Thứ Ba, 25 tháng 8, 2020

TQ “đầu độc” nhiều quốc gia bằng thực phẩm độc hại

Đầu đề bài này là Trung Quốc đang “đầu độc” nhiều quốc gia bằng thực phẩm độc hại, nhưng hơn một nửa bài viết về TQ đầu độc nhân dân VN. Đau lòng khi đọc đoạn cuối: "Việc Trung Quốc thâm hiểm không chỉ chặn nguồn nước tại thượng nguồn sông Mê Kông khiến Đồng bằng Sông Cửu Long bị khô hạn, vựa lúa Việt Nam bị mất mùa và kho gạo Việt Nam bị vơ vét, mà từ lâu Trung Quốc đã “đổ” vào Việt Nam đủ các loại thực phẩm, thuốc trừ sâu độc hại…, hẳn là nhằm mục đích lâu dài hủy hoại sức khỏe, thể chất và tinh thần người Việt Nam. Hiện nay tỷ lệ mắc bệnh ung thư đang gia tăng tại Việt Nam và chúng ta hẳn sẽ phải giật mình khi biết Việt Nam thuộc top 2 những quốc gia dẫn đầu thế giới về tỷ lệ mắc bệnh ung thư".
Trung Quốc đang “đầu độc” nhiều quốc gia bằng thực phẩm độc hại
Việt Nam - “điểm trũng” hứng các sản phẩm độc hại từ Trung Quốc 
Xuân Trường • 224/08/20 - Vài năm qua, Trung Quốc đã “đổ” vào thị trường cá Kenya với khối lượng lớn cá rô phi và các loại cá nuôi khác, khiến ngành nuôi cá của người dân bản địa điêu đứng vì không thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu được bán với giá rẻ bèo. (Ảnh: needpix)Trung Quốc đang “đầu độc” nhiều quốc gia bằng thực phẩm độc hại
Năm 2018, ĐCSTQ giận tím tái khi chính quyền “tiểu quốc” Kenya (châu Phi) áp đặt lệnh cấm nhập khẩu cá “made in China” do phát hiện có quá nhiều độc tố trong cá. Động thái này của Kenya bị Bắc Kinh coi là “chiến tranh thương mại”. Tuy nhiên lệnh cấm này chỉ cầm cự được 2 năm. Năm 2020, Kenya buộc phải mở toang thị trường cá cho Trung Quốc chiếm lĩnh, bất chấp những tác động nguy hại tới sức khỏe người dân…

Bi kịch chính là đây. Năm 2020, dù biết mặt hàng thủy sản này vô cùng độc hại, với dư lượng thuốc trừ sâu quá nhiều trong nguồn cá rô phi của Trung Quốc, chính quyền Kenya vẫn phải chấp nhận nhập khẩu, nếu không muốn ĐCSTQ cắt nguồn tiền đầu tư - vốn là “yếu điểm” của rất nhiều quốc gia trên thế giới đang phải quay cuồng chống đỡ trong cơn suy thoái vì đại dịch. 

Đánh lận con đen: Hàng Trung Quốc gắn mác nước bạn

Bằng việc tung tiền đầu tư vào các nước châu Phi đang khát ngoại tệ, Trung Quốc đã có nhiều “điều khoản” ràng buộc đi kèm và thao túng thị trường nước bạn bằng nhiều cách.

Vài năm qua, Trung Quốc đã “đổ” vào thị trường cá Kenya với khối lượng lớn cá rô phi và các loại cá nuôi khác, khiến ngành nuôi cá của người dân bản địa điêu đứng vì không thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu được bán với giá rẻ bèo.

Không chỉ gây tổn hại cho nền kinh tế vốn đã èo uột tại các quốc gia châu Phi, Trung Quốc còn giở “chiêu bài” gian trá, biến sản phẩm mang “thương hiệu” made in China thành hàng xuất xứ tại địa phương.

Vụ cá nhiễm độc tại Kenya cũng áp dụng chiêu trò ấy khi “cộp mác” có nguồn gốc tại các kho dự trữ tại hồ Victoria (Kenya) để đánh lừa người tiêu dùng bản địa, rằng các sản phẩm cá này đều có nguồn gốc từ các hồ nuôi trồng của địa phương.

Suốt một thời gian dài tiêu thụ nguồn cá “made in China” độc hại, người dân Kenya giờ đang phải trả giá với những tác động ngấm ngầm đối với sức khỏe cộng đồng do nhiễm độc kim loại nặng. 

Suốt một thời gian dài tiêu thụ nguồn cá “made in China” độc hại, người dân Kenya giờ đang phải trả giá do nhiễm độc kim loại nặng. (Ảnh: pixabay)

Năm 2018, tờ Nation của Kenya đã phanh phui vụ việc, và cùng với mong muốn bảo vệ ngành đánh bắt cá địa phương, chính quyền Kenya đã áp đặt lệnh cấm tiêu thụ cá Trung Quốc. Hành động cứng rắn này của chính quyền Kenya bị Bắc Kinh - thông qua đại sứ Li Xuhang - coi là khơi mào cho “chiến tranh thương mại”.

Tuy nhiên, lệnh cấm này chỉ kéo được 2 năm và năm 2020 Kenya buộc phải nhân nhượng trước sức ép của ĐCSTQ nếu không muốn bị cắt nguồn tài trợ cho các dự án thuộc Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường.

Vì cần ngoại tệ, Kenya không có cách nào hơn buộc phải mở cửa cho mặt hàng cá của Trung Quốc tiếp tục thao túng thị trường, bất chấp các cuộc điều tra mới đây cho thấy, nguồn cá của Trung Quốc vẫn chứa nhiều kim loại nặng đe dọa sức khỏe con người...

Đầu độc hôm nay, triệt tiêu thế hệ tương lai...

Để tìm hiểu về cá “made in China”, các nhà điều tra Kenya đã mua 10 kg cá rô phi nhập khẩu, sau đó họ mang đến Đại học Nairobi để thử nghiệm. Kết quả cho thấy trong cá có chứa loại thuốc trừ sâu nguy hiểm, như phosalone cực độc, ở mức cực cao: 0,07 phần triệu (ppm), gấp 7 lần so với giới hạn tối đa cho phép: 0,01 ppm.

Loại cá “made in China” này cũng bị phát hiện có chứa các loại thuốc trừ sâu khác như tolyfluanid với hàm lượng 0,022 ppm; deltamethrin (0,026 ppm), acrinathrin (0,005 ppm) và tebufenpyrad (0,001ppm). Theo các nhà nghiên cứu, những loại thuốc trừ sâu này gây nguy hại cho sức khỏe như ung thư, loét miệng, khó nuốt và đau bụng sau khi ăn phải. Ngoài thuốc trừ sâu, cá nhập khẩu từ Trung Quốc cũng bị phát hiện có chứa quá nhiều kim loại nặng.

Theo bài báo, cá rô phi của Trung Quốc chứa 42,7 ppm chì, cao gấp 427 lần giới hạn cho phép là 0,1 ppm của cả Tổ chức Nông lương và Y tế Thế giới. Lượng chì quá cao có thể làm giảm trí lực, tổn thương hệ thần kinh và cản trở sự phát triển thể chất ở trẻ em. Đồng thời, nó cũng gây ra huyết áp cao, thiếu máu, suy nhược cơ thể, tổn thương thận, não và giảm khả năng sinh sản ở người trưởng thành.

Ngoài ra, chì cũng là chất gây ung thư, và thậm chí gây tử vong tức thì nếu cơ thể hấp thụ quá nhiều. Ngoài chì, các mẫu cá tương tự cũng được phát hiện thấy có hàm lượng kẽm tương đối cao, mặc dù nó vẫn dưới mức giới hạn quy định là 30 ppm.

Theo các chuyên gia y tế, dư thừa kẽm có thể gây viêm dạ dày ruột, một tình trạng phổ biến với các triệu chứng như tiêu chảy và nôn mửa. Các kim loại khác được phát hiện trong cá nhập khẩu của Trung Quốc là sắt, đồng và mangan....

Không chỉ “hại dần hại mòn” sức khỏe của người dân Kenya, ĐCSTQ còn “giết chết” ngành đánh bắt cá của nước này. Việc nhập khẩu cá ồ ạt từ Trung Quốc đã tác động nhiều tới ngành thủy sản Kenya khi kim ngạch nhập khẩu cá đã vượt ngưỡng 2 tỷ Ksh (khoảng 18,5 triệu đô la) vào năm 2017, và con số này đã tăng gấp đôi mỗi năm.

Đối với ngư dân Kenya, tình hình ngày càng trở nên vô vọng tới mức một quan chức ngành thủy sản nước này còn cảnh báo rằng, nếu chính phủ Kenya không ngừng nhập khẩu của Trung Quốc, ngành đánh bắt cá của Kenya sẽ biến mất hoàn toàn trong vài thập kỷ tới.

Câu chuyện cá Trung Quốc nhiễm độc tại Kenya chỉ là hình ảnh thu nhỏ của nhiều quốc gia khác đã không cưỡng lại được sức mê dụ và đe nẹt của quyền lực rắn lẫn mềm của ĐCSTQ, trong đó Việt Nam - quốc gia núi liền núi, sông liền sông với hơn 10 cửa khẩu luôn nhộn nhịp, thì mức độ hàng bẩn tràn vào Việt Nam từ lâu đã trở thành đề tài nhức nhối...

Việt Nam - “điểm trũng” hứng các sản phẩm độc hại từ Trung Quốc

Việt Nam có đường biên giới trên đất liền với Trung Quốc dài 1449,566 km, trong đó có 383,914km đường biên giới đi theo sông suối, tiếp giáp giữa 7 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và 
Quảng Ninh. Trong đó, Quảng Ninh tiếp giáp với tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Trung Quốc. 

Với địa hình đồi núi hiểm trở, Việt Nam khó có thể kiểm soát các hoạt động buôn lậu diễn ra rất nhộn nhịp trên một số tuyến biên giới, đặc biệt là Lạng Sơn. Hoạt động buôn lậu diễn ra bất cứ thời điểm nào, các đối tượng vận chuyển hàng lậu thường mang vác hàng lậu theo các đường mòn biên giới để tuồn vào Việt Nam với rất nhiều các mặt hàng giá rẻ không rõ nguồn gốc, thành phần...

Trong 5 tháng đầu năm 2020, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc đạt 28,375 tỷ USD, và nếu tính cả nguồn hàng nhập lậu thì con số này không chỉ dừng ở đó. Rất nhiều các mặt hàng nông sản, thủy sản, thực phẩm, mỹ phẩm bẩn, nhiễm độc của Trung Quốc xâm nhập vào thị trường Việt Nam, từ lâu đã gây ra nỗi lo ngại cho phần đông người tiêu dùng nhưng vẫn phải mua về dùng vì giá quá rẻ.

Rất nhiều mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống của người dân Việt Nam đã bị hàng bẩn, hàng lậu, và thậm chí cả hàng chính ngạch của Trung Quốc đang chiếm lĩnh:
Gia cầm nhập lậu mang dịch bệnh và nội tạng bẩn của Trung Quốc đang trà trộn trong nguồn cung thực phẩm cho các bữa ăn gia đình Việt Nam. Tháng 6/2020, đồn biên phòng Trà Cổ (Quảng Ninh) đã phát hiện 15,6 tấn nội tạng trâu bò đang phân hủy bốc mùi hôi thối từ Trung Quốc tuồn lậu sang.

Thời điểm bùng phát các loại dịch bệnh liên quan tới gia cầm, chính quyền Trung Quốc đóng cửa chợ kinh doanh nhưng lại tạo điều kiện cho các loại gia cầm thải loại, nhiễm bệnh tuồn sang Việt Nam như gà thải loại, bị dịch với giá rất rẻ, chỉ khoảng 15.000 đồng/kg. 

Các loại gia cầm thải loại, nhiễm bệnh tuồn từ Trung Quốc sang Việt Nam có giá rất rẻ, chỉ khoảng 15.000 đồng/kg. (Ảnh: Wikipedia commons)

Tôm, cá, ếch… của Trung Quốc đều chứa nhiều dư lượng kháng sinh và thuốc trừ sâu. Điển hình là mặt hàng cá, được tiêu thụ mạnh ở các chợ Việt Nam. Theo Hội Nghề cá Việt Nam, tình trạng thương nhân Trung Quốc bắt tay với một số cơ sở chăn nuôi ở khu vực biên giới đưa cá tầm Trung Quốc vào Việt Nam để "biến" thành cá tầm trong nước để tiêu thụ trở nên phổ biến.


Nhiều loại cá “made in China” này như cá tầm, cá quả, cá trê, rô phi… đều chứa hai loại hóa chất và kháng sinh đã bị cấm dùng tại Việt Nam từ năm 2007 là Leuco Malachite Green và kháng sinh cấm AOZ. Nếu hấp thụ dài ngày hóa chất độc hại này, có thể gây các bệnh lý về gan, thận cũng như những bệnh nan y (Theo Cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản).

Các loại hoa quả Trung Quốc thống trị trên các sạp, chợ đầu mối. Nhiều loại táo, nho, cam vàng… được giới thiệu là hàng nhập từ Mỹ, Úc, New Zealand ở các chợ đầu mối rẻ hơn nhiều so với giá thành ở các siêu thị, cửa hàng hoa quả nhập khẩu... Các loại hoa quả bình dân như đào, cam, quýt, mận, lựu thì giá rẻ như cho, từ 10.000 - 20.000 đồng/kg.

Không chỉ đội lốt trái cây nhập khẩu, trái cây Trung Quốc còn giả danh thương hiệu trái cây nổi tiếng Việt Nam như dâu tây Đà Lạt, nho Ninh Thuận, cam Hà Giang... Đã có rất nhiều công bố về mức độ tàn dư hóa chất độc hại có trong trái cây Trung Quốc, nhưng thiếu sự kiểm soát của cơ quan chức năng, cũng như lòng tham của thương lái, nên mặc nhiên trái cây không rõ xuất xứ, chứa nhiều chất độc hại của Trung Quốc vẫn được người dân Việt Nam buộc phải “tiêu dùng”.

Nhiều hoa quả Trung Quốc đang được bày bán tại các sạp hàng Việt Nam với giá rẻ như cho. (Ảnh: Pixabay)

Thực phẩm giả, gạo giả thực phẩm ngâm tẩm, chứa hóa chất chưa bao giờ lại tràn lan nhiều tại Việt Nam như hiện nay. Hầu hết đều được chứng minh có nguồn gốc Trung Quốc. Trong đó ruốc, mực làm giả từ sắn dây có vị chát hoặc ngọt lạ nhờ hương liệu, bột ngọt, foocmon ngâm tẩm chứ không có vị ngọt thơm của thịt.


Mực, cá, thịt bò khô… giả làm từ cao su, nướng lên có mùi nhựa cháy, không cong mà thẳng đuột. Trứng gà non là một thực phẩm rất bổ dưỡng cũng đã bị trứng gà giả “made in China” có độ đàn hồi, uốn cong như cao su, vị nhạt… trà trộn với trứng thường nên người mua rất khó phân biệt.

Việc vô tình ăn các loại thực phẩm làm giả từ nhựa và cao su trong một thời gian dài sẽ dẫn đến bệnh ung thư, mất trí nhớ, thần kinh không ổn định, đau dạ dày, chảy máu dạ dày...

Gia vị Trung Quốc cũng tràn ngập và nhiều chất bị phát hiện có hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép như gừng, tỏi, hành khô… Ngoài ra, các loại có gia vị chế biến sẵn dưới dạng bột, viên hoặc nước để làm nước lẩu, nước phở, cùng các nguyên liệu bột trà để pha trà chanh, sữa đậu, trà sữa… đều trộn hương liệu hóa học, chất tạo mùi... mà không có kiểm định liều lượng, không rõ thành phần nguồn gốc… có thể dẫn đến rối loạn chức năng cơ thể, gây dị ứng, ung thư.

Hiện nay tỷ lệ mắc bệnh ung thư đang gia tăng tại Việt Nam và chúng ta hẳn sẽ phải giật mình khi biết Việt Nam thuộc top 2 những quốc gia dẫn đầu thế giới về tỷ lệ mắc bệnh ung thư.

Việc Trung Quốc thâm hiểm không chỉ chặn nguồn nước tại thượng nguồn sông Mê Kông khiến Đồng bằng Sông Cửu Long bị khô hạn, vựa lúa Việt Nam bị mất mùa và kho gạo Việt Nam bị vơ vét, mà từ lâu Trung Quốc đã “đổ” vào Việt Nam đủ các loại thực phẩm, thuốc trừ sâu độc hại…, hẳn là nhằm mục đích lâu dài hủy hoại sức khỏe, thể chất và tinh thần người Việt Nam.

Xuân Trường

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/trung-quoc-dang-dau-doc-nhieu-quoc-gia-bang-thuc-pham-doc-hai-64827.html

Tham khảo:
https://www.nation.co.ke/kenya/nation-prime/chinese-fish-found-with-427-times-recommended-amount-of-lead-251850
https://www.bbc.com/news/business-47611076
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4961898/#:~:text=Long%2Dtime%20exposure%20to%20lead,lead%20levels%20resulting%20in%20death.
https://pulitzercenter.org/reporting/china-africa-increasingly-uneasy-marriage-interests

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét