Đã đến lúc ban lãnh đạo Việt Nam cần cải cách các thể chế chính trị và pháp lý để ngăn ngừa tham nhũng thay vì giải quyết hậu quả của nó. Điều này sẽ giúp cuộc chiến chống tham nhũng của Việt Nam trở nên bền vững và hiệu quả hơn, bớt phụ thuộc hơn vào một nhà lãnh đạo bất kỳ nào.
Chiến dịch này đã tác động mạnh mẽ đến chính trường Việt Nam trong bốn năm qua. Theo thống kê chính thức, hai ủy viên Bộ Chính trị và 21 cựu ủy viên hay ủy viên đương nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bị kỷ luật. Nhiều người trong số đó đã bị truy tố và phải nhận các án tù dài hạn, bao gồm cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng và hai cựu bộ trưởng thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn.
Quan trọng hơn, trong chiến dịch đã không có vùng cấm khi lần đầu tiên trong lịch sử, Đảng đã mở rộng nỗ lực chống tham nhũng vào các lực lượng công an và quân đội, khiến 38 sĩ quan cao cấp, trong đó có 23 tướng, bị kỷ luật hoặc bị truy tố trong bốn năm qua. Các lực lượng này trước đây thường nằm ngoài các nỗ lực chống tham nhũng do quyền lực lớn cũng như vai trò quan trọng của họ đối với an ninh chế độ.
Chiến dịch chưa từng có tiền lệ này đã giúp cải thiện niềm tin của người dân vào vai trò lãnh đạo của ĐCSVN, đồng thời củng cố vị thế chính trị của ông Trọng. Khác với nhiệm kỳ trước khi thẩm quyền của ông bị cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thách thức, quyền lực và sự kiểm soát của ông Trọng đối với hệ thống chính trị đã được tăng cường kể từ năm 2016, cho phép ông tự mình định hình chương trình nghị sự của Đảng, bao gồm việc sắp xếp nhân sự cho đại hội đảng sắp tới.
Nhiều đối thủ chính trị của ông đã trở thành nạn nhân của chiến dịch, bao gồm cả những tay chân thân tín và cộng sự cũ của ông Dũng. Trong khi đó, một số chính trị gia trung thành và đáng tin cậy đã được ông đề bạt giữ các vị trí quan trọng nhằm giúp ông thực thi sứ mệnh của mình. Đáng chú ý nhất trong số đó có ông Trần Cẩm Tú, người được bổ nhiệm làm Trưởng ban Kiểm tra Trung ương Đảng vào tháng 5 năm 2018 và kể từ đó đã đóng vai trò là cánh tay phải của ông Trọng trong cuộc chiến chống tham nhũng cho đến nay.
Tuy nhiên, mặc dù chiến dịch đã được công chúng hoan nghênh, nhưng tác động của nó đối với tình trạng tham nhũng nói chung ở Việt Nam vẫn còn chưa rõ ràng. Cho đến nay, chiến dịch chủ yếu nhắm vào tham nhũng cấp cao, trong khi tham nhũng ở các cấp thấp hơn của chính phủ hoặc tại các cơ quan nơi mà người dân và doanh nghiệp phải tiếp xúc hàng ngày, chẳng hạn như cơ quan thuế và hải quan, vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện rõ rệt. Ví dụ, theo một khảo sát của tổ chức Hướng tới Minh bạch, chỉ có 13% số người được khảo sát tại Thành phố Hồ Chí Minh và 35% số người được khảo sát tại Hà Nội tin rằng tham nhũng đã giảm trong năm qua.
Chiến dịch cũng đã khiến một bộ phận các quan chức ngại đưa ra các quyết định quan trọng hoặc các sáng kiến thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì sợ hậu quả pháp lý. Điều này đã tác động tiêu cực đến một số ngành kinh tế, ví dụ như lĩnh vực bất động sản tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể, các cuộc điều tra chống tham nhũng và sự e ngại của các quan chức đã làm chậm quá trình cấp phép cho các dự án bất động sản, dẫn đến sự sụt giảm nguồn cung mới và khiến bất động sản tăng giá, đồng thời làm giảm nguồn thu từ đất của chính quyền. Trước tình trạng này, ông Trọng đã phải kêu gọi chấn chỉnh tư tưởng “làm cầm chừng”, “phòng thủ” trong một bộ phận cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
Với việc Đại hội Đảng 13 đang cận kề, một câu hỏi đặt ra là liệu chiến dịch chống tham nhũng này sẽ được duy trì như thế nào sau những thay đổi nhân sự cấp cao được tiến hành tại đại hội. Do tuổi cao và sức khỏe yếu, ông Trọng có thể nghỉ hưu tại đại hội tới. Với mức độ kiểm soát hiện có đối với bộ máy Đảng, ông Trọng sẽ tự tay chọn người kế nhiệm. Ông sẽ tìm kiếm một nhân vật có thể phát huy di sản của mình và tiếp tục cuộc chiến chống tham nhũng, một sự nghiệp mà ông tin rằng rất quan trọng đối với sự sống còn của Đảng. Cho đến nay, ông Trần Quốc Vương, Thường trực Ban Bí thư, dường như đang là ứng cử viên số một của ông.
Tuy nhiên, cho dù ai kế nhiệm ông Trọng cũng sẽ phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong việc tiếp tục cuộc chiến chống tham nhũng với cùng quy mô và cường độ như trong bốn năm qua.
Thứ nhất, Tổng Bí thư mới sẽ không có được mức độ quyền lực và ảnh hưởng như của ông Trọng. Là một lãnh đạo mới, họ sẽ phải thiết lập thẩm quyền và xây dựng cơ sở quyền lực của riêng mình, ít nhất là trong vài năm đầu tiên. Điều này đôi khi có thể bao gồm cả những thỏa hiệp với các quan chức tham nhũng hoặc thậm chí là đấu đá nội bộ, khiến họ sao nhãng khỏi các nỗ lực chống tham nhũng.
Thứ hai, vì hầu hết các vụ án tham nhũng lớn đã bị truy tố trong bốn năm qua, số vụ án lớn còn lại giúp nhà lãnh đạo thể hiện chương trình nghị sự chống tham nhũng của mình sẽ bị hạn chế, trong khi việc phát hiện, điều tra những vụ án mới sẽ cần thời gian.
Thứ ba, với việc chiến dịch chống tham nhũng làm chậm các hoạt động kinh tế trong một số lĩnh vực nhất định, ban lãnh đạo mới có thể thấy cần phải cân bằng giữa việc chống tham nhũng và duy trì sáng kiến và động lực của các quan chức trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Như vậy, dù cuộc chiến chống tham nhũng chắc chắn sẽ được duy trì bởi ban lãnh đạo mới sau Đại hội 13, nhiều khả năng nó sẽ có quy mô và mức độ nhỏ hơn so với giai đoạn cầm quyền của ông Trọng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là cuộc chiến chống tham nhũng sẽ giảm tầm quan trọng đối với bối cảnh kinh tế – chính trị của Việt Nam.
Đã đến lúc ban lãnh đạo Việt Nam cần chuyển trọng tâm của chiến dịch sang chống tham nhũng ở cấp thấp hơn thay vì chỉ tập trung vào các vụ án lớn, đồng thời cần cải cách các thể chế chính trị và pháp lý để ngăn ngừa tham nhũng thay vì giải quyết hậu quả của nó. Điều này sẽ giúp cuộc chiến chống tham nhũng của Việt Nam trở nên bền vững và hiệu quả hơn, bớt phụ thuộc hơn vào một nhà lãnh đạo bất kỳ nào.
Một phiên bản tiếng Anh của bài viết đã được xuất bản trên East Asia Forum.
Chiến dịch chống tham nhũng có tiếp tục sau Đại hội 13?
Tác giả: Lê Hồng Hiệp - Điểm nổi bật nhất của chính trị Việt Nam kể từ năm 2016 cho tới nay có lẽ là chiến dịch chống tham nhũng gây nhiều tiếng vang do Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Nguyễn Phú Trọng dẫn dắt. Chiến dịch hiện đã bước sang năm thứ năm nhưng chưa có dấu hiệu nào cho thấy nó sẽ chậm lại, với việc ông Trọng tuyên bố vào ngày 15 tháng 1 rằng mười đại án tham nhũng mới sẽ được đưa ra xét xử trong năm 2020. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là nếu ông Trọng nghỉ hưu tại Đại hội Đảng 13 vào đầu năm tới, liệu chiến dịch có thể duy trì được động lực hiện tại hay không?Chiến dịch này đã tác động mạnh mẽ đến chính trường Việt Nam trong bốn năm qua. Theo thống kê chính thức, hai ủy viên Bộ Chính trị và 21 cựu ủy viên hay ủy viên đương nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bị kỷ luật. Nhiều người trong số đó đã bị truy tố và phải nhận các án tù dài hạn, bao gồm cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng và hai cựu bộ trưởng thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn.
Quan trọng hơn, trong chiến dịch đã không có vùng cấm khi lần đầu tiên trong lịch sử, Đảng đã mở rộng nỗ lực chống tham nhũng vào các lực lượng công an và quân đội, khiến 38 sĩ quan cao cấp, trong đó có 23 tướng, bị kỷ luật hoặc bị truy tố trong bốn năm qua. Các lực lượng này trước đây thường nằm ngoài các nỗ lực chống tham nhũng do quyền lực lớn cũng như vai trò quan trọng của họ đối với an ninh chế độ.
Chiến dịch chưa từng có tiền lệ này đã giúp cải thiện niềm tin của người dân vào vai trò lãnh đạo của ĐCSVN, đồng thời củng cố vị thế chính trị của ông Trọng. Khác với nhiệm kỳ trước khi thẩm quyền của ông bị cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thách thức, quyền lực và sự kiểm soát của ông Trọng đối với hệ thống chính trị đã được tăng cường kể từ năm 2016, cho phép ông tự mình định hình chương trình nghị sự của Đảng, bao gồm việc sắp xếp nhân sự cho đại hội đảng sắp tới.
Nhiều đối thủ chính trị của ông đã trở thành nạn nhân của chiến dịch, bao gồm cả những tay chân thân tín và cộng sự cũ của ông Dũng. Trong khi đó, một số chính trị gia trung thành và đáng tin cậy đã được ông đề bạt giữ các vị trí quan trọng nhằm giúp ông thực thi sứ mệnh của mình. Đáng chú ý nhất trong số đó có ông Trần Cẩm Tú, người được bổ nhiệm làm Trưởng ban Kiểm tra Trung ương Đảng vào tháng 5 năm 2018 và kể từ đó đã đóng vai trò là cánh tay phải của ông Trọng trong cuộc chiến chống tham nhũng cho đến nay.
Tuy nhiên, mặc dù chiến dịch đã được công chúng hoan nghênh, nhưng tác động của nó đối với tình trạng tham nhũng nói chung ở Việt Nam vẫn còn chưa rõ ràng. Cho đến nay, chiến dịch chủ yếu nhắm vào tham nhũng cấp cao, trong khi tham nhũng ở các cấp thấp hơn của chính phủ hoặc tại các cơ quan nơi mà người dân và doanh nghiệp phải tiếp xúc hàng ngày, chẳng hạn như cơ quan thuế và hải quan, vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện rõ rệt. Ví dụ, theo một khảo sát của tổ chức Hướng tới Minh bạch, chỉ có 13% số người được khảo sát tại Thành phố Hồ Chí Minh và 35% số người được khảo sát tại Hà Nội tin rằng tham nhũng đã giảm trong năm qua.
Chiến dịch cũng đã khiến một bộ phận các quan chức ngại đưa ra các quyết định quan trọng hoặc các sáng kiến thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì sợ hậu quả pháp lý. Điều này đã tác động tiêu cực đến một số ngành kinh tế, ví dụ như lĩnh vực bất động sản tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể, các cuộc điều tra chống tham nhũng và sự e ngại của các quan chức đã làm chậm quá trình cấp phép cho các dự án bất động sản, dẫn đến sự sụt giảm nguồn cung mới và khiến bất động sản tăng giá, đồng thời làm giảm nguồn thu từ đất của chính quyền. Trước tình trạng này, ông Trọng đã phải kêu gọi chấn chỉnh tư tưởng “làm cầm chừng”, “phòng thủ” trong một bộ phận cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
Với việc Đại hội Đảng 13 đang cận kề, một câu hỏi đặt ra là liệu chiến dịch chống tham nhũng này sẽ được duy trì như thế nào sau những thay đổi nhân sự cấp cao được tiến hành tại đại hội. Do tuổi cao và sức khỏe yếu, ông Trọng có thể nghỉ hưu tại đại hội tới. Với mức độ kiểm soát hiện có đối với bộ máy Đảng, ông Trọng sẽ tự tay chọn người kế nhiệm. Ông sẽ tìm kiếm một nhân vật có thể phát huy di sản của mình và tiếp tục cuộc chiến chống tham nhũng, một sự nghiệp mà ông tin rằng rất quan trọng đối với sự sống còn của Đảng. Cho đến nay, ông Trần Quốc Vương, Thường trực Ban Bí thư, dường như đang là ứng cử viên số một của ông.
Tuy nhiên, cho dù ai kế nhiệm ông Trọng cũng sẽ phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong việc tiếp tục cuộc chiến chống tham nhũng với cùng quy mô và cường độ như trong bốn năm qua.
Thứ nhất, Tổng Bí thư mới sẽ không có được mức độ quyền lực và ảnh hưởng như của ông Trọng. Là một lãnh đạo mới, họ sẽ phải thiết lập thẩm quyền và xây dựng cơ sở quyền lực của riêng mình, ít nhất là trong vài năm đầu tiên. Điều này đôi khi có thể bao gồm cả những thỏa hiệp với các quan chức tham nhũng hoặc thậm chí là đấu đá nội bộ, khiến họ sao nhãng khỏi các nỗ lực chống tham nhũng.
Thứ hai, vì hầu hết các vụ án tham nhũng lớn đã bị truy tố trong bốn năm qua, số vụ án lớn còn lại giúp nhà lãnh đạo thể hiện chương trình nghị sự chống tham nhũng của mình sẽ bị hạn chế, trong khi việc phát hiện, điều tra những vụ án mới sẽ cần thời gian.
Thứ ba, với việc chiến dịch chống tham nhũng làm chậm các hoạt động kinh tế trong một số lĩnh vực nhất định, ban lãnh đạo mới có thể thấy cần phải cân bằng giữa việc chống tham nhũng và duy trì sáng kiến và động lực của các quan chức trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Như vậy, dù cuộc chiến chống tham nhũng chắc chắn sẽ được duy trì bởi ban lãnh đạo mới sau Đại hội 13, nhiều khả năng nó sẽ có quy mô và mức độ nhỏ hơn so với giai đoạn cầm quyền của ông Trọng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là cuộc chiến chống tham nhũng sẽ giảm tầm quan trọng đối với bối cảnh kinh tế – chính trị của Việt Nam.
Đã đến lúc ban lãnh đạo Việt Nam cần chuyển trọng tâm của chiến dịch sang chống tham nhũng ở cấp thấp hơn thay vì chỉ tập trung vào các vụ án lớn, đồng thời cần cải cách các thể chế chính trị và pháp lý để ngăn ngừa tham nhũng thay vì giải quyết hậu quả của nó. Điều này sẽ giúp cuộc chiến chống tham nhũng của Việt Nam trở nên bền vững và hiệu quả hơn, bớt phụ thuộc hơn vào một nhà lãnh đạo bất kỳ nào.
Một phiên bản tiếng Anh của bài viết đã được xuất bản trên East Asia Forum.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét