Tiềm năng du lịch Việt Nam so sánh với Thái Lan
Chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang (*) 04/02/2020
TheLEADER - Việt Nam hội đủ tất cả các yếu tố để du lịch tiếp tục tăng tốc và bám đuổi Thái Lan để cùng trở thành 2 cường quốc du lịch song hành phát triển. Tuy nhiên so với Thái Lan thì vẫn còn kém xa, nghĩa là cơ hội vẫn còn rất lớn cho Việt Nam để bứt phá. Trong khi Việt Nam đang hướng đến mốc 20 triệu khách (2020) thì Thái Lan đã đạt 41 triệu khách năm 2019, doanh thu du lịch Việt Nam chỉ bằng 1/3 đến 1/2 so với Thái Lan.
Di sản vịnh Hạ Long là một trong những điểm đến
thu hút khách của Việt Nam. Ảnh: Emperor Cruises.
Gần đây tác giả được đọc một phân tích rất tâm đắc về Đột phá tư duy đưa Việt Nam thành cường quốc du lịch của một vị CEO đã đăng trên TheLEADER.vn. Bài viết này nói về tiềm năng và vị thế rất quan trọng của ngành du lịch so với các ngành kinh tế mũi nhọn khác, và trong khi mục tiêu đặt ra cho 2020 của chính phủ về số lượng 15 triệu du khách đã đạt được từ 2015 thì ngành du lịch các cấp cần phải đặt ra những mục tiêu tham vọng hơn với chiến lược bài bản hơn và quan trọng nhất là mạnh dạn đầu tư ngân sách quảng bá ít nhất phải từ 10-20 triệu USD/mỗi năm...Để gợi ý cho một chiến lược cấp độ quốc gia thì khá phức tạp. Tuy nhiên nói một cách dễ hiểu và tìm một quốc gia có rất nhiều điều kiện tương đồng để so sánh mục tiêu thì đó chính là Thái Lan. Chúng ta hoàn toàn có thể nhận định một cách rất đơn giản đó là “cái gì người Thái làm được thì người Việt cũng hoàn toàn làm được”.
Đó chính là câu chuyện so sánh bóng đá Thái Lan và Việt Nam và những ngành hay lĩnh vực Việt Nam đã theo kịp và bứt phá so với Thái Lan như gạo, cà phê, nước giải khát, tôm và thuỷ sản… Tuy nhiên còn nhiều lĩnh vực khác mà Việt Nam còn phải bám đuổi quốc gia này, khó khăn điển hình như ngành ô tô và du lịch.
Những con số so sánh sau đây có thể thấy tiềm năng và vai trò của du lịch so với các ngành mũi nhọn khác, lấy số liệu tổng kết cuối năm 2019. Doanh thu thuần du lịch ước đạt 30 tỷ USD chiếm 10% tỷ trọng GDP, chủ yếu là thu ngoại tệ tại chỗ, cao hơn 17 tỷ USD kiều hối và 17,6 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Kể cả so với kỷ lục năm nay về xuất nhập khẩu đạt trên 500 tỷ USD thì tỷ lệ xuất siêu cũng khoảng hơn 10 tỷ USD.
Tuy nhiên so với Thái Lan thì vẫn còn kém xa, nghĩa là cơ hội vẫn còn rất lớn cho Việt Nam để bứt phá. Trong khi Việt Nam đang hướng đến mốc 20 triệu khách (2020) thì Thái Lan đã đạt 41 triệu khách năm 2019, doanh thu du lịch Việt Nam chỉ bằng 1/3 đến 1/2 so với Thái Lan.
So với ngành khác chiếm nhiều lao động như ngành dệt may thì cuộc sống của người làm du lịch cũng văn minh và chất lượng sống cao lơn so với hàng triệu lao động các khu công nghiệp với đồng lương thấp kém.
Đó là những phân tích tiền đề cơ bản nhất đối với tiềm năng và vị thế ngành du lịch trong tổng thể nền kinh tế. Du lịch không thải loại ra những khói bụi độc hại, tiếng ồn hay hoá chất, như so với công nghiệp nặng và nhiệt điện.
Chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang.
Du lịch kéo theo nó các chuỗi giá trị với tiềm năng lớn hơn như nông nghiệp, ẩm thực, công nghiệp nhẹ, dịch vụ, giao thông vận tải cao cấp, văn hoá nghệ thuật và di sản…
Du lịch luôn kích thích sáng tạo cộng đồng, giao lưu văn hoá và từ đó gợi mở những hướng phát triển kinh tế có chọn và có đầu ra khả thi.
Cách đây 20 năm Thái Lan có xuất phát điểm giống Việt Nam ngày nay, nhưng du lịch làm đòn bẩy kinh tế, đã nâng quy mô kinh tế và GDP bình quân Thái Lan lên.
Mô hình 3 trụ cột "Tham quan – Ăn uống - Mua sắm"
Việc tiếp cận thấu đáo chi tiêu du lịch ở mức độ ban đầu là vận tải, nghĩ dưỡng và ăn uống sẽ dịch chuyển dần vào 3 trụ cột đó là "Tham quan – Ăn uống – Mua sắm", khi đó sẽ thấy chuỗi giá trị sâu sắc hơn, chi tiêu nhiều hơn.
Đó cũng chính là bí quyết của du lịch Thái Lan đã kéo theo những chuỗi giá trị khác. Ví dụ như ngành trang sức của Thái Lan nhờ vào du khách (Trung Quốc, Ấn Độ, Ả Rập, châu Âu và Bắc Mỹ…) đã có tổng dung lượng thị trường lến đến 17 - 18 tỷ USD trong đó có cả xuất khẩu và nhất là xuất tại chỗ nhờ du lịch (gấp 6 lần tổng dung lượng thị trường vàng trang sức của Việt Nam).
Mô hình 3 trụ cột du lịch cũng đã được triển khai thành công tại một số nơi ở Việt Nam dù chưa nhiều. Xin đơn cử mô hình cụm du lịch Nhà hát Làng Chài ở Phan Thiết do một chuyên gia marketing có uy tín triển khai.
Bộ 3 sản phẩm này bao gồm: Thứ nhất, Nhà hát Làng chài 1200 chỗ với trang thiết bị nhạc nước trên sân khấu cố định; Thứ hai, cụm nhà hàng với công suất trên 500 khách có thể thu nhận các đoàn khách quy mô lớn 5-10 xe bus; và thứ ba là bảo tàng nước mắm tái hiện khung cảnh xưa và trực tiếp bán sản phẩm nước mắm cho du khách, là đặc sản tiêu biểu của Phan Thiết có lịch sử 300 năm.
Nhìn sang Thái Lan với số lượng du khách gần 40 triệu và doanh thu đạt trên 70 tỷ USD, vẫn còn nhiều tiềm năng cạnh tranh và tăng trưởng gấp đôi trong một tương lai không xa, với lượng du khách đến Việt Nam có thể hướng đến mốc 20 - 30 triệu và doanh thu đạt 40 - 50 tỷ USD trong 5-7 năm.
Những vùng có tiềm năng tăng trưởng du lịch của Việt Nam
Có một điểm tích cực là sự phân bố đều tiềm năng và cơ hội cho nhiều vùng miền trên cả nước… Cũng cần lưu ý nhiều tỉnh thành có kinh tế (công nghiệp) kém phát triển thì ngược lại có tiềm năng phát triển.
Lấy ví dụ như tỉnh Bắc Kạn có tiềm năng là Hồ Ba Bể cũng như Hà Giang với kinh tế công nghiệp kém phát triển nhưng kinh tế du lịch đang phát triển rất mạnh. Tỉnh Cao Bằng cũng đang hài hoà giữa tiềm năng cảnh quan, văn hoá, nông nghiệp và du lịch. Tương tự với Lai Châu, Quảng Bình, Huế, Bình Định, Phú Yên, các tỉnh Tây Nguyên và nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long… mặc dù kinh tế du lịch không thể bù đắp bằng những chỉ số định lượng, nhưng lại có những ý nghĩa và giá trị về mặt xã hội sâu xa hơn.
Cụ thể là các mô hình nông nghiệp truyền thống, nếu được khai thác bằng du lịch, có thể mang lại lợi ích kép với hai ba dòng tiền khác nhau. Đó cũng là những mô hình được tổ chức và khai thác tốt ở các tỉnh miền Bắc của Thái Lan. Từ sản phẩm lụa truyền thống, đồ thủ công, ẩm thực, chăm sóc sức khoẻ…trong khung cảnh thiên nhiên trong lành bởi lối sống nông nghiệp truyền thống.
Tăng trưởng du lịch theo phân khúc khách hàng
Nhìn lại cấu trúc khách hàng theo phân khúc, chúng ta thấy sự chênh lệch mất cân đối giữa khách Âu - Mỹ so với khách châu Á. Chứng tỏ rằng chất lượng sản phẩm và dịch vụ chưa cao, dĩ nhiên đã và sẽ dẫn đến mức doanh thu trung bình thấp và thời hạn lưu trú ngắn. Chúng ta rất cần chất lượng du khách hơn là số lượng. Những du khách văn minh biết tôn trọng môi trường cảnh quan và cuộc sống bản địa. Thậm chí đó còn là những du khách có tấm lòng rộng mở, có thể đóng góp cho sự phát triển của từng địa phương.
Để thu hút phân khuc khách hàng cao cấp Việt Nam cần những sản phẩm du lịch chất lượng cao – hình ảnh môn thể thao biển Wind Surf tại Mũi Né do Pascal Lefebvre (quốc tịch Pháp) là người con rể đất Bình Thuận gầy dựng trong 20 năm qua.
Du lịch là một chuỗi giá trị
Nhiều người xem du lịch là một lĩnh vực kinh tế biệt lập. Khi nhìn du lịch bằng tư duy chuỗi giá trị sẽ thấy ý nghĩa kinh tế và xã hội sâu xa hơn, thấy được nhiều tiềm năng và cơ hội hơn. Chỉ riêng một con số so sánh mức chi tiêu bình quân trên mỗi du khách của Thái Lan là 180-200USD/người/ngày so với Việt Nam là 100USD/người/ngày… cho thấy hiệu quả khai thác chuỗi giá trị du lịch của Việt Nam còn kém.
Đó là những con số rất quan trọng để thấy tiềm năng của ngành du lịch đóng góp cho nền kinh tế quốc dân, cùng với tính chất xanh sạch và văn minh, và bản chất kinh tế cộng đồng, du lịch góp phần gìn giữ môi trường và tạo dựng cuộc sống cộng đồng hài hoà, phân bổ lợi nhuận đồng đều, khác với tính chất cục bộ của những ngành kinh tế khác.
Việt Nam hội đủ tất cả các yếu tố để du lịch tiếp tục tăng tốc và bám đuổi Thái Lan để cùng trở thành 2 cường quốc du lịch cùng song hành phát triển. Lấy ví dụ về cảnh quan thì mức độ đa dạng cũng như đẳng cấp cảnh quan thì Việt Nam còn nhỉnh hơn cả Thái Lan.
Trong khi đảo Phan Nga được xem là đảo James Bond vì được chọn làm cảnh quay chính thức của tập phim Tomorrow Never Die thì thật ra là một cảnh quay thay thế Vịnh Hạ Long của Việt Nam nếu đúng như trong kịch bản bộ phim bom tấn này… Vùng miền Bắc Thái Lan với Chiang Mai thì so sánh với vùng Tây Bắc Việt Nam, với Sapa, Hoà Bình, Mộc Châu Lai Châu và Hà Giang nơi cảnh sắc tươi đẹp, khí hậu trong lành mát lạnh, và văn hoá tộc người còn nguyên sơ…
Về ẩm thực cả hai đều là cường quốc với vô số kho tàng ẩm thực còn chờ khám phá. Về tiềm năng khai thác sản phẩm thủ công mỹ nghệ cũng vậy. Sức sáng tạo và tính năng động của người dân cả hai nước cũng ngang tầm với nhau.
Định vị so sánh cạnh tranh là một thủ pháp marketing hiệu quả, ở trên diện rộng sự so sánh Việt Nam - Thái Lan sẽ mang lại một mức tỷ lệ cạnh tranh cần bằng 50:50 dẫn đến cơ hội thành công ngang nhau cho cả hai. Và đó chính là cơ sở để đưa đến kết luận về khả năng bám đuổi của Việt Nam so với cường quốc du lịch Thái Lan.
(*) Chuyên gia Võ Văn Quang là tác giả của thương hiệu du lịch TP. HCM (Vibrant Hochiminh City), tham gia hỗ trợ phát triển du lịch và thương hiệu cho một số tỉnh thành khác, đồng thời là thành viên Ban soạn thảo Chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia.
Du lịch kéo theo nó các chuỗi giá trị với tiềm năng lớn hơn như nông nghiệp, ẩm thực, công nghiệp nhẹ, dịch vụ, giao thông vận tải cao cấp, văn hoá nghệ thuật và di sản…
Du lịch luôn kích thích sáng tạo cộng đồng, giao lưu văn hoá và từ đó gợi mở những hướng phát triển kinh tế có chọn và có đầu ra khả thi.
Cách đây 20 năm Thái Lan có xuất phát điểm giống Việt Nam ngày nay, nhưng du lịch làm đòn bẩy kinh tế, đã nâng quy mô kinh tế và GDP bình quân Thái Lan lên.
Mô hình 3 trụ cột "Tham quan – Ăn uống - Mua sắm"
Việc tiếp cận thấu đáo chi tiêu du lịch ở mức độ ban đầu là vận tải, nghĩ dưỡng và ăn uống sẽ dịch chuyển dần vào 3 trụ cột đó là "Tham quan – Ăn uống – Mua sắm", khi đó sẽ thấy chuỗi giá trị sâu sắc hơn, chi tiêu nhiều hơn.
Đó cũng chính là bí quyết của du lịch Thái Lan đã kéo theo những chuỗi giá trị khác. Ví dụ như ngành trang sức của Thái Lan nhờ vào du khách (Trung Quốc, Ấn Độ, Ả Rập, châu Âu và Bắc Mỹ…) đã có tổng dung lượng thị trường lến đến 17 - 18 tỷ USD trong đó có cả xuất khẩu và nhất là xuất tại chỗ nhờ du lịch (gấp 6 lần tổng dung lượng thị trường vàng trang sức của Việt Nam).
Mô hình 3 trụ cột du lịch cũng đã được triển khai thành công tại một số nơi ở Việt Nam dù chưa nhiều. Xin đơn cử mô hình cụm du lịch Nhà hát Làng Chài ở Phan Thiết do một chuyên gia marketing có uy tín triển khai.
Bộ 3 sản phẩm này bao gồm: Thứ nhất, Nhà hát Làng chài 1200 chỗ với trang thiết bị nhạc nước trên sân khấu cố định; Thứ hai, cụm nhà hàng với công suất trên 500 khách có thể thu nhận các đoàn khách quy mô lớn 5-10 xe bus; và thứ ba là bảo tàng nước mắm tái hiện khung cảnh xưa và trực tiếp bán sản phẩm nước mắm cho du khách, là đặc sản tiêu biểu của Phan Thiết có lịch sử 300 năm.
Nhìn sang Thái Lan với số lượng du khách gần 40 triệu và doanh thu đạt trên 70 tỷ USD, vẫn còn nhiều tiềm năng cạnh tranh và tăng trưởng gấp đôi trong một tương lai không xa, với lượng du khách đến Việt Nam có thể hướng đến mốc 20 - 30 triệu và doanh thu đạt 40 - 50 tỷ USD trong 5-7 năm.
Những vùng có tiềm năng tăng trưởng du lịch của Việt Nam
Có một điểm tích cực là sự phân bố đều tiềm năng và cơ hội cho nhiều vùng miền trên cả nước… Cũng cần lưu ý nhiều tỉnh thành có kinh tế (công nghiệp) kém phát triển thì ngược lại có tiềm năng phát triển.
Lấy ví dụ như tỉnh Bắc Kạn có tiềm năng là Hồ Ba Bể cũng như Hà Giang với kinh tế công nghiệp kém phát triển nhưng kinh tế du lịch đang phát triển rất mạnh. Tỉnh Cao Bằng cũng đang hài hoà giữa tiềm năng cảnh quan, văn hoá, nông nghiệp và du lịch. Tương tự với Lai Châu, Quảng Bình, Huế, Bình Định, Phú Yên, các tỉnh Tây Nguyên và nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long… mặc dù kinh tế du lịch không thể bù đắp bằng những chỉ số định lượng, nhưng lại có những ý nghĩa và giá trị về mặt xã hội sâu xa hơn.
Cụ thể là các mô hình nông nghiệp truyền thống, nếu được khai thác bằng du lịch, có thể mang lại lợi ích kép với hai ba dòng tiền khác nhau. Đó cũng là những mô hình được tổ chức và khai thác tốt ở các tỉnh miền Bắc của Thái Lan. Từ sản phẩm lụa truyền thống, đồ thủ công, ẩm thực, chăm sóc sức khoẻ…trong khung cảnh thiên nhiên trong lành bởi lối sống nông nghiệp truyền thống.
Tăng trưởng du lịch theo phân khúc khách hàng
Nhìn lại cấu trúc khách hàng theo phân khúc, chúng ta thấy sự chênh lệch mất cân đối giữa khách Âu - Mỹ so với khách châu Á. Chứng tỏ rằng chất lượng sản phẩm và dịch vụ chưa cao, dĩ nhiên đã và sẽ dẫn đến mức doanh thu trung bình thấp và thời hạn lưu trú ngắn. Chúng ta rất cần chất lượng du khách hơn là số lượng. Những du khách văn minh biết tôn trọng môi trường cảnh quan và cuộc sống bản địa. Thậm chí đó còn là những du khách có tấm lòng rộng mở, có thể đóng góp cho sự phát triển của từng địa phương.
Để thu hút phân khuc khách hàng cao cấp Việt Nam cần những sản phẩm du lịch chất lượng cao – hình ảnh môn thể thao biển Wind Surf tại Mũi Né do Pascal Lefebvre (quốc tịch Pháp) là người con rể đất Bình Thuận gầy dựng trong 20 năm qua.
Du lịch là một chuỗi giá trị
Nhiều người xem du lịch là một lĩnh vực kinh tế biệt lập. Khi nhìn du lịch bằng tư duy chuỗi giá trị sẽ thấy ý nghĩa kinh tế và xã hội sâu xa hơn, thấy được nhiều tiềm năng và cơ hội hơn. Chỉ riêng một con số so sánh mức chi tiêu bình quân trên mỗi du khách của Thái Lan là 180-200USD/người/ngày so với Việt Nam là 100USD/người/ngày… cho thấy hiệu quả khai thác chuỗi giá trị du lịch của Việt Nam còn kém.
Đó là những con số rất quan trọng để thấy tiềm năng của ngành du lịch đóng góp cho nền kinh tế quốc dân, cùng với tính chất xanh sạch và văn minh, và bản chất kinh tế cộng đồng, du lịch góp phần gìn giữ môi trường và tạo dựng cuộc sống cộng đồng hài hoà, phân bổ lợi nhuận đồng đều, khác với tính chất cục bộ của những ngành kinh tế khác.
Việt Nam hội đủ tất cả các yếu tố để du lịch tiếp tục tăng tốc và bám đuổi Thái Lan để cùng trở thành 2 cường quốc du lịch cùng song hành phát triển. Lấy ví dụ về cảnh quan thì mức độ đa dạng cũng như đẳng cấp cảnh quan thì Việt Nam còn nhỉnh hơn cả Thái Lan.
Trong khi đảo Phan Nga được xem là đảo James Bond vì được chọn làm cảnh quay chính thức của tập phim Tomorrow Never Die thì thật ra là một cảnh quay thay thế Vịnh Hạ Long của Việt Nam nếu đúng như trong kịch bản bộ phim bom tấn này… Vùng miền Bắc Thái Lan với Chiang Mai thì so sánh với vùng Tây Bắc Việt Nam, với Sapa, Hoà Bình, Mộc Châu Lai Châu và Hà Giang nơi cảnh sắc tươi đẹp, khí hậu trong lành mát lạnh, và văn hoá tộc người còn nguyên sơ…
Về ẩm thực cả hai đều là cường quốc với vô số kho tàng ẩm thực còn chờ khám phá. Về tiềm năng khai thác sản phẩm thủ công mỹ nghệ cũng vậy. Sức sáng tạo và tính năng động của người dân cả hai nước cũng ngang tầm với nhau.
Định vị so sánh cạnh tranh là một thủ pháp marketing hiệu quả, ở trên diện rộng sự so sánh Việt Nam - Thái Lan sẽ mang lại một mức tỷ lệ cạnh tranh cần bằng 50:50 dẫn đến cơ hội thành công ngang nhau cho cả hai. Và đó chính là cơ sở để đưa đến kết luận về khả năng bám đuổi của Việt Nam so với cường quốc du lịch Thái Lan.
(*) Chuyên gia Võ Văn Quang là tác giả của thương hiệu du lịch TP. HCM (Vibrant Hochiminh City), tham gia hỗ trợ phát triển du lịch và thương hiệu cho một số tỉnh thành khác, đồng thời là thành viên Ban soạn thảo Chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét