Thứ Năm, 9 tháng 4, 2020

Tin buồn: Chính phủ tiếp tục cho xuất khẩu gạo

Thủ tướng đã quyết định cho phép xuất khẩu khoảng 800.000 tấn gạo trong tháng 4 và tháng 5. Nhiệm vụ của các chiên da kinh tế ăn lương nhà nước và báo chí quốc doanh là đưa ra những số liệu và lập luận "tin cậy" để thuyết phục, trấn an dư luận. Tôi không dám phê phán những số liệu đó là bịa đặt, những lập luận đó là ngụy biện... Tình hình bây giờ là 50-50. Nếu dịch bệnh sớm chấm dứt; xã hội yên ổn; nông dân xuất được gạo (nhưng chắc chẳng thu được bao nhiêu tiền vì đã bán cho thương nhân với giá rẻ mạt từ đầu vụ, bây giờ giá lên thì thương nhân được lợi)... nhưng không biết tới đây giá gạo có giảm không hay vẫn tăng tiếp vì đại dịch còn kéo dài, kinh tế thế giới còn suy thoái. Nếu giá tiếp tục tăng thì lại phê phán nhau vì tiếc đã lỡ bán vội. Ngược lại, nếu đại dịch ở VN kéo dài, thậm chí bùng phát ngoài vòng kiểm soát, thì tình hình an ninh lương thực nguy to. Khủng hoảng xã hội là cái chắc. Từ bao giờ người ta dám đem gần 100 triệu dân ra đánh bạc 50-50 nhỉ. Bài học khủng hoảng thập niên 1980 đã bị quên rồi sao ?
Xuất khẩu gạo nhiều lại lo?
8/4/2020 Chính phủ tiếp tục cho xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn mặn diễn biến phức tạp, cộng với việc các nước đang tăng mua gạo Việt Nam khiến nhiều người lo ngại ảnh hưởng an ninh lương thực trong nước.

Dù nhiều người lo ngại nhưng một số chuyên gia vẫn cho rằng, cần cho xuất khẩu gạo vì gạo Việt Nam đang được mua giá cao, ngoài Trung Quốc, một số quốc gia như Philippines, Indonesia, Malaysia… đều đang thiếu gạo vì ảnh hưởng dịch Covid-19.

Không bỏ lỡ cơ hội vì lo

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm 2020, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 929.000 tấn, kim ngạch hơn 430 triệu USD, tăng gần 40% cả về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2019.

Trong đó, thị trường Philippines tiêu thụ 357.000 tấn, tương đương 155 triệu USD và Iraq 90.000 tấn, tương đương 48 triệu USD. Bên cạnh đó, một số thị trường cũng tăng rất mạnh, như Pháp (554 %), Đài Loan (215%), Nga (218%). Riêng lượng gạo xuất sang Trung Quốc trong hai tháng đầu năm khoảng 66.000 tấn, tương đương 37 triệu USD.

Trả lời báo chí trong nước, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh hôm 25/3/2020 cho biết: "Một số nước tăng mua gạo tích trữ, có thị trường xuất khẩu tăng tới 7 lần so với cùng kỳ như Trung Quốc. Nếu xuất khẩu gạo tới đây của Việt Nam vẫn tăng đột biến như 2 tháng đầu năm, Việt Nam có thể đối diện với rủi ro thiếu gạo cho tiêu dùng trong nước".

Nhìn qua nước lân cận là Campuchia, lượng gạo xuất khẩu của nước này cho Trung Quốc cũng chiếm 44% tổng sản lượng xuất khẩu, tương đương 101.345 tấn. Do đó, theo thông tin từ The Straits Times, Thủ tướng Campuchia Hun Sen cũng đã yêu cầu tạm dừng xuất khẩu một số loại gạo từ ngày 5/4 để đảm bảo an ninh lương thực trong nước trước đại dịch Covid-19.

Thế nên, việc Chính phủ Việt Nam tiếp tục cho phép xuất khẩu gạo, dù có kiểm soát và số lượng gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4 và tháng 5 chỉ vào khoảng 800.000 tấn, giảm 40% so với lượng xuất khẩu cùng kỳ năm ngoái, vẫn khiến nhiều người lo ngại nguy cơ mất cân đối cung cầu nội địa, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc đang tăng mua gom lúa, gạo của Việt Nam cả đường chính ngạch lẫn tiểu ngạch.

Một đại lý gạo tại chợ Vườn Chuối cho biết, số lượng gạo bán ra hai tuần qua của đại lý này tăng đột biến. Trước đây, mỗi khách hàng quen chỉ mua từ 10-20kg gạo nhưng mấy ngày nay, hầu như ai cũng mua gạo với số lượng lớn từ 50-100kg để... tích trữ.

Dù nhiều người lo ngại nhưng một số chuyên gia vẫn cho rằng, cần cho xuất khẩu gạo vì gạo Việt Nam đang được mua giá cao, ngoài Trung Quốc, một số quốc gia như Philippines, Indonesia, Malaysia… đều đang thiếu gạo vì ảnh hưởng dịch Covid-19.

Theo GS. Võ Tòng Xuân - Chuyên gia hàng đầu về Nông nghiệp, nguyên nhân khiến Trung Quốc tăng mua gạo từ Việt Nam là do năm ngoái, lượng gạo tồn kho dự trữ còn nhiều, nên Trung Quốc phải mở bán hết đợt gạo cũ. Lúc đó, Việt Nam cũng khốn khổ theo vì Trung Quốc bán gạo với giá quá rẻ.

"Ước tính năm 2020, sản lượng gạo của Trung Quốc giảm khoảng 1,8 triệu tấn, xuống còn 146,7 triệu tấn, nên nước này phải nhập khẩu vì thiếu quá nhiều. Thậm chí, thời điểm này giá gạo Việt Nam cao họ cũng mua, vì so với Myanmar giá gạo Việt Nam rẻ, lại ngon hơn. Vì vậy, nếu Chính phủ không cho doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo thì có khả năng Thái Lan sẽ ký trước, không còn cơ hội cho gạo Việt Nam, khi đó DN và nông dân đều bị thiệt”.

Ông Nguyễn Lâm Viên - Chủ tịch HĐQT Công ty Vinamit cũng cho rằng: "Gạo là nguồn cung có thể được bổ sung sau 3-4 tháng nên an ninh lương thực vẫn sẽ được đảm bảo nếu tiếp tục xuất khẩu, nên hãy chủ động với đợt sóng tăng giá, tăng lượng mua này để xuất khẩu gạo thu lợi nhuận. Còn nếu lo thiếu gạo trong nước mà ngưng xuất khẩu, cả nông dân lẫn các DN xuất khẩu gạo sẽ bị khó khăn thêm trong lúc đại dịch Covid-19 và mất đi cơ hội có khoản thu lớn".

Lấy câu chuyện năm 2008 khi giá gạo thế giới tăng chóng mặt, Việt Nam đã đóng cửa thị trường xuất khẩu gạo để bảo vệ nhu cầu trong nước, để rồi sau đó cơn sốt gạo qua đi, giá gạo lại xuống thấp theo các chu kỳ lên xuống, ông Viên khẳng định: "Hãy cân nhắc đừng để mất cơ hội".


Nếu lo thiếu gạo trong nước mà ngưng xuất khẩu, cả nông dân lẫn các DN xuất khẩu gạo sẽ bị khó khăn thêm trong lúc đại dịch Covid-19 và mất đi cơ hội có khoản thu lớn

Việt Nam không lo thiếu gạo

GS. Võ Tòng Xuân khẳng định, Việt Nam không lo thiếu gạo. Theo GS. Võ Tòng Xuân, Việt Nam có khả năng lai tạo ra các giống lúa không bị ảnh hưởng dài ngày hay ngắn ngày và chỉ từ 3-3,5 tháng đã có một vụ lúa. Đặc biệt, giống lúa của Việt Nam cho sản lượng rất cao, gạo lại thơm và ngon. Trong khi ở các nước khác, giống lúa ngắn ngày của họ mất 4 tháng/vụ.

"Tính riêng vụ Đông - Xuân vừa qua, chúng ta thu hoạch được 5,5 triệu tấn gạo, sau khi đã dành cho an ninh lương thực rồi vẫn dư thừa ít nhất 3 triệu tấn, sắp tới tháng 5 này lại có vụ thu hoạch Hè Thu, tháng 7 tiếp tục thu hoạch với sản lượng khoảng 4 triệu tấn nữa", vị giáo sư cho biết.

Theo báo cá‏o gửi Thủ tướng ngày 25/3/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dự kiến kế hoạch sả‏n xuất lúa năm 2020 đạt 43,5 triệu tấn thóc. Hiện trong kho của các DN cũng đã đáp ứng khoả‏ng 50% nhu cầu hạt giống lúa cho các vụ còn lại trong năm. Bên cạnh đó, kho dự trữ quốc gia hiện vẫn còn 3.225 tấn hạt giống lúa các loại.

Thông tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cũng cho biết, dù xuất khẩu hai tháng đầu năm nay tăng nhưng thực sự chỉ tăng so với thời điểm cùng kỳ năm 2019. Ngay cả thị trường Trung Quốc những năm 2016, 2017, 2018… mỗi tháng nhập tới 100.000 tấn gạo của Việt Nam, nhưng hai tháng đầu năm 2020 mới nhập chỉ hơn 60.000 tấn, tính ra không nhiều.

Lý giải nỗi lo... thiếu gạo vì các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long bị hạn hán, GS. Xuân nói tiếp: "Những vùng hạn mặn không phải là vùng chiến lược về lúa gạo. Vùng sản xuất chính là vùng giữa và thượng nguồn của đồng bằng không bị ảnh hưởng nhiều, thực tế nhiều nơi tại Nam bộ lại đang được mùa, không bị ảnh hưởng nhiều bởi hạn mặn như An Giang, Đồng Tháp, Long An... Riêng những vùng hạn mặn chỉ là rủi ro ngoài ý muốn, do những vùng gần biển chưa thận trọng trong việc gieo trồng, nhưng diện tích chỉ chiếm chỉ 2%".

Dù Việt Nam dự báo không thiếu gạo nhưng Bộ Công thương cho biết, với số lượng 800.000 tấn gạo cho xuất khẩu trong tháng 4 và 5, Chính phủ cũng đang rất cẩn trọng, và trước mắt trong tháng 4, chỉ cho phép xuất khẩu 400.000 tấn. Vào tuần cuối cùng của tháng 4, căn cứ diễn biến dịch bệnh và báo cáo của các bộ ngành, Thủ tướng sẽ xem xét, quyết định phương hướng điều hành xuất khẩu gạo cho tháng 5.

Với tầm nhìn xa và bước đi thận trọng của Chính phủ, nhiều DN cho rằng đó là quyết sách đúng đắn và cũng giúp người dân không phải lo lắng tích trữ gạo. Tuy nhiên, các DN cũng đề nghị, nếu phải ngừng xuất khẩu gạo, Chính phủ cần cho DN lộ trình để chuẩn bị, tránh thông báo đột ngột DN khó trở tay và gây thiệt hại, tổn thất.

Bên cạnh đó, các DN cũng cho rằng, trong trường hợp phải dừng xuất khẩu mà lượng gạo còn nhiều, Nhà nước cũng cần có chính sách thu mua lúa gạo cho nông dân và DN.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét