Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2018

LS Võ An Đôn: Từ luật sư giỏi đến đi chăn bò

Đọc chuyện về những người bị rút phép thông công hiện nay (bị chính quyền ngăn chặn, triệt hạ các con đường kiếm sống và cách ly ra khỏi xã hội), mình nhớ đến các nhà văn Hoàng Cầm, Lê Đạt, Trần Dần, Phùng Quán... của phong trào "nhân văn giai phẩm" (1955-1958) và cả luật sư Nguyễn Mạnh Tường nổi tiếng. Phần lớn các văn nghệ sĩ tham gia phong trào phải tham gia học chỉnh huấn hoặc vào tù. Có những câu mình đọc được năm 1975 và nhớ mãi, như: "Các nhà thơ (văn nghệ sĩ) vừa đẩy xe bò, vừa làm thơ (viết văn) chửi chế độ". LS Võ Văn Đôn là còn may vì còn có đất trồng cây, còn có bò để nuôi, chứ nhiều người khác thì đến "Quyền được rên" cũng mất. Hoặc như Cù Huy Hà Vũ vì nhiều chuyện, trong đó có chuyện dám kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra tòa, nên đã bị cầm tù, rồi bị trục xuất lưu vong sang Mỹ, không biết đến bao giờ mới có thể trở lại quê hương để thắp nén hương cho ông bà, bố mẹ. Các bạn nên đọc chuyện Quyền được rên, một kiệt tác, trong đó có những đoạn rơi nước mắt. Mình thích đoạn cuối: - "Ông!... Ông viết cái gì thế này? Sao lại bắt đầu bằng ngày ông bị đi tù, hở giời! - Tôi viết lại những kỷ niệm buồn vui của đời mình ấy mà. - Ông dừng ngay, dừng ngay không được viết nữa! Tôi lạy ông, xin ông đấy. Bới lại những cái đó làm gì. Phế thải hạt nhân đã chôn rồi thì không được bới, nguy hiểm lắm, ông a...à…ạ!... - Bà yên tâm. Bây giờ đổi mới rồi. Con người đối xử với nhau nhân văn hơn trước nhiều rồi. Mà bà còn lạ gì tôi, nào có biết hận thù, căm uất ai đâu mà bà phải lo, phải sợ. Họ đánh mình đau quá thì mình rên. Rên cho nó đỡ đau, bà ạ! Con người ai chẳng có quyền được Rên. - Sắp xuống lỗ rồi mà ông còn thơ ngây thế? Ông tưởng Rên là tội nhẹ lắm ư? Các ông ngày xưa ngợi ca – hát ông ổng còn bị kẻ độc miệng cho mang vạ. Giờ lại đòi Rên. Quyền được Rên! Ơ hơ…quyền được Rên! Ngớ ngẩn, ngớ ngẩn hết chỗ nói…".
LS Võ An Đôn: Từ luật sư đến nông dân
Ben Ngô - "Cuối cùng, Luật sư Đôn vẫn phải trở thành "luật sư không cần thẻ" và vẫn dấn thân vào những gian nguy khi đứng ra bảo vệ cho những số phận nghiệt ngã với tư cách đại diện cho những phận đời ấy trước tòa." Luật sư Võ An Đôn: "Sau khi bị tước thẻ, tôi vẫn cố gắng tư vấn pháp luật cho người dân trong một số vụ án dân sự." "Ngoài ra, tôi mưu sinh bằng việc làm nông, làm vườn, chăn nuôi để nuôi vợ và ba con từ 2 đến 7 tuổi." "Nói chung là giống như bất kỳ người dân nông thôn nào khác ở Việt Nam." "Ba đứa con của anh Đôn còn thơ ấu, vợ tảo tần nuôi con chỉ với vai trò người nội trợ trong nhà, cha Đôn thì già lắm rồi, sống thoi thóp trong những năm tháng cuối đời nhờ vào sự chăm sóc của Đôn và đứa con dâu, chỉ có mỗi mình anh là người lo kế sinh nhai kiếm tiền nuôi cả gia đình năm miệng ăn một cách chật vật mà không dám rời bỏ gia đình, không thể rời bỏ làng quê để bước ra biển lớn là những phiên tòa ở xa xôi."
Cắt cỏ cho bò ăn là công việc khá khác lạ cho một luật sư

Luật sư Võ An Đôn: 'Người ta sống được thì mình sống được'
Luật sư Võ An Đôn trao đổi với BBC về chuyện tại sao ông khởi kiện bộ trưởng Tư pháp và việc mưu sinh nuôi vợ cùng ba con sau một năm kể từ ngày bị tước thẻ hành nghề. Hôm 4/12, Luật sư Võ An Đôn thông báo ông đã nộp đơn khởi kiện ông Lê Thành Long, Bộ trưởng Tư pháp, yêu cầu Tòa án tỉnh Phú Yên hủy bỏ quyết định giải quyết khiếu nại và trả lại quyền hành nghề luật sư cho ông.


Quyết định này được đưa ra sau khi Bộ Tư pháp bác toàn bộ nội dung khiếu nại của ông Võ An Đôn về việc bị xóa tên khỏi đoàn luật sư tỉnh này, theo báo Pháp Luật TP Hồ Chí Minh.

Hôm 13/12, trả lời BBC từ Phú Yên, Luật sư Võ An Đôn nói: "Đến nay đã nửa tháng từ ngày tôi nộp đơn kiện bộ trưởng Tư pháp nhưng tôi chưa nhận được phản hồi, dù theo luật thì tòa án phải trả lời trong 5 ngày."

"Dựa vào thực tế của nghề luật ở Việt Nam, tôi tự biết khả năng mình thắng kiện trong vụ này không bao giờ xảy ra, vì tòa không thể nào bác quyết định của bộ trưởng."

"Từ trước đến nay đã có một số luật sư bị tước thẻ hành nghề nhưng chưa có ai đi kiện."

Tôi rất muốn các con của tôi sau này lớn lên thì sẽ theo nghề luật, vì nghề luật là nghề tôi đam mê từ thuở nhỏ. Hơn nữa, nghề luật giúp người học hiểu biết về pháp luật, mà pháp luật thì điều chỉnh tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Luật sư Võ An Đôn

"Tôi muốn là người đầu tiên đi kiện bộ trưởng Tư pháp là để cho người dân biết bộ mặt thật của luật pháp Việt Nam."

"Bên cạnh đó, tôi muốn giới lãnh đạo Liên đoàn Luật sư và Bộ Tư pháp phải dè chừng khi treo thẻ một người mà không có căn cứ nếu không muốn bị kiện tiếp."

"Tôi cũng nghĩ đến khả năng mình bị tước thẻ mãi mãi nhưng sẽ vẫn chiến đấu cho vụ này."

Cuộc sống sau khi bị tước thẻ

Luật sư Võ An Đôn cũng nói với BBC: "Sau khi bị tước thẻ, tôi vẫn cố gắng tư vấn pháp luật cho người dân trong một số vụ án dân sự."

"Ngoài ra, tôi mưu sinh bằng việc làm nông, làm vườn, chăn nuôi để nuôi vợ và ba con từ 2 đến 7 tuổi."

"Nói chung là giống như bất kỳ người dân nông thôn nào khác ở Việt Nam."

"Người ta sống được thì mình sống được, dù trước khi có thu nhập ổn định thì mình đỡ hơn, còn nay thì phải tính toán mọi khoản chi tiêu trong nhà kỹ hơn."

Trả lời câu hỏi của BBC về việc luật sư ở Việt Nam có nên bày tỏ chính kiến, và nếu có thì phải chuẩn bị tâm lý thế nào và sẽ gặp những rủi ro gì về nghề nghiệp, ông Đôn đáp:

"Theo tôi là luật sư thì phải biết bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề của xã hội. Vì hơn ai hết, luật sư được xem là thành phần tri thức, khi thấy những hiện tượng tiêu cực, bất công, vi phạm pháp luật, trái đạo đức thì mình phải có nghĩa vụ lên tiếng, để mọi người biết đâu là đúng, đâu là sai."

"Luật pháp và chính trị được ví như hình với bóng, làm luật sư nghĩa là làm chính trị mà không dám bày tỏ chính kiến của mình, làm ngơ với các tiêu cực xã hội, chỉ biết kiếm tiền làm giàu cho bản thân, thì thật là hổ thẹn với lương tâm và với mọi người."

"Luật sư Việt Nam muốn bày tỏ chính kiến thì phải chuẩn bị tâm lý vững vàng, với những rủi ro thường gặp phải sau đây: bị an ninh thường xuyên theo dõi, bị tước thẻ luật sư, bị đi tù."

"Tôi rất muốn các con của tôi sau này lớn lên thì sẽ theo nghề luật, vì nghề luật là nghề tôi đam mê từ thuở nhỏ. Hơn nữa, nghề luật giúp người học hiểu biết về pháp luật, mà pháp luật thì điều chỉnh tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.''

"Người học luật có kiến thức tổng quát rộng, họ biết cách xử sự trong cuộc sống hàng ngày, biết đâu là đúng, đâu là sai nên hành vi của họ rất chuẩn mực."

"Mình làm nghề luật thì có điều kiện giúp người khác về mặt pháp lý và đấu tranh cho sự công bằng của xã hội, để xã hội ngày càng tiến bộ, văn minh hơn."

Luật sư Võ An Đôn nói với BBC rằng 'ông bị tước thẻ nên phải làm nông mưu sinh'

'Tinh thần hiệp sĩ'

Trả lời BBC về vụ việc của ông Võ An Đôn, Luật sư Phạm Công Út, người bị kỷ luật, xóa tên hồi tháng 3/2018, nói: "Biết Luật sư Võ An Đôn không chỉ qua những thông tin trên mạng Facebook, mà tôi và một số đồng nghiệp từ Sài Gòn từng ngược ra Phú Yên để gặp gỡ ủy lạo tinh thần giúp đỡ anh khi anh ấy bị hăm đòi tước thẻ luật sư vì các phát ngôn bộc trực; đồng thời tôi cùng Luật sư Đôn từng tham gia bảo vệ cho một nạn nhân bị chết thảm do bị tra tấn nên tôi thấy tính cách Đôn khá bộc trực một cách lì lợm để bảo vệ đến cùng quan điểm chính kiến của mình mà không sợ bị trả thù."

"Cuối cùng, Luật sư Đôn vẫn phải trở thành "luật sư không cần thẻ" và vẫn dấn thân vào những gian nguy khi đứng ra bảo vệ cho những số phận nghiệt ngã với tư cách đại diện cho những phận đời ấy trước tòa."

Trộm nghĩ, nếu biến một luật sư thành kẻ thất nghiệp và phải đối diện với cuộc sống khó khăn về kinh tế thì người ta đã thành công, nhưng thủ tiêu tinh thần hiệp sĩ của một luật sư như Võ An Đôn thì có lẽ người ta vẫn còn đang phải loay hoay chưa có lời giải - luật sư Phạm Công Út

"Tôi hỏi anh Đôn, bạn có thấy nao núng và tiếc nuối khi bị tước đi bao năm ăn học bằng các quyết định xóa tên trong Đoàn Luật sư, đồng thời thu hồi luôn chứng chỉ hành nghề luật sư không? Anh Đôn vẫn mang vẻ tự tin một cách hồn nhiên cho rằng, nếu ai cũng nao núng sợ mất thẻ, thất nghiệp, thì giới luật sư ở Việt Nam sẽ thành những bầy cừu ngoan ngoãn trước những điều trái ngang trong xã hội thôi."

"Ba đứa con của anh Đôn còn thơ ấu, vợ tảo tần nuôi con chỉ với vai trò người nội trợ trong nhà, cha Đôn thì già lắm rồi, sống thoi thóp trong những năm tháng cuối đời nhờ vào sự chăm sóc của Đôn và đứa con dâu, chỉ có mỗi mình anh là người lo kế sinh nhai kiếm tiền nuôi cả gia đình năm miệng ăn một cách chật vật mà không dám rời bỏ gia đình, không thể rời bỏ làng quê để bước ra biển lớn là những phiên tòa ở xa xôi."

"Anh Đôn nói, người ta chỉ đạo thế nào đó để vụ án nào của tôi tham gia thì tôi phải chịu thất bại bằng những bản án phi lý, nhằm muốn cho tôi không còn cơ hội hoạt động nghề nghiệp của mình nữa. Họ đánh vào niềm tin của mọi người, rằng nhờ cậy tôi sẽ phải chuốc lấy thất bại. Nhưng tôi không thể rời bỏ địa phương này, nơi có vợ con, có cha già còn đang cậy nhờ vào sự báo hiếu của con cái để tham gia những vụ án ở xa xôi nơi địa phương khác."

"Đối diện với vụ án hứa hẹn đình đám sắp tới khi Luật sư Đôn khởi kiện bộ trưởng Tư pháp, anh Đôn nói là tòa án đã nhận đơn khởi kiện từ lâu rồi nhưng chưa chịu thụ lý, có lẽ do Việt Nam trước giờ chưa có tiền lệ khi một công dân dám khởi kiện một ông bộ trưởng nào ra tòa cả."

"Trộm nghĩ, nếu biến một luật sư thành kẻ thất nghiệp và phải đối diện với cuộc sống khó khăn về kinh tế thì người ta đã thành công, nhưng thủ tiêu tinh thần hiệp sĩ của một luật sư như Võ An Đôn thì có lẽ người ta vẫn còn đang phải loay hoay chưa có lời giải."

Luật sư Võ An Đôn nói: "Thấy người dân nghèo bị quan chức chính quyền ức hiếp, tôi ra tay giúp họ miễn phí thì bị chính quyền tìm mọi cách trù dập nên tôi mới nghèo như hôm nay."

Báo Pháp Luật TP Hồ Chí Minh hồi tháng 11/2108 viết:

"Trong sáu clip trả lời phỏng vấn của người có tên là Thanh Tâm trên tài khoản Facebook "Thanh Tâm Nguyễn", ông Đôn đã nhân danh giới luật sư có nhiều phát biểu, trả lời phỏng vấn với nội dung không đúng sự thật, suy diễn chủ quan, nói xấu thể chế chính trị. Bộ Tư pháp cho rằng những phát biểu của ông Đôn trong những clip này đã phủ nhận giá trị, vai trò của hệ thống pháp luật và hoạt động tố tụng Việt Nam; phủ nhận vị trí, vai trò của nghề luật sư và đội ngũ luật sư Việt Nam. Ông Đôn không đưa ra được các bằng chứng để chứng minh cho các nội dung đã nói."

Hồi tháng 11/2017, báo Việt Nam dẫn lời đại diện Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên giải thích quyết định tước thẻ luật sư là vì ông Đôn "lợi dụng quyền tự do ngôn luận, có nhiều bài viết, phát ngôn, trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài mang tính bịa đặt, nói xấu luật sư, các cơ quan tố tụng, Đảng, Nhà nước Việt Nam nhằm mục đích kích động, tuyên truyền, xuyên tạc, không đúng sự thật, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước, các cơ quan tiến hành tố tụng và luật sư Việt Nam".

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46548666

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét