tích để phục vụ cho du lịch.

Giả sử 1.848 ha kia nằm cả ở phân khu này thì việc xây dựng kiến trúc cơ sở hạ tầng chỉ cho phép 20%, tức là 20% x 1.848 ha = 370 ha! Đây là sự cho phép của Thủ tướng tại văn bản 186/2006/QĐ-TTg. Chứ không phải như Quyết định 2163 của Phó Thủ tướng Đam cho 1.600 phòng nghỉ cao cấp được xây dựng ở 1.056 ha trên rừng Sơn Trà!

Cho nên con số 1600 phòng và 1.056 ha hoàn toàn là những con số cảm tính, tùy tiện nếu đem đối chiếu với những văn bản quy định của Thủ tướng.

370 ha này mới là con số có khoa học và cầu thị. Khoa học và cầu thị bởi con số này biết tuân thủ Quyết định 186 của Thủ tướng và Thông tư 99 của Bộ NN&PTNT nói trên.

Nhưng vấn đề là trước khi có con số 370 ha rất cầu thị và có cơ sở tính toán này, thì các dự án đầu tư vào Sơn Trà trên 370 ha đó đã được Thủ tướng cho phép hay chưa?; trên 50 ha Thủ tướng đã xin ý kiến Quốc hội chưa?

Câu hỏi này từ đầu cho đến giờ, không một vị quan chức nào của Bộ VHTT&DL, Tổng cục Du lịch trả lời cho dân chúng được rõ. Tất cả đều né đẹp, không trả lời cho dù các vị biết đó là những dự án du lịch có tên "sinh thái" hết sức hoa mỹ!

Bùi Công Dụng
(FB Bùi Công Dụng)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét